Kết quả thực hiện dự án có thể đƣợc viết dƣới dạng thu hoạch, báo cáo…Trong nhiều dự án, các sản phẩm vật chất đƣợc tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án cũng có thể là những sản phẩm phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra tác động xã hội. Sản phẩm của dự án có thể đƣợc trình bày giữa các nhóm HS, có thể đƣợc giới thiệu trong nhà trƣờng hoặc ngoài xã hội.
Đối với học sinh THPT, sản phẩm dự án cần nộp đƣợc điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của lớp học, trƣờng học. Thông thƣờng, sản phẩm học sinh phải hoàn thành gồm:
- Bài mẫu trình bày đa phƣơng tiện (power point) - Bài mẫu ấn phẩm (tờ rơi, áp phích…)
- Mẫu trang web
Hình thức nộp sản phẩm có thể ghi vào đĩa CD hoặc USB hay một số hình thức khác phù hợp với từng đối tƣợng.
1.1.5.5 Đánh giá dự án
Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện, kết quả cũng nhƣ kinh nghiệm đạt đƣợc. Dự án tốt là dự án phải định ra đƣợc kết quả cuối cùng ngay trong ý tƣởng. Điều đó có ý nghĩa dự án phải đƣợc khởi đầu từ mục đích, xác định đƣợc HS muốn biết gì, chỉ ra đƣợc cách đánh giá chất lƣợng học tập của học sinh. Tất cả những điều trên cần phải đƣợc tính toán trƣớc khi triển khai hoạt động. Kế hoạch đánh giá bài học theo dự án, phải đảm bảo đƣợc:
- Sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau - Đánh giá định kỳ trong các chu trình dạy học
- Đánh giá những mục tiêu quan trọng của bài học
- Khuyến khích học sinh tham gia trong quá trình đánh giá
- Trƣớc khi bắt đầu dự án, cần sử dụng dữ liệu đánh giá để xác định điểm bắt đầu bằng cách chú trọng vào những câu hỏi sau:
Học sinh cần chú trọng vào những kiến thức sẵn có nào Những hoạt động chính nào cần phải thực hiện
Học sinh hoạt động nhóm nhƣ thế nào để học tập hợp tác - Trong suốt dự án, có thể thực hiện cùng đánh giá với học sinh
để:
Tạo cơ hội cho HS tự định hƣớng, xác lập mục tiêu, lên kế hoạch và thực hành trong quá trình học
Chia sẻ mục tiêu và tiêu chuẩn học tập Giám sát quá trình hƣớng đến mục đích Giám sát việc học tập và mức độ thấu hiểu Thúc đẩy phản hồi từ bạn học
Phân tích quan niệm sai lầm
Xác định kiến thức có đƣợc vận dụng trong các tình huống mới hay không
- Sau khi hoàn thành dự án, có thể thực hiện cùng đánh giá với học sinh để:
Xác định những lĩnh vực học tập sau tiếp theo
Lập kế hoạch cho các cơ hội học tập sớm nhất ngay sau đó Xác lập mục tiêu mới
Nhƣ vậy, học sinh sẽ đƣợc đánh giá qua các bài tập, hoạt động bằng những công cụ đánh giá với các tiêu chí cụ thể rõ ràng. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo.
Giai đoạn thu thập kết quả và công bố sản phẩm của học sinh và đánh giá dự án cũng có thể đƣợc mô tả chung thành giai đoạn kết thúc dự án.
Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tƣơng đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, tự điều chỉnh cần đƣợc thực hiên trong tất cả các giai đoạn của dự án, có thể xây dựng cấu trúc riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án.