Cấu trúc nội dung chương trình

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dự án trong chương trình Sinh học 11 (Trang 43)

Sinh học là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống. Đối tƣợng của Sinh học là thế giới sống. Nhiệm vụ của Sinh học là tìm hiểu cấu trúc, cơ chế và bản chất của các hiện tƣợng, quá trình, quan hệ trong thế giới sống và với môi trƣờng, phát hiện những quy luật của sinh giới, làm cơ sở cho loài ngƣời nhận thức đúng và điều khiển đƣợc sự phát triển của sinh vật.

Với mục tiêu củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức về sinh học cơ thể mà THCS đã đề cập một cách riêng lẻ theo từng nhóm cơ thể, chƣơng trình Sinh học 11 là tiếp tục chƣơng trình Sinh học 10, giới thiệu cấp độ cơ thể của hệ thống sống, cụ thể là cơ thể thực vật và động vật đại diện cho cơ thể đa bào phức tạp. Chƣơng trình Sinh học 11 kế thừa chƣơng trình THCS nhƣng đƣợc nâng cao hơn ở mức độ khái quát, đi sâu vào các quy luật cơ chế hoạt động sống ở cấp độ cơ thể đa bào. Cơ thể đa bào đƣợc tạo nên bởi nhiều cấp tổ chức trung gian nhƣ mô, cơ quan, hệ cơ quan. Chƣơng trình Sinh học 11 chỉ tập trung vào cơ thể thuộc hai giới là thực vật và động vật và chỉ đi sâu vào hoạt động sống. Nội dung chủ yếu của Sinh học 11 là nghiên cứu bốn mặt hoạt động sinh lý ở cấp cơ thể: Trao đổi chất và năng lƣợng, cảm ứng và vận đông, sinh trƣởng và phát triển, sinh sản.

Chương I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng:

Chƣơng gồm có 22 bài, trong 22 bài có 14 bài giới thiệu về chuyển hoá vật chất và năng lƣợng ở cơ thể thực vật nhƣ: trao đổi nƣớc, trao đổi muối khoáng, các hiện tƣợng quang hợp, hô hấp cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến quang hợp và hô hấp và ứng dụng trong việc tăng năng suất cây trồng. Từ bài 15 đến bài 22 giới thiệu về chuyển hoá vật chất và năng lƣợng ở cơ thể

động vật, chủ yếu đề cập đến sự tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nôi môi.

Chương II. Cảm ứng:

Chƣơng này gồm 11 bài từ bài 23 đến bài 33. Nội dung đề cập đến tính cảm của cơ thể, trong đó có 3 bài giới thiệu về cảm ứng ở thực vật, 8 bài giới thiệu vè cảm ứng và tập tính ở động vật.

Chương III.Sinh trưởng và phát triển:

Chƣơng này nghiên cứu 2 chủ đề lớn là “sinh trƣởng và phát triển” nghĩa là trong đời sống cá thể, những thay đổi về lƣợng và chất diễn ra nhƣ thế nào, nguyên nhân và cơ chế của diễn biến đó. Chƣơng gồm 7 bài trong đó có 3 bài giới thiệu về sinh trƣởng và phát triển ở cơ thể thực vật, về các hoocmon thực vật và tác động của chúng. Có 4 bài giới thiệu về sinh trƣởng và phát triển ở động vật, vai trò của hoocmon và các yếu tố khác gây ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển ở động vật

Chương IV.Sinh sản:

Sinh sản là một trong bốn dấu hiệu đặc trƣng của cơ thể sống học sinh đã đƣợc làm quen từ lớp 6 nhƣng đến chƣơng này các em đƣợc nghiên cứu sâu hơn về hiện tƣợng cũng nhƣ cơ chế và bản chất di truyền của sinh sản vô tính và hữu tính. Chƣơng gồm 7 bài trong đó có 3 bài giới thiệu về sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật, các vấn đề về giâm, chiết, ghép cành cũng nhƣ nuôi cấy mô tế bào ứng dụng trong chọn giống cây trồng, 4 bài còn lại giới thiệu về hình thức sinh sản vô tính và hữu tính ở động vật, sự tiến hoá trong các hình thức sinh sản, sự điều hoà sinh sản và ứng dụng để tăng năng suất động vật nuôi cũng nhƣ điều chỉnh dân số và kế hoạch hoá gia đình ở ngƣời.

Nhƣ vậy, các kiến thức đƣợc đề cập trong chƣơng trình Sinh học 11 chỉ ra những nguyên tắc tổ chức, những quy luật vận động chung cho cơ thể thực vật, động vật cũng nhƣ con ngƣời. Khác với chƣơng trình THCS đề cập đến các đối tƣợng thực vật, động vật và con ngƣời một cách riêng lẻ. Chƣơng

trình sinh học 11 đề cập đến Sinh học cơ thể một cách tổng hợp nhƣ là một cấp độ tổ chức của hệ thống sống.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dự án trong chương trình Sinh học 11 (Trang 43)