Dạy học dự án kiến thức phần “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật”

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dự án trong chương trình Sinh học 11 (Trang 48 - 55)

100 2 Theo bạn, vận

2.2.1Dạy học dự án kiến thức phần “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật”

thực vật”

2.2.1.1 Nội dung lựa chọn thiết kế dự án

Nội dung lựa chọn :Bài 1- Sự hấp thụ nƣớc và muối khoáng ở rễ, bài 2 - Vận chuyển các chất trong cây, bài 3 – Thoát hơi nƣớc, bài 4 – Vai trò của các nguyên tố khoáng, bài 5, 6 – Dinh dƣỡng nitơ ở thực vật và bài 7 - Thực hành.

Lịch làm việc cụ thể

Thời điểm Tên công việc

Trƣớc khi dạy học 3 tuần Liên hệ với giáo viên dạy tin học và nhân viên phụ trách phòng máy

Trƣớc khi dạy học 1 tuần Chuẩn bị các bài nói chuyện với học sinh và các bài mẫu cho học sinh

Tuần 1 - Giới thiệu với học sinh về phƣơng pháp dạy học dự án

- Chia nhóm học sinh, hƣớng dẫn học sinh cách làm việc theo nhóm

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trong bộ câu hỏi định hƣớng

Tuần 2 Thảo luận và quyết định chủ đề của dự

án, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án Tuần 3 Thực hiện dự án, tiến hành kế hoạch

theo đề cƣơng nghiên cứu

Tuần 4 - Hoàn thành bản báo cáo kết quả

nghiên cứu dự án

- Báo cáo kết quả thực hiện dự án - Giáo viên tổng kết, nhận xét về việc thực hiện dự án, các sản phẩm học sinh thực hiện đƣợc.

2.2.1.2 Tóm tắt nội dung bài dạy

Nƣớc và các nguyên tố khoáng có vai trò quan trọng đối với đời sống thực vật. Việc nghiên cứu sự trao đổi nƣớc và muối khoáng ở thực vật bao gồm sự hút nƣớc và muối khoáng vào rễ, sự vận chuyển trong cây và quá trình thoát hơi nƣớc ở lá có ý nghĩa thực tế. Trên cơ sở hiểu biết bản chất của quá trình trao đổi nƣớc ở thực vật ngƣời ta có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của cây, đảm bảo cho cây sinh trƣởng tốt, cho năng suất cao.

Thực vật không thể sống thiếu nƣớc, đây là nhân tố quan trọng nhất. Nƣớc xâm nhập thụ động từ đất vào rễ theo cơ chế thẩm thấu, nhờ sự thoát hơi nƣớc ở lá và hoạt động trao đổi chất của cây. Quá trình thoát hơi nƣớc ở lá đƣợc thực hiện chủ yếu qua khí khổng, quá trình này tạo ra động lực hút dòng nƣớc và ion khoáng, hạ nhiệt độ của cây, giúp khí CO2 khuyếch tán vào bên trong lá cần cho quá trình quang hợp

Dinh dƣỡng khoáng và nitơ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống thực vật. Điều kiện dinh dƣỡng khoáng và nitơ là một trong những nhân tố chi phối hiệu quả nhất quá trình sinh trƣởng và phát triển ở thực vật. Các nguyên tố khoáng thiết yếu tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cơ thể, muối khoáng tồn tại trong đất dƣới dạng hoà tan và không hoà tan, cây chỉ hấp thụ muối khoáng ở dạng hoà tan theo cơ chế thụ động và chủ động. Nguyên tố nitơ là nguyên tố khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng (protein, axit nucleic, ATP…) trong cơ thể thực vật. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nƣớc của tế bào, vì vậy nitơ ảnh hƣởng đến mức độ hoạt động sống của tế bào.

2.2.1.3. Ý tưởng dự án

Trong Chƣơng I, phần A Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật

có nhiều nội dung kiến thức liên quan với nhau. Những nội dung này có thể đƣợc áp dụng trong thực tiễn trồng trọt mà học sinh có thể dựa vào những kiến thức này để tiến hành dự án.

Dự án “Công nghệ sinh học và năng suất cây trồng”

2.2.1.4. Mục tiêu của các dự án

- Củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức cho học sinh về quá trình hấp thụ, vận chuyển nƣớc và các nguyên tố khoáng ở thực vật.

- Giúp ngƣời học rèn luyện kỹ năng gắn lý thuyết với thực hành, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

- Giúp ngƣời học những kiến thức và kỹ năng cơ bản, trong nghiên cứu khoa học (cách xây dựng đề tài nghiên cứu, cách xây dựng và báo cáo đề cƣơng nghiên cứu, cách thu thập và sử lý số liệu thu đƣợc, cách xây dựng cấu trúc của một báo cáo khoa học, cách bảo vệ đề tài…).

- Rèn luyện, phát triển một số kỹ năng cho ngƣời học (làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin…).

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng công nghệ: thiết kế powerpoint, ấn

phấm, thao tác sử dụng máy vi tính… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao ý thức lao động sản xuất, giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của bản thân, tránh xa những tệ nạn xã hội.

- Bồi dƣỡng lòng yêu khoa học, rèn luyện tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.

2.2.1.5 Thiết kế dự án

* Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát: Chúng ta có thể làm gì để đẩy mạnh nền kinh tế

nông nghiệp Việt Nam?

Với câu hỏi này học sinh có thể đƣa ra rất nhiều câu trả lời, các câu trả lời có thể thuộc phạm vi của nhiều môn học khác nhau. Bởi vì giải pháp để đẩy mạnh nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam có thể là: Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ; Áp dụng thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp phục vụ sản xuất; Vận dụng những thành tựu công nghệ sinh học trong việc cải tạo giống, lai tạo giống mới…

Tuy nhiên, với phạm vi môn học và nội dung kiến thức cần hƣớng tới, giáo viên có thể định hƣớng để học sinh đƣa ra giải pháp: Để đẩy mạnh nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam cần sử dụng những giống cây trồng mới cho năng suất cao, phẩm chất, khả năng chống chịu tốt…

Câu hỏi bài học:

- Chúng ta phải làm gì trƣớc khi trồng trọt giống cây trồng mới?

So với câu hỏi khái quát các câu hỏi này hƣớng suy nghĩ của học sinh vào một vấn đề cụ thể hơn. Tuy nhiên, để trả lời thấu đáo đƣợc câu hỏi trên, học sinh phải tìm hiểu về đặc điểm sinh thái của giống mới, xác định giới hạn chịu đựng của các yếu tố sinh thái, vai trò của nƣớc, muối khoáng và chế độ bón phân đến quá trình sinh trƣởng phát triển. Những yêu cầu về kiến thức đối với học sinh trong việc trả lời các câu hỏi bài học cũng đồng thời hƣớng học sinh vào những nội dung của các bài học trong chƣơng Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật: Sự hấp thụ nƣớc và muối khoáng ở rễ; Vận chuyển các chất trong cây; Thoát hơi nƣớc; Vai trò của các nguyên tố khoáng. Dinh dƣỡng nitơ ở thực vật.

Câu hỏi nội dung:

1) Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

2) Điều kiện thực hiện dự án (thời gian tiến hành, thời hạn, điều kiện về cơ sở vật chất và phƣơng tiện nghiên cứu, số thành viên tham gia…)

3) Lựa chọn hƣớng nghiên cứu nào? (lƣu ý đặc điểm của địa phƣơng và điều kiện nghiên cứu)

4) Tại sao thực hiện đề tài? (tính cấp thiết của đề tài, tính thực tiễn, tính khả thi)

5) Đối tƣợng, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài?

6) Tiến trình nghiên cứu nhƣ thế nào? (cách lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, cách đặt thí nghiệm để đảm bảo tính chính xác khoa học)

7) Từ các số liệu thu đƣợc (số liệu thô), làm thế nào để có thể rút ra những kết luận sơ bộ (cách xử lý số liệu): Lập bảng biểu. Tính các đại lƣợng đặc trƣng (trị số trung bình, biểu diễn trên biểu đồ, đồ thị)

8) Báo cáo khoa học đƣợc trình bày nhƣ thế nào? (cấu trúc của một báo cáo, dung lƣợng, cách thống kê TLTK, hình thức trình bày, cách rút ra nhận xét hay kết luận sau mỗi phần hoặc kết luận chung, cách viết tóm tắt báo cáo khoa học)

9) Báo cáo kết quả nghiên cứu và bảo vệ luận điểm khoa học nhƣ thế nào? (thiết kế bản trình chiểu powerpoint, thời gian báo cáo, nội dung báo cáo, những điểm cần nhấn mạnh, cần giải thích trong báo cáo)

Trả lời đƣợc các câu hỏi trên là cơ sở để học sinh xây dựng và thiết kế dự án trong phạm vi thời gian và điều kiện xác định. Thực chất mỗi dự án là một bài toán đặt ra yêu cầu học sinh phải giả quyết, các bài toán này có thể do giáo viên đặt ra, cũng có thể do chính học sinh đề xuất. Học sinh có thể trình bày kết quả nghiên cứu dƣới nhiều dạng khác nhau, có thể là bài trình diễn đa phƣơng tiện, cũng có thể là một ấn phẩm.

* Lựa chọn dự án

Sau khi thảo luận để trả lời các câu hỏi trong bộ câu hỏi định hƣớng, học sinh có thể nhận thấy có rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng thành tựu về công nghệ sinh học trong việc đẩy mạnh nền kinh tế, đặc biệt là việc áp dụng một giống cây trồng mới.

1. Theo thông tin trên báo Nông thôn ngày nay, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc giang vừa triển khai trồng thí điểm giống đỗ mới ở một số huyện, kết quả đem lại giá trị cao. Đóng vai trò là nhà nghiên cứu, các em hãy đánh giá triển vọng áp dụng giống mới đó ở địa phƣơng.

2. Hội nông dân tập thể huyện Lục Nam vừa đề nghị lớp chúng ta hợp tác trong việc xác định các yếu tố ảnh hƣởng, cũng nhƣ giới hạn sinh thái của các yếu tố trên đến quá trình nẩy mầm của một giống dƣa chuột mới.

3. Lạc là một giống cây trồng cho năng suất cao, giá trị kinh tế lớn, khả năng chống chịu tốt. Tuy nhiên sản lƣợng lạc ở Thành phố Bắc giang còn

thấp. Đóng vai trò là những kỹ sƣ nông nghiệp, các em hãy tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên và khả năng trồng thành công giống lạc ở địa phƣơng.

Xuất phát từ các vấn đề trên, học sinh đề xuất đƣợc một số kế hoạch nghiên cứu. Các dự án đƣợc thực hiện theo nhóm, gắn với nội dung cụ thể trong chƣơng “Chuyển hoá vật chất và năng lƣợng”.

K (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dự án trong chương trình Sinh học 11 (Trang 48 - 55)