Những ưu nhược điểm của dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dự án trong chương trình Sinh học 11 (Trang 34 - 38)

 Ƣu điểm

Có thể tóm tắt những ƣu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án:

- Về kiến thức:

Ƣu điểm lớn nhất của dạy học dự án là có thể gắn lý thuyết với thực hành, gắn tƣ duy và hành động, gắn nhà trƣờng với xã hội.

Củng cố nâng cao kiến thức cho học sinh, thông qua thực hiện dự án, học sinh có điều kiến nắm đƣợc chiều sâu của nội dung học tập. Do đó, kích thích động cơ, hứng thú học tập của ngƣời học. học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức nên kiến thức đƣợc lƣu giữ lâu hơn.

- Về kĩ năng:

Dạy học theo dự án phát huy tính tự lực, rèn luyện phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, năng lực tự giải quyết những vấn đề trong học tập cuộc sống, kỹ năng sử dụng công nghệ.

Ngoài việc phát triển kĩ năng tự học; kĩ năng tự định hƣớng; tìm kiếm thông tin, tổng hợp, xử lý và trao đổi thông tin, thì dạy học dự án còn có nhiều tác dụng trong việc phát triển con ngƣời toàn diện nhƣ: Phát triển khả năng sáng tạo; Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; Phát triển năng lực đánh giá; Rèn luyện và phát huy các kĩ năng xã hội quan trọng (kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, phỏng vấn, quan sát, v.v…).

- Về môi trường học tập:

Dạy học dự án tạo điều kiện cho nhiều phong cách, tiềm năng học tập khác nhau của học sinh cùng có thể đƣợc phát triển. Nội dung học tập gắn với sở thích và nhu cầu của học sinh, do đó, hình thành hứng thú học tập và giảm áp lực học tập cho học sinh.

Dạy học dự án còn tạo môi trƣờng cho sự hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau trong học sinh vì sự phát triển toàn diện, tạo điều kiện cho học sinh có năng khiếu và tạo môi trƣờng tƣơng tác giữa thầy – trò, trò – trò. Ngoài ra, học theo dự án tạo cơ hội cho HS tự tìm hiểu chính mình, tự khẳng định mình thông qua việc trực tiếp giải quyết vấn đề, thông qua việc trao đổi, tranh luận.

Những thay đổi này nhằm tạo cho học sinh khả năng học tập độc lập mà không phải là nhồi nhét thông tin. Dạy học dự án hƣớng tới việc xây dựng các cá nhân phát triển hài hòa, khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần

Hình sau biểu diễn khả năng ghi nhớ của ngƣời học qua các kiểu hoạt động học tập có thể thấy đƣợc ƣu điểm của dạy học dự án

Hình 1.4. Khả năng ghi nhớ của người học qua các kiểu hoạt động nhận thức

Qua sơ đồ trên có thể thấy: Do chú trọng phát triển toàn diện cho học sinh cả về khả năng nghe nhìn, minh hoạ, thảo luận cũng nhƣ tự lực thực hiện, trình bày bảo vệ ý kiến...nên dạy học dự án giúp học sinh có khả năng ghi nhớ cao hơn so với phƣơng pháp dạy học truyển thống [8].

 Nhƣợc điểm :

* Dạy học dự án đòi hỏi nhiều thời gian, không thích hợp cho việc truyền thụ những tri thức lý thuyết có tính hệ thống.

* Đòi hỏi sự tốn kém về phƣơng tiện vật chất và tài chính.

* Nhiều giáo viên có thể sẽ cảm thấy phải chịu áp lực trong việc áp dụng PPDH dự án.

* Nhiều học sinh có thể sẽ gặp khó khăn khi chủ động định hƣớng quá trình học tập Nghe giảng Nghe nhìn Đọc Minh họa

Thỏa luận nhóm

Thực hiện

Truyền đạt lại cho ngƣời khác

5% 10% 10% 20% 30% 50% 75% 80% Khả năng ghi nhớ

1.1.7. Vai trò của giáo viên, học sinh và công nghệ trong dạy học dự án

1.1.7.1 Vai trò của giáo viên

Dạy học theo dự án thúc đẩy vai trò tự chủ của học sinh và làm sao để gắn sự chủ động của học sinh trong việc giải quyết nội dung bài học.

Dạy học theo dự án hƣớng dẫn, tham vấn chứ không phải là cầm tay chỉ việc

Học theo dự án không phải dạy kiến thức mà tạo ra sự hỗ trợ cần thiết. Năng lực, vai trò của giáo viên thể hiện ở việc hỗ trợ học sinh (không chỉ bằng các chỉ dẫn mà bằng các sản phẩm mẫu, các tài liệu, các nguồn thông tin, các phiếu đánh giá…).

Trong lớp học truyền thống giáo viên nắm giữ tất cả các kiến thức và truyền tải đến học sinh.Với mô hình dạy học theo dự án, giáo viên đóng vai trò là một ngƣời tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh làm việc, một hƣớng dẫn viên, một nhà tƣ vấn và một học viên cộng tác.

Giáo viên dạy học theo dự án phải tập trung hơn vào việc tạo cơ hội học tập, tiếp cận với thông tin, làm mẫu và hƣớng dẫn học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải tạo ra môi trƣờng học tập thúc đẩy phƣơng pháp học tập theo kiểu cộng tác giữa các thành viên trong các nhóm học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1 7.2 Vai trò của học sinh

Phải tích cực tham gia ở cả ba giai đoạn học tập (nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu, xuất dữ liệu). Giai đoạn ba là giai đoạn hoạt động quan trọng, thể hiện kết quả của hai giai đoạn trƣớc và là giai đoạn học sinh đƣợc phát huy khả năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề của mình.

Học sinh đóng vai trò là những “chuyên gia” thuộc những ngành nghề khác nhau trong xã hội, hoàn thành vai trò của mình dựa trên những kiến thức, kỹ năng nhất định (học sinh chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức).

Học sinh đƣợc giao những nhiệm vụ cụ thể, có thật trong cuộc sống, bắng những kiến thức theo sát chƣơng trình học, có phạm vi liên môn. Qua đó

ngƣời học đƣợc rèn luyện kỹ năng sống (làm việc với ngƣời khác, đƣa ra quyết định chín chắn, chủ động giải quyết các vấn đề phức tạp…)

Học sinh tự quyết định cách tiếp cận các vấn đề và các hoạt động

Học sinh phải hoàn thành dự án và trình bày qua các sản phẩm cụ thể : Bài trình diễn, sản phẩm…

1.1.7.3 Vai trò của công nghê ̣

Mặc dù công nghệ không phải là vấn đề cốt yếu đối với các hoạt động dự án, nhƣng nó có thể nâng cao kinh nghiệm học tập và đem lại cho HS cơ hội để hoà nhập với thế giới bên ngoài, tìm thấy các nguồn tài nguyên và tạo ra sản phẩm. Nếu gặp khó khăn trong việc sử dụng công nghệ, giáo viên cần sẵn sàng chấp nhận rằng họ không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực và học sinh của họ có thể biết nhiều hơn họ về công nghệ. Cùng học các kỹ năng mang tính kỹ thuật với học sinh hoặc nhờ học sinh giúp đỡ là một vài cách để vƣợt qua chƣớng ngại này.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dự án trong chương trình Sinh học 11 (Trang 34 - 38)