Phân tích đi ̣nh tính

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dự án trong chương trình Sinh học 11 (Trang 88 - 90)

- Củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức cho học sinh về quá trình hấp thụ, vận

3.3.2Phân tích đi ̣nh tính

3.3.2.1. Phân tích các hoạt động và thái độ của HS trong quá trình dạy học

Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra viết, kết hợp với các câu hỏi kiểm tra vấn đáp trong quá trình DH, đồng thời tiến hành dự giờ, thăm lớp chúng tôi thấy kết quả học tập và tính tích cực học tập của HS ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.

- Ở lớp TN: Trong giờ học các em tích cực phát biểu ý kiến, hoạt động nhóm sôi nổi. Khi GV đƣa ra vấn đề nghiên cứu, các HS rất hồ hởi, chủ động nghiên cứu trong SGK, hăng hái trao đổi với các thành viên trong nhóm hoặc với GV để giải quyết nhiên vụ. Khi đại diện của một nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác hăng hái giơ tay và nhận xét. Nhiều HS phát biểu rất tự tin, nhất là đối với các câu hỏi mang tính chất tƣ duy và vận dụng trong thực tiễn. Ví dụ: HS rất sôi nổi thảo luận và trình bày ý kiến của mình trƣớc lớp khi GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi: “Làm sao để nâng cao chất lượng cuộc sống?, Giải thích ý nghĩa của việc trồng cây với mật độ phù hợp?, có thể nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến quá trình nẩy mầm của hạt giống bằng những cách nào?”

- Ở lớp ĐC: Không khí học trầm hơn, các em chăm chú vào việc ghi chép những gì GV giảng. Nét mặt các em ít thể hiện sự hứng thú khi học. Khi GV đặt câu hỏi, số HS giơ tay trả lời ít và nội dung trả lời của các em thƣờng phụ thuộc nhiều vào SGK.

3.3.2.2. Phân tích chất lượng bài kiểm tra của học sinh

Sau thực nghiệm 3 tuần, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ bền kiến thức, khả năng lƣu giữ thông tin của HS. Kết quả các bài kiểm tra cho thấy:

- Ở nhóm TN: HS nhớ kiến thức tốt hơn, lâu hơn thể hiện ở tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi giữ ở mức ổn định.

- Ở nhóm ĐC: Tỉ lệ HS bị điểm kém tăng lên, tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi giảm.

Ví dụ 1: Trong đề kiểm tra số 1: “Giải thích được ý nghĩa của việc trồng cây với mật độ thích hợp?”. Phần lớn HS ở lớp ĐC đều không giải thích đƣợc đầy đủ ý nghĩa về ảnh hƣởng của mật độ đối với quá trình sinh trƣởng phát triển của cây. Trong khi đó, đa số HS ở lớp TN đã chỉ ra đƣợc việc trồng cây với mật độ thích hợp có vai trò quan trọng đối với quá trình hấp thu năng lƣợng ánh sáng mặt trời, nguồn dinh dƣỡng, nƣớc...

Khi phân tích câu trả lời của HS đối với câu hỏi: “Có thể nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình nẩy mầm của hạt bằng những cách nào?” thì có sự khác biệt giữa lớp TN và lớp ĐC.

Ở lớp ĐC: đa số HS đều không nêu đƣợc phƣơng pháp để tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ đến quá trình nẩy mầm, một số học sinh trả lời có thể nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ thông qua việc các thí nghiệm nhƣng lai rất lúng túng trong việc bố trí các thí nghiệm.

Ở lớp TN: đa số HS đều trả lời đúng phƣơng pháp, biết cách bố trí thí nghiệm để nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ đến quá trình nẩy mầm của hạt giống.

Tóm lại, qua việc phân tích kết quả định tính và định lƣợng sau thực nghiệm, chúng tôi khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đặt ra.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dự án trong chương trình Sinh học 11 (Trang 88 - 90)