1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT ninh châu quảng bình

24 359 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 116 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Dân tộc và nhân loại đang bước sang thế kỷ XXI thế kỷ với những bước chuyển biến lịch sử vĩ đại với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Thế giới đang bước vào thời kỳ hội nhập và xu thế hoá toàn cầu mà không nước nào có thể cưỡng lại được. Trong xu thế chung đó, ViệtNamđang đứng trước những cơ hội và thách thức. Để tiến kịp với xu thế chung ,đòi hỏi giáo dục phải phát triển bởi giáo dục có một ý nghĩa quan trọng nó là ngành sản xuất cơ bản của nền kinh tế tri thức. Nó tạo ra tri thức nhân lên vốn tri thức tạo ra một nguồn lực mới. Giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển. Ngày nay sự phát triển giáo dục được thừa nhận như một tiền đề quan trọng của sự phát triển tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá (CNHHĐH), muốn tiến hành CNHHĐH thắng lợi thì phải phát triển mạnh giáo dục .Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Giáo dục là nền tảng, là động lực thúc đẩy CNHHĐH đất nước”. Để thực hiện được vai trò lớn lao đó đòi hỏi giáo dục phải phát triển , phải nâng cao chất lượng giáo dục . Thực tế trong những năm qua, giáo dục đào tạo của chúng ta đã có những thành tựu đáng kể. Mạng lưới trường học rộng khắp, chất lượng giáo dục có tiến bộ , đa dạng hoá về các loại hình trường lớp, tạo cơ hội học tập cho toàn dân. Song bên cạnh đó có một số mặt chưa đạt được: quy mô cơ cấu , chất lượng hiệu quả còn nhiều bất cập. Đặc biệt là chất lượng và hiệu giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Đội ngũ giáo viên còn thiếu, chưa đồng bộ. Từ đó chúng ta thấy: để nâng cao chất lượng giáo dục, để thực hiện được chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNHHĐH đất nước, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là phải quan tâm đến xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên . Đó là một trong những vấn đề cấp bách và quan trọng. Trường THPT Ninh Châu – Quảng Bình , trong những năm học qua bên cạnh đạt được một số thành tựu, trường còn bộc lộ một số yếu kém, nhất là về đội ngũ giáo viên của nhà trường: cơ cấu chưa đồng bộ, chất lượng chưa đồng đều, chưa phát huy được năng lực toàn diện trong mỗi giáo viên . Một số giáo viên chưa thực sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Là một trường mới thành lập, nên giáo viên đa số trẻ, kinh nghiệm ít , ý thức tự học, tự bồi dưỡng chưa cao. Hạn chế của đội ngũ giáo viên đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường . Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 12 và đỗ vào các trường Đại học – cao đẳng còn thấp so với mặt bằng của Tỉnh. Chất lượng giáo dục như thế đã phần nào làm giảm bớt lòng tin của phụ huynh, của các cấp chính quyền địa phương đối với nhà trường . Mặt khác , năm học 20062007 trường THPT Ninh Châu nói riêng và các trường THPT trong cả nước nói chung đang đứng trước một bước đổi mới của ngành giáo dục . Đó là việc thực hiện dạy phân ban khối 10, thực hiện cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” . Để thực hiện được nhiệm vụ đó , tiến tới thực hiện mục tiêu giáo dục quả là một vấn đề không phải dễ. Đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giáo dục mà trước hết là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên . Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan trên và từ những trăn trở của bản thân, qua thực tiễn quản lý cùng với những kiến thức về công tác quản lý đã được các Thầy cô bồi dưỡng trong thời gian qua, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT Ninh Châu Quảng Bình”.

Trang 1

Đặc biệt hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hiện đại hoá (CNH-HĐH), muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi thì phảiphát triển mạnh giáo dục .Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng

hoá-định: “Giáo dục là nền tảng, là động lực thúc đẩy CNH-HĐH đất nước” Để

thực hiện được vai trò lớn lao đó đòi hỏi giáo dục phải phát triển , phải nângcao chất lượng giáo dục

Thực tế trong những năm qua, giáo dục đào tạo của chúng ta đã cónhững thành tựu đáng kể Mạng lưới trường học rộng khắp, chất lượng giáodục có tiến bộ , đa dạng hoá về các loại hình trường lớp, tạo cơ hội học tậpcho toàn dân Song bên cạnh đó có một số mặt chưa đạt được: quy mô cơcấu , chất lượng hiệu quả còn nhiều bất cập Đặc biệt là chất lượng và hiệugiáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội Đội ngũ giáo viên cònthiếu, chưa đồng bộ Từ đó chúng ta thấy: để nâng cao chất lượng giáo dục,

để thực hiện được chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH-HĐHđất nước, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là phải quan

Trang 2

tâm đến xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Đó là một trong nhữngvấn đề cấp bách và quan trọng.

Trường THPT Ninh Châu – Quảng Bình , trong những năm học quabên cạnh đạt được một số thành tựu, trường còn bộc lộ một số yếu kém, nhất

là về đội ngũ giáo viên của nhà trường: cơ cấu chưa đồng bộ, chất lượngchưa đồng đều, chưa phát huy được năng lực toàn diện trong mỗi giáo viên Một số giáo viên chưa thực sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy Làmột trường mới thành lập, nên giáo viên đa số trẻ, kinh nghiệm ít , ý thức tựhọc, tự bồi dưỡng chưa cao Hạn chế của đội ngũ giáo viên đã ảnh hưởngđến chất lượng giáo dục của nhà trường Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 12 và

đỗ vào các trường Đại học – cao đẳng còn thấp so với mặt bằng của Tỉnh.Chất lượng giáo dục như thế đã phần nào làm giảm bớt lòng tin của phụhuynh, của các cấp chính quyền địa phương đối với nhà trường

Mặt khác , năm học 2006-2007 trường THPT Ninh Châu nói riêng vàcác trường THPT trong cả nước nói chung đang đứng trước một bước đổimới của ngành giáo dục Đó là việc thực hiện dạy phân ban khối 10, thực

hiện cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” Để thực hiện được nhiệm vụ đó , tiến tới thực hiện mục

tiêu giáo dục quả là một vấn đề không phải dễ Đòi hỏi phải nâng cao chấtlượng giáo dục mà trước hết là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan trên và từ nhữngtrăn trở của bản thân, qua thực tiễn quản lý cùng với những kiến thức vềcông tác quản lý đã được các Thầy cô bồi dưỡng trong thời gian qua, tôi

mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT Ninh Châu- Quảng Bình”.

2 Mục đích nghiên cứu:

Phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên của trường và đề xuấtmột số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đápứng yêu cầu giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

Trang 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1 Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên của trường THPT Ninh Châu –Quảng Bình (cơ sở

lý luận, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý)

3.2 Phân tích thực trạng của việc quản lý nhằm nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên trường THPT Ninh Châu –Quảng Bình

3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng độingũ giáo viên của trường THPT Ninh Châu – Quảng Bình

4 Đối tượng nghiên cứu:

Là một số biện pháp quản lý bồi dưỡng nhằm nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên của trường THPT Ninh Châu- Quảng Bình

5 Phương pháp nghiên cứu :

Để thực hiện đề tài này tôi xin được sử dụng một số phương phápsau :

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Gồm các văn kiện của

Đảng, Luật giáo dục năm 2005, Điều lệ trường phổ thông, chỉ thị về thựchiện nhiệm vụ năm học 2006-2007 của Bộ giáo dục và đào tạo Nghị quyếtchi bộ của trường THPT Ninh Châu

Tham khảo giáo trình và bài giảng của các Thầy cô ở Học viện quản

lý giáo dục, nghiên cứu các Tạp chí, các tài liệu, các tiểu luận của các khoátrước

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát các hoạt động của giáo viên

- Trao đổi trực tiếp với giáo viên

- Nghiên cứu hồ sơ sư phạm

- Những tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm bản thân trong một sốnăm làm quản lý tại trường

5.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ.

- Biểu bảng , sơ đồ thống kê

Trang 4

- Phương pháp điều tra xử lý số liệu.

- Tổng kết kinh nghiệm

Trang 5

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên nhân viên trong nhà trường Độingũ giáo viên là những người có chức năng: giáo dục đào tạo rèn luyện nhâncách trí tuệ của học sinh để thực hiện mục tiêu giáo dục: Đào tạo thế hệtương lai cho đất nước Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là mộtbiện pháp của người quản lý nhằm giúp đội ngũ giáo viên đủ về số lượngđảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước, yêu cầu pháttriển của giáo dục nói chung và của trường THPT nói riêng Để thực hiệnđược trọng trách đó không ai khác ngoài những nhà quản lý giáo dục và giáoviên mà giáo viên đóng vai trò quyết định Nghị quyết trung ương 2 khoá

VIII đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định của giáo dục và được

xã hội tôn vinh.” Từ xưa ông cha ta đã từng nói: “Không thầy đó mày làm nên” mà chất lượng giáo dục lại được quyết định bởi trình độ chuyên môn

năng lực sư phạm , uy tín giáo viên , tình yêu nghề, khả năng tổ chức cáchoạt động .Vì vậy nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một vấn đề đòihỏi các nhà quản lý giáo dục phải đặc biệt quan tâm

Mặt khác, lao động giáo viên là một loại lao động đặc biệt nómang tính đặc thù về đối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩm laođộng Đòi hỏi người Thầy phải có kiến thức sâu rộng, có kiến thức về tâm lý

Trang 6

học, giáo dục học, người giáo viên phải năng động sáng tạo, yêu nghề vàphải có nhân cách Nhân cách là một trong những phương tiện giáo dục của

người thầy , Bác Hồ đã từng nói : “Nghề dạy học trước hết phải đem cả con người và cuộc đời của mình ra mà dạy sau đó mới dùng lời để dạy” Như

vậy, chỉ có người Thầy có thật tâm và thành thạo về phương pháp thì laođộng sư phạm của người Thầy mới có hiệu quả Hiệu quả và sản phẩm laođộng sư phạm của người giáo viên là chất lượng để thực hiện mục tiêu đàotạo Nó biểu hiện cụ thể ở nhân cách của người học sinh Đặc điểm này đòihỏi nhà trường được phép sản xuất ra sản phẩm chứ không cho phép sản

xuất ra “phế phẩm” Học sinh tốt nghiệp THPT phải đáp ứng được những

nhu cầu của bản thân, gia đình và xã hội Đây là nét khác biệt nổi bật giữalao động sư phạm và các loại lao động khác Lao động của giáo viên vừamang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và có tính nhân đạo là laođộng vừa phức tạp, vừa tinh tế Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có đạo đức,trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng yêu cầu mới củathời đại, đòi hỏi người giáo viên phải hội đủ mọi yếu tố: nhân cách, nănglực, sức khoẻ, khả năng ứng xử mọi tình huống… là những người vừa hồngvừa chuyên

2 Cơ sở pháp lý

Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã đượcthể hiện trong các Nghị quyết trung ương Đảng , trong Luật giáo dục , trongđiều lệ trường phổ thông, trong Chỉ thị của Bộ trường Bộ giáo dục và đàotạo về nhiệm vụ năm học cũng như các văn bản thực hiện nhiệm vụ nămhọc

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương

Đảng khoá VIII đã nêu:“Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức tài” Nghị quyết của

Trang 7

Đại hội Đảng khoá IX, khoá X cũng đặc biệt quan tâm đến việc xây dựngđội ngũ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo.

Đặc biệt, ngày 15 tháng 6 năm 2004 Ban bí thư Trung ươngĐảng đã ban hành chỉ thị 40-CT/TW về việc xây dựng , nâng cao chất lượng

đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Chỉ thị nêu rõ: “Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2001-

2010 và chấn hưng đất nước Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng , đủ về số lượng , đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị , phẩm chất lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo”.

Luật giáo dục 2005 , Điều 15 đã xác định được vai trò , trách

nhiệm của nhà giáo:“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách sử dụng đãi ngộ ,đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng của nhà giáo , tôn vinh nghề dạy học”.

Điều lệ trường phổ thông (ban hành kèm theo quyết định số23/2000/BGD&ĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000) ở điều 29 , điểm c quy

định: “Giáo viên có nhiệm vụ rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy

và giáo dục” và điều 31 mục 2 nêu rõ : “ giáo viên chưa đạt chuẩn được nhà trường , cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để học tập , bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn”.

Chỉ thị số 32/2006/CT-BGD& ĐT (ngày 01/8/2006) về nhiệm

vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông , giáo dục thườngxuyên và các trường khoa học sư phạm trong năm học 2006-2007 đã chỉ

Trang 8

rõ: “Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” cụ thể là: “Các địa phương hoàn thành việc rà soát phân loại giáo viên theo quy chế đánh giá xếp loại giáo viên đồng thời thực hiện nghiêm túc các chính sách chế độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục , đề cao phương án nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2006-2007 của Sở giáo

dục và đào tạo Quảng Bình cũng đã khẳng định: “Tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông”.

Nghị quyết đại hội đại biểu của Tỉnh Quảng Bình lần thứ XIII

có ghi: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả của từng cấp học, bậc học .đầu

tư cơ sở vật chất , bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để từng bước đạt chuẩn và vượt chuẩn đào tạo”.

Tất cả đó là những căn cứ pháp lý để thực hiện đề tài : “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT Ninh Châu- Quảng Bình”.

3 Cơ sở thực tiễn

Trong những năm qua, giáo dục đã đạt được một số thành tựuđáng kể, song bên cạnh đó còn một số yếu kém Hội nghị Trung ương 2khoá VIII đã chỉ ra những yếu kém trong giáo dục của nước ta hiện nay,

trong đó có sự yếu kém của đội ngũ giáo viên: “Giáo dục và đào tạo nước

ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô cơ cấu và nhất là về chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội, xây dựng

và bảo vệ tổ quốc, thực hiện CNH-HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Hiện nay đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, cơ cấu khôngđồng bộ, chất lượng thấp Một bộ phận giáo viên trình độ chuyên môn yếu,

Trang 9

phẩm chất nhân cách chưa tốt Đa số giáo viên chưa thực sự đổi mới trongphương pháp, còn nặng về truyền thụ kiến thức, ít coi trọng rèn luyện tư duyđộc lập, khả năng tích cực học tập chủ động trong học sinh Đội ngũ giáoviên hiện nay hầu hết được đào tạo chính quy song chất lượng không đồngđều, một số giáo viên mới ra trường năng lực chuyên môn và năng lực sưphạm còn non, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều , phương pháp chưa phùhợp nên dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao Một số giáo viên chưa đạtchuẩn đào tạo, mới ở trình độ trung cấp, cao đẳng như môn: thể dục, kỹthuật nông nghiệp, công nghệ Một số môn giáo viên còn thiếu: tin học,công nghệ…

Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay, để thực hiệnmục tiêu giáo dục nói chung của bậc THPT nói riêng thì việc bồi dưỡngnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã trở thành một nhu cầu bức thiết đòihỏi người cán bộ quản lý giáo dục phải hết sức quan tâm đặt nó vào vị trítrung tâm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Trang 10

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG THPT NINH CHÂU- QUẢNG

BÌNH

1 Đặc điểm chung của trường THPT Ninh Châu- Quảng Bình

1.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương.

Trường THPT Ninh Châu- Quảng Bình nằm trên địa bàn của 8 xãthuộc phía Bắc huyện Quảng Ninh Đây là một vùng đất có truyền thống văn

hoá, truyền thống cách mạng là vùng đất của “ văn , võ, cổ , kim” Bởi vậy,

các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương đã chú trọng đến vấn đề pháttriển giáo dục của Huyện nhà Đặc biệt các bậc phụ huynh rất quan tâm đếnviệc học tập của con em Tuy nhiên, Quảng Ninh với ngành nghề chủ yếu lànông nghiệp thu nhập thấp nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn

Vì vậy, sự hỗ trợ cho giáo dục về mặt vật chất có hạn chế Điều kiện học tậpcủa con em chưa được đáp ứng nhiều

1.2 Đặc điểm của trường THPT Ninh Châu- Quảng Bình.

Trường THPT Ninh Châu thành lập đến nay đã được 10 năm Nhữngnăm đầu cơ sở vật chất còn nghèo nàn, nhưng được sự quan tâm của Sở giáodục và đào tạo, các cấp uỷ Đảng và chính quyền đại phương, của Hội cha mẹhọc sinh, đặc biệt là sự nỗ lực của Thầy và Trò , đến nay trường đã có bướcphát triển mạnh

- Về quy mô trường lớp: trường có 32 lớp với 1442 học sinh

Khối 10: 11 lớp với 519 học sinh

Khối 11: 11 lớp với 484 học sinh

Khối 12: 10 lớp với 439 học sinh

- Về cơ cấu tổ chức :

+ Chi bộ Đảng nhà trường: có 33 Đảng viên, sinh hoạt trong 3 tổĐảng Cấp uỷ Đảng có 5 đồng chí

Trang 11

+ Đoàn thể gồm có : Công đoàn, Đoàn thanh niên , Hội Liên hiệpthanh niên học sinh.

+ Các tổ chuyên môn: có 7 tổ chuyên môn

Tổ Toán –Tin: 12 giáo viên

Tổ Lý –KTCN: 9 giáo viên

Tổ Văn : 8 giáo viên

Tổ Sinh –Hoá -KTNN: 11 giáo viên

Tổ Sử- Địa-GDCD: 10 giáo viên

Tổ Anh văn: 8 giáo viên

Tổ Thể dục: 6 giáo viên

Tổ hành chính: 9 cán bộ- nhân viên

- Về cán bộ giáo viên : tổng số 71 người , trong đó cán bộ quản lý: 3;giáo viên 63 ; nhân viên: 3; ngoài ra trường có hợp đồng ngắn hạn 2 nhânviên làm công tác bảo vệ

- Về cơ sở vật chất: Trường có 16 phòng học (10 phòng kiên cố , 6phòng cấp 4) đủ cho học sinh học 2 ca Khuôn viên trường có tường bảo vệ

Hệ thống sân chơi bãi tập cơ bản đáp ứng yêu cầu vui chơi và tổ chức hoạtđộng tập thể cũng như dạy và học quân sự và thể thao Trang thiết bị , thưviện, máy tính cơ bản đủ để dạy và học Tuy nhiên , hiện tại trường vẫn cònthiếu các phòng chức năng, phòng học bộ môn, phòng làm việc , phòng hộihọp Nên việc dạy và học cũng gặp nhiều khó khăn

Những đặc điểm trên đã tác động đến công tác chỉ đạo nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên của trường THPT Ninh Châu - Quảng Bình có thuậnlợi và khó khăn

2 Một số kết quả đạt được trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên trường THPT Ninh Châu - Quảng Bình

Thực tế trong mấy năm qua chất lượng đội ngũ giáo viên ởtrường THPT Ninh Châu – Quảng Bình cũng có những bước chuyển rõ rệt

Về số lượng, năm học qua là năm đầu tiên cơ bản trường đã có đủ giáo viên

Trang 12

để giảng dạy Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuẩn hoá đội ngũ đãđược coi trọng hơn trước Hoạt động chuyên môn của các tổ đã được đổimới Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên đã được nâng cao.Chất lượng giảng dạy và giáo dục có bước tiến hơn so với năm học trước.

Có được thành tích đó phải kể đến vai trò của cán bộ quản lý mà trước hết làđồng chí Hiệu trưởng

Hàng năm khi xây dựng kế hoạch năm học, ban giám hiệu đãchú ý đến kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Cụ thể là lậpquy hoạch nhân sự cho đội ngũ giáo viên , xác định nhu cầu về số lượng,chất lượng, cơ cấu của đội ngũ giáo viên , quan tâm đến công tác phân công

bố trí giáo viên Việc phân công , bố trí giáo viên cơ bản đã phù hợp vớitrình độ đào tạo năng lực cá nhân và yêu cầu của nhà trường

Nhà trường đã có kế hoạch xây dựng bồi dưỡng giáo viên ngắnhạn cũng như dài hạn, đã chú ý đến khâu chuẩn hoá đội ngũ Năm học quatrường đã có 4 giáo viên đi học Đại học theo yêu cầu chuẩn hoá và đã có 3đồng chí đã có tốt nghiệp Đại học, 01 đồng chí đang theo học lớp cao cấpchính trị, hàng chục lượt cán bộ giáo viên tham gia bồi dưỡng chu kỳ 3, đã

tổ chức cho cán bộ quản lý từ tổ trưởng trở lên tham gia lớp tin học

Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cũng đã được cải tiến cả vềnội dung và hình thức Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng giáoviên triển khai đại trà chương trình SGK mới, bồi dưỡng thông qua cácchuyên đề, thông qua sinh hoạt tổ nhóm Ban giám hiệu đã chỉ đạo các tổthảo luận tìm biện pháp cụ thể trong việc tự học , tự nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ của mình bằng nhiều hình thức như: thao giảng , dựgiờ, rút kinh nghiệm Mỗi giáo viên trong năm được dự và đánh giá ít nhất 2tiết

Nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạyhọc để giáo viên có điều kiện nâng cao tay nghề Chính vì vậy chất lượng

Ngày đăng: 18/07/2016, 11:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w