Giáo dục được coi là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt trong những năm gần đây khi đất nước chuyển mình đổi mới, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì hơn lúc nào hết vai trò của giáo dục và đào tạo ngày càng được coi trọng.Trong Nghị quyết TW II khóa VIII đã khẳng định: “Coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhận thức sâu sắc GDĐT cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng chỉ ra những mặt yếu kém tồn tại của giáo dục đào tạo, đó là: “Công tác thanh tra giáo dục còn quá yếu, thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra giáo dục và đào tạo” và để khắc phục những tình trạng trên phải: “Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục, tăng cường cán bộ thanh tra, tập trung vào thanh tra chuyên môn”.Thanh tra là chức năng chủ yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của nhà nước thực hiện quyền dân chủ xã hội.Từ cơ sở lý luận hướng vào thực tiễn địa phương, nhận thấy công tác thanh tra của phòng GDĐT có vai trò cực kì quan trọng, vì phòng GDĐT là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục, trực tiếp triển khai các chủ trương đường lối của Đảng, các quy phạm pháp luật của Nhà nước về GD ĐT. Do đó hoạt động thanh tra giáo dục của cấp phòng cần được quan tâm đầu tư về mọi mặt để nâng cao chất lượng, phát huy sức mạnh thúc đẩy sự phát triển giáo dục trên địa bàn.
LỜI CẢM ƠN Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tế hoạt động thanh tra giáo dục tại phòng GD&ĐT Ngọc Lặc - Thanh Hóa, tôi đã hoàn thành được khóa luận và đủ điều kiện để bảo vệ. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo tại phòng GD&ĐT Ngọc Lặc - Thanh Hóa cùng các thầy cô giáo ở các trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, nghiên cứu thực trạng về hoạt động thanh tra của phòng. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trương Thị Thúy Hằng – Giảng viên Học viện Quản lý giáo dục đã tận tình hướng dẫn và giúp tôi trong việc hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý, các phòng ban chức năng đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi lựa chọn đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do hạn chế về thời gian cũng như hạn chế về trình độ chuyên môn và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng như của các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 4 năm 2011 Tác giả Phạm Thị Mỹ Hoa MỤC LỤC TRANG Danh mục các bảng 5 Danh mục các chữ viết tắt 6 Phần I. Mở đầu 7 1. Lý do chọn đề tài. 7 2. Mục đích nghiên cứu. 8 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 8 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 9 5. Phương pháp nghiên cứu. 9 Phần II. Nội dung 10 I. Những vấn đề chung về thanh tra giáo dục. 10 1. Các khái niệm về thanh tra, thanh tra giáo dục. 10 2. Cơ sở khoa học của hoạt động thanh tra giáo dục 14 3. Mục đích, nhiệm vụ của thanh tra giáo dục. 17 4. Vị trí, vai trò và chức năng của thanh tra giáo dục 18 5. Đối tượng và nội dung của thanh tra giáo dục 21 6. Tiến trình thanh tra. 23 Kết luận chương I 24 II. Thực trạng hoạt động thanh tra giáo dục của phòng GD&ĐT huyện Ngọc Lặc – tỉnh Thanh Hóa 25 1. Tổng quan về tình hình địa phương huyện Ngọc Lặc 25 2. Những nét chính về phòng GD&ĐT Ngọc Lặc 28 3. Thực trạng hoạt động thanh tra giáo dục của phòng GD&ĐT 33 3.1.Thực trạng chung về các hoạt động giáo dục trên địa bàn huyện 33 3.2. Thực trạng hoạt động thanh tra giáo dục của phòng GD&ĐT 37 3.2.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động thanh tra giáo dục. 39 3.2.2 Thực trạng về đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên 38 3.2.3 Thực trạng về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra 40 3.2.4 Thực trạng về thực hiện các nội dung thanh tra giáo dục 41 3.3 Nhận xét chung về hoạt động thanh tra giáo dục của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc – Thanh Hóa 48 3.4 Những vấn đề đặt ra cho hoạt động thanh tra giáo dục của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc – Thanh Hóa 52 Kết luận chương II 52 III. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục trên địa bàn của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc – Thanh Hóa 53 1. Định hướng chung về hoạt động thanh tra giáo dục 53 2 2. Các biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục trên địa bàn của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc 55 2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động thanh tra giáo dục 55 2.2. Xây dựng kế hoạch thanh tra phù hợp với tình hình, điều kiện của phòng GD&ĐT 57 2.3. Xây dựng và bồi dưỡng lực lượng TTV - CTV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ 60 2.4. Xây dựng các phương pháp thanh tra dựa vào từng nội dung cụ thể 63 2.5. Tăng cường sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoạt động thanh tra và có chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ thanh tra 66 3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục trên địa bàn của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc – Thanh Hóa 68 Kết luận chương III 72 Phần III. Kết luận và khuyến nghị 74 1. Kết luận 74 2. Khuyến nghị 75 Danh mục tài liệu tham khảo 77 Phụ lục. 78 DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 1. Tổng hợp số liệu về số lượng trường, số lớp, số giáo viên, số học sinh trong các năm vừa qua 34 2 Bảng 2. Tổng hợp số liệu về phòng học qua các năm 35 3 Bảng 3. Khảo sát nhận thức chung về mục đích của hoạt động thanh tra giáo dục 38 4 Bảng 4. Tổng hợp số liệu TTV – CTV THCS phân bố theo môn học 39 5 Bảng 5. Tổng hợp số lượng cộng tác viên thanh tra Tiểu học, Mầm non 39 6 Bảng 6. Tổng hợp kết quả thanh tra toàn diện nhà trường 42 3 qua các năm 7 Bảng 7. Tổng hợp kết quả thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo trong các năm vừa qua. 43 8 Bảng 8. Tổng hợp kết quả thanh tra đổi mới chương trình giáo dục phổ thông năm học 2009 – 2010 44 9 Bảng 9. Kết quả khảo sát đánh giá về hoạt động thanh tra 49 10 Bảng 10. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 69 11 Bảng 11. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 71 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CBQL Cán bộ quản lý 2. GV-NV Giáo viên, nhân viên 3. CSVC Cơ sở vật chất 4. GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 5. PCGD Phổ cập giáo dục 6. KTNB – TH Kiểm tra nội bộ trường học 7. MN, TH, THCS Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở 8. TT GDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên 9. TT HTCĐ Trung tâm học tập cộng đồng 10.TTV – CTV Thanh tra viên, cộng tác viên 11.UBND Uỷ ban nhân dân 4 Phần I. Mở đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài. Giáo dục được coi là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt trong những năm gần đây khi đất nước chuyển mình đổi mới, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì hơn lúc nào hết vai trò của giáo dục và đào tạo ngày càng được coi trọng. Trong Nghị quyết TW II khóa VIII đã khẳng định: “Coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhận thức sâu sắc GD&ĐT cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng chỉ ra những mặt yếu kém tồn tại của giáo dục đào tạo, đó là: “Công tác thanh tra giáo dục còn quá yếu, thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra giáo dục và đào tạo” và để khắc phục những tình trạng trên phải: “Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục, tăng cường cán bộ thanh tra, tập trung vào thanh tra chuyên môn”. 5 Thanh tra là chức năng chủ yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của nhà nước thực hiện quyền dân chủ xã hội. Từ cơ sở lý luận hướng vào thực tiễn địa phương, nhận thấy công tác thanh tra của phòng GD&ĐT có vai trò cực kì quan trọng, vì phòng GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục, trực tiếp triển khai các chủ trương đường lối của Đảng, các quy phạm pháp luật của Nhà nước về GD - ĐT. Do đó hoạt động thanh tra giáo dục của cấp phòng cần được quan tâm đầu tư về mọi mặt để nâng cao chất lượng, phát huy sức mạnh thúc đẩy sự phát triển giáo dục trên địa bàn. Phòng GD&ĐT huyện Ngọc Lặc là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ngọc Lặc, thực thi chức năng quản lý giáo dục trên địa bàn huyện. Trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý của mình, phòng GD&ĐT thực hiện các nội dung về thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định trong Luật giáo dục năm 2005. Trong những năm gần đây, công tác thanh tra ở phòng GD&ĐT huyện Ngọc Lặc được nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, vị trí của nó trong chu trình quản lý giáo dục. Phòng GD&ĐT đã chú ý đúng mức và đã liên tục đổi mới công tác thanh tra từ khâu xây dựng kế hoạch, xây dựng đội ngũ, điều kiện hoạt động…., vì vậy, hoạt động thanh tra đã đi vào nề nếp và tương đối ổn định đến từng cơ sở. Hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp phòng có 3 nội dung chính: Thanh tra chuyên môn, thanh tra quản lý và thanh tra khiếu nại tố cáo. Nhưng hiện nay, khó khăn lớn nhất vẫn là thanh tra chuyên môn và thanh tra quản lý vì có nhiều biến động, lực lượng quản lý cơ sở đang còn nhiều bất cập so với thực tiễn giáo dục. 6 Mặc dù đã đạt được nhiều thành tích nhưng công tác thanh tra của phòng GD&ĐT huyện Ngọc Lặc vẫn còn bộc lộ những hạn chế về quyền hạn, về kinh nghiệm và chưa có biện pháp tối ưu. Từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục của phòng GD&ĐT huyện Ngọc Lặc – Thanh Hóa” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực trạng và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra giáo dục trên địa bàn của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc – Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận và các văn bản pháp qui của nhà nước và của Bộ GD&ĐT về thanh tra giáo dục. - Tìm hiểu và phân tích thực trạng của hoạt động thanh tra giáo dục trên địa bàn huyện Ngọc Lặc – tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất và lý giải các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh tra giáo dục trên địa bàn huyện. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Các mặt hoạt động của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc. - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh tra giáo dục. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục đối với phòng GD&ĐT huyện Ngọc Lặc – Thanh Hóa. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu lý luận: Các văn bản pháp qui và các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu thực tiễn: 7 + Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin thông qua việc quan sát các hoạt động thanh tra của các chuyên viên phòng GD&ĐT. + Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của Giảng viên hướng dẫn và các Chuyên viên phòng GD&ĐT về thực trạng và các biện pháp nâng cao hoạt động thanh tra giáo dục. + Phương pháp điều tra viết: Điều tra thu thập số liệu bằng các mẫu thống kê (phiếu trưng cầu ý kiến, bảng hỏi). + Phương pháp toán thống kê: Xử lí, phân tích số liệu, thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập. PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TRA GIÁO DỤC 1. Các khái niệm về thanh tra, thanh tra giáo dục 1.1 Khái niệm về thanh tra Thanh tra là một hoạt động thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức đảm bảo bằng pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong việc thực hiện các chức năng của mình, các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện các quyết định và thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức hữu quan và các cá nhân có 8 trách nhiệm nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. (Điều 1 – Pháp lệnh thanh tra 1990). Như vậy, hoạt động thanh tra là xem xét tại chỗ, làm rõ những việc đúng, sai đối với những vụ việc và hành vi của người thừa hành công vụ trong việc thực hiện công tác quản lý của mình. Trong hoạt động quản lý, thanh tra còn nhằm cung cấp thông tin phản hồi giúp người quản lý nắm bắt, điều chỉnh công tác quản lý của mình, đặc biệt làm cho công tác quản lý ngày càng phong phú, đa dạng, đồng thời uốn nắn và điều chỉnh cơ chế, chính sách chưa hợp lý, tránh sự sơ cứng, rập khuân dẫn đến sự quản lý trì trệ, góp phần làm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hoạt động thanh tra trong cơ quan nhà nước có đặc trưng: - Thanh tra là một hoạt động thuộc chức năng của quyền hành pháp. Mục đích chung nhất của hoạt động thanh tra là hoạt động tự điều chỉnh trong nội bộ, cơ quan nhà nước. - Ngoài hệ thống thanh tra nhà nước còn có hệ thống thanh tra chuyên ngành, đó là những nhánh của hoạt động thanh tra gắn liền với một ngành, một lĩnh vực nhất định xuất phát từ tính chất phức tạp về chuyên môn, nghiệp vụ của các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong hệ thống quản lý nhà nước như thanh tra công an, thanh tra tài chính, thanh tra lao động thanh tra y tế, thanh tra giáo dục Hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước bao gồm: - Thanh tra nhà nước - Thanh tra bộ, ủy ban nhà nước, cơ quan thuộc Chính phủ. - Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương. - Thanh tra sở. - Thanh tra huyện, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 9 Chức năng thanh tra nhà nước ở xã, xã, thị trấn do ủy ban nhân dân cùng cấp đảm nhiệm. Thanh tra nhà nước chịu sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức thanh tra nhà nước khác chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cùng cấp và sự chỉ đạo của tổ chức thanh tra nhà nước cấp trên. Sơ đồ: Hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước 1.2 Khái niệm về thanh tra giáo dục Thanh tra giáo dục là hoạt động quản lý nhà nước do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xem xét, kiểm soát các hoạt động của các cơ quan, tổ chức cá nhân có hoạt động trong hoặc liên quan đến lĩnh vực giáo dục đối với việc thực hiện pháp luật, nhằm phát huy những nhân tố tích cực đồng thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý các vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, các quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Thanh tra giáo dục là chức năng thiết yếu của các cấp quản lý giáo dục và đào tạo, thực hiện quyền kiểm tra xem xét, kiểm soát của cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo cấp trên với cơ quan tổ chức và cá nhân cấp dưới có hoạt động liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Trên cơ sở đó, đánh giá việc thực hiện mục đích, nhiệm vụ giáo dục của đối tượng thanh tra nhằm đảm bảo pháp chế, 10 Thanh tra nhà nước Thanh tra bộ, ủy ban nhà nước, cơ quan thuộc Chính Thanh tra sở Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương. Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. [...]... mới mục tiêu, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp, bậc học và trình độ đào 21 tạo” Muốn vậy phải không ngừng nâng cao hơn nữa các hoạt động thanh tra, đặc biệt là hoạt động về thanh tra giáo dục CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC CỦA PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGỌC LẶC – TỈNH THANH HÓA 1 Tổng quan về tình hình địa phương huyện Ngọc Lặc – Thanh Hóa Ngọc Lặc là một huyện miền núi, có bề... thực tế hoạt động thanh tra giáo dục chủ yếu vẫn tập trung vào ba nội dung chính có liên quan mật thiết với nhau, đó là : - Thanh tra chuyên môn: Thanh tra các hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường, thanh tra công tác giảng dạy và giáo dục của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh - Thanh tra công tác quản lý giáo dục của các tổ chức quản lý giáo dục ở các bậc học, cấp học - Thanh tra các khiếu... cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục 3 Mục đích, nhiệm vụ của thanh tra giáo dục 3.1 Mục đích của thanh tra giáo dục Hoạt động thanh tra giáo dục nhằm mục đích “cân đong, đo đếm” thực chất hoạt động của đối tượng một cách khách quan góp phần thực hiện mục 15 tiêu quản lý giáo dục bằng sự tác động vào của đối tượng quản lý trong việc chấp hành nhiệm... thanh tra giáo dục được xây dựng theo các cấp quản lý giáo dục và đào tạo, bao gồm: + Thanh tra Bộ GD&ĐT + Thanh tra Sở GD&ĐT + Thanh tra Phòng GD&ĐT huyện, huyện, cấp tương đương (Theo Nghị định số 358 – HĐBT ngày 28/09/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục) - Hiện nay, theo Nghị định số 101/2002/NĐ – CP ngày10/12/2002 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của thanh tra. .. đồng bộ 3.2 Thực trạng về hoạt động thanh tra giáo dục của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc – Thanh Hóa 3.2.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động thanh tra giáo dục Để đánh giá đúng thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục đích, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động thanh tra, tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến tới 15 cán bộ quản lý, 20 TTV – CTV và 15 giáo viên, tổng là 50 người... các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục, đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của nhà nước về giáo dục - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của pháp luật 4 Vị trí, vai trò và chức năng của thanh tra giáo dục 4.1 Vị trí, vai trò của thanh tra giáo dục Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, là một trong ba bộ phận hợp thành tổ chức quản lý nhà nước của. .. tra giáo dục bao gồm: + Thanh tra Bộ GD&ĐT + Thanh tra Sở GD&ĐT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 11 Hoạt động thanh tra cấp huyện do Trưởng phòng GD&ĐT trực tiếp phụ trách và theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra Sở 2 Cơ sở khoa học của hoạt động thanh tra giáo dục 2.1 Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của thanh tra giáo dục là tạo lập mối liên hệ ngược (kênh thông tin phản hồi) trong quản lý giáo dục, ... lượng vũ trang nhân dân, của tổ chức kinh tế và của cá nhân; các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài về giáo dục hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, giáo dục thực hiện ngoài cơ sở giáo dục 5.2 Nội dung của hoạt động thanh tra giáo dục Theo Nghị định số 101/2002/ NĐ – CP ngày 10/12/2002 của Chính phủ, nội dung hoạt động của thanh tra giáo dục bao gồm : - Thanh tra. .. nhất, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường cũng như cho học sinh 3.2.4.2 Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo Thực hiện theo Quyết định số 147/QĐ – SGDĐT ngày 15/10/209 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa về việc thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo tại các đơn vị trực thuộc đợt 1 năm 2009 - 2010, kết quả: Thanh tra hoạt động sư phạm của 489 giáo viên Cụ thể: Mầm non 130 giáo viên,... kết quả điều tra và qua đánh giá các hoạt động thanh tra giáo dục của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc - Thanh Hóa trong những năm vừa qua, tôi nhận thấy đại đa số cán bộ quản lý, giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động thanh tra đối với chất lượng giáo dục Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều những đánh giá khác nhau về vị trí, vai trò của công tác thanh tra đối với chất lượng giáo dục . dung thanh tra giáo dục 41 3.3 Nhận xét chung về hoạt động thanh tra giáo dục của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc – Thanh Hóa 48 3.4 Những vấn đề đặt ra cho hoạt động thanh tra giáo dục của phòng. về hoạt động thanh tra giáo dục 53 2 2. Các biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục trên địa bàn của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc 55 2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản. phòng GD&ĐT Ngọc Lặc – Thanh Hóa 52 Kết luận chương II 52 III. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục trên địa bàn của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc – Thanh Hóa 53 1. Định