- Khai mạc hội thi, giới thiệu thành phần tham gia, giới thiệu chủ đề của dự án giới thiệu mục đích của hội thi.
- Các đội lần lượt lên sân khấu giới thiệu (10% số điểm )
- Các đội lần lượt lên thực hiện dự án 1 (40% số điểm ), dự án 2 ( 40% số điểm )
* Dự án 1: Năng lượng xung quanh ta
- Mỗi đội sẽ tiến hành giới thiệu 1đồ chơi ứng dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
- Nghe câu hỏi của ban giám khảo và khán giả. - Ban giám khảo chấm và cho điểm.
- Dự án này chiếm 40% tổng số điểm.
* Dự án 2: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị phục vụ đời sống và sản xuất cho bà con dân tộc miền núi.
- Các đội trình bày bài trình chiếu đa phương diện kết hợp với các thành viên khác tạo ra sản phẩm ngay trên sân khấu, cho khán giả xem.
50 - Ban giám khảo đánh giá và cho điểm. - Phần này chiếm 40% số điểm.
Sau khi các đội hoàn thành hai dự án trong khi chờ đợi ban giám khảo chấm điểm để hoàn tất kết quả đánh giá thì có một phần thi cho khán giả các khán giả trả lời đúng sẽ được nhận một phần thưởng xứng đáng.
Các câu hỏi dành cho khán giả:
Câu 1.Tại sao vận động viên bơi lội trước khi nhảy cầu đều nhún nhảy mấy cái rồi mới nhảy?
Muốn nhảy cầu đẹp mắt, vận động viên phải tung chân lên khá cao , rồi uốn mình lao xuống nước. Sức người có hạn, nếu vận động viên nhảy nhảy ngay thì khó lên cao được. Người ta phải nhún nhảy mấy cái, chính là tích lũy thế năng cho ván cầu. Mỗi lần nhún chân lại làm cho ván cầu cong thêm, nên có thêm thế năng. Khi thế năng đủ lớn, đúng lúc thích hợp, người ta nhảy mạnh lên. Như vậy công của sức chân cộng với thế năng của ván tung người vận động viên lên cao.
Tuy nhiên vận động viên phải luyện tập kĩ lưỡng, nhún và nhảy thật đúng lúc mới tích lũy tốt và vận dụng được toàn bộ thế năng tích lũy cho ván.
Câu 2. Tại sao khi nhảy sào người ta lại nhảy cao hơn khi không dùng sào?
Khi nhảy cao không có sào, người ta chỉ biến đổi một phần nhỏ động năng thành thế năng, nên không được cao lắm. Nhưng khi dùng sào nhảy thì phần lớn động năng của người chạy có thể biến đổi thành thế năng đàn hồi của sào
Làm cho sào cong lại, đưa người lên cao và sào đứng dần lên. Sau đó khi sào đã đứng lên thì lực đàn hồi của sào lại đẩy người lên cao thêm.
Mặt khác khi sào đã đứng thẳng, vận động viên lại dùng tay để đẩy sào xuống, tung người lên cao thêm. Nhờ đó người ta có thể biến đổi hoàn toàn động năng chạy thành thế năng đối với mặt đất và tận dụng lực cả chân và tay đẩy người lên lên nhảy cao hơn khi không có sào.
Câu 3. Một bạn học sinh nói rằng khi đạp xe để xe đạp chuyển động thẳng đều thì ta không thực hiện công vì nếu thực hiện công thì động năng của xe tăng tức là vận tốc của xe tăng bạn học sinh đó trả lời đúng hay sai ?
Câu trả lời đó sai vì khi bạn đạp xe thì bạn đã thực hiện công và vì xe chuyển động thẳng đều nên công đã dùng để thắng lực ma sát hay nói cách khác lực ma sát đã cản lại chuyển động và một phần động năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
51
Câu 4. Khi thả một vật rơi tự do thì một bạn nói rằng trong cùng một khoảng thời gian giống nhau thì trọng lực thực hiện công giống nhau, bạn ấy nói đúng hay sai? vì sao?
Bạn ấy nói sai vì trong cùng một khoảng thời gian quãng đường vật rơi tự do là khác nhau, mà công của trọng lực phụ thuộc vào S đường rơi,vậy công của trong lực trong 2 khoảng thời gian giống nhau là khác nhau.
Câu 5. Tại sao khi nhảy lên từ thuyền lên bờ lại khó hơn nhảy từ tàu lên bờ?
Khi nhảy từ tàu lên bờ vì tàu có khối lượng lớn tàu gia tốc nhỏ, tàu không dịch chuyển, người thực hiện công đối với tàu mà tàu không dịch chuyển toàn bộ công đó đã chuyển thành động năng của người làm cho người thu được động năng lớn cho lên nhảy lên được. Còn thuyền có khối lượng nhỏ nên thu gia tốc và chuyển động, người do thực hiện công đối với thuyền, thuyền nhận động năng lớn lên động năng của người bị giảm đi cho nên người nhảy lên bờ khó hơn.
*Tổng kết và đánh giá cho điểm các nhóm, trao phần thưởng, tặng hoa và rút kinh nghiệm và đánh giá cho hội thi.