Sơ đồ cấu trúc lôgic kiến thức phần “Công Năng lượng”

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa nội dung kiến thức phần Công-năng lượng vật lý lớp 10 nâng cao (Trang 46)

W = ALực không thế Độ biến thiên động năng Động năng Wd= 2 2 mv Hệ cô lập Có ma sát

Không bảo toàn cơ năng W  0 Công của lực A=F.S.cos Hệ cô lập Fngoại lực =0

Bảo toàn cơ năng W = 0 Hệ cô lập Không ma sát Cơ năng W= Wd+ Wt Thế năng W t Độ biến thiên thế năng Thế năng Đàn hồi W t = 2 2 kx Thế năng hấp dẫn W t = mgh

41

2.2. Thiết kế một số dự án phần công và năng lƣợng

2.2.1. Dự án 1: Năng lƣợng xung quanh ta

2.2.1.1. ý tưởng dự án: Hàng ngày các em bé vẫn thường chơi các đồ chơi hoạt động dựa trên nguyên tắc định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Các đồ chơi các em có thể chơi có thể bay trên không, có thể ở mặt đất, có thể ở dưới mặt nước, có thể chạy trên đường. Học sinh đóng vai trò các nhà sản xuất, thiết kế, chế tạo các đồ chơi hoạt động trên nguyên tắc định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Dự án: Năng lƣợng xung quanh ta

2.2.1.2. Mục tiêu dạy học

Kiến thức

+ Học sinh ghi nhớ các kiến thức về khái niệm công, năng lượng, và biết được ý nghĩa của các nó trong thực tiễn.

+ Học sinh vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng chế tạo các đồ chơi vật lí đơn giản từ các dụng cụ là phế liệu như xốp, đĩa CD hỏng ,bìa.

Kĩ năng

+ Học sinh biết tìm ra các phương án chế tạo các sản phẩm, và lập được kế hoạch để làm sản phẩm.

+ Tìm giải pháp để tạo sản phẩm. + Biết cách trình bày một bản báo cáo.

+ Rèn luyện được kĩ năng làm việc theo nhóm và làm việc hợp tác.

+ Phát triển kĩ năng tư duy bậc cao: phân tích tổng hợp đánh giá, thuyết trình trước đám đông.

Thái độ

Yêu thích môn học, ham học hỏi, thích khám phá, tìm kiếm.

2.2.1.3. Bộ câu hỏi định hướng

CHKQ: Làm thế nào để cuộc sống của trẻ em có thể tốt hơn ? CHBH: Các đồ chơi trẻ em hoạt động dựa trên nguyên tắc nào ? CHND:

1. Động năng là gì? Phụ thuộc vào đại lượng nào? Muốn biến đổi động năng ta làm như thế nào ?

42

2. Thế năng là gì ? có mấy loại thế năng ? để biến đổi thế năng ta làm như thế nào? 3. Cơ năng là gì? phát biểu định luật bảo toàn cơ năng và nêu điều kiện áp dụng định luật bảo toàn cơ năng?

4. Năng lượng là gì? Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng? 5. Động lượng là gì? định luật bảo toàn động lượng?

2.2.1.3. Nhiệm vụ cuả giáo viên và học sinh trong quá trình thưc hiện dự án

GV:

+ Đề xuất với học sinh thực hiện nhiệm vụ chế tạo đồ chơi dựa trên định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

+ Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy để giúp học sinh xác định rõ nhiệm vụ cần làm, giáo viên chốt lại tên của dự án, giáo viên cùng học sinh lập kế hoạch thực hiện dự án. + Hướng dẫn học sinh thực hiện dự án, hỗ trợ học sinh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện dự án.

+ Yêu cầu học sinh chuẩn bị đồ dùng trong quá trình thực hiện dự án. + Xây dựng tiêu chí đánh giá cho quá trình thực hiện dự án.

HS:

+ Lập sơ đồ tư duy để xây dựng tiểu chủ đề theo sự gợi ý của giáo viên, nhóm thiết kế những đồ chơi gì áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đặt tên cho dự án.

+ Lập kế hoạch thực hiện dự án :

Phân công từng thành viên thực hiện dự án, triển khai thực hiện dự án theo từng ngày cụ thể, giao sổ thực hiện dự án cho từng nhóm.

+ Triển khai dự án: các thành viên thu thập thông tin dữ liệu để báo cáo kết quả cho nhóm, tập hợp kết quả thảo luận để kết luận về thông tin thu được, tạo thành sản phẩm.

+ Phân công cụ thể nhóm hoàn thành bài trình bày đa phương diện. + Trình bày sản phẩm.

43 + Đánh giá rút kinh nghiệm.

+ Hoàn thành sổ theo dõi dự án và hướng tới dự án tiếp theo.

2.2.2. Dự án 2: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị phục vụ đời sống và sản xuất cho bà con dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa xuất cho bà con dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa

2.2.2.1. Ý tưởng dự án: Chúng ta biết rằng nguồn năng lượng trên trái đất cạn kiệt

dần, do nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nóng bỏng. Vì vậy vấn đề sử dụng nguồn năng lượng từ nước và gió là vấn đề mà con người đang hết sức quan tâm. Nước ta đã có các nhà máy thủy điện với công suất tiêu thụ điện hàng năm rất lớn, chưa có nhà máy nào chạy bằng sức gió, nhưng mới gần đây nước ta đã khánh thành nhà máy phong điện1, với 20 tua bin gió tại tỉnh bình thuận ngày 18/4 /2012. Được biết đây là nhà máy điện gió đầu tiên tại việt nam được đưa vào hoạt động, và có qui mô lớn nhất khu vực đông Nam á với công suất 30 MW và mỗi năm sản xuất 85 triệu KWh điện và được hòa vào điện lưới quốc gia đồng thời giảm khí thải 58.000 tấn CO2/ năm. Ở các nơi miền núi cao đưa nước lên đồng ruộng rất khó khăn, để đưa nước lên đồng ruộng phục vụ sản xuất nông nghiệp cần có thiết bị chuyên dụng để đưa nước lên đồng ruộng cho bà con nông dân. Đặc biết để có gạo ăn mà không hề tốn công sức cũng cần phải chế tạo ra một thiết bị chuyên dụng để có thể giã gạo. Trước những vấn đề đó các em học sinh đóng vai trò các nhà nghiên cứu, thiết kế, chế tạo v tua bin nước và tua bin gió để mang điện đến các nơi vùng sâu vùng xa, thiết bị đưa nước lên đồng ruộng, cối giã gạo hoạt động dựa trên nguyên tắc định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để phục vụ đời sống của bà con dân tộc miền núi.

Dự án 2: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị phục vụ đời sống và sản xuất cho bà con dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa.

2.2.2.2.Mục tiêu dạy học Kiến thức:

Hiểu rõ được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng Kĩ năng

+ Biết đề xuất vấn đề và đưa ra các phương án để giải quyết vấn đề. + Biết thu thập thông tin và dữ liệu.

44 + Biết cách làm việc hợp tác với nhau.

+ Phát triển kĩ năng sống và kĩ năng giao tiếp. Thái độ: Yêu thích môn vật lí.

2.2.2.3. Xác định bộ câu hỏi định hướng

CHKQ: Làm thế nào để phục vụ đời sống của bà con dân tộc miền núi tốt và thân thiện với môi trường ?

CHBH:

1. Chúng ta sử dụng sức nước và sức gió cho cuộc sống như thế nào? 2. Làm thế nào để tạo ra điện từ nước và gió?

3. Làm thế nào để giã gạo và đưa nước lên đồng ruộng ? CHND:

1. Nêu cấu tạo của guồng nước, tua bin gió, cối giã gạo, cọn nước ? 2. Cách lắp đặt guồng nước, tua bin gió, cối giã gạo và cọn nước ?

3. Cách sử dụng guồng nước, tua bin gió, cọn nước và cối giã gạo hiệu quả ?

2.2.2.4. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện dự án

GV:

+ Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy để tìm ra tthiết bị cần phải chế tạo ứng dụng trong sản xuất và đời sống.

+ Giáo viên cùng học sinh đặt tên cho dự án và dùng sơ đồ tư duy để hướng dẫn học sinh lập ra kế hoạch thực hiện dự án.

+ Giáo viên giúp đỡ học sinh tháo gỡ khó khăn khi chế tạo dụng cụ và giúp đỡ học sinh ứng dụng công nghệ thông tin việc thực hiện dự án.

+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị dụng cụ thực hiện dự án. + Tham gia đánh giá học sinh thông qua sản phẩm của dự án. + Tham gia rút kinh nghiệm bài học.

HS: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lập sơ đồ tư duy xây dựng tiểu chủ đề, từ đó kết luận xem thết kế thiết bị gì? + Đưa ra kế thực hiện dự án và phân công các bạn trong nhóm thực hiện dự án. + Triển khai thực hiện dự án: các thành viên thu thập thông tin dữ liệu để báo cáo kết quả cho nhóm, tập hợp kết quả thảo luận để kết luận về thông tin thu được ,tạo thành sản phẩm.

45

+ Phân công cụ thể nhóm hoàn thành bài trình bày đa phương diện. + Trình bày sản phẩm.

+ Đánh giá rút kinh nghiệm.

+ Hoàn thành sổ theo dõi dự án và hướng tới dự án tiếp theo.

2.3. Kế hoạch triển khai dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa

2.3.1. Kế hoạch

Để triển khai dạy học dự án đạt hiệu quả, ta có một kế hoạch cụ thể cho việc học tập theo dự án.

Thời gian Những việc cần làm

Trƣớc khi tổ chức dạy học dự án khoảng 1 tuần

- Xin ý kiến lãnh đạo tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa. Sau đó họp với tổ chuyên môn, nhờ giúp đỡ trong quá trình tổ chức hội thi.

- Giáo viên kiểm tra cơ sở vật chất cần dùng trong quá trình dạy học.

- Lựa chọn lớp học sinh phù hợp với việc tổ chức dạy học dự án. - Thông báo cho học sinh chuẩn bị học theo dự án để các em chuẩn bị tài liệu và đọc trước tài liệu.

- Soạn giáo án để tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa.

Buổi sinh hoạt thứ nhất

- Chia nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí nhóm, phát sổ theo dõi dự án cho nhóm, hướng dẫn ghi chép sổ theo dõi dự án.

- Tổ chức cho học sinh học tập để biết thế nào là phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt thế nào là dạy học theo dự án, tổ chức cho học sinh học tập và thực hành các kĩ thuật dạy học tích cực.

Ví dụ:

+ Kĩ thuật vẽ sơ đồ tư duy bằng tay hoặc sử dụng các phần mền như: MindMapper, IMindMap , ConceptDraw MINDMAP

Professional..

+ Kĩ thuật 5W1H hoặc, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật khăn trải bàn

46 và kĩ thuật 3 lần 3.

- Tập huấn cho học sinh sử dụng phần mềm trình chiếu. - Giới thiệu về phương pháp dạy học dự án.

- Cho học sinh xem một số dự án mẫu.

- Giới thiệu cho học sinh một số trang Web và tài liệu học tập - Tổng kết buổi học : nêu chủ đề của hoạt động ngoại khóa.

Buổi sinh hoạt thứ 2

- Các thành viên ngồi theo đúng vị trí của từng thành viên của mình để học tập.

Giáo viên đưa ra các câu hỏi khái quát cho từng dự án .

+ Dùng kĩ thuật sơ đồ tư duy để hướng dẫn học sinh tìm ra ý tưởng của nhóm là sẽ chế tạo sản phẩm gì tương ứng với mỗi dự án

+ Giáo viên hỗ trợ lập sơ đồ tư duy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dùng kĩ thuật sơ đồ tư duy duy hướng dẫn học sinh tìm ra các em sẽ phải nghiên cứu những vấn đề gì của sản phẩm này.

+ Giáo viên dùng kĩ thuật “tia chớp” lấy thông tin từ các nhóm trưởng.

+ Tổng kết buổi sinh hoạt thứ hai giáo viên đưa kết luận tên gọi của các dự án và sản phẩm mỗi nhóm sẽ phải chế tạo.

Buổi sinh hoạt thứ 3

- Các em lại trở về các nhóm để học tập

- Dùng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn học sinh tìm ra nguyên liệu và cách làm sản phẩm.

- Kĩ thuật sơ đồ tư phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm nêu rõ thời gian cần hoàn thành của mỗi thành viên và báo cáo kết quả cho nhóm trưởng.

- Giáo viên hỗ trợ các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, nêu rõ thời gian hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm.

- Các nhóm thảo luận công việc mình cần hoàn thiện: về vật liệu cần xây dựng, tài liệu tham khảo, kinh phí của sản phẩm.

47

- Tổng kết buổi sinh hoạt thứ ba đánh giá ưu nhược điểm của việc cần làm và cách khắc phục khó khăn.

Buổi sinh hoạt thứ 4

- Từng thành viên báo cáo cho nhóm trưởng về công việc mình đã làm, nêu những khó khăn mình gặp phải cần được tháo gỡ.

- Giáo viên nhận thông tin phản hồi từ học sinh bằng kĩ thuật “3 lần 3” của từng nhóm trưởng và giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

- GV nêu rõ các công việc mà các nhóm cần hoàn thiện trong quá trình thực hiện dự án.

Buổi sinh hoạt thứ 5

- Báo cáo tất cả các kết quả về cho nhóm trưởng, nhóm trưởng tổng kết các kết quả và tiếp tục giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm hoàn thành bài trình bày đa phương diện.

- Để hoàn thiện sản phẩm ngay giáo viên giúp học sinh tháo gỡ khó khăn khi gặp phải về việc làm sản phẩm.

- GV hỗ trợ học sinh về công nghệ thông tin để có thể hoàn thành dự án.

- Tổng kết đánh giá buổi sinh hoạt thứ 5.

Buổi sinh hoạt thứ 6

- Học sinh trình bày sản phẩm: Bài trình bày đa phương diện và sản phẩm của dự án.

- GV đánh giá sơ bộ về quá trình thực hiện dự án.

- GV nêu một số câu hỏi để học sinh hoàn thiện sản phẩm và bài trình chiếu.

- Học sinh hoàn thành sổ theo dõi dự án.

- GV chọn trong 4 đội lấy 4 đội để đi thi mỗi đội có 3 thành viên để tham gia hội thi và yêu cầu mỗi đội cử 1 thành viên để tham gia vào ban giám khảo và biết được thời gian địa điểm, các tiêu chí đánh giá của hội thi để các em biết và rèn luyện theo những tiêu chí đánh giá của hội thi.

- GV đưa ra bản kế hoạch của hội thi để học sinh biết được.

48

hoạt thứ 7 khóa.

- Sự tham gia của ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô giáo trong tổ Vật lý và 90 em học sinh khối 11 trường THPT Kinh môn – Kinh Môn – Hải dương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có 3 đội mỗi đội thực hiện 3 dự án mình đã học theo thứ tự: + Màn chào hỏi của 4 đội.

+ Mỗi đội thực hiện dự án lần lượt 2 dự án.

- BGK đánh giá và cho điểm từng dự án của các đội.

- Trong lúc ban giám khảo chấm và cho điểm cáo phần trả lời câu hỏi cho khán giả, và các khá giả trả lời đúng được tặng quà.

- Các đại diện lên trao phần thưởng cho các đội tham gia.

- Nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm về việc thực hiện dự án và hướng đến một dự án tiếp theo.

2.3.2. Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ việc thực hiện dự án * Về công nghệ * Về công nghệ - Phần cứng - Phần mền + Máy ảnh KTS + Máy in + Máy chiếu + Đầu DVD

+ Soạn thảo văn bản + Powerpoint

+ Format Factorry (chuyển đổi video) * Tài liệu SGK,SGV, và một số tài liệu khác.

- Tài liệu phương pháp dạy học tích cực (dạy học dự án) và tài liệu về tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

- Sổ theo dõi dự án, kế hoạch dạy học dự án. * Địa chỉ các trang Web

http:// www.google.com http:// www.thuvienvatly.com http:// www.violet.vn

49

2.4. Nội dung của hội thi giữa các đội tham gia học dự án

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa nội dung kiến thức phần Công-năng lượng vật lý lớp 10 nâng cao (Trang 46)