Rất rất hay !
Trang 1DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CNTT : Công nghệ thông tin
CSVC : Cơ sở vật chất
ĐNGV : Đội ngũ giáo viên
ĐNGVDN : Đội ngũ giáo viên dạy nghề
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học. 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 2
7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 2
8 Cầu trúc luận văn gồm 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 4
1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên 4
1.2 Một số khái niệm cơ bản 7
1.2.1 Giáo viên 7
1.2.2 Đội ngũ giáo viên 7
1.2.3 Giáo viên dạy nghề và đội ngũ giáo viên dạy nghề 8
1.2.4 Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề 8
1.3 Cơ sở phương pháp luận và định hướng lý luận đối với sự phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề 9
1.3.1 Những yêu cầu về phẩm chất 13
1.3.2 Những yêu cầu về năng lực 13
1.3.3 Về yêu cầu đặt ra đối với GVDN nhằm đáp ứng nhiệm vụ đổi mới 15
1.3.4 Phát triển đội ngũ GVDN trong bối cảnh đổi mới giáo dục 16
1.3.4 Qui trình tiếp cận nội dung phát triển đội ngũ giáo viên tại các cơ sở đào tạo nghề 29
1.3.5 Những yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề 31
Tiểu kết chương 1. 33
ii
Trang 3CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
DẠY NGHỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 1 - BỘ QUỐC PHÒNG 35
2.1 Khái quát về trường Trung cấp nghề số 1 - Bộ Quốc phòng 35
2.1.1 Lịch sử ra đời 35
2.1.2 Tổ chức bộ máy của trường hiện nay 36
2.1.3 Lĩnh vực đào tạo 36
2.1.4 Nhiệm vụ của trường. 38
2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên trường 40
2.2.1 Thực trạng về số lượng giáo viên 40
2.2.2 Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên 42
2.2.3 Thực trạng về tuổi đời, thâm niên công tác và giới tính 46
2.2.4 Thực trạng về năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên 48
2.2.5 Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên 51
2.3 Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề số 1- Bộ Quốc phòng 54
2.3.1 Công tác quy hoạch, kế hoạch giai đoạn 2006 - 2010 54
2.3.2 Công tác tuyển dụng và sử dụng giáo viên. 55
2.3.3 Xây dựng môi trường và điều kiện làm việc, học tập 56
2.3.4 Công tác kiểm tra, đánh giá 56
2.3.5 Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề số 1 - Bộ Quốc phòng. 57
Tiểu kết chương 2. 59
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 1 - BỘ QUỐC PHÒNG 60
3.1 Những nguyên tắc và định hướng đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV 60
3.1.1 Sự phát triển ĐNGV phải đồng bộ trên các mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu 60
3.1.2 Sự phát triển ĐNGV phải dựa trên nền tảng của việc tuyển dụng đúng đắn và sử dụng hợp lý 60
iii
Trang 43.1.3 Phát triển ĐNGV phải dựa trên nền tảng môi trường KT-XH và
văn hoá của khu vực môi trường sống 61
3.1.4 Sự phát triển ĐNGV phải phù hợp và thích ứng với sự phát triển chung của ngành 61
3.1.5 Sự phát triển ĐNGV phải phải huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực và kết hợp hài hoà giữa nội lực với ngoại lực 61
3.2 Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề trường Trung cấp nghề số 1 - Bộ Quốc phòng 62
3.2.1 Giải pháp 1: Nâng cao phẩm chất và năng lực ĐNGV 62
3.2.2 Giải pháp 2: Phát triển số lượng đội ngũ giáo viên 75
3.2.3 Giải pháp 3: Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ GV. 77
3.2.4 Giải pháp 4: Tạo động lực cho đội ngũ GV 79
3.2.5 Mối quan hệ của các giải pháp 83
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi 84
Tiểu kết chương 3. 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
1 Kết luận 89
2 Khuyến nghị 90
2.1 Đối với Bộ Lao động - TBXH 90
2.2 Đối với Bộ Quốc phòng 91
2.3 Đối với trường 91
2.4 Đối với đội ngũ GVDN của nhà trường 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
iv
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle 17
Sơ đồ 1.2 Mô hoạt động của giáo viên dạy nghề 21
Sơ đồ 1.3 Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề 25
Sơ đồ 1.4 Các bước tiếp cận nội dung phát triển đội ngũ giáo viên 31
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức nhà trường 36
Sơ đồ 3.1 Những nội dung cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV 64
Sơ đồ 3.2 Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV 74
Danh mục biểu Biểu đồ 3.1 Mức độ cần thiết của các giải pháp 86
Biểu đồ 3.2 Tính khả thi của giải pháp 86
v
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số học viên tốt nghiệp trong thời gian gần đây 40
Bảng 2.2 Số lượng giáo viên nhà trường từ 2007 - 2011 41
Bảng 2.3 Hiện trạng phân bố lực lượng giáo viên 41
Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên 42
Bảng 2.5 Trình độ giáo viên theo các khoa và tổ bộ môn 43
Bảng 2.6 Trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên 45
Bảng 2.7 Độ tuổi giáo viên (năm học 2009 - 2010) 46
Bảng 2.8 Thâm niên công tác của đội ngũ giáo viên 47
Bảng 2.9 Cơ cấu giới trong đội ngũ giáo viên 47
Bảng 2.10 Trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên 48
Bảng 2.11 Thống kê số liệu về công tác bồi dưỡng một số mặt của trường TCN số 1 - VQP 51
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả về mức độ cần thiết của các giải pháp 84
Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả về tính khả thi của các giải pháp 85
vi
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Đội ngũ giáo viên (ĐNGV) có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình
phát triển giáo dục và đào tạo Nghị quyết TW2 khoá VIII khẳng định: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh Khâu then chốt để thực hiện chất lượng giáo dục là đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên"
Ở nước ta, trong cơ cấu lao động đất nước có tới 70% nhân lực chưa quađào tạo nghề Vì vậy, việc chuẩn hoá, phát triển ĐNGV dạy nghề là vô cùngquan trọng, góp phần to lớn tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng tham gia vào
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trường Trung cấp nghề số 1- BQP có vai trò quan trọng trong đào tạonguồn nhân lực của tỉnh khu vực Đông Bắc và đặc biệt tạo công ăn việc làmcho Bộ đội xuất ngũ sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương, góp phần
ổn định kinh tế gia đình và xây dựng đất nước Trong những năm qua nhàtrường trường đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc thực hiện sứmạng và nhiệm vụ được giao
Cùng với sự phát triển của nhà trường, theo tháng năm đội ngũ giáo viêncủa nhà trường ngày càng phát triển Tuy nhiên, hiện tại ĐNGV của nhàtrường còn nhiều bất cập so với yêu cầu đặt ra: Số lượng giáo viên (GV) củaTrường còn thiếu; trình độ, chất lượng của ĐNGV không đồng đều và cònthấp so với yêu cầu chuẩn hoá; khả năng nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồidưỡng của ĐNGV chưa xứng tầm với sự phát triển của nhà trường
Với những yêu cầu trên đây, vấn đề ĐNGV dạy nghề đáp ứng yêu cầucủa xã hội và sự phát triển của nhà trường là thật sự cần thiết và cấp bách Vì
vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên
trường Trung cấp nghề số 1 - BQP theo yêu cầu chuẩn hoá".
Trang 82 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV Trường Trung cấp nghề số I BQP theo yêu cầu chuẩn hoá
-3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý phát triển ĐNGV Trường
Trung cấp nghề số 1- BQP
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp phát triển ĐNGV Trường
Trung cấp nghề số 1 - BQP theo yêu cầu chuẩn hoá
4 Giả thuyết khoa học.
Công tác quản lý phát triển ĐNGV của Trường Trung cấp nghề số 1 BQP đã đạt được một số kết quả, xong nó còn bộc lộ nhiều hạn chế Nếu cócác giải pháp quản lý phát triển ĐNGV phù hợp, có tính khả thi thì nhàtrường sẽ xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, hợp lý về cơcấu, đáp ứng nhiệm vụ đào tạo nghề
-5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV trong hệ thống trường nghề;phân tích thực trạng về ĐNGV và công tác quản lý, phát triển ĐNGV TrườngTrung cấp nghề số 1 - BQP, đề xuất một số giải pháp phát triển ĐNGV củaTrường Trung cấp nghề số 1 - BQP theo yêu cầu chuẩn hoá
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.3 Các phương pháp hỗ trợ khác
7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Công tác Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trong phạm vi TrườngTrung cấp nghề số 1 - BQP giai đoạn 2006 - 2010; đề xuất các giải pháp pháttriển ĐNGV của nhà trường theo yêu cầu chuẩn hoá giai đoạn 2011 - 2015
Trang 98 Cầu trúc luận văn gồm
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên
Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghềtrường trung cấp nghề số 1 - Bộ Quốc phòng
Chương 3: Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên của trườngTrung cấp nghề số 1 - Bộ Quốc phòng
- Phần kết luận và khuyến nghị
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên
Khi đề cập đến phát triển ĐNGV, ngoài sự thống nhất về nội dung cácnhiệm vụ với phát triển nguồn nhân lực, thời gian gần đây những nghiên cứutrên thế giới đều dành sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng giáo viên, đề cậpviệc thúc đẩy phát triển bền vững và thích ứng nhanh của mỗi giáo viên và cảđội ngũ Trong đó, việc xuất hiện các công nghệ dạy học mới, dẫn đến nhucàu thay đổi vai trò và phương pháp của người thầy càng trở nên cấp thiết, cáchình thức bồi dưỡng giáo viên cũng trở nên đa dạng và phong phú, quan tâmcách thức bồi dưỡng theo mô đun Kèm theo đó là chính sách giảm giờ dạytrên lớp của GV và coi trọng cơ cấu quan hệ giữa dạy lý thuyết và thực hành[18], [20], [21], [22], [23], [24]
Daniel R Beerens chủ trương tạo ra một "nền văn hoá" về sự thúc đẩy và học hỏi trong đội ngũ (Creating a Culture of Motivation and Learning), coi
đó là giá trị mới của nhà giáo Daniel R Beerens cho rằng, tính động trong tăng trưởng và luôn luôn mới là tiêu chí trung tâm của đội ngũ nhà giáo ngày
nay [19] NBPTS (Uỷ ban Quốc gia về các Tiêu chuẩn chuyên môn nhà giáo)
được tạo nên từ năm 1987 sau Hội thảo Camegie về nhà giáo cho thế kỷ 21.
Sau một thời gian ngắn, NBPTS đã phát hành một bản yêu cầu mang tính
nguyên tắc định hướng nghề nghiệp đầu tiên: Thầy giáo cần phải biết và có thể làm gì ? (What teachers Should Know and Be Able to do ?) với 5 vấn đề cốt lõi được hoà trộn là Kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ và niềm tin [8].
Một nghiên cứu tương tự trong công trình chung của các thành viênOECD (Tổ chức Hợp tác Phát triển Châu Âu) đã chỉ ra chất lượng nhà giáogồm 5 mặt: Kiến thức phong phú về phạm vi chương trình và nội dung bộ
Trang 11môn mình dạy; Kỹ năng sư phạm, kể cả việc có được "Kho kiến thức" về
PPDH, về năng lực sử dụng những phương pháp đó; Có tư duy phản ánhtrước mỗi vấn đề và có năng lực tự phê phán, nét rất đặc trưng của nghềdạy học; Biết thông cảm và cam kết tôn trọng phẩm giá của người khác; Cónăng lực quản lý, kể cả trách nhiệm quản lý trong và ngoài lớp học (theo[14, tr.16])
Nhà giáo phải vừa là nhà chuyên môn, người lãnh đạo (lãnh đạo hoạtđộng của lớp học và lãnh đạo chuyên môn) cũng được nhấn mạnh trong chuẩngiáo viên của Austrailia (theo dự thảo khung về tiêu chuẩn giáo viên 6/2003)[8], Nhật Bản [10], Hàn Quốc [9, tr.43-45] và nhiều nước khác
Ở Việt Nam, khi đề cập tới các phương pháp tiếp cận phát triển ĐNGV,các tác giả Bùi Văn Quân và Nguyễn Ngọc Cầu [12, tr.44] đã nêu ra ba cáchtiếp cận trong nghiên cứu và phát triển ĐNGV hiện nay: (1) Tiếp cận quản lý
và phát triển nguồn nhân lực theo sơ đồ của Christian Batal [7, tr.254]; (2)Tiếp cận theo phương pháp quản lý, gồm: phương pháp giáo dục, vận động,tuyên truyền; phương pháp hành chính; phương pháp kinh tế; (3) Tiếp cậntheo nội dung phát triển ĐNGV Từ đó, các tác giả khẳng định: Việc lựa chọncách tiếp cân nào là do ý thức lí luận và kết quả phân tích thực tiễn giáo dụccủa nhà nghiên cứu hay nhà quản lý quyết định
Tác giả Lê Đức Ngọc, trong cuốn sách "Giáo dục đại học - Quan điểm
và giải pháp" [11], khi đề cập đến vấn đề đổi mới công tác giáo viên để nâng
cao chất lượng đào tạo trong các trường, đã cho rằng: có hai lí do chính làmcho vấn ĐNGV trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà trường
Thứ nhất, trình độ của đội ngũ quyết định chất lượng và khả năng của
một trường trong giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ xã hội trong nền kinh tếhàng hoá
Trang 12Thứ hai, chi phí lương và phụ cấp cho đội ngũ này là khoản chi phí lớn
nhất của mỗi trường, nó gắn liền với vấn đề chất lượng, hiệu quả và hiệu suấtđào tạo Từ đó tác giả đề nghị:
(1) Cần có một tổ chức để thực hiện việc bồi dưỡng (BD) chuyên mônnghiệp vụ cho GV
(2) Cần có chính sách tuyển dụng, sàng lọc và đánh giá GV một cáchkhách quan, thoả đáng
Trong chuyên khảo "Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên", các tác giả Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa,
sau khi đề cập những vấn về chung về phẩm chất - năng lực người thầy, nghềthầy trong bối cảnh phát triển mới; cuốn sách đã đề ra các con đường đểngười thầy tự tìm hiểu nâng cao được phẩm chất, năng lực của bản thân, đápứng yêu cầu của nhà giáo trong điều kiện đất nước thực hiện hội nhập và côngnghiệp hoá, đưa giáo dục vào sự chuẩn hoá, hiện đại hoá [2]
Nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư về "Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD giai đoạn2005
- 2010" Viện chiến lược và Chương trình giáo dục đã thực hiện nghiên cứu
đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo Việt Nam, làm căn cứ cho các quyếtđịnh có liên quan tới đội ngũ nhà giáo
Bản báo cáo khuyến nghị những khía cạnh cần được đặc biệt quan tâmnhằm nâng cao năng lực về chuyên môn cho cả ĐNGV: (a) Khả năng sử dụngngoại ngữ để hỗ trợ cho hoạt động nghề nghiệp; (b) Khả năng gắn kết giảngdạy, NCKH với thực tiễn lao động sản xuất; (c) Khả năng biết ứng dụng côngnghệ thông tin vào giảng dạy; (d) Sự am hiểu về các vấn đề văn hoá, xã hội[17, tr.163]
Trang 13Tóm lại, từ những nội dung đã trình bày trên đây, có thể nhìn nhận:
Phát triển ĐNGV với tư cách là nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồnnhân lực đặc biệt là một nội dung quan trọng, cấp thiết, thu hút sự nghiên cứucủa nhiều tổ chức và nhà khoa học trong và ngoài nước Đã có nhiều côngtrình nghiên cứu và có những thành tựu quan trọng về vấn đề này Tuy nhiên,công bằng mà nói, các công trình đó mới chỉ chuyên sâu vào những nội dungnhất định của vấn đề, hoặc các luận văn thạc sĩ, các đề tài khoa học lại gắnvới vùng miền cụ thể Việc khai thác tổng hợp sơ đồ quản lý nguồn nhân lực
và kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có, nhằm đồng bộ hoá hệ thống giảipháp phát triển ĐNGV các trường đào tạo nghề hiện vẫn còn bỏ ngỏ Đó lànội dung chính mà đề tài luận văn sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Giáo viên
Luật Giáo dục [13, mục 1, điều 69] qui định "Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác".
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, GV là: "Tên gọi chung người làm công tác
giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp, các lớp đào tạo, các trường trên bậc phổ thông" [16].
1.2.2 Đội ngũ giáo viên
Khi nói đến ĐNGV, ta phải hiểu và xem xét trên quan điểm toàn diện
và hệ thống Đó không phải là một tập hợp rời rạc, mà các thành tố trong đó
có mối quan hệ lẫn nhau, bị ràng buộc bỏi những cơ chế, qui ước nhất địnhnào đó Vì vậy, mỗi tác động vào các thành tố đơn lẻ của hệ thống vừa có ýnghĩa cục bộ, vừa có ý nghĩa toàn thể Nếu xét trên phương diện nguồn nhân
lực thì ĐNGV chính là nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực đặc biệt của hệ thống các cơ sở đào tạo nghề nói riêng và giáo dục nghề nghiệp nói chung
Trang 141.2.3 Giáo viên dạy nghề và đội ngũ giáo viên dạy nghề
* Giáo viên dạy nghề (GVDN) là những thầy giáo, những người làm
nhiệm vụ giảng dạy, NCKH và quản lý giáo dục trong các trường đào tạo nghề
* Đội ngũ giáo viên dạy nghề (ĐNGVDN) là tập hợp những người làm
nghề dạy học, giáo dục nghề nghiệp được tổ chức thành một lực lượng cùngchung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho cáctrường đào tạo nghề Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qualợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ qui định của pháp luật, thểchế xã hội
1.2.4 Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề
Phát triển ĐNGVDN là giải pháp của những nhà quản lý nhằm xây dựngĐNGV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu Thuật ngữ
"Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề được hiểu là một khái niệm tổng hợp bao gồm cả việc bồi dưỡng ĐNGVDN và phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ Nếu như phạm vi bồi dưỡng bao gồm những gì mà người GVDN cần phải biết và phạm vi phát triển nghề nghiệp bao gồm những gì họ nên biết, thì phát triển ĐNGVDN là bao quát tất cả những gì mà người GVDN có thể trau dồi phát triển để đạt các mục tiêu cơ bản cho bản thân, cho nhà trường Đó là con đường để người GVDN phát triển toàn diện nội lực của bản thân, làm cho họ có đủ điều kiện, có khả năng sáng tạo trong việc thực hiện tốt nhất mục tiêu của nhà trường Vì vậy, quan tâm việc phát triển ĐNGVDN là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển toàn diện của các trường".
Phát triển ĐNGVDN chính là tìm cách khuếch trương để đạt hiệu suất
cao nhất của 5 yếu tố "phát năng": (1) GD%ĐT để toàn đội ngũ đạt đến sự
chuẩn hoá, hiện đại hoá; (2) Thực hiện các chế độ, chính sách tốt nhất đối vớigiáo viên; (3) Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo tính hợp lý, tính
Trang 15xã hội hoá và tính đồng thuận trong tổ chức; (4) Tổ chức hoạt động giảng dạymột cách hợp lí, đồng bộ với các yếu tố số lượng, cơ cấu của đội ngũ; (5)Tăng cường cơ chế dân chủ trong hoạt động, giúp GV tự phát triển bản thân.
Tựu trung lại, phát triển ĐNGVDN là một quá trình liên tục phát triển nhằm hoàn thiện hoặc thay đổi tình hình hiện tại để làm cho đội ngũ không ngừng lớn mạnh về mọi mặt.
1.3 Cơ sở phương pháp luận và định hướng lý luận đối với sự phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề
Chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế tri thức - nền kinh tế "lấy việc sản xuất, truyền tải, sử dụng tri thức làm hoạt động chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế" Trong kỷ nguyên của văn minh trí tuệ - kinh tế tri thức, một
quốc gia diện tích có thể không lớn, số dân không đông, tài nguyên nghèo nànvẫn có cơ hội phát triển nhờ vào tiềm năng trí tuệ, nội lực tinh thần và vănhoá Ngày nay chất xám chính là yếu tố quyết định đến vị thế của quốc gia ấytrên thị trường và chính trường quốc tế Chất xám cũng không còn là tài sảnriêng mà trở thành hàng hoá trao đổi giữa các quốc gia
Mỗi thời đại có những yêu cầu khác nhau về nguồn lực con người Đó làmột biện chứng triết học Thời đại ngày nay, kinh tế tri thức đã khẳng định sựphát triển về chất của nguồn lực con người, trong đó tính chủ thể là một trongnhững biểu hiện phát triển cao nhất và tập trung nhất Trong không gian giáodục hội nhập, từ nhu cầu cấp thiết của sự nghiệp CNH, HĐH người GVDNphải đáp ứng những tiêu chuẩn do xã hội đặt ra và do những nhu cầu đổi mới
tự thân của giáo dục - đào tạo Theo chúng tôi, người giáo viên dạy nghề phải
đủ tầm để làm chủ quá trình giáo dục nhằm tạo ra nền tảng của dân trí, nhânlực, nhân tài Những yêu cầu đó phải luôn được đáp ứng ở mức cao nhất,thường trực và hoàn thiện hơn so với nhân cách của một người bình thường.Các Văn kiện của Đảng trong Đại hội lần thứ IX, X đều nhấn mạnh tới việc
Trang 16xây dựng mô hình nhân cách của con người Việt Nam trong thời đại CNH,HĐH tập trung vào 5 yếu tố cơ bản: (1) là con người nhân văn - xã hội; (2) Làcon người công nghệ; (3) Là con người năng động, thích nghi cao; (4) Là conngười có đủ sức khoẻ, thể lực; (5) Là con người sáng tạo.
Với mô hình con người mới trên, chúng ta có thể hình dung ngườiGVDN hiện nay vừa bao gồm những nhân tố có đặc điểm chung đó, vừa cónhững đặc trưng riêng Và những công trình nghiên cứu gần đây [1], [6], đãchỉ ra rằng, tiêu chuẩn về năng lực chủ yếu của người GVDN được thể hiệnqua 4 thành tố: (1) Năng lực hiểu biết chuyên môn; (2) Năng lực tổ chức,quản lý đối tượng; (3) Năng lực chẩn đoán nhu cầu; (4) Năng lực hợp tác, hộinhập bình đẳng
Từ đó, chúng tôi xác lập một mô hình cấu trúc nhân cách mới của người
GVDN trong thời đại kinh tế tri thức bao gồm 4 đặc trưng sau:
Thứ nhất, người GVDN phải có giá trị là người có tố chất nhân cách - trí tuệ, tức là phải có tri thức hiểu biết, có tinh thần khoa học luôn khám phá, đổi
mới, có tư duy phê phán, coi trọng thực tế và luôn học tập không ngừng
Thứ hai, người GVDN phải có những giá trị phát triển hài hoà giữa con người và tự nhiên Bởi có những giá trị này thì họ thực sự mới nắm bắt, tôn
trọng giới tự nhiên và qui luật tự nhiên cũng như sự hài hoà về môi trườngsinh thái, tạo cơ sở cho sự đảm bảo cân bằng giữa ổn định và phát triểnbền vững
Thứ ba, người GVDN phải có những giá trị phát triển hài hoà giữa con người và xã hội, tạo ra sự hợp tác, quan tâm và đoàn kết giữa các chủ thể.
Đây là nhân tố thúc đẩy sự hoạt động một cách lành mạnh trong môi trường
xã hội, đảm bảo giữa hiện thực và nhu cầu, nối con đường cung - cầu của thịtrường lao động, đưa mục tiêu của các hoạt động đi đến điểm đích là chấtlượng của các sản phẩm
Trang 17Thứ tư, người GVDN phải có những giá trị khẳng định chủ thể sáng tạo, nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh, không ngừng vươn lên hoàn thiện chính mình Đây là đặc trưng về phương diện cá thể - chủ thể khẳng định sự
vận dụng một cách hiệu quả trí tuệ và năng lực của mình vào việc đạt đượcthành công trong công việc và sự nghiệp
Bốn đặc trưng trên chủ yếu tập trung vào trí tuệ, tinh thần, cảm xúc, thểchất, tức là sự tổng hợp của tâm lực, trí lực và thể lực Người GVDN phảiđồng thời hội đủ những nhân tố hết sức quan trọng đó Nói tổng thể, họ phải
có "nhận thức mẫu mực, tác phong mẫu mực, kiến thức mẫu mực và hiệu quả mẫu mực".
Với những vấn đề tiếp cận và bàn luận trên đây, chúng tôi đưa ra những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người GVDN trong bối cảnh hội nhập
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện sự nghiệp giáo dục như sau:
1.3.1 Những yêu cầu phẩm chất
* Thế giới quan khoa học
Thế giới quan của người giáo viên phải là thế giới quan khoa học, baohàm những quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy;chúng được hình thành dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn, việc nghiên cứunội dung giảng dạy, thực tế đất nước …
* Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ
Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người
GV Nó là "ngôi sao dẫn dường", giúp cho người GV luôn đi lên phía trước,
thấy hết được giá trị lao động của mình đối với thế hệ trẻ Mặt khác, nó cóảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách HS
Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ của người GV được biểu hiện ra ngoài bằngniềm say mê nghề nghiệp, lòng yêu thương HS, lương tâm nghề nghiệp, tậntuỵ với công việc, tác phong làm việc cần cù, trách nhiệm… Những cái đó sẽ
Trang 18tạo nên sức mạnh giúp người GV vượt qua mọi khó khăn về tinh thần và vậtchất, hoàn thành nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ được hình thành và phát triển trong quá trìnhtham gia tích cực vào công tác giáo dục Chính trong quá trình đó, nhận thức
về nghề càng được nâng cao, tình cảm nghề nghiệp càng sâu sắc
* Lòng yêu người:
Lòng yêu người, trước hết là lòng yêu thế hệ trẻ là một trong nhữngphẩm chất đặc trưng trong nhân cách người GV
Lòng yêu người của GV được biểu hiện ở:
- Cảm thấy sung sướng khi được tiếp xúc với HS, đi sâu vào thế giới độcđáo của HS
- Có thái độ quan tâm đầy thiện ý và ân cần đối với mọi HS
- Luôn có tinh thần giúp đỡ HS bằng ý kiến hoặc hành động thực tế chânthành và giản dị, không phân biệt đối xử với họ Tuy nhiên, yêu thương HSluôn phải đi kèm với nghiêm khắc và yêu cầu cao
* Lòng yêu nghề:
Lòng yêu HS là lòng yêu nghề luôn gắn bó chặt chẽ với nhau Càng yêungười bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu, có yêu người mới có cơ sở để yêunghề Lòng yêu nghề thể hiện ở: người GV luôn nghĩ đến việc cống hiến cho
sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ của mình; trong công tác giảng dạy và giáo dục,
họ luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn cải tiến nội dung,phương pháp, không tự thoả mãn với trình độ hiểu biết và tay nghề của mình;
họ vui khi được tiếp xúc với HS,… Lòng yêu nghề giúp người GV vượt quamọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
* Một số phẩm chất khác:
GV cần có một số phẩm chất đạo đức như: thái độ nhân đạo, lòng tôntrọng, thái độ công bằng, chính trực, tính ngay thẳng, giản dị, khiêm tốn, …
Trang 19Bên cạnh đó cần có các phẩm chất ý chí như: tính mục đích, nguyên tắc, tínhkiên nhẫn, tự chủ,
1.3.2 Những yêu cầu về năng lực
Hoạt động của GV biểu hiện ở tất cả các hình thức khác nhau của côngtác sư phạm, nhưng tập trung ở các dạng đặc trưng gồm: dạy học, giáo dục và
tổ chức, quản lý quá trình giáo dục - đào tạo Để thực hiện được hoạt độngđặc trưng này, giáo viên cần có các năng lực sau đây:
* Nhóm năng lực dạy - học:
- Năng lực hiểu HS trong QTDH và giáo dục:
Hoạt động dạy của giáo viên có chức năng tổ chức, điều khiển hoạt độnghọc của HS Chức năng dạy chỉ thực hiện có hiệu quả khi giáo viên hiểu được
HS trong QTDH và giáo dục Đây là một trong những năng lực sư phạm cơbản của người GV Đó là khả năng thâm nhập vào thế giới bên trong của họcsinh, hiểu biết tường tận về nhân cách của họ cũng như năng lực quan sát tinh
tế những biểu hiện tâm lý của HS trong QTDH và giáo dục
Một người GV có năng lực hiểu HS khi chuẩn bị bài giảng biết tính đếntrình độ văn hoá, trình độ phát triển của HS, hình dung được từng em đã biếtcái gì, biết đến đâu, cái gì có thể quên và khó hiểu Họ xác định được mức độkhó khăn khi lĩnh hội tài liệu mới của HS Nói cách khác, biểu hiện của nănglực hiểu HS là xác định được khối lượng kiến thức đã có và mức độ, phạm vicũng như trình độ lĩnh hội của HS, từ đó xác định mức độ và khối lượng kiếnthức mới cần trình bày trong dạy - học và giáo dục
Năng lực hiểu HS thể hiện trên hai mức độ: Mức độ thấp là GV hiểu HSthông qua câu trả lời, kết quả bài tập,… Mức độ cao hơn của GV có khả năngnắm được diễn biến của sự lĩnh hội, diễn biến tâm lý ở HS ngày trong quátrình dạy học thông qua những ánh mắt, nét mặt, cử chỉ của HS
Trang 20- Tri thức và tầm hiểu biết của GV:
Đây là năng lực trụ cột của nghề dạy học, GV có nhiệm vụ phát triểnnhân cách HS nhờ một phương tiện đặc biệt là tri thức, quan điểm, kỹ năng,thái độ mà loài người đã khám phá; nhất là tri thức khoa học thuộc lĩnh vựcgiảng dạy của mình
Khả năng hiểu biết sâu rộng tri thức khoa học công nghệ thuộc lĩnh vựcgiảng dạy thể hiện ở sự nắm vững và hiểu biết môn mình dạy, thường xuyêntheo dõi những xu hướng, phát minh khoa học, công nghệ, có năng lực tự học,
tự bồi dưỡng
- Năng lực chế biến tài liệu:
Năng lực chế biến tài liệu là năng lực gia công về mặt sư phạm đối vớitài liệu học tập, nhằm làm cho chúng phù hợp tối đa với đặc điểm lứa tuổi,đặc điểm cá nhân, trình độ, kinh nghiệm của HS và lôgíc sư phạm Muốn vậy,
GV phải biết đánh giá đúng tài liệu, có óc sáng tạo trong việc chuyển biến trithức từ tài liệu thành tri thức dạy - học
- Nắm vững phương pháp và kỹ thuật dạy học
- Năng lực chế tạo và sử dụng phương tiện dạy học
- Năng lực ngôn ngữ: Giáo viên có khả năng biểu đạt rõ ràng và mạch lạc
ý nghĩ và tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ
* Nhóm năng lực giáo dục:
Đề hình thành nhân cách cho HS, GV cần có:
- Năng lực dựa vào mục đích giáo dục và yêu cầu đào tạo để hình dungtrước cần phải giáo dục cho từng HS những phẩm chất nhân cách nào vàhướng hoạt động của mình nhằm đạt tới mục đích đó
- Năng lực giao tiếp sư phạm là năng lực nhận thức nhanh chóng nhữngbiểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của HS
Trang 21- Năng lực "cảm hoá" rèn luyện khả năng gây được ảnh hưởng trực tiếp
của mình đối với HS về mặt tình cảm và ý chí, làm cho HS tin tưởng và hànhđộng bằng tình cảm và niềm tin
- Năng lực khéo léo đối xử sư phạm: Người GV là công cụ chủ yếu đểtạo ra sản phẩm giáo dục Sự hình thành và phát triển nhân cách là một quátrình tu dưỡng, bồi dưỡng văn hoá và rèn luyện tay nghề trong thực tiễn sưphạm Thời gian đào tạo ở nhà trường, đặc biệt là các trường sư phạm có ýnghĩa cực kỳ quan trọng nhằm tạo ra tiền đề cần thiết kiến tạo nhân cách của GV
1.3.3 Về yêu cầu đặt ra đối với GVDN nhằm đáp ứng nhiệm vụ đổi mới
Mỗi GVDN là yếu tố cơ bản, "tế bào" của đội ngũ (nguồn nhân lực) Khi
tất cả đội ngũ đều đã đạt được các yêu cầu về cá nhân nêu trên, thì tất yếu đã
có được tiền đề cho một nguồn nhân lực mạnh Lúc này, yêu cầu về ngườiquản lý chủ yếu nhằm ở khía cạnh của việc tổ chức thực hiện các chức năngquản lý Đó là qui hoạch để có được sự đồng bộ về chất lượng, cơ cấu và sốlượng; yêu cầu đó, phải phù hợp với quan điểm của Đảng ta về chuẩn hoá,hiện đại hoá và mục tiêu đề ra từ Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ
về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.Theo chúng tôi, trong bối cảnh hội nhập yêu cầu đối với GVDN sẽ là:
* Chuẩn hoá: Tất cả GVDN đều đảm bảo được các tiêu chuẩn cơ bản về
"cá nhân" Đặc biệt về mặt phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp, lòng say
mê khoa học, kiến thức, năng lực và khả năng tự phát triển yêu cầu ngườigiáo viên phải đạt ở mức cao
* Đảm bảo tính xã hội hoá trong phát triển đội ngũ: có không khí học
tập, tạo dựng được tổ chức biết học hỏi, tự nguyện học tập suốt đời, có sự tươngtrợ lẫn nhau để mỗi giáo viên đều có cơ hội như nhau trong học tập, bồi dưỡng
* Bảo đảm sự dân chủ hoá: cơ chế hoạt động của tổ chức phải tạo ra sự
giải phóng cho cá nhân, phát huy trí tuệ của mỗi cá nhân trên tinh thần tôn
Trang 22trọng nguyên tắc tập trung dân chủ Dân chủ hoá thể hiện toàn diện trên cảlĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, tự tu dưỡng để phát triển cá nhân và cả trên mọihoạt động quản lý, chuyên môn nhằm thực thi quá trình.
* Ngoài ra, một khía cạnh không kém phần quan trọng trong yêu cầu
phát triển đội ngũ là "sự thi đua lành mạnh và liên tục - trong một khung pháp lí nghiêm chỉnh, đồng thuận - giữa các cán bộ quản lý và ngay giữa các thành viên trong cùng một cơ sở, tổ chức [7]; bởi vì, thực tiễn cho thấy cơ chế tập trung khép kín, thiếu đua tranh và ít nguồn thông tin, thường đưa đến những sức ỳ, cản đường cho sự phát triển toàn bộ".
Như vậy, xét về tổng thể, yêu cầu đặt ra cho cán bộ quản lý ở các trường hiện nay phải là đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và có tính đồng thuận cao, gắn kết khăng khít, tương hỗ lẫn nhau thành một thể thống nhất, năng động, có định hướng phát triển hài hoà với cộng đồng xã hội và phù hợp với xu thế hội nhập.
1.3.4 Phát triển đội ngũ GVDN trong bối cảnh đổi mới giáo dục
* Nội dung phát triển đội ngũ GVDN
Phát triển đội ngũ GVDN chính là phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao trong các tổ chức giáo dục Cơ sở phương pháp luận của sơ đồ quản lý
nguồn nhân lực (sơ đồ 1.1) sẽ được sử dụng để tiếp cận vấn đề Thuật ngữ "sơ
đồ quản lý nguồn nhân lực" được hiểu là bao hàm nhiều hoạt động khác nhau,
thuộc phạm vi hoạch định chính sách để quản lý và phát triển nguồn nhân lực.Nhà xã hội học người Mĩ - Leonard Nadle cho rằng: Phát triển nguồn nhânlực có mối gắn kết với sử dụng nguồn nhân lực và môi trường nguồn nhân lực(dẫn theo [4, tr.16]) Trong phát triển đội ngũ GVDN, chúng ta có thể tiếp cậnnghiên cứu chỉ theo nhánh thứ nhất của sơ đồ (phát triển đội ngũ - nguồnnhân lực), trong đó chủ yếu đi sâu vào các vấn đề giáo dục, đào tạo, bồidưỡng, phát triển bền vững Nhưng vì mối quan hệ không thể tách rời với 2
Trang 23QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
Phát triển
nguồn nhân lực
Sử dụng nguồn nhân lực nguồn nhân lực Môi trường
nhánh còn lại (sử dụng nguồn nhân lực và môi trường làm việc của giáo viên)
và đặc biệt vì tính hệ thống của vấn đề, chúng tôi sẽ đề cập một cách hệ thốngcác giải pháp để thực hiện nhiệm vụ ở cả 3 nhánh của sơ đồ Do vậy, nội dungphát triển đội ngũ GVDN cũng phải thực hiện đầy đủ các nội dung của quá
trình quản lý nguồn nhân lực như: kế hoạch hoá, tuyển mộ, lựa chọn, bồi dưỡng, phát triển bền vững, đánh giá, đãi ngộ … Đồng thời, hướng tiếp cận
cần đảm bảo xuyên suốt trong phát triển đội ngũ GVDN là tuân thủ các chức
năng cơ bản của công tác quản lý: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle (dẫn theo [10, tr.26]).
Christian Batal trong bộ sách "Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực Nhà nước" [3, tập 2] cũng khai thác theo hướng quản lý nguồn nhân lực của
Leonard Nadle, và ông đã đưa ra nội dung tổng thể và quản lý phát triểnnguồn nhân lực Trong đó, Christian Batal đã sử dụng kết quả nghiên cứu củacác khoa học khác (giáo dục học, dự báo, dân số học, toán học,…) để đưa ra
Trang 24một bức tranh hoàn chỉnh của nội dung quản lý phát triển nguồn nhân lực, baogồm từ khâu: đào tạo, tuyển dụng, quản lý điều hành, tổ chức lao động, giaotiếp nội bộ, xây dựng danh mục công việc và năng lực và cuối cùng là kiểmtra, đánh giá đến nâng cao năng lực, hiệu lực của nguồn nhân lực [3].
Một nghiên cứu tương tự khi đề cập đến nội dung phát triển đội ngũ GVcho rằng, cần phải xem xét toàn diện các mặt: Chuẩn giáo dục bền vững chođội ngũ giáo viên; Sự phân chia trách nhiệm của tổ chức với giáo viên; Điềukiện làm việc của đội ngũ giáo viên; Phạm vi tác động đến vấn đề quản lý độingũ giáo viên [6]
Trong đó, theo chúng tôi, yếu tố giáo dục bền vững cho GV luôn đượccoi là quan trọng nhất, với sự phát triển từ lực thúc đẩy của các giải phápđược xây dựng và từ sự thúc đẩy cộng hưởng của chính bản thân GV mà yêucầu GV về tự học và học suốt đời, về tính tự chủ và tự giác phải được đặt rarất cao Đây là nền tảng cho việc phát triển đội ngũ bền vững, là cơ sở để tạo
ra một "nền văn hoá" của sự thúc đẩy và học hỏi trong đội ngũ.
Với những cách tiếp cận trên, chúng tôi xác định các nội dung chính về phát triển đội ngũ GVDN sẽ bao gồm những vấn đề chính yếu sau:
* Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp GV trong giáo dục nghề nghiệp.
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục (1998), tiêu chuẩn là
"cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng".
Khái niệm chuẩn (hay tiêu chuẩn) thường đi đôi với khái niệm chất
lượng, người ta nói gọn "chuẩn" hay "tiêu chuẩn", nhưng người ta luôn hiểu
đó là "chuẩn hay tiêu chuẩn chất lượng" Mục đích của nó là "để đạt chất lượng" hay "để đảm bảo chất lượng" Dưới đây, hai thuật ngữ chuẩn hay tiêu chuẩn được dùng đồng nghĩa với nhau cho cùng một khái niệm.
Hiện nay có những định nghĩa khác nhau ít nhiều về tiêu chuẩn Có thểđịnh nghĩa Tiêu chuẩn nghề nghiệp GV một cách rất khái quát như sau:
Trang 25Tiêu chuẩn nghề nghiệp GV là những yêu cầu, chỉ tiêu được đặt ra tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng làm thước đo đánh giá hoạt động của nhà giáo nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao [15].
Tiêu chuẩn nghề nghiệp GV trong GDNN thường phải do các tổ chức, cơquan sử dụng đội ngũ GV, đó chủ yếu là các cơ sở GDNN thông qua các đạidiện của họ tiến hành xây dựng và được cấp Bộ quản lý Nhà nước ban hành
- Mục đích và nguyên tắc của việc xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Tiêu chuẩn nghề nghiệp GV được xây dựng và ban hành nhằm mục đích:+ Giúp các GV tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của bản thân, từ đó xâydựng cho mình kế hoạch rèn luyện học tập, phấn đấu nâng cao năng lực nghềnghiệp, không ngừng phát triển nghề nghiệp
+ Giúp các cấp quản lý Nhà nước về GDNN và những người quản lý của
cơ sở GDNN đánh giá, xếp loại GV về năng lực nghề nghiệp phục vụ côngtác quản lý, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ GV trong GDNN.+ Làm căn cứ để xây dựng, phát triển chương trình dạy - học cho việcđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV ở các trường cao đẳng, đại học sư phạm kỹthuật và các khoa sư phạm kỹ thuật thuộc các trường cao đẳng, đại học ngoài
sư phạm và các cơ sở bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GVtrong GDNN
+ Làm căn cứ để xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ
GV trong GDNN
- Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp GV:
+ Tiêu chuẩn nghề nghiệp GV phải tuân thủ những quy định đối với nhàgiáo trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam
Trang 26+ Tiêu chuẩn nghề nghiệp GV phải tiếp cận và phù hợp với tiêu chuẩntrình độ, tiêu chuẩn chất lượng nhà giáo khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầuhội nhập quốc tế.
+ Tiêu chuẩn nghề nghiệp GV phải đảm bảo tính khoa học, tính thụctiễn, khả thi, dễ vận dụng
+ Tiêu chuẩn nghề nghiệp GV phải được xây dựng trên cơ sở tiếp thu,vận dụng những kinh nghiệm của thế giới và trong nước về xây dựng tiêuchuẩn nghề nghiệp GV
- Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong giáo dục nghề nghiệp theo mô hình năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
Theo tiếp cận hoạt động, mô hình năng lực nghề nghiệp của GV phảiđược xác lập trên cơ sở của mô hình hoạt động của GV
Kết quả của những cuộc phân tích nghề GV kỹ thuật ở các trường THCN
- dạy nghề đã đưa ra một mô hình hoạt động của loại hình GV kỹ thuật đó.Cần lưu ý rằng, đây là mô hình hoạt động của người GV dạy cả lý thuyết vàthực hành nghề trong các trường THCN - dạy nghề Mặc dù đã được xâydựng từ năm 2000 (sơ đồ 1.2) nhưng vẫn giữ nguyên giá trị tham khảo hiệnnay do bản chất các hoạt động lao động nghề nghiệp thực tế của GV trongGDNN không có gì thay đổi đáng kể
Trên đây là những nhiệm vụ cơ bản của nhà giáo dạy cả lý thuyết và thựchành trong các cơ sở GDNN; mỗi nhiệm vụ lại được phân chia thành các côngviệc cụ thể hơn Kết quả phân tích nghề do nhóm nghiên cứu đề tài cấp Bộ
B99-52-36 "Xây dựng mô hình đào tạo GV kỹ thuật ở trình độ đại học cho các trường THCN - Dạy nghề" do PGS.TS Nguyễn Đức Trí làm chủ nhiệm,
tiến hành năm 2000 đã đưa ra một danh mục công việc cụ thể được phản ánhtrên sơ đồ 2
Trang 27Sơ đồ 1.2: Mô hình hoạt động của giáo viên dạy nghề.
Bộ "Chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp" đã
được xây dựng với 7 Tiêu chuẩn (TC), gồm 20 tiêu chí (Tc) như dưới đây sẽđược thử nghiệm, chỉnh sửa để ban hành đưa vào sử dụng (Ban soạn thảo
chuẩn NVSP - Dự án phát triển GV THTP và TCCN: Báo cáo chuẩn nghiệp
Tc 1.2 Hiểu biết môi trường dạy - học và giáo dục trong GDNN
TC2: Năng lực xây dựng kế hoạch dạy - học và giáo dục trong GDNN
Tc 2.1 Lập kế hoạch dạy - học môn học / học phần, môđun
Tc 2.2 Lập kế hoạch bài dạy lý thuyết, thực hành, thực tập
Tc 2.3 Lập kế hoạch các hoạt động giáo dục
GIÁO VIÊN KĨ THUẬT
Dạy lí thuyết Dạy cả LT & TH Dạy thực hành
Tổ chức thực hành
Tổ chức thực tập
Đánh giá kết quả học tập
Làm chủ nhiệm lớp
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Nghiên cứu khoa học
Tham gia hoạt động chinh trị
xã hội
Trang 28TC3 NLTH kế hoạch dạy học.
Tc 3.1 Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện dạy - học
Tc 3.2 Đảm bảo nội dung chương trình dạy - học lý thuyết, thực hành,
thực tập
Tc 3.3 Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy - học lý
thuyết, thực hành, thực tập
Tc 3.4 Sử dụng phương tiện dạy - học lý thuyết, thực hành, thực tập
Tc 3.5 Xây dựng môi trường dạy học lý thuyết, thực hành, thực tập
Tc 3.6 Quản lý hồ sơ dạy - học
TC4 NLTH kế hoạch giáo dục:
Tc 4.1 Giáo dục qua dạy - học lý thuyết, thực hành, thực tập
Tc 4.2 Giáo dục qua các hoạt động giáo dục khác
Tc 4.3 Tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho HS
TC5 Năng lực đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS
Tc 5.1 Đánh giá kết quả học tập lý thuyết, thực hành, thực tập
Tc 5.2 Đánh giá kết quả rèn luyện của HS
TC 6 Năng lực hợp tác trong dạy - học và giáo dục
Tc 6.1 Hợp tác với đồng nghiệp
Tc 6.2 Hợp tác với các chuyên gia, các tổ chức và doanh nghiệp đối tác
TC 7 Năng lực phát triển năng lực nghề nghiệp
Tc 7.1 Thực hiện hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và các hoạt động
khác để nâng cao năng lực nghề nghiệp
Tc 7.2 Nghiên cứu và triển khai phục vụ đổi mới dạy - học và giáo dục.Mỗi tiêu chí được trình bày thành 4 mức khác nhau như là các chỉ báo để
đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí đó Trong nội dung "Chuẩn, …" có đưa
ra chỉ dẫn về các nguồn minh chứng được sử dụng cho từng tiêu chí
Trang 29* Chuẩn về số lượng giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề.
Số lượng GVDN nhìn trên sự điều hành vĩ mô phải cân đối với số lượnghọc viên của các nghề trong mỗi cơ sở nhà trường và đáp ứng những yêu cầu,nhiệm vụ giáo dục đặt ra cho mỗi loại hình đào tạo
Số lượng GVDN nhìn trên sự điều hành vi mô (trong một nhà trường)được tính trên số lớp của trường số lớp của trường đó Như vậy, phát triển về
số lượng đối với GV tại mỗi cơ sở cần phải nhìn trên tổng thể cả trên sự điềuhành vĩ mô và điều hành vi mô cần phải đảm bảo số lượng GVDN theo quyđịnh của Nhà nước để bộ máy của cơ sở quản lý hoạt động có hiệu quả
* Xây dựng cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Cơ cấu đội ngũ GVDN có thể hiểu đó là cấu trúc bên trong của đội ngũ,
là một thể hoàn chỉnh, thống nhất Đó là yêu cầu về đồng bộ hoá - cái gópphần tạo nên sức mạnh tổng hợp của nguồn nhân lực Một cơ cấu hợp lý sẽtạo ra sự hoạt động nhịp nhàng của tổ chức, hạn chế tối đa sự triệt tiêu, nhưnglại tăng cường sự cổng hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố trong tổ chức Để pháttriển đội ngũ GVDN, tất yếu phải áp dụng các giải pháp làm chuyển dịch cơcấu (điều chuyển, cho nghỉ việc, tuyến dung, đào tạo bổ sung …) các thànhphần cơ cấu của đội ngũ giáo viên dạy nghề được xem xét sẽ là:
- Cơ cấu ngành nghề được đào tạo trong phạm vi quản lý của cơ sở là
xác định tỉ lệ GVDN hợp lý giữa các ngành nghề có trong cơ sở đào tạo
- Cơ cấu trình độ đào tạo: là tỉ lệ giáo viên có bằng cấp trong đội ngũ.
- Cơ cấu xã hội gồm: cơ cấu giới tính, thành phần dân tộc, tôn giáo, thành phần chính trị, độ tuổi.
+ Cơ cấu giới tính của đội ngũ: So với các khu vực khác, trong lĩnh vực
giáo dục, nữ thường chiếm tỷ lệ tương đương với nam giới Tuy nhiên, về cáckhía cạnh như: điều kiện để được đào tạo nâng cao, bồi dưỡng thường xuyên,thời gian học tập của cá nhân, thời gian nghỉ do sinh sản, con ốm… lại là yếu
Trang 30tố có tác động đến hiệu suất lao động của đội ngũ; mà những yếu tố đó thì phụthuộc vào giới tính Do đó, khi cơ cấu về giới tính đội ngũ khác nhau thì giải
pháp liên quan của từng nơi cũng phải khác nhau Đây cũng là cơ sở cho việc xác định hệ giải pháp sát hợp với tình trạng giới tính.
+ Cơ cấu thành phần đào tạo, tôn giáo: Là sự phân bố một tỷ lệ tương
đối hợp lý về GVDN là người dân tộc trong các cơ sở giáo dục, cũng như đặcđiểm tôn giáo trong các cơ sở giáo dục
+ Cơ cấu thành phần chính trị: đảm bảo tỉ lệ giáo viên dạy nghề là đảng
viên một cách hợp lý, làm hạt nhân lãnh đạo chính trị cơ sở giáo dục
+ Cơ cấu theo độ tuổi: Đây là cơ cấu lao động phục vụ sự thay thế (trẻ,
già), là đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ, để vừa có thể phát huy được kinhnghiệm của GVDN cao tuổi, vừa phát huy được sự nhiệt tình, hăng hái, năngđộng, sáng tạo của đội ngũ trẻ
Những cơ cấu trên đây bao giờ cũng phải đảm bảo sự cân đối, đồng bộ,nếu phá vỡ sự cân đối này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
* Xây dựng tính động bộ, tổ chức biết học hỏi của đội ngũ GVDN tại các
cơ sở đào tạo.
Yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, đòi hỏi mỗi cánhân GVDN không chỉ cần làm việc sáng tạo, mà còn phải biết kết hợp vàchia sẻ với đồng nghiệp và những thành viên khác trong cơ sở giáo dục cùngtham gia trong công việc chung, cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ chính trịcủa tập thể đảm nhận TÍnh động thuận của đội ngũ GVDN được thể hiện ởtình đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm và có chung tầm nhìn, quan điểm
về phát triển cơ sở giáo dục Tuy nhiên, đồng thuận không làm mất đi cá tính,không loại bỏ những khác biệt cá nhân làm cho mọi người giống nhau, màđồng thuận sẽ làm cho tính sáng tạo của mỗi cá nhân càng có điều kiện pháttriển và phát huy tác dụng
Trang 31ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ
Số lượng Động / mở Mạng lưới Trình độ đào tạo Xã hội Học vấn Năng lực chuyên môn Kỹ năng nghề nghiệp Văn hoá Sức khoẻ
Như vậy, đội ngũ GVDN có tính đồng thuận và luôn biết học hỏi chính
là biểu hiện của văn hoá nhà trường - văn hoá chất lượng Đó là môi trường
mà mọi người cùng thi đua học tập rèn luyện Mọi hành vi của mỗi GVDNtrong đội ngũ đều hướng đến khát vọng, hoài bão hoàn thiện nhân cách củamình, nhằm góp sức nâng cao chất lượng của cơ sở đào tạo nghề
Đồng thuận phụ thuộc vào các thành tố bên trong của đội ngũ giáo viên(số lượng, chất lượng, cơ cấu) và các thành tố bên ngoài (môi trường, kinh tế,văn hoá, xã hội)
Từ vấn đề xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ GVDN với những đặctrưng đã trình bày trên đây, chúng tôi mô hình hoá bằng sơ đồ số 1.3
Sơ đồ 1.3: Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trong các
cơ sở đào tạo nghề.
* Tuyển dụng GVDN.
Công tác tuyến dụng GVDN là điều kiện tiêu quyết tạo ra những tiền đềthuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ công chức nói chung và đội ngũGVDN nói riêng Tuyển dụng GVDN cần phải tiến hành theo đúng qui trình
Trang 32của công tác quản lý nhân sự từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo,kiểm tra Đồng thời, phải căn cứ vào các văn bản pháp lí, phải tuân thủ nhữngnguyên tắc, qui trình yêu cầu trong việc tuyển dụng, sử dụng các quản lý côngchức trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước.
Chúng tôi cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng, hiện nay Nhà nước đang traoquyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục nên công tác tuyển dụng GVDN ở mỗi
cơ sở cần tận dụng tốt cơ hội này nhằm thu được hiệu quả cao nhất Các cơ sởgiáo dục sẽ tự chịu trách nhiệm xã hội trong tuyển dụng, tuyển cho giáo viên,chú trọng tiêu chí, tiêu chuẩn, công khai, minh bạch, có yếu tố cạnh tranhtrong tuyển dụng, tuyển chọn (tương tự như tuyển dụng nhân sự mà doanhnghiệp hiện nay đang làm) mới có thể tuyển dụng được những người giỏi vàthu hút giáo viên giỏi về cơ sở công tác
* Đào tạo và bồi dưỡng GVDN
Có một thực tế được chấp nhận một cách rộng rãi rằng, hiện nay tronglĩnh vực nghề nghiệp nếu chỉ dừng ở mức những gì được đào tạo chì chắcchắn năng lực hành nghề sẽ khó có chỗ đứng vững chãi trong một thị trườnglao động mang tính cạnh tranh cao, nhất là trong giai đoạn hội nhập; và vì thế,nguy cơ bị đào thải là có tính thường trực nên người giáo viên phải năngđộng, kịp thời cập nhật, nắm bắt nhanh với sự thay đổi, và năng lực nghềnghiệp đòi hỏi phải luôn được nâng cao, hoàn thiện Vì vậy, bồi dưỡng ngườiGVDN sau đào tạo là con đường tất yếu phải theo Với giáo dục đổi mới, bồibồi dưỡng sau đào tạo càng đòi hỏi cấp bách Bởi lẽ, chất lượng cán bộ quản
lý giáo dục là "đại lượng" không thể bất biến, cả về bề rộng và chiều sâu của
nội hàm Biểu đồ nâng cao năng lực nghề nghiệp đối với GVDN phải như
đường xoáy "trôn ốc" theo chiều đi lên và tuyệt nhiên không có điểm dừng.
Điều này, cũng có nghĩa có được một văn bằng, một chứng chỉ chưa thể xem
là điều kiện đủ của người GVDN đặc biệt đối với các GVDN trẻ, khi mà kinh
Trang 33nghiệm sống và thực tiễn nghề nghiệp vẫn chưa hoàn thiện Chính vì vậy, đểđáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục nói chung và cách tân hoàn thiệnđội ngũ GVDN nói riêng, các cơ sở giáo dục phải coi việc đào tạo, bồi dưỡng
để nâng cao phẩm chất và năng lực người GVDN vừa là giải pháp cơ bảntrước mắt, vừa là giải pháp thường xuyên, lâu dài trong chiến lược trung hạnhay dài hạn nhằm đảm bảo sự tồn tại và tính thống nhất để phát triển Nghị
quyết của đảng đã nêu ra: "Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đầu tư, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cũng như đội ngũ quản lý giáo dục cả về chính trị tư tưởng đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn" [5] Quan điểm này của Đảng ta
càng hoàn toàn phù hợp với xu thế tất yếu của quản lý giáo dục trên thế giới
và coi trọng đào tạo, bồi dưỡng GVDN trong quá trình hành nghề
Theo chúng tôi, khi tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡngGVDN, các cơ sở đào tạo bồi dưỡng phải xác định chính xác nội dung, loạihình đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời thực hiện đổi mới theo hướng: xác địnhnhu cầu, mục đích, đối tượng để xây dựng kế hoạch triển khai và sử dụng kếtquả đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường tính hành dụng trong nội dung và phươngpháp bồi dưỡng; đa dạng hoá các phương thức bồi dưỡng; đổi mới việc kiểmtra và đánh giá trong và sau mỗi đợt bồi dưỡng; tăng cường xây dựng hệ điềukiện cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng Toàn bộ chu trình này phải đượckhép kín, chặt chẽ, đồng bộ và ràng buộc bằng các văn bản qui định của cáccấp quản lý giáo dục
* Tạo mối liên kết hữu cơ giữa phát triển đội ngũ GVDN với việc sử dụng và tạo dựng môi trường hoạt động thuận lợi cho đội ngũ
Việc sử dụng GVDN đòi hỏi vừa đảm bảo tính khoa học, vừa là nghệthuật trong quan hệ đối xử, trong phân công giao việc và đánh giá thì mới quitục được sức mạnh tổng hợp hướng đến mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chính
Trang 34trị Trong chính sách sử dụng, cần phải quan tâm bố trí sử dụng GVDN, kếthợp theo dõi để phát hiện năng khiếu hoặc các khả năng về trình độ khácnhằm khai thác tốt tiềm lực của mỗi giáo viên vào các hoạt động đào tạo vàgiáo dục của nhà trường.
Trong xây dựng chính sách, cần phải đặc biệt chú ý gắn việc bố trí sửdụng giáo viên phù hợp với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ củangười giáo viên, gắn quyền lợi của người giáo viên với lợi ích chung của nhàtrường một cách hài hoà, làm cho mọi giáo viên yên tâm, phấn khỏi tin tưởng
và gắn bó với nhà trường
Cần chú ý kiến tạo môi trường làm việc tích cực cho đội ngũ giáo viênnhư: điều kiện về nhà ở, trang thiết bị, cảnh quan môi trường sư phạm, nhữngđáp ứng về sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao Công việc này phụthuộc rất nhiều vào các cấp quản lý vĩ mô và tại cơ sở đào tạo, song sự nỗ lựccủa chính bản thân cơ sở đào tạo cùng với sự quan tâm phối hợp của chínhquyền, dân cư sở tại sẽ mang lại những điều kiện khả quan cho môi trườngquản lý
* Về hoạt động hợp tác chia sẻ kinh nghiệm quản lý.
Trong bối cảnh hội nhập, hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lựcnói chung, công tác đào tạo phát triển đội ngũ GVDN nói riêng đã có sự hợptác liên thông, liên kết mạnh mẽ và trở thành xu hướng tất yếu Hàng năm,căn cứ vào kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên các cấp quản lý giáo dục xâydựng mô hình hợp tác về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ
GVDN cho các cơ sở, đem lại hiệu quả giáo dục và hiệu quả kinh tế
* Duy trì phát triển bền vững.
Cần tăng cường khả năng tự phát triển của mỗi GVDN, khả năng thíchnghi trí tuệ để giải quyết những vấn đề xuất hiện; tính luôn luôn mới, tínhcách mạng của mỗi cá nhân và của toàn thể Đây cũng chính là xây dựng một
Trang 35đội ngũ biết học hỏi, từ tìm tòi để tạo ra các yếu tố thúc đẩy, làm mới mình,
để trụ vững trong môi trường hoạt động với những khó khăn thường xuyênxuất hiện
1.3.4 Qui trình tiếp cận nội dung phát triển đội ngũ giáo viên tại các cơ
sở đào tạo nghề
Theo chúng tôi, "trạng thái chất lượng" của đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục chính là mức độ đạt được các yếu tố của đội ngũ Đồng thời, cũng cầnnhấn mạnh thêm rằng, mục tiêu về số lượng của GVDN và mục tiêu về chấtlượng GVDN trong quan điểm phát triển là thống nhất với nhau, lệ thuộc vào
bổ sung cho nhau Do vậy, hệ giải pháp phát triển số lượng và phát triển chất lượng GVDN sẽ không tách biệt nhau, khó có giới hạn rõ ràng, mà cộng hưởng lẫn nhau.
Để tiếp cận nội dung phát triển đội ngũ GVDN một cách khoa học, bảođảm tính thực tiễn, cần tuân thủ những bước đi nhất định Đây cũng là cơ sởphương pháp luận cho việc xâu chuỗi các nội dung cơ sở lí luận, đánh giáthực trạng và đề ra hệ giải pháp phát triển đội ngũ GVDN Cụ thể các bướclần lượt là:
Bước 1: Phân tích thực trạng của đội ngũ GVDN
a Khảo sát, thống kê và phân tích, đánh giá về số lượng và chất lượng của đội ngũ GVDN.
Hệ thống tiêu chí của bộ công cụ khảo sát đưa ra phải đảm bảo rằng saukhi thu thập số liệu, sẽ có đủ cơ sở để đánh giá được tình hình hiện tượng về
số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ GVDN
Sau khi đã có đủ số liệu, tiến hành phân tích theo các tiêu chí khi chọn,phân tích chéo giữa các tiêu chí, có so sánh với chuẩn chung hoặc tình hìnhcủa vùng hay khu vực liên quan để rút ra kết luận Một bản phân tích hiệntrạng được coi là tốt nếu trong đó đã xác định được các qui luật chi phối liên
Trang 36quan, các nguyên nhân của vấn đề Từ đó mà nhìn thấy hướng phát huynhững thành tựu và khắc phục các tồn tại, để có bước phát triển tốt và bềnvững hơn.
b Điều tra bổ sung: Là một hoạt động bổ trợ cho thống kê để có thêm
những căn cứ và các phía nhìn nhận cần thiết của vấn đề nghiên cứu Nộidung điều tra bổ sung có thể là các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lựcGVDN, hoạt động tuyển dụng, điều động giáo dục, các hoạt động giao tiếp
và tính đồng thuận trong nội bộ, tình hình lương và phụ cấp của ngành, địaphương…
Bước 2: Định hướng chính sách phát triển.
a Phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng miền: Cần căn cứ vào qui
hoạch và định hướng phát triển giáo dục và đào tạo đã được các tỉnh, thànhphố xây dựng cho giai đoạn 2010 đến 2020 để nghiên cứu các chỉ tiêu, giảipháp, điều kiện có chi phối đến phát triển giáo dục và đội ngũ GVDN; đồngthời, xác định các yếu tố liên quan trực tiếp đến phát triển giáo dục như: qui
mô tuyển sinh, nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, mạng lưới phát triểncác trường của vùng, miền Từ đó tính toán được số lượng GVDN cần có cho
cơ sở đào tạo nghề
b Xác định mục tiêu chiến lược của phát triển đội ngũ GVDN: Việc xác
định mục tiêu chiến lược để phát triển đội ngũ GVDN phải căn cứ trên cơ sởđánh giá hiện trạng đội ngũ và định hướng phát triển của đội ngũ GV, phải chỉ
ra được số lượng GVDN cần có, chất lượng cần đạt đến, phải xác định đượcmục tiêu vừa sức, mang tính khả thi, có tính quyết định đến kế hoạch phát triển
Bước 3: Xây dựng hệ thống giải pháp phát triển đội ngũ GVDN.
Bước 4: Xác định điều kiện thực hiện và điều hành chính sách.
Trang 37Qui trình tiếp cận nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề
BƯỚC 4
Điều kiện thực hiện điều hành
Mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề
Cần phân công trách nhiệm thực hiện những nội dung trong sơ đồ quản
lý nguồn nhân lực; xác định phương thức theo dõi, đánh giá, nhằm bảo đảmviệc thực thi các giải pháp
Về qui trình tiếp cận nội dung phát triển đội ngũ GVDN đã được trìnhbày trên đây được chúng tôi mô hình hoá bằng sơ đồ số 4
Sơ đồ 1.4 Các bước tiếp cận nội dung phát triển đội ngũ giáo viên
1.3.5 Những yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ giáo viên trong các
cơ sở đào tạo nghề
- Yêu cầu mới về phát triển giáo dục trong bối cảnh hiện nay
Giáo dục có vai trò xuyên suốt lịch sử là giữ gìn, phát triển văn hoáthông quá truyền thụ và lĩnh hội tri thức nhân loại Cùng với sự vận động vàphát triển của xã hội, giáo dục cũng có thêm những vai trò mới: giáo dục làđộng lực phát triển kinh tế thông qua phát triển vốn con người, là thành phầncho sự phát triển con người và là chìa khoá để giải quyết các vấn đề xã hội.Giáo dục vừa là động lực cho việc vận hành nền kinh tế tri thức, vừa là hạ
Trang 38tầng xã hộ cho việc hành thành một xã hội tri thức Từ các vai trò mới đó củagiáo dục xuất hiện các yêu cầu mới về phát triển giáo dục học đường sangphương thức giáo dục suốt đời trong một xã hội học tập Mọi hoạt động giáodục phải gắn với cuộc cách mạng về công nghệ thông tin và truyền thông đểnắm bắt, cập nhật, khai thác tiện ích từ các tiến bộ của công nghệ thông tin vàtruyền thông mang lại, quản lý giáo dục phải theo triết lý quản lý sự thay đổi
và từ triết lý này phải trang bị mới so với những gì mà người GVDN đã đượcchuẩn bị trước đây về kiến thức, kỹ năng Có thể nói những yêu cầu mới vềphát triển giáo dục chính là những xuất phát điểm của nhu cầu mới về pháttriển đội ngũ GVDN
- Luật pháp, cơ chế, chính sách đối với GVDN
Đây là yếu tố tiên quyết có tác dụng điều chỉnh và kích cầu đối với pháttriển quan điểm, chủ trương lãnh đạo và quản lý giáo dục, thiết lập chính sáchquốc gia, địa phương để quản lý giáo dục, đồng thời đưa ra các giải pháp vàcác quyết định quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục Luật pháp,chính sách và qui chế đào tạo vừa có tính định hướng, vừa có tính điều chỉnhcác hoạt động quản lý và là cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động quản lýgiáo dục nghề nghiệp
- Chuẩn GVDN và dự báo qui hoạch phát triển giáo dục Đây là yếu tố
cơ sở qui định về phẩm chất và năng lực của người GVDN cần có để đảmđương của chức trách của mình Chuẩn đó được xây dựng trên cơ sở tích hợp
và tổng hoà các nhu cầu của người giáo viên, nhu cầu sử dụng GVDN của các
cơ quan quản lý cấp trên và của cơ sở giáo dục nghề Để có được đội ngũGVDN hợp lý, ổn định lâu dài trong môi trường quản lý có nhiều khó khăn,công tác dự toán và qui hoạch đội ngũ là hết sức cần thiết, bao gồm trong đónhững thông tin về số lượng, cơ cấu và lộ trình tạo dựng số lượng cơ cấu đótrong từng thời kỳ cụ thể
Trang 39- Đầu tư tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật.
Để nâng cao năng lực, trình độ tác nghiệp của đội ngũ GVDN, công tácđào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ này phải được quan tâm thích đáng Tài chính,
cơ sở vật chất là yếu tố mang tính điều kiện tất yếu của quá trình phát triểnđội ngũ GVDN để họ thường xuyên cập nhật những biến đổi của thời đại, củagiáo dục trong nước và quốc tế, tránh khỏi sự tụt hậu về hiểu biết và năng lựcthực hiện so với các vùng miền có nhiều thuận lợi của đất nước
- Kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng quản lý giáo dục
Đây là những yếu tố có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh các chủ thể quản
lý giáo dục tìm kiểm các phương pháp, hình thức tổ chức quản lý vừa đáp ứngchuẩn chung, vừa phù hợp với thực tiễn giáo dục của vùng miền nhằm đưacác cơ sở giáo dục nghề đạt tới mục tiêu đã được hoạch định Việc kiểm trahiệu quả chất lượng trong công tác, của mỗi giáo viên và của cả đội ngũ đượcthực hiện thông qua đánh giá trong và đánh giá ngoài sẽ giúp cho cán bộ quản
lý cơ sở đào tạo nghề nhìn nhận đúng mặt mạnh, mặt yếu trong quản lý đểphát huy hoặc khắc phục kịp thời, xây dựng tính đồng thuận trong đội ngũgiáo viên
Tiểu kết chương 1.
Thứ nhất, Sau khi tổng quan vấn đề nghiên cứu và xác định chỗ đứng của đề tài, luận văn đã thiết lập được cơ ở lý luận cho nội dung nghiên cứu về
phát triển ĐNGV là:
- Làm tường minh các khái niệm cơ bản, đề cập đến khung lý thuyết về
giáo viên, về ĐNGV; đặc biệt, nêu ra được "những yêu cầu đối với người GV trong bối cảnh đổi mới GDNN" Đó chính là mục tiêu mà hệ giải pháp phát
triển ĐNGV phải hướng tác động để đạt được Đồng thời, với việc phân tíchchi tiết những nội dung phát triển ĐNGV và các yếu tố tác động đến hoạt
động phát triển ĐNGV, là cơ sở cho luận văn đề ra hệ giải pháp.
Trang 40- Kinh nghiệm rút ra từ những nghiên cứu của các tác giả trên thế giới vàtrong nước qua cách tiếp cận sơ đồ quản lý nguồn nhân lực, và từ góc độ tâm
lí, giáo dục học và phát triển nguồn nhân lực, đã cho thấy rằng, nội dung phát
triển ĐNGV là sự thống nhất hữu cơ trên 3 mặt: phát triển đội ngũ, sử dụng đội ngũ và xây dựng môi trường công tác Do vậy, để đảm bảo tính hệ thống,
các giải pháp cần được xây dựng đồng bộ trên cả 3 mặt, trong đó nghiên cứu
trọng tâm là "phát triển đội ngũ"; vấn đề ưu tiên là "nâng cao phẩm chất, năng lực GV theo yêu cầu đào tạo".
Thứ hai, Kết quả nghiên cứu về "các bước tiếp cận nội dung phát triển ĐNGV", cùng với việc nhờ ứng dụng thành tựu khoa học khác, đã xác lập cơ
sở cho việc phân tích, đánh giá hiện trạng, tính toán các chỉ số lượng hoá của
hệ giải pháp và xử lý kết quả khảo nghiệm Đó là nội dung sẽ được giải quyếttiếp tục ở chương 2 và 3