BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2
PHAM VAN THANH
QUAN LY PHAT TRIEN DOI NGU GIAO VIEN TRUONG TRUNG HOC CO SO B HAI MINH, HUYEN HAI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH THEO MƠ
HÌNH QUẢN LÝ DỰA VÀO NHÀ TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 2BO GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
PHẠM VĂN THÀNH
QUAN LY PHAT TRIEN DOI NGU GIAO VIEN TRUONG TRUNG HOC CO SO B HAI MINH, HUYEN HAI HAU, TINH NAM DINH THEO MO
HÌNH QUẢN LÝ DỰA VÀO NHÀ TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học
PGS,TS PHAN THỊ HỎNG VINH
Trang 3LOI CAM ON
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các cán bộ, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp giảng dạy, quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vả nghiên cứu
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Thị Hồng
Vinh đã định hướng cho tôi nghiên cứu đề tài này Cô đã rất tận tình hướng dẫn, động viên và luôn khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn
thành luận văn
Tác giả cũng xin trần trọng cảm ơn PGD&ĐT huyện Hải Hậu, trường Trung hoc co sé B Hai Minh, gia đình và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Trong quá trình hoàn thiện luận văn, mặc dù bản thân đã có rất nhiều cỗ găng nhưng chắc chăn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp quan tâm góp ý để bản luận văn được hoản thiện hơn
Hà Noi, ngay 30 thang 06 năm 2016 Tac gia luan van
Trang 4LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rang, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguôn gôc
Hà Nội, ngày 30 thang 06 nam 2016 Tác giả luận văn
Trang 5MUC LUC Trang bia phu Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt sử dụng trong luận văn Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đô, biêu đồ
LOI CAM DOAN oo 4 2 MỤC LUỤC 2-2-5523 SEE SE SE E5 123211171 15111 1515171151121 re 3 DANH MỤC SƠ ĐÔ, BIÊU ĐÔ 22-52 S222ECs2 2E 2 EEEEEEeEErrrrrrrrrrcree 8 MỞ ĐẦU 5-5 2512112 3 15131121115 11511 1511151151115 11 111111111 T01 gt 1 CHUONG 1oneeeeccccesccssesscsesscssesesscsscsscsssseescssssecsessesecsesaveeeseesessnescseesseeceesseeeeeeeaees 9
CO SO LY LUAN VE QUAN LY PHAT TRIEN DOI NGU GIAO VIEN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO MƠ HÌNH QUAN LY DUA VÀO
NHA 9:49) c0 ~ ,ÔỎ 9
1.1 Tổng quan vấn để nghiên cỨu - - sex eEkeEeEEeEersrkreerees 9 1.2 Các khái niệm cơ bản - - 555 2 2 2 3 ng hy 14 1.2.1 Gido ¿(in 0i203 0/0 14 1.2.2 Quan Ly 00/02 cà na 16 IENCGL A20 (20051 21 1.3.1 Nhiệm vụ của giáo viên trường THCS 55s s2 sss+ 21
1.3.2 Quyền của giáo viên trường THCS 2s + £x£E+Ex£Eersrereee 22
Trang 61.4.2 Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo mô hình quản lý dựa vào nhà trưƯỜng .- - - -s sp 35 Kết luận chương Ì - 22+ +ESEE£EEEEEEEEEEEEESEECEErECkerkrkerkrrrrkerrreered 43
CHƯNG 2 2< S221 E1 10152117111 015 1111111171111 11 re 44 THUC TRANG QUAN LY DOI NGU GIAO VIÊN TRƯỜNG THCSB HẢI MINH, HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH -.2-5- 5 sesec«£ 44 2.1 Đặc điểm giáo dục xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 44 2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 2 - 2 s2 e+x+eetxrerrsrxee 44
2.1.2 Về dân số và nguồn nhân lực . + 2s +s+seE£Eexsrxrxeeerxreerxrxee 44
2.1.3 VỀ giáo ỤC - + HH1 T11 TH TH TH TT ngư dkg 45
2.2 Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS B Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường 47 2.2.1 Khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ phòng, sở GD-ĐT vê quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS theo mô hình quản lý dựa vào nhà 0/0177 ` 47 2.2.2 Khảo sát thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS B Hai Minh, Hai Hau, Nam Định theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường
¬— 52
Kết luận chương 2 -. 6s 2E E913 S3 3 7 C111 111111 1x krrerkee 78
050019) — 79
MOT SO BIEN PHAP QUAN LY PHAT TRIEN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUONG THCS B HAI MINH, HUYEN HAI HAU, TINH NAM DINH
THEO MƠ HÌNH QUẢN LÝ DỰA VÀO - -5-5-cccsckerrerererered 79
)Jwvy:40/9) c5 ~ Ô 79
3.1 Các nguyên tắc để xuất biện pháp - + 2 se +xexerxresrserereered 79
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 2 se erreersrees 79
Trang 73.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi . + 2-5258 +E£Ez£xeEsrxeesreered 81
3.2 Biện pháp quản lý ĐNGV trường THCS B Hải Minh, huyện Hải Hậu,
tinh Nam Định theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường - 81 3.2.1 Biện pháp 1: Tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc
tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường THCS 81
3.2.2 Biện pháp 2: Làm rõ trách nhiệm, chuẩn công việc của CBQL, ŒV,
nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường - -«- 84
3.2.3 Biện pháp 3: Huy động mọi lực l-ợng tham gia xây dựng, phát triển
DNGV: cong đồng, cha me hoc sinh, can b6 quan lý, tô chuyên môi S6
3.2.4 Biện pháp 4: Tô chức bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo hướng phát huy tính tích cực, tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên 89 3.2.5 Biện pháp 5: Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên đầu đàn trong việc phát triển đội ngũ giáo viên 2 sec cxcxerreererees 94 3.2.6 Biện pháp 6: Xây dựng chính sách nội bộ nhằm động viên và tạo điều kiện tối ưu cho giáo ViÊN -.- 2-6 s Sex E333 ch kg re cư 95 3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp trên 98 3.3.1 Kế hoạch khảo 0401500010757 98
Won 2n 30/0007 98
3.3.3 Chỉ đạo thực hiện EEE + SE SE Y3 vn nen vớ 98
3.3.4 Kiểm tra đánh giá - «set SE cv HH TT reo 98 3.3.5 Đôi tượng khảo nghiệm - se St v.v Tre 99
SEN 0 (000i 4 s62 0 99
Kết luận chương 3 - =2 SE E333 E3 3E TH c1 ng 102 KET LUẬN VÀ KHUYÉÉN NGHỊ, .- 2 22+ s+zEvz£Evrerrerrsrerrxee 103 DANH MUC TAI LIEU THAM KHẢO - 2-2225 szzceszxsreee 107
Trang 8DANH MUC TU VIET TAT
1 THCS Trung học cơ sở
2 GV Giáo viên
3 CBQL Cán bộ quản lý 4 ĐNGV Đội ngũ giáo viên 5 KH&CN Khoa học và công nghệ 6 PPGD Phuong phap giang day 7 KTXH Kinh tế xã hội 8 QLGD Quản lý giáo dục 9, GD&DT Gido duc va dao tao 10.NQ-CP Nghị quyết Chính phủ 11.CBGV Căn bộ giáo viên 12.DNCB Đội ngũ cán bộ 13.DMGD Đổi mới giáo dục
14.XD & PT Xây dựng & Phát triển
Trang 9DANH MUC BANG BIEU
Bang 2.1 Nhận thức của chủ thể quản lý về van đề quản lý phát triển đội ngũ giáo viên theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường .- 48
Bảng 2.2 Thông kê số lượng GV trường THCS B Hải Minh 53
Bang 2.3 Cơ cầu đội ngũ giáo viên các bộ môn năm học 2014 — 2015 55 Bảng 2.4 Kết quả đánh giá về phẩm chất chính trị đạo đức lỗi sông của
2))6) 1 56
Bảng 2.5 Trình độ giáo viên trung học cơ sở trường THCS B Hải Minh 57 Bảng 2.6 Khảo sát thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên theo mô hình quản lý dựa vào nhà {TƯỜng .- - c5 + 1S 9 ng ng re 59 Bang 2.7 Đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng vả phát triển ĐNGV tại trường THCS B Hải Minh, Hải Hậu, Nam Dinh giai đoạn 2010 — 2015 60 Bảng 2.8 Đánh giá về các biện pháp quy hoạch xây dựng và phát triển DNGV trường THCS B Hai Minh, Hai Hau, Nam Định giai đoạn 2010 - 2015
¬ 61
Bảng 2.9 Số lượng GV tuyển mới tại trường THCS B Hai Minh 64
Bảng 2.10 Kết quả khảo sát hình thức quản lý giáo viên tại trường THCS B
Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định . - 5-5-5 5 5 5< <5 chen cv gy, 66
Bang 2.11 Đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp, công tác bồi dưỡng 529021: 00110 67 Bảng 2.12 Mức độ hài lòng của CBGV với môi trường làm viỆc 70
Bảng 2.13 Kết quả khảo sát hiệu quả thực hiện các chế độ chính sách 71
Trang 10DANH MUC SO DO, BIEU DO
Biểu đồ 2.1 Cơ cầu giáo viên theo độ tuôi tại trường THCS B Hải Minh 53 Biểu đồ 2.2 Cơ cầu giáo viên theo giới tính tại tường THCS B Hải Minh 54 Biểu đồ 2.3 Đánh giá chung về thực trạng quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS B Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định giai đoạn
“000002051 60
Trang 11MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của kinh tế trí thức và quá trình tồn cầu hố đang diễn ra mạnh mẽ đã làm thay đôi căn bản tư duy kinh tế, chính trị, xã hội trên phạm vi toàn thế giới theo xu hướng hội nhập cùng phát triển Toản cầu hoá cũng
tạo ra điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm,
chuyền giao và tiếp nhận công nghệ đảo tạo tiên tiến giữa các trường đại học
trên thế giới Một “thế giới phẳng” với những điều kiện thuận lợi hơn bao giờ
hết cho phép các trường cung cấp, tìm kiếm trao đổi, xử lý và sử dụng thông tin phục vụ giảng dạy, nghiên cứu
Để có thể đáp ứng với xu thế tồn cầu hố, với sự phát triển của khoa
học - công nghệ và nền kinh tế tri thức, các trường đại học phải không ngừng
đối mới theo một chiến lược nhất quán với tầm nhìn rộng Đồng thời tập trung
xây dựng và phát triển năng lực của đội ngũ giảng dạy, tăng cường đáp ứng
nhu cầu kinh tế - xã hội của quốc gia, lây người học làm trung tâm Trong quá
trình đảo tạo theo hướng cung cấp cho học sinh kiến thức phù hợp với thời đại
và đòi hỏi của thị trường
Trong bối cảnh đó, các cấp giáo dục hiện nay cần tận dụng tốt cơ hội vượt qua thách thức để hội nhập sâu vào giáo dục đại học thế giới, đáp Ứng sự
nâng tầm và phát triển của giáo dục đại học, cao đăng là đầu tàu của nền kinh
té tri thức cũng có nghĩa góp phân đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội Việt Nam, đáp ứng nhu cầu vươn kịp quốc tế, hoà vào dòng chảy hội nhập Đó là cách giáo đục nước ta đã và đang bắt đầu, mà vai trò then chốt tạo ra chất
lượng, hiệu quả của g1áo dục chính là đội ngũ giáo viên
Trang 12cũng hoàn toàn thống nhat véi nguyén ly nay Theo d6, DNGV voi yêu cầu ngày càng cao va tập trung ở những khía cạnh như: nâng cao vị trí xã hội của ĐNGV; bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, chuẩn hoá ĐNGV; chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần vả quản lý sử dụng ĐNGV
Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam toàn quốc lần thứ XI đã đề ra mục
tiêu tông quát của chiến lược phát triển kinh tế 10 năm từ 2010 - 2020 là :
“Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao chất lượng rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tỉnh thân của nhân dân, tạo nên tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại `
Nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH mà Đảng đề ra chính là nguồn lực con người, bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển Vì vậy, muốn tiễn hành CNH - HĐH thành công tất yếu
phải thúc đây phát triển sự nghiệp giáo dục thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài
Đối với công tác GD&ĐT thì ĐNGV đóng vai trò cực kỳ quan trọng, điều này đã được Luật Giáo Dục khẳng định : “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo đục ” [S52, tr28] Đội ngũ giáo viên là nhân tô quyết định của giáo dục Chính vì vậy việc phát triển và nâng cao chất lượng ĐNGV là nhiệm vụ cấp thiết của toàn ngành giáo dục Thực tế hiện nay, chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước là do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân cơ bản: Đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho công tác GD&ÐT, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề giáo dục toàn diện, chưa đầu tư thỏa đáng đúng với tinh thần “Giáo đục là quốc sách hang đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển ”
Trang 13đang đặt ra nhiều vẫn đề về công tác quản lý đối với ngành Giáo dục & Dao tạo cũng như các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương
Ngày 05/07/2010 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định số 27/2001 -
QD- BGD&DT về việc “Ban hành Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010 đến 2020”, song đến nay việc tô chức thực hiện vẫn còn lúng túng, nhiều vẫn đề cần được quan tâm, tìm ra các giải pháp cho phù hợp để có thể vừa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của ngành, vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương
Một trong những vấn đề đó chính là ĐNGV, mặc dù đã đạt được tiêu
chí theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhưng đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều
bất cập tý lệ giáo viên giỏi phải được duy trì bền vững, số giáo viên còn lại phải luôn được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phải có kế hoạch đào tạo trên chuẩn cho CBQL và ĐNGV Một trong các mô hình
thành công trong QLGD cần được áp dụng là mô hình quản lý dựa vào nha
trường, mô hình có đặc điểm là: tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho nhà trường; huy động sự tham gia và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên, học sinh, cộng đồng, cha mẹ học sinh trong quản lý phát triển ĐNGV Chúng tôi thấy răng nên vận dụng mô hình này trong quản lý phát triển ĐNGV Với ý thức trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, cùng với các lý do đã nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quán ly
phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở B Hải Minh, huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định theo mô hình quản lÿ dựa vào nhà trường” 2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiều
Trang 142.2 Nhiém vu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về: quản lí, đội ngũ giáo viên, trường THCS, phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở, mô
hình quản lí dựa vào nhà trường, quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS
theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường
- Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ và phương thức quản lý CBGYV tại trường Trung học cơ sở B Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, từ đó chỉ ra các bất cập trong việc quản lý đội ngũ giáo viên theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường trong những năm qua
- Để xuất phương hướng và giải pháp nhằm quản lý đội ngũ giáo viên theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường hiện nay
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý đội ngũ giáo viên trường THCS 3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường THCS
3.3 Giới hạn phạm vi nghiền cứu
+ Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ giáo viên trong phạm vi không gian là trường Trung học cơ sở B Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý
Trang 153.4 Khach thé diéu tra
Cán bộ chuyên viên phòng THPT Sở GD&ĐÐT' Nam Định; Cán bộ chuyén vién Phong GD&DT Hải Hậu; Đại diện cha mẹ học sinh; Cán bộ giáo viên trường THCS B Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
4 Giả thuyết khoa học
Mô hình quản lí dựa vào nhà trường ở trường THC5S B Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã bước đầu phát huy hiệu quả, nhưng ở mức độ chưa cao Nếu vận dụng mô hình quản lý dựa vào nhà trường trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng tăng cường quyên tự chủ cho trường học, phát huy vai trò của giáo viên và cộng đồng, xây dựng môi trường làm việc tối ưu cho giáo viên thì sẽ có thể nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phuong pháp nghiên cứu lý luận
Tổng hơp các công trình nghiên cứu ở trong và ngoải nước, sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, so sánh, mơ hình hố để thao tác với các văn bản tài liệu nhằm làm sáng tỏ các khái niệm công cụ, để trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết cho vẫn đề nghiên cứu Các nguôn tài liệu lí luận và thực tiễn có liên quan đến công tác quản lý
đội ngũ giáo viên theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường bao gồm:
- Các văn kiện, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước, tư tưởng Hồ Chí Minh có liên quan đến đề tài
- Các tác phẩm về tâm lí học, giáo dục học trong vả ngoài nước - Các công trình nghiên cứu khoa học quản lÍ giảng viên của các nhà lí luận, các nhà quản lí giáo đục, các nhả giáo có liên quan đến đề tài như luận
Trang 16- Các đề án, kế hoạch của Huyện uỷ Hải Hậu, của UBND xã Hải Minh về ““ Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học giai đoạn 2011- 2015”, “Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2015 - 2020”
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bang hói được xây dựng gồm các câu hỏi nhằm làm rõ những thông tin cơ bản sau:
Đánh giá về việc đầu tư các nguồn lực cho việc thực hiện các chương
trình đào tạo tài năng, chất lượng cao ở trường THCS B Hải Minh: nguồn
nhân lực, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu, sách tham khảo Đánh giá kết quả và hiệu quả đào tạo, mô hình quản lý đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên
Đánh giá những hạn chế của công tác quản lý và đề xuất giải pháp
hồn thiện mơ hình quản lý đào tạo
Đánh giá về các tiêu chí ĐNGV đầu đàn, đầu ngành của trường, tính
khả thi của việc quản lý phát triển ĐNGV theo tiêu chí đã xây dựng, các giải pháp áp dụng trong việc xây dựng ĐNGV
Phiếu điều tra có 03 loại:
- Phiếu điều tra dành cho CB sở, phòng GD-ĐT - Phiếu điều tra dành cho CBQL trong trường
- Phiếu điều tra dành cho GV trong trường
5.2.2 Phương pháp phỏng vẫn sâu
Để thu thập thông tin định tính, tác giả đã thực hiện các cuộc phỏng
vấn sâu với đối tượng là các cán bộ sở, phòng GD-ĐT, giáo viên, các nhà
quản lý của trường THCS B Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Để
Trang 17vị đào tạo với các đối tượng là các giáo viên, CBQL với chủ đề chính là trao
đổi về tính khả thi của một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ CBGV viên
tại tường THCS B Hải Minh, trong đó đề cập nhiều nhóm giải pháp về nâng
cao chất lượng, năng lực của ĐNGV theo mô hình quản lý dựa vào nhà
trường
Hai phương pháp này được thực hiện song song nhằm mục đích tìm ra các tiêu chí và giải pháp tôi ưu nhất để quản lý ĐNGV theo mô hình quản
lý dựa vào nhà trường (Thể hiện ở mục Phát triển ĐNGV của đê tài)
3.2.3 Phương pháp quan sát
Là phương pháp thu thập thông tin trong đó nhà nghiên cứu quan sát đối tượng nghiên cứu Khi nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên tại
trường THCS B Hải Minh tác giả sẽ đi tới lớp học, phòng làm việc cụ thể
trong trường để lắng nghe giáo viên tâm sự, những chia sẻ của học sinh hoặc quan sát hành vi của họ diễn ra như thế nảo?
3.2.4 Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến các chuyên gia về tính cần thiết và khả thi của biện pháp đã
đề xuất, gồm:
(1) Các nhà khoa học, các chuyên gia về giáo dục, tâm lí học, quản lí giáo dục;
(2) Các CBQL, GV trường THCS B Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định;
(3) Các nhà quản lí tường THCS trên dia ban 5.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các phương pháp chính mà đề tải sử dụng để xử lý số liệu trong luận văn bao gồm:
5.2.5.1 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thông kê để thu thập số liệu tại các báo cáo sơ
Trang 185.2.5.2 Phương pháp phân tích tông hợp
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hop dữ liệu để nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển DNGV tại trường THCS B Hải
Minh, Hải Hậu, Nam Định trong những năm qua Từ đó, có đánh giá chính
xác về tốc độ phát triển hàng năm của trường THCS B Hải Minh
5.2.5.3 Phương pháp so sánh
Dựa vào những kết quả, thành tựu đạt được của các đơn vị đi trước chúng ta áp dụng vảo tình hình thực tế của trường THCS B Hải Minh tác giả đưa ra giải pháp khắc phục các thiếu sót hiện tại đang mắc phải đồng thời tông kết các kinh nghiệm đó để xây dựng quy hoạch phát triển sao cho vừa kế
thừa được những truyền thống lại vừa hiện đại để theo kịp tiến trình phát triển
của trí thức
Phương pháp so sánh được áp dụng để so sánh hiện tại và quá khứ; so sánh số liệu thực hiện so với kế hoạch; so sánh giữa các đơn vị với nhau
5.2.5.4 Phuong phap SWOT
Phương pháp SWOT được tác giá sử dụng trong đề tài nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức đặt ra đối với trường THCS B Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong việc quản lý, phát triển DNGV theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường hiện nay
6 Kết cầu luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường
Chương 2: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên tại trường THCS B Hải Minh, Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Trang 19CHUONG 1
CO SO LY LUAN VE QUAN LY PHAT TRIEN DOI NGU GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO MƠ
HÌNH QUẢN LÝ DỰA VÀO NHÀ TRƯỜNG
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong những thập niên gần đây, sự phát triển giáo dục ở các nước trên thế giới đã và đang có những biến đối sâu sắc về quy mô, cơ cấu, mục tiêu, cơ chế quản lý với xu hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng
nhu cầu và đòi hỏi của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội Quản lý, phát triển
đội ngũ giáo viên có một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, nhất là trong xu hướng cạnh tranh toản cầu hóa Đặc biệt, các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ trong công cuộc cải cách giáo dục đã rất chú trọng phát huy thế mạnh nguồn nhân lực vả tiềm năng dé tập trung phát triển
Giáo sư Philip G.Altbach, Đại học Boston (Hoa kỳ) với bài tham luận “Giáo dục và toàn câu hóa” Tác giả đã đưa ra những sáng kiến về công tác quản lý và trao đôi giữa giáo viên của các trường trên thế giới
Giao su John Murray, Dai hoc Texas University, voi dé tai “Sie phat
triển của đội ngũ giảng dạy”, tác giả đã xác định những bước thực hiện cụ thể như chìa khóa dẫn đến thành công
Không có lĩnh vực nảo mà các giả định cơ bản truyền thông được
người ta bám sát giữ vững như đối với con người và quản lý con người Và
Trang 2010
Trong thực tế giả định này được nhân mạnh ở mọi cuỗn sách báo va bài báo nói về quản lý, phát triển con người Điều này được dẫn xuất nhiều nhất trong cuốn sách Douglas McGregor nhan đề Khia cạnh nhân bản của doanh nghiệp (xuất bản 1996), trong đó tác giả khẳng định rằng việc quản lý con người phải lựa chọn giữa hai và chỉ hai cách khác nhau thôi đó là “Lý
thuyết X” (người bị quản lý không thích làm việc, họ luôn lân tránh mỗi khi
có thể; người bị quản lý mong muốn được chỉ dẫn cụ thể bất cứ khi nào;
người quản lý bị thúc ép và người thuộc quyền)
Và “Lý thuyết Y” (người ta ai cũng muốn làm việc; người thuộc quyền đã có những cam kết với tổ chức, sẽ tự hướng dẫn và tự kiểm tra; người thuộc quyền sẽ học cách chấp nhận, thậm chí tìm ra trách nhiệm của mình trong công việc), sau đó tác giả khẳng định Lý thuyết Y là duy nhất đúng (trước đó ít lâu tác giả cũng đã nói như vậy trong cuốn sách xuất bản 1954 nhan đề Thực hành quản lý Vài năm sau đó Abraham H.Maslow (1908 - 1970) đã trình bày trong cuốn sách của mình nhan dé Eupsychian Management (xuat ban 1962, tai ban 1995 voi nhan dé Maslow noi vé quan ly) rang ca McGregor va tac gid hoan toan sai lầm
Từ những lý luận trên, tác giả đã nói đến động cơ nỗi bật nhất để quan tâm đến cách quản lý, tìm hiểu tính cách của đối tượng để quản lý đảo tạo phát triển cho hiệu quả Tác giả đã nghiên cứu kế cả động cơ cũng năm trong nội dung tình cảm Người quản lý phải lưu ý đến sắc thái tình cảm, khen thưởng phân minh
Trang 21I1
mẫu mô hình quản lý phát triển ĐNGV sẵn có nao Trong quá trình tìm tòi,
khảo nghiệm để có một mô hình cụ thể quản lý ĐNGYV tại trường THCS B
Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường, tác giả đã nghiên cứu, tham khảo một số công trình như sau:
- “Xây dựng mô hình quản lý công tác phát triển — bôi dưỡng cản bộ giảng dạy phục vụ yêu câu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” của tác giả Trần Thị Bạch Mai Tác giả đề tài kiến nghị về mô hình quản lý nhằm phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy theo cơ chế thị trường Công trình đã nêu rõ việc đảo tạo và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy nhằm thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia, đồng thời phục vụ yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam trên các lĩnh vực theo nguyên tắc thị trường Đào tạo và bồi dưỡng theo nguyên tắc chức nghiệp hay chế độ việc làm đều nhằm đi đến kết quả cuốỗi cùng là tạo ra được đội ngũ cán bộ giảng dạy thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng
- “Các giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên THƠS từ nay đến năm 2020” của tác giả Nguyễn Trí (1997) tại hội thảo xây dựng chiến lược giáo dục đại học, viện nghiên cứu Phát triển Giáo đục Đề tài này đã đánh giá một cách tổng quan và đi tới kết luận: việc phát triển, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy đạt chất lượng quốc tế là yêu cầu cấp bách Đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trí đã nêu rõ tình hình xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên từ nay đến năm 2020, tác giả đã đánh giá được những thành tựu về quy mô giáo dục và mạng lưới các giải pháp xây dựng phát triển đội ngũ CBGV Bên cạnh đó, công trình cũng đã chỉ rõ những yếu kém của cơ cấu hệ thông giáo dục, chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời
kỳ đổi mới
Trang 2212
nghiên cứu về công tác phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên THCS tai TP.H6 Chí Minh đến năm 2015, trên các mặt: tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ giảng dạy Từ những nghiên cứu vé cơ sở lý luận, thực tiễn tác
giả đề tài đã đề xuất các biện pháp dé phát triển đội ngũ CBGV tại TP Hồ Chí
Minh trong gia1 đoạn hiện nay
Với xu hướng kế thừa, nhiều nhà khoa học Việt Nam như: Phạm
Minh Hạc, Thái Duy Tuyên, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Gia Quý, Trần
Kiểm, đã chắt lọc những vấn đề tinh túy nhất của hầu hết các tác phẩm QL
của nước ngoài để thể hiện trong các công trình nghiên cứu của mình về sự
phát triển của công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Đáng lưu ý là các
tac phẩm: “Cơ sở khoa học quản lý” (Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc) [10]; “Những luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cản bộ trong thời ky CNH-HDH dat nước” (Nguyễn Phú Trọng — Trần Xuân
Sam) [33]; “Một số vấn dé xây đựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện các
dán tộc người láy Nguyên” (Lê Hữu Nghĩa) [25, tr12]|
Xét ở góc độ nghiên cứu lý luận quản lý phát triển đội ngũ GV, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin vả tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà khoa học nước ta tiếp cận QL phát triển giáo viên và quản lý trường học để đề cập tới việc phát triển công tác QL trường học, tiêu biểu nhất có: “Phương pháp luận khoa học giáo dục” (Phạm Minh Hạc) [19, tr61]; “Khoa hoc quan
lý giáo dục - Một số vẫn đề lý luận và thực tiên” (Trần Kiểm) [24, tr52]
Các nhà QLGD các cấp cũng đã có nhiều nghiên cứu, đề xuất những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, GV nhăm đáp ứng yêu cầu
phát triển của sự nghiệp giáo dục
Trang 2313
(2006), Nguyễn Hữu Chương (2006), Nông Như Ngà (2007), Nguyễn Thị Chỉ
Mai (2007),
Tại trường Đại học sư phạm Huế: Hoảng Thị Lý (2004), Nguyễn Văn
Triết (2006), Nguyễn Văn Đệ (2007),
Hầu hết các công trình nêu trên đều đi sâu phân tích vai trò của việc
phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, đồng thời đưa ra các mô hình phát triển của một số nước để từ đó rút ra những bải học kinh nghiệm trong việc phát
triển đội ngũ cán bộ giáo viên theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường Trong khi phân tích nội dung, chương trình đảo tạo phát triển đội ngũ cán bộ
giao viên tại trường THCS B Hải Minh, tác giả có đề cập tới một số nội dung
về phát triển đội ngõ cán bộ giáo viên đạt chuẩn như: phương thức tuyến chọn, phương pháp giảng dạy, đánh giá khả năng đáp ứng của đội ngũ cán bộ giáo viên xem như là bài học về phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên đạt
chuẩn tại trường THCS B Hải Minh
Qua việc phân tích tông quan tình hình nghiên cứu lý thuyết liên quan tới đề tải cho thấy vấn đề quản lý ĐNGV theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường tại trường THCS Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định còn là
vấn đề mới, chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo ở các công trình nghiên
cứu trong nước và quốc tế Phần lớn các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài đều tập trung vào nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên như: quy trình tuyển dụng, quy trình tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách tổng quát vấn đề “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS B Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định theo mô hình quản lý dựa vào nhà trưởng ”
Trang 2414
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Giáo viên, đội ngũ giáo viên 1.2.1.1 Giáo viên
Theo Luật Giáo dục của Việt Nam, mục 1 điều 70 quy định “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giao duc trong don vi, cơ sở giáo dục khác” (2) Nhà giáo dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phố thông, giáo dục nghề nghiệp, gọi là giáo viên
Những tiêu chuẩn đối với nhà giáo: - Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt
- Đạt trình độ chuẩn được đảo tạo về chuyên môn nghiệp vụ - Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp
- Lý lịch bản thân rõ ràng
Theo tiến sĩ Philip Jackson : “Giớo viên là người ra quyết định có hiểu biết, hiểu được học sinh và có khả năng cấu trúc lại nội dung giảng dạy để học sinh có thể tiếp thu duoc néi dung ao, dong thoi trong khi day biét khi nào phải dạy cải gi” [5,tr24] Trong dinh nghĩa này Philip Jackson muốn nhân mạnh phẩm chất năng lực và phương pháp giảng dạy của người GV
-Nhà bác học AlberTeinstein cho răng “Giáo viên là người có nghệ thuật tối thượng là làm thức dậy những thú vui trong trí thức và tình cảm sảng tạo của người học ” [3, tr18]
1.2.1.2 Đội ngũ giáo viên
Theo từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Da Nẵng : “Đội ngã là tập hợp gôm một số đông người cùng chức năng hoặc nghệ nghiệp tạo thành một lực
lượng” [Š1 tr21]
Theo cách hiểu thuật ngữ quân sự về đội ngũ, “đó là một tổ chức gôm
Trang 2515
Như vậy, có thê thông nhất “Đội ngũ là một nhóm người ẩược tổ chức và
tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức nang va déu cung
một mục đích nhất định” Ngày nay khái niệm đội ngũ được sử dụng rộng rãi
cho tô chức trong xã hội như đội ngũ tri thức, đội ngũ công nhân viên chức
Khi đề cập đến khái niệm đội ngũ giáo viên, một số tác giả nước
ngoài đã nêu lên quan niệm: “Đó; ngũ giáo viên là những chuyên gia trong linh vic giao duc, ho nam vững tri thitc va hiéu biét dạy học và giao dục như thé nao và có khả năng cơng hiến tồn bộ sức lực và tài năng của họ đổi với giáo đục” Với các tác giả trong nước, vẫn đề này được quan niệm như sau: “Đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục là một tập thể người, bao gôm can bộ quản Ïý, giáo viên và nhân viên, nếu chỉ đê cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý theo giáo đục ” Từ những quan điểm đã nêu của các tác giả trong vả ngoải nước, ta có
thể hiểu đội ngũ giáo viên như sau: ĐNGV là một tập hợp những người làm
nghề dạy học - giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức) cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập thé đó, tô chức đó Họ làm việc có kế hoạch va gan bó với nhau thông qua lợi ích
về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thể chế xã
hội Họ chính là nguồn nhân lực quan trọng trong lĩnh vực giáo dục
Từ những khái niệm chung về đội ngõ giáo viên có thể quan niệm về đội ngũ giáo viên THCS đó là: Những người làm công tác giảng dạy - giáo
dục trong trưởng THCS có cùng một nhiệm vụ giáo dục, rên luyện học sinh
Trang 2616
1.2.2 Quan lý đội ngũ giáo viên 1.2.2.1 Quản lý
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hoạt động quản lý đã
xuất hiện từ rất sớm Từ khi con người biết tập hợp nhau lại, tập trung sức để
tự vệ hoặc lao động kiếm sống thì bên cạnh lao động chung của mọi người đã
xuất hiện những hoạt động có tổ chức, phối hợp, điều khiến đôi với họ
Những hoạt động đó xuất hiện, tồn tại và phát triển như một tất yếu khách quan, là cơ sở đảm bảo cho các hoạt động chung của con người đạt được kết quả mong muốn Đó chính là những dấu ấn đầu tiên của hoạt động quản lý
Khi nghiên cứu về cơ sở khoa học quản lý, C.Mác đã khẳng định : “Tất
cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nảo tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất, khác với sự vận động của những khách quan độc lập của nó” Như vậy, đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tô chức, điều khiến các hoạt động của con người theo những yêu cầu nhất định - được gọi là hoạt động quản lý Từ đó, có thể hiểu lao động xã hội và quản lý không tách rời nhau, quản lý là hoạt động điều khiển lao động chung Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất, thì trình độ tô chức,
điều hành tất yếu cũng được nâng lên, phát triển theo với những đòi hỏi ngày
càng cao hơn Khi lao động xã hội đạt tới một trình độ vả quy mô phát triển nhất định thì sự phân công lao động tất yếu sẽ dẫn đến việc tách quản lý thành một hoạt động đặc biệt, sẽ hình thành bộ phận lao động trực tiếp và bộ phận chuyên hoạt động quản lý, tạo thành các mối quan hệ trong quản lý Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, quản lý đã trở thành một khoa học và ngảy càng phát triển toàn diện
Trang 2717
cận khác nhau “Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (như kỹ thuật, sinh vật, xã hộ), thực biện những chương trình, mục đích hoạt động” Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo nghiên
cứu từ góc độ xã hội thì quản lý “?2 sự tác động liên tục co tổ chức, có định
hưởng của chủ thể quản lý lên khách thể quản ]ÿ về các mặt chính trị, văn
hóa, xã hội, kinh tế băng một hệ thông các luật lệ, các chính sách, các
nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điêu kiện cho sự phát triển của đối tượng ” [41, tr32]
Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý là tác động có mục địch đến
tập thể người để tô chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình /ao động" [50, tr24]
Định nghĩa về quản lý, tác giả Phạm Viết Vượng cho biết: “*Quản lý là
sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điêu hành, hưởng dẫn các quá trình xã hội và hành vì của cả nhân hướng đến mục đích hoạt động chung phủ hợp với quy luật khách quan” [54 trŠ6]
Từ quan niệm của các học giả đã nêu, có thể khái quát:
Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tô chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng nBƯỜI để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất trong bôi cảnh và các điều kiện nhất định
Quản lý là tác động có mục đích, có định hướng của nhà quản lý thông qua lập kế hoạch, tô chức, chỉ đạo, kiểm tra tác động đến đối tượng quản lý nhắm đạt được mục tiêu quản lý đặt ra
1.2.2.2 Quản lý đội ngũ giáo viên
Trang 2818
Quản lý đội ngũ giáo viên cũng phải thực hiện đầy đủ các nội dung của
quá trình quản trị nguồn nhân lực như: kế hoạch hóa, tuyển dụng, lựa chọn,
bồi dưỡng, tạo môi trường
Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS là lực lượng tập hợp những người có vai trò quan trọng trong viéc tô chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục ở trường THCS cho hoạt động diễn ra đúng pháp luật, có tô chức, đảm bảo chất lượng giao dục và đạt được những mục tiêu giáo dục
Quản lý việc xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các trường THCS là những tác động liên tục, có tô chức, có định hướng của chủ thể quản lý tới đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các trường THCS làm cho đội ngũ này đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu: có kế hoạch, quy hoạch,
chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nhằm phát huy năng lực, vai trò, trách nhiệm
của họ trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục
1.2.2.3 Khái niệm quán lý dựa vào nhà trường (SBM)
"Quản lý dựa vào nhà trường" tiếng Anh là School - Based Management, viét tắt là SBM, là chiến lược cải cách trong quản lý giáo đục đang diễn ra trên khắp thế giới Những thuật ngữ khác thể hiện cuộc cải cách này bao gồm: Quản lý thuộc về nhà trường (School site based management), Ra quyết định thuộc về nhà trường (site based decision making, school based decision making), chia sé trong ra quyét định quản ly (share decision making) Dù được gọi bằng thuật ngữ nảo thì cuộc cải cách rộng lớn có phạm vi toàn cầu này đều nhân mạnh việc mở rộng quyền hạn và trách nhiệm của các hội đồng trường Hiện nay, quản lý dựa vào nhả trường dang được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra một quản điểm thống nhất
Trang 2919
Malenet Al dinh nghia: “Quan ly dua vao nha truong được xem như sự thay đổi cầu trúc quyên lực một cách chính thức, hay nói cách khác đó là sự phân cấp quản lý ở cấp độ trường học, từ đó, xác định các thành viên có quyên đưa ra những quyết sách nhằm duy trì, củng cô và phát triển nhà trưởng ”
Từ các quan niệm đã nêu chúng tôi cho răng: Quản lý dựa vào nhà trường là cách thức quản lý giáo dục nhằm phân cấp quản lý tới cấp độ nhà trường, thu hút sự tham gia của các thành viên trong và ngoài nhà trường vào việc ra quyết định quản lý đối với các hoạt động của nhả trường hướng tới mục tiêu cao nhất là nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục
1.2.2.4 Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
trường THCS theo mô hình quản lí dựa vào nhà trường
Chủ thể quản lý: có thể là cá nhân, tổ chức Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý băng các công công cụ, với những phương pháp qủan lý thích hợp Đối tượng quản lý: Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý Tùy theo từng loại đối tượng khác nhau mà ta chia thành các dạng thức quản lý khác nhau Ở đây chúng ta bàn đến: quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS theo mô hình quản lí dựa vào nhà trường
Trang 3020
chức và hoạt động của trường chuyên biệt, trường tư thục do Bộ trưởng Bộ Giao duc va Đào tạo ban hành
Như vậy, đối với việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường, thì chủ thể quản lí trực tiếp chính là
phòng GD-ĐT và sở GD-ĐT có thể coi là chủ thể quản lí gián tiếp Chủ thể
quản lí phải trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho trường THCS về tất cả
các nội dung hoạt động của nhà trường, trong đó đặc biệt quan tâm giám sát các nội dung sau:
- Công tác xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường
- _ Công tác tuyến dụng tuyến, chọn đội ngũ giáo viên của nhà trường theo đúng quy hoạch
- - Việc sử dụng đội ngũ giáo viên của nhà trường cho phù hợp, hiệu quả
- _ Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên - - Xây dựng môi trường làm việc
- _ xây dựng chính sách nội bộ - - Đánh giá thi đua khen thưởng
1.2.2.5 Các nhân tổ tác động đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
Giáo dục trung học cơ sở là một bộ phận của hệ thông GD quôc dân nên trong quá trình phát triển luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tô đó có ý nghĩa hết sức quan trọng Trong thực tế, không thê tính toán hết tất cả các yếu tô ảnh hưởng mà
chỉ xem xét, tính toán một số yếu tô có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát
Trang 3121
nhau tạo ra những yếu tô chủ quan và khách quan khác nhau tác động, ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên Có hai nhân tố tác động đến
quản lý phát triển đội ngũ giáo viên đó là:
*Các nhân tố khách quan bao gồm
- Nhận thức của lãnh đạo nhà trường về tầm quan trọng của ĐNGV
- Việc ban hành và thực hiện các chủ trương chính sách nhằm tạo môi
trường phát triển
- Động cơ tự thân phát triển của ĐNGV
- Trình độ phẩm chất vả năng lực của ĐNGV (bao gồm: chính trị, chuyên môn, năng lực, )
- Khôi lượng công việc giảng dạy trên lớp và các công tác được giao khác - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đời song vật chất, độ tuôi trung bình của giáo viên
*Các nhân tố chủ quan bao gồm
- Yêu cầu về tiêu chuẩn phẩm chất, năng lực của giáo viên - Nhận thức của các cấp lãnh đạo về vị trí của cap THCS
- Sự quan tâm của cơ quan chủ quản về công tác quản lý phát triển ĐNGV - Công tác tuyển dụng, tuyến chọn, quyên tự chủ của nhà trường
- Chính sách đãi ngộ, khen thưởng tác động của nên kinh tế thị trường
1.3 Giáo viên trường THCS
1.3.1 Nhiệm vụ của giáo viên trường THCS
Giáo viên bộ môn trường THCS có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giao duc; soạn bài; dạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh gia theo quy định; vào số điểm, phi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tô chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;
Trang 3222
c) Rèn luyện đạo đức, học tap van hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường: thực hiện quyết định của Hiệu trưởng,
chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công băng với học sinh, bảo vệ các quyên và lợi ích chính đáng của HS, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh
ø) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
C"áo viên chủ nhiệm THCS, ngoài các nhiệm vụ quy định như trên,
còn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tô chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đây sự tiễn bộ của ca lớp;
b) Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ mơn, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh, các tô chức xã hội có liên quan trong hoạt động
giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
c) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuỗi năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thăng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào số điểm và học bạ học sinh;
d) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng
1.3.2 Quyên của giáo viên trường THCS Giáo viên có những quyên sau đây:
Trang 3323
b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tỉnh thần và được chăm sóc,
bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;
c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tô chức tham gia quản lý nhà trường:
d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để đào
tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;
đ) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục khác nếu được sự đồng ý của Hiệu trưởng và thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định;
e) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
ø) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật
Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những quyên sau đây:
a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;
b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ
luật khi giải quyết những vẫn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;
c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
đ) Được quyên cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày;
đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định
Giáo viên làm cơng tác Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành
1.3.3 Vai trò và trách nhiệm của giáo viên trường THCS Giáo viên trường THCS có vai trò sau đây:
Thay mặt hiệu trưởng quản lý một lớp học
Trang 3424
Vai trò quản lý của giáo viên thể hiện trong việc xây dựng và tô chức
thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học
tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp
Giao viên phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm
của học sinh trong lớp trước hiệu trướng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học
Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết
Giáo viên là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tô chức, giáo dục,
bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng
Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bẻ như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững
mạnh Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm vả uy tín của
giáo viên chủ nhiệm cảng cao thì chất lượng giáo dục càng tối
Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng đề lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong
suốt cuộc đời họ
Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp
Vai tò tổ chức của giao vién thé hién trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tô, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm
Các hoạt động của lớp được tô chức đa dạng và toàn diện, giáo viên
quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ
Trang 3525
thể thao được tiến hành thường xuyên Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tỉnh thần đồn kết và truyền thơng của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp
Cố vẫn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp
Giáo viên dù có là đoàn viên, đảng viên hay không cũng cần phải năm
vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các đoàn thê
Với tính thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chỉ Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự
lớp dé xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất
Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng gido duc Ca đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất
Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên là điều kiện quan trọng đề tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các hoạt động giao duc cho học sinh trong lớp
1.4 Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường
1.4.1 M6 hình quản lý dựa vào nhà trường (School Based Managemet — SBM)
a Dinh nghia
Trang 3626
của chính mình với sự tham gia và phát huy trí tuệ của toàn bộ đội ngũ cán bộ
giáo viên, phụ huynh, học sinh, cộng đồng nhằm thực hiện các mục tiêu nâng
cao chất lượng giáo dục và công băng xã hội Có những quan niệm khác nhau về SBM:
Theo Levey và Acker-Hocevar (1998): SBM là sự phân quyền cho các trường học, là sự tham gia rộng rãi của các thành viên nhà trường và những
người liên quan vào việc ra quyết định
James Lewis xem SBM là sự luyện tập trao quyền tự quản, trao trách nhiệm, sự tự do, đồng thời hỗ trợ các thông tin và nguồn lực cần thiết cho giao vieén để họ thực thi nghĩa vụ của mình, những trách nhiệm mà trước đây chỉ dành cho các nhà quản lý SBM là một hình thức quản lý dân chủ
Daniel Brown (1990) cho rằng: SBM là hình thức phi trung ương hóa quản lý giáo dục, ở đó trường học phân bổ ngân sách, tìm kiếm các nguồn đầu
tư, các phương tiện dạy học, tìm kiếm nhân sự, các nguồn lực và dịch vụ khác
cho chính nhà trường phù hợp với sự đánh giá của họ
Dorothy Myers va Robert Stonehill (1993): là một chién luoc cai thién công tác quản lý nhà trường bằng cách chuyển đổi quyền ra quyết định của nhà nước và các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên cho các nhà trường Mô hình quản lý SBM cung cấp cho hiệu trưởng, giáo viên, HSSV và phụ huynh quyên điều hành quá trình giáo dục bằng cách trao cho họ trách nhiệm đối với su quyét dinh vé ngân sách, tô chức, nhân sự và chương trình giảng dạy Từ đó, SBM tạo ra môi trường học tập hiệu quả hơn cho người học
Trang 3727
của mình với sự tham gia đông đảo của các thành viên trong trường và những người có liên quan, tạo ra môi trường học tập hiệu quả hơn cho người học
b Đặc trưng của mô hình quản lý dựa vào nhà trường
- Tăng quyén ty quan cho nha trường đối với ngân sách, nhân sự và chương trình đạy học Nhà trường được tự quản về tải chính, quá trình giáo
dục trở thành quá trình sản xuất mả ở đó giáo viên là người sản xuất, phụ
huynh là khách hàng, kiến thức và kỹ năng là hàng hóa và HSSV là sản phẩm của quá trình sản xuất đó
- Trường học là đơn vị cơ sở có quyền đưa ra các quyết định, giải quyết các vấn đề nảy sinh tại chỗ với sự tham gia của đông đảo thành viên và những người liên quan
c Các nguyên tắc quản lý dựa vào nhà trường
- Nguyên tắc hop by và linh hoạt Nhà trường có được một khoảng không gian để quản lý hoạt động, phát triển một cách linh hoạt và hiệu quả
- Nguyên tắc phân quyên Nhà trường được trao quyền nhiều hơn để
giải quyết các vấn để kịp thời, hiệu quả mà không thụ động chờ đợi quyết
định của cấp trên
- Nguyên tắc tự quản Nhà trường tự quản trong tất cả các hoạt động của nhà trường từ phân tích thực trạng, xây dựng kế hoạch, tô chức thực hiện,
xây dựng đội ngũ và thiết kế quá trình dạy học đến kiểm tra, đánh giá
- Nguyên tắc phát huy sảng tạo của đội ngũ Nhà trường xây dựng môi trường sư phạm cởi mở, hợp tác dé phát huy mọi tiềm năng, sáng tạo của cá nhân
Trang 3828
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp vé SBM để
CÓ SỰ chuyển biến về nhận thức và hành động trong việc giảm bớt tính chỉ đạo một chiều, tắng cường sự khuyến khích, động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện cho
nhà trường phát huy vai trò chủ động trong quản lý, điều hành các hoạt động của mình
- Chuẩn bị tốt các điều kiện về con người để thực hiện SBM Cu thé là,
cán bộ quản lý nhà trường, các thành viên trong nhà trường và những người
có liên quan cần được đào tạo, bồi dưỡng để có hiểu biết và đủ năng lực thực
hiện tự quản, chủ động, sáng tao trong cong viéc
- Xây dựng qui chế hoạt động của Hội đồng trường, xác định mối quan hệ giữa Hội đồng trường và các tổ chức trong trường, môi quan hệ giữa Hội đồng trường và hiệu trưởng, đảm bảo nhà trường hoạt động có hiệu quả
- Thực hiện dân chủ hóa trong quản lý nhà trường, trong đó hiệu trưởng đóng vai trò trụ cột trong việc triển khai phương thức quản lý mới nhưng phải huy động được sự đóng góp trí tuệ của mọi thành viên nhà trường và phát huy tôi đa sức mạnh của cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, cộng đồng xã hội nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường
- Xây dựng môi trường dạy - học hợp tác, thân thiện Chú trọng cải tiến
chế độ tiền lương, khen thưởng, chế độ đãi ngộ hợp lý đối với CBGV trong
nhà trường
- Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá từ việc xây dựng chuẩn đánh giá, sử dụng các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá đến việc thực hiện qui trình đánh giá và xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá
ẩ Điêu kiện cần thiết để thực hiện quản lý dựa vào nhà trường
Trang 3929
ra sao Họ cần có sự hiểu biết và có các kỹ năng thực hiện phương pháp day học mới, kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng giải quyết vẫn đề nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả
- Chuẩn bị các điều kiện pháp lý cho việc thực hiện SBM Nhà nước
cần ban hành các văn bản pháp lý qui định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp cũng như chỉ rõ những kiến thức, kỹ năng, các yêu cầu về đạo đức lương tâm mà người thực hiện SBM cần có Các văn bản này là cơ sở pháp lý cho
VIỆC tăng quyền tự quản, tự chỊu trách nhiệm của nhà trường; tạo hành lang
pháp lý cho nhà trường giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy
học, tạo điều kiện cho việc tham gia quản lý nhà trường của giáo viên, cán bộ
quản lí và những người có liên quan
- Thay đối cấu trúc tô chức nhà trường và các vai trò quản lý trong hệ
thống giáo dục khi thực hiện SBM Hội đồng trường được hình thành để đảm
bảo sự tham gia của nhiều người vào quá trình ra quyết định; Hiệu trưởng, CBQL trở thành người thực hiện sự đổi mới, hỗ trợ quá trình giảng dạy của giáo viên chứ không chỉ kiểm tra, giám sát họ; Vai trò của giáo viên chuyển từ vai trò người làm thuê - người làm theo - người nhận mệnh lệnh - người thực hiện chuyển sang vai trò người hợp tác - người ra quyết định - người phát triển - người thực hiện; HSSV được xem như là người thợ, hoạt động tích cực, khai phá và sáng tạo kiến thức, chiếm lĩnh kỹ năng, kỹ xảo; Cha mẹ HSSV có quyên kiểm soát các hoạt động giáo dục diễn ra trong nha trong va có trách nhiệm kết hợp, hỗ trợ với nhà trường để nâng cao thành tích học tập
của con em họ
Trang 4030
trường và những người có liên quan Sự tự chủ này cho phép các nhà trường linh hoạt trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu; đồng thời tạo ra môi trường
nuôi dưỡng sự cạnh tranh, khích lệ tính thần nghiên cứu khoa học, đôi mới,
sáng tạo Đây là mô hình đã được nhiều nước áp đụng thành công như ở Anh, Mỹ, Canada
Đối với yêu cầu quản lý phát triển các Trường trung học cơ sở hiện nay, việc đôi mới quản lý nhà trường theo hướng tăng cường quyền tự chủ cho nhà trường là rất cần thiết, việc nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý SBM vào điều kiện thực tiễn để nhà trường cân được trao quyền nhiều hơn trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của chính mình và phát huy tính chủ động, sảng tạo của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng dạy nghề và công bằng xã hội
e.Các kiêu mô hình của quản lý dựa vào nhà trường
Quản lý dựa vào nhà trường ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XX Hiện nay, quản lý dựa vào nhà trường trở nên rất phố biến ở nhiều nước và vùng lãnh thô trên thế 2101, dién hinh nhu: New Zealand, Anh, My, El Savador, Thuy Điển, Thái Lan, Hồng Kông, Israel Đối với nhiều nước, quản lý dựa vào nhà trường được sử dụng như một công cụ đề nâng cao chất lượng, đồng thời, làm tăng khả năng cạnh tranh của nền giáo dục Một sô hoc gia khẳng định thêm quản lý dựa vào nhà trường là xu hướng phát triển tất yếu của mọi nên giáo dục trong thời kỳ hội nhập
Mỗi quốc gia đều có một cách tiếp cận và áp dụng riêng đối với quản lý
dựa vào nhà trường Vì vậy, trong thực tế tôn tại rất nhiều các kiểu quản lý