Trong hoạt động dạy và học của nhà trường thì hoạt động bộ phận chuyên môn, các tổ khối là tổ chức hết sức quan trọng đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường.. Nhi
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA
TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỔ
CHUYÊN MÔN TRONG NHÀ TRƯỜNG
Họ và tên: Trần Thị Hoa
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Môn đào tạo: Giáo dục Tiểu học
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU.
I.1 Lý do chọn đề tài:
Đối với một nhà trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học phần lớn
do quyết tâm của đội ngũ CB,VC Thực hiện theo chủ đề năm học “ Đoàn kết, sáng tạo, đổi mới toàn diện ” Với phong trào “ Tất cả tập trung cho chất
lượng dạy và học ” thì hoạt động chuyên môn của trường chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Nó phản ánh được thực chất của việc dạy học và hiệu quả đào tạo của nhà trường
Trong hoạt động dạy và học của nhà trường thì hoạt động bộ phận chuyên môn, các tổ khối là tổ chức hết sức quan trọng đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường Thực tế cho thấy những trường TH có phong trào chuyên môn tốt đều rất chú trọng đến sinh hoạt tổ chuyên môn Bên cạnh đó vẫn còn một số tổ chuyên môn sinh hoạt chưa hiệu quả như: tổ chức họp nhưng đôi lúc chưa bàn sâu về chuyên môn, chưa tổ chức thảo luận, để có những biện pháp giảng dạy, sử dụng phương pháp nào phù hợp với từng phân môn trong giảng dạy Một số tổ trưởng còn lúng túng trong chỉ đạo các thành viên trong tổ Chưa nắm rõ nhiệm vụ của người tổ trưởng
Để hoạt động các tổ chuyên môn có hiệu quả là một công việc rất khó đòi hỏi Ban giám hiệu phải nhiệt tình, bám sát kiểm tra và có quyết tâm xây dựng
Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường”.
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đề ra những vấn đề lý luận về chuyên môn và nhiệm vụ của tổ chuyên môn Nhằm nâng cao năng lực quản lí trong từng tổ chuyên môn được tốt hơn
Trang 3Nội dung và cách tiến hành một số biện pháp chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả
Với mục đích tìm ra biện pháp khắc phục những hiện trạng nêu trên nhằm nâng cao chất lượng dạy, học trong nhà trường
I.3 Đối tượng nghiên cứu
Các tổ chuyên môn trường TH Trần Quốc Toản
I 4 Phạm vi nghiên cứu
Thông qua dự giờ, quan sát tìm hiểu hoạt động chuyên môn của nhà trường TH Trần Quốc Toản và các trường bạn
I 5 Phương pháp nghiên cứu
- PP Quan sát; Điều tra; Thống kê
II PHẦN NỘI DUNG II.1 Cơ sở lí luận:
- Điều lệ trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số
41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã chỉ rõ:
a Nhiệm vụ, chức năng của người tổ trưởng chuyên môn
* Nhiệm vụ của tổ khối trưởng chuyên môn:
- Chịu trách nhiệm về việc tổ chức quá trình giảng dạy, giáo dục trong khối, về hoàn thành chương trình dạy học, về chất lượng giảng dạy và chất lượng kiến thức của học sinh trong khối
- Quản lý và chỉ đạo nề nếp giáo viên và học sinh của khối
* Chức năng của tổ khối trưởng chuyên môn :
- Lập kế hoạch hoạt động để giáo dục học sinh và cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức kiểm tra học tập của học sinh trong khối
Trang 4- Hướng dẫn giáo viên công tác giảng dạy, giáo dục như: cách sử dụng ĐDDH, quy định về công tác trực nhật, lịch trực nhật lớp; quy định lịch kiểm tra; lịch dự giờ, chế độ báo cáo của các lớp
- Cộng tác với các ĐDCMHS, các hoạt động về mặt giảng dạy giáo dục của gia đình đối với nhà trường nhất là đối với học sinh yếu, cá biệt
II.2 Thực trạng:
a Thuận lợi - khó khăn:
* Đa số đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường rất tích cực, có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động, trong việc bồi dưỡng chuyên môn Tất cả giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động chuyên môn trong trường được lãnh đạo trường đánh giá cao Công tác dạy và học trong nhà trường luôn luôn được chú trọng hàng đầu
Lãnh đạo trường đã nhận thức được vấn đề này nên đã có nhiều biện pháp, kế hoạch để chỉ đạo công tác này như thông qua kiểm tra, dự giờ góp ý,
tổ chức các hội thi
* Một số tổ chuyên môn sinh hoạt chưa hiệu quả như: tổ chuyên môn
có họp nhưng bàn về chuyên môn chưa sâu, chưa tổ chức thảo luận, để có những biện pháp, phương pháp phù hợp với từng phân môn trong giảng dạy
b Thành công - hạn chế:
* Trường đã có đội ngũ tổ trưởng chuyên môn giúp nhà trường thực hiện có hiệu quả trong công tác dạy và học cùng giải quyết hỗ trợ cho nhau
đã đưa phong trào dạy và học ngày càng đi lên Xuất phát từ sự nhiệt tình năng động, giáo viên tự giác, tâm huyết với công việc, được sự quan tâm, động viên kịp thời của BGH giáo viên tự tin hơn, thoải mái hơn khi trao đổi công việc với BGH nhà trường
* Một số ít khối trưởng chưa đáp ứng kịp được trong công việc
Trang 5c Mặt mạnh - mặt yếu:
* Đề ra được các biện pháp thực hiện đúng với thực tế hoạt động của các tổ trong trường, được đồng tình thống nhất cao của tập thể giáo viên, có
sự hỗ trợ của đồng nghiệp có trình độ chuyên môn vững vàng cùng tham gia thực hiện, sinh hoạt chuyên môn định kì của các tổ chuyên môn thường xuyên góp ý đánh giá các hoạt động chuyên môn của giáo viên Phong trào dạy và học ngày càng đi lên
* Nội dung sinh hoạt chuyên môn ở các tổ chuyên môn chưa đa dạng, chưa nhiều hình thức Lãnh đạo trường tham gia sinh hoạt cùng với tổ chưa được thường xuyên Một số cá nhân chưa có sự đầu tư cao trong công việc
d Nguyên nhân:
Một số tổ trưởng còn ngại trong chỉ đạo, đánh giá nhận xét còn cào bằng
Đội ngũ khối trưởng chưa được tập huấn về công tác quản lí Một số Khối trưởng còn lo kinh tế gia đình
e Đánh giá thực trạng:
Trường tiểu học Trần Quốc Toản có 15 lớp với tổng số 347 HS ; 100% học sinh học 2 buổi/ngày
Toàn trường có 33 CB - GV, 10 Đảng viên
Phần lớn đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh, nhiều tấm gương các thầy cô giáo đã vượt qua khó khăn để dạy tốt - nêu gương sáng cho học sinh noi theo; trường nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến, xuất sắc
Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ khối trưởng chưa đồng đều, chưa linh hoạt trong hoạt động của tổ dẫn đến một số hiệu quả giáo dục chưa cao
Kết quả học sinh giỏi qua các kì thi so với yêu cầu thực tế còn thấp
Trang 6Từ những thực trạng trên chúng ta thấy nhiệm vụ tổ chuyên môn là Quản
lý và chỉ đạo giáo viên và học sinh của khối của mình, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy và học tập, về phương pháp dạy học, về đổi mới nội dung chương trình một cách sát thực nhất Tổ chuyên môn còn là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh
là người theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những tồn tại về phương pháp giảng dạy của GV, học tập của HS Vì vậy các tổ trưởng chuyên môn có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường
Vì vậy sau nhiều năm xây dựng, phấn đấu cùng với việc đẩy mạnh các
hoạt động phong trào thi đua nói chung thì phong trào thi đua Hai tốt trong
trường TH Trần Quốc Toản vẫn là hoạt động giữ vai trò chủ đạo và nó đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc duy trì và phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, góp phần duy trì truyền thống cho nhà trường trong nhiều năm qua Để thành công hơn trong công tác giáo dục toàn diện đáp ứng công cuộc đổi mới thì cần có những giải pháp, biện pháp cụ thể:
II.3 Giải pháp, biện pháp:
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Nhằm đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chuyên môn trong trường giúp các tổ trưởng có đủ năng lực tham gia vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b.1 Việc lập kế hoạch : Công việc chỉ đạo chuyên môn bắt đầu từ lập kế
hoạch Toàn bộ kết quả của sinh hoạt chuyên môn phụ thuộc vào các hoạt động:
- Ban giám hiệu nhà trường cụ thể hóa nội dung công việc cần thực hiện bằng kế hoạch năm, tháng, tuần theo trình tự thời gian nhất định Công
Trang 7khai, bàn bạc dân chủ trong tập thể sư phạm, tập trung xây dựng hệ thống chỉ tiêu và các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ( thông qua hội nghị CBVC; Họp hội đồng sư phạm đầu tháng, sinh hoạt chuyên môn định kỳ )
- Kế hoạch hoạt động được thể hiện cả định tính và định lượng, phân công rõ ràng trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân Quy định rõ về thời gian thực hiện, thời gian tổng hợp báo cáo kết quả
- Trong hội nghị (cuộc họp), sau khi Hiệu trưởng dự kiến nội dung công việc cần làm, thời gian và các giải pháp tổ chức thực hiện Tiếp đến tập thể thảo luận, đưa ra những sáng kiến cá nhân, bổ sung thêm bớt một số nội dung, giải pháp phù hợp với thực tiễn hoạt động
- Kế hoạch hoạt động được cụ thể hóa niêm yết công khai trước bảng
kế hoạch tuần của nhà trường
- Bộ phận chuyên môn chỉ đạo các tổ chuyên môn, cá nhân xây dựng
kế hoạch hoạt động ( dài hạn, ngắn hạn ) trên cơ sở nội dung, nhiệm vụ, hệ thống chỉ tiêu đã được hoạch định
- Phương hướng công tác và tính cụ thể của các vấn đề cần giải quyết
- Sự phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng người và sự phối hợp chặt chẽ sáng tạo giữa các giáo viên trong khối
Hệ thống các kế hoạch của chuyên môn, tổ khối trưởng gồm các loại:
- KH năm, tháng, kỳ, tuần: định hướng công tác cụ thể trong một năm học bám sát kế hoạch chỉ đạo của nhà trường và cụ thể hoá các hoạt động
b.2 Công tác kiểm tra của các tổ chuyên môn:
- Hướng dẫn cá nhân GV về mặt thực hiện các hướng dẫn của chuyên môn
- Tổ chức nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới
- Tổ chức việc tự học, tự rèn của giáo viên trong khối
- Kiểm tra nội bộ của khối về chất lượng giảng dạy, giáo dục
Trang 8Phụ trách chuyên môn nhà trường thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi các hoạt động dạy và học của các tổ khối Thông thường tổ trưởng phải kiểm tra thường xuyên việc giảng dạy của giáo viên trong khối Những điểm cần chú ý khi kiểm tra:
- Kiểm tra cần nêu bật được nội dung chủ yếu nhất, quan trọng nhất đã ảnh hưởng đến chất lượng kiến thức, kỹ năng kỹ xảo của học sinh, đến việc giáo dục HS cũng như đến chất lượng bài giảng và việc thực hiện các yêu cầu của chương trình
- Biết rõ các yêu cầu về nội dung chương trình của bài dạy, các quy định của chương trình phải đọc, nghiên cứu kỹ tài liệu
- Nắm vững các yêu cầu đối với một giờ dạy
Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng kiến thức, kỹ năng và nhất là hạnh kiểm, tư cách của học sinh không chỉ thể hiện ở giờ học trên lớp mà còn ở các mặt hoạt động khác Do đó mà có thể sử dụng hình thức kiểm tra khác, diện rộng hơn Có thể nêu một số nội dung và phương pháp kiểm tra khác như sau:
- Việc chuẩn bị bài dạy và chuẩn bị các biện pháp giáo dục
- Việc thực hiện chương trình
- Gặp gỡ riêng một số học sinh để hiểu rõ hơn các biện pháp kiểm tra của giáo viên
- Quan sát giờ dạy, sổ sách của lớp, vở học sinh, chất lượng các câu trả lời miệng, viết hoặc thực hành để đánh giá tình trạng kiến thức, độ sâu kiến thức của học sinh
- Kiểm tra việc dạy cho học sinh cách học và rèn luyện khả năng tự học
- Kiểm tra việc giáo dục học sinh lúc dạy ở trong lớp và ngoài lớp Công tác ngoại khóa theo chương trình
- Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi
Trang 9Lưu ý: Để hoạt động chuyên môn nhà trường đạt hiệu quả cao cần chú trọng công tác trao đổi, tư vấn và điều chỉnh kịp thời sau kiểm tra.
b.3 Sinh hoạt tổ khối theo định kì, thường xuyên trong tháng:
Song song với việc giảng dạy trên lớp trong các buổi sinh hoạt tổ khối 1lần / tuần khối trưởng phải là người chủ đạo Trước tiên phải nắm tình hình học tập, giảng dạy tuần vừa qua từ đó đánh giá lại những mặt đã làm được và chưa làm được từ đó rút kinh nghiệm trong khối Muốn như vậy khối trưởng phải theo sát về việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa, về chất lượng giảng dạy giáo viên theo sự vận dụng linh hoạt của chương trình
b.4 Chỉ đạo đánh giá tiết dạy:
- Nêu những mặt ưu điểm và hạn chế tồn tại của tiết dạy Nêu rõ những hạn chế cần thay đổi cho phù hợp
- Thời lượng phân phối chương trình cho mỗi bài học có phù hợp với thực tế giảng dạy hay không, Thời gian …
- Các phương pháp nào trong từng môn đã được sử dụng nhiều và phát huy hiệu quả cao
Khi đánh giá động viên, khuyến khích giáo viên tự tin khi thảo luận, góp ý về các tình huống có vấn đề từ thực tế giảng dạy mà giáo viên rút ra để trao đổi trong khi sinh hoạt tổ khối chuyên môn là thiết thực nhất giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như đẩy mạnh phong trào chuyên môn của tổ khối và của trường
b.5 Chỉ đạo các phong trào:
Chỉ đạo từng lớp phải ý thức trách nhiệm với phong trào vở sạch chữ đẹp,
phong trào thi học sinh giỏi , học sinh năng khiếu….xác định đây là công việc thường xuyên của giáo viên Tổ chức thi đua giữa các khối Cuối năm có đánh giá xếp loại cụ thể
b.6 Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho tổ trưởng:
Trang 10Ngay từ trong hè để chuẩn bị cho năm học mới Ban giám hiệu đã từng bước lập lại nề nếp, kỷ cương nhà trường như sau: khi họp bàn dự kiến nhân
sự các khối, lớp Ban giám hiệu đã xem xét, nắm năng lực, hoàn cảnh của từng giáo viên để phân công giảng dạy ở các điểm trường hợp lý tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ Lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn vững và được sự tín nhiệm của giáo viên để làm tổ trưởng Đây
là những hạt nhân giúp cho hoạt động chuyên môn nhà trường đi lên Ban giám hiệu phải hướng dẫn tận tình đội ngũ cốt cán này Sau khi chọn được các tổ khối trưởng Ban giám hiệu cùng các tổ trưởng, Đoàn thể họp để bàn bạc và đề ra chỉ tiêu kế hoạch, phương hướng, biện pháp nhằm thực hiện đúng theo chỉ tiêu quy chế năm học, về công tác chuyên môn của các tổ khối,
kế hoạch năm, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần và phổ biến nội dung công việc phải cụ thể Trên cơ sở dựa theo kế hoạch chỉ đạo của các cấp Để các tổ khối trưởng nắm vững về hoạt động của tổ khối chuyên môn, triển khai phổ biến các loại hồ sơ, sổ sách của khối một cách thống nhất theo qui định Phổ biến kế hoạch bám sát kế hoạch của Sở, của Phòng giáo dục đào tạo, của trường để từ đó định hướng cho tổ trưởng lập kế hoạch cho phù hợp với đặc điểm tình hình của khối Kết hợp với Nhà trường, Công đoàn thống nhất chỉ tiêu lớn, chất lượng giảng dạy được xét vào thi đua khen thưởng cuối kỳ, cuối năm Phổ biến cho tổ khối trưởng các khối nắm vững thông tư của BGD&ĐT về cách đánh giá học sinh tiểu học và các văn bản khác liên quan đến giảng dạy Ban giám hiệu hướng dẫn tổ khối trưởng các khối căn cứ vào kết quả giảng dạy trong năm học trước và rút ra những kinh nghiệm cần thiết
để từ đó định hướng cho việc giảng dạy trong năm học tiếp theo Bám sát phương hướng nhiệm vụ năm học để đề ra kế hoạch hoạt động cụ thể và phổ biến cho giáo viên qua các buổi họp khối
c Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp;
Trang 11Cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn, nắm chắc các văn bản, triển khai kịp thời, có tầm nhìn, xây dựng chiến lược dài hạn
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho các tổ trưởng chuyên môn là việc làm thường xuyên, có định hướng
d Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp;
Từ những giải pháp, biện pháp của đề tài trên chúng ta thấy nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để hỗ trợ cho nhau trong việc giải quyết các vấn
đề Nếu thiếu một trong các giải pháp thì đề tài không có mối quan hệ chặt chẽ, bổ trợ cho nhau như vai trò của người CBQL nếu chưa thể hiện hết năng lực chuyên môn, gương mẫu trong các hoạt động, trong công tác tự học, tự rèn thì việc chỉ đạo cho giáo viên trong công tác tự học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn không hiệu quả
Để thực hiện thành công trong công tác chỉ đạo chuyên môn việc phối hợp chặt chẽ giữa ban giám hiệu và các bộ phận đoàn thể đặc biệt là các tổ trưởng cực kì quan trọng Để hình thành tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn thì đòi hỏi:
Người CBQL cần gương mẫu trong công việc thực hiện tốt quy chế chuyên môn Phát động mọi thành viên trong nhà trường tham gia hoạt động dạy và học Thường xuyên quan tâm và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, có hướng phấn đấu vươn lên Khi được sự quan tâm, động viên kịp thời của BGH giáo viên tự tin hơn, thoải mái hơn khi trao đổi công việc với BGH nhà trường cùng giải quyết hỗ trợ cho nhau đã đưa phong trào dạy và học ngày càng đi lên
e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
* Kết quả các cuộc thi của giáo viên :
Nội dung Năm học 2012- 2013 Năm học 2013 -2014
Cấp trường Cấp huyện Cấp trường Cấp huyện