Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch, điềuhành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trìnhmôn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và k
Trang 1Ở trường THPT tổ chuyên môn là một đơn vị hành chính được chia theovới một hoặc một số bộ môn giúp hiệu trưởng quản lý về lĩnh vực chuyên môntrong nhà trường Thực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “khối óc” một “mắtxích” cực kỳ quan trọng trong bộ máy hoạt động của trường học Mọi công việc
từ chỉ đạo thực hiện chương trình, tổ chức các kỳ thi, quản lý hồ sơ sổ sách,đánh giá cho điểm, đánh giá xếp loại CBGV, duy trì kỷ cương nề nếp đến đổimới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học đều phải thông qua sựquản lý và điều hành sinh hoạt của tổ chuyên môn Như vậy tổ chuyên môn nhưmột chiếc cầu nối vừa triển khai các kế hoạch giúp hiệu trưởng đến tận GV và
HS vừa thực thi và báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch với hiệutrưởng Vì thế, chỉ đạo đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môncũng là một hình thức đa dạng hoá cách quản lý nhà nước để góp phần nâng caochất lượng dạy và học
Là một giáo viên gắn bó với nghề nghiệp hơn 30 năm, tham gia công tácquản lí hơn 10 năm, bản thân luôn băn khoăn trăn trở tìm tòi phương pháp hay,cách quản lý giỏi để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Đồng thời cũng
đã từng kinh qua cương vị tổ trưởng trong một thời gian dài (hơn 10 năm) thấuhiểu tâm tư nguyện vọng của anh em, nắm bắt được chất lượng sinh hoạt chuyênmôn của mỗi tổ cũng như tình hình phát triển chung của nhà trường
Năm học 2015-2016 là năm học tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chủ đề
“Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học” tiếp tục hưởng ứng và thựchiện tốt các cuộc vận động lớn và các phong trào thi đua của Đảng, Nhà nước vàngành giáo dục Thừa Thiên Huế như: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm
Trang 2gương đạo đức tự học tự sáng tạo” phong trào “Xây dựng trường học thân thiệnhọc sinh tích cực” “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”… Từnhững vấn đề đó, tôi coi việc “Nâng cao chất lượng hoạt động Tổ chuyên môn”
là một trong các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Bởi đổi mới giáodục không chỉ là đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp và cáchình thức dạy học mà còn đổi mới về tư duy của đội ngũ cán bộ quản lý, củagiáo viên trong việc thay đổi cách nghỉ, cách làm việc Một trong những đổi mới
đó là phải cải tiến hình thức, nội dung hoạt động tổ chuyên môn
Tôi nhận thấy cần phải có sự đổi mới trong cách quản lý chỉ đạo chuyênmôn, phải tạo ra được bước đột phá lớn trong việc dạy và học để nâng cao chấtlượng giáo dục cho nhà trường Đặc biệt đối với Trường THPT Vinh Xuân –ngôi trường mới thành lập được hơn 10 năm, thành tích và kinh nghiệm chưanhiều Có như vậy thì mới theo kịp được xu hướng phát triển tất yếu của XH,của thời buổi kinh tế tri thức đồng thời đáp ứng được lòng mong mỏi của họcsinh và nhân dân địa phương
Từ những lý do nêu trên và với xuất phát từ tình hình thực tế của nhàtrường tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ
chuyên môn ở trường THPT Vinh Xuân.” Tôi coi đây cũng chính là một trong
những giải pháp hữu hiệu để đưa nhà trường từng bước nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện và vươn lên mạnh mẽ để khẳng định vị thế cuả mình tronghuyện và trên địa bàn tỉnh
Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở một đơn
vị trường học Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất cải tiến hoạt độngcủa tổ nói riêng và công tác quản lý nói chung ở đơn vị trường học
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài
- Phân tích thực trạng hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THPT Vinh Xuân Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất ý kiến cải tiến hoạt động của
tổ chuyên môn
-
Trang 3-2 PHẦN NỘI DUNG
2.1 Những vấn đề lí luận chung.
2.1.1 Vị trí của tổ chuyên môn:
Điều 16 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông vàtrường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-
BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ GD ĐT, tổ chuyên môn được tổ chức theo môn học, nhóm môn học Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành bộ máy hoạt
động của trường THPT chịu sự tổ chức và quản lý của Hiệu trưởng Trongtrường các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các
bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể nhằm thực hiện chươngtrình giáo dục trong năm học, chiến lược phát triển giáo dục từng giai đoạn vàlâu dài của nhà trường
2.1.2 Chức năng tổ chuyên môn
Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liênquan đến dạy và học Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quyđịnh Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủyếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường
Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch, điềuhành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trìnhmôn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổchức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đềxuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý Do đó, tổ trưởngchuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ, kinhnghiệm chuyên môn, có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh Tổ trưởng chuyênmôn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sựđoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp vàứng xử
2.1.3 Nhiệm vụ tổ chuyên môn
Điều 16, điều lệ trường THPT quy định nhiệm vụ của tổ chuyên môn như
sau:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản
lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.
Trang 42.1.4 Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý dạy học ở trường
a Quản lý giảng dạy của giáo viên
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cảnăm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động kháctheo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục vàĐào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạybồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;
Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy họcđúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;
Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém );
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, hướng
dẫn thử việc cho giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá ).
Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định
về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ
sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);
Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ ).Dự giờ góp ý giáo viên
trong tổ theo quy định
Các hoạt động khác : đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉluật giáo viên Việc này đỏi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về tổviên của mình về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạyđược phân công
b Quản lý học tập của học sinh
Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biệnpháp nâng cao chất lượng giáo dục;
Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thựchiện mục tiêu giáo dục
Trang 5Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng).
2.1.5 Sinh hoạt tổ chuyên môn
Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếutrong hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nângcao chất lượng dạy học Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều
ý tưởng Do vậy, tổ trưởng cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinhnghiệm của mình Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú,
có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thựchiện
Việc sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo định kì quy định trong Điều lệ
trường THPT (2 tuần/lần) Thời gian do Hiệu trưởng quy định và tùy yêu cầu về
tính chất, nội dung công việc Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo
nhiệm vụ quy định (tránh việc sinh hoạt chỉ thông báo sự việc hành chính);
2.1.6 Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu trường và các cơ cấu tổ chức khác trong trường
a Đối với Ban Giám hiệu:
Là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông tin 2 chiềunhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục Hiệu trưởng có thôngtin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ
đó phân công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong
tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên;
Tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lýcấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục Thực hiện kế hoạch, chương trìnhgiáo dục, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểmtra, đánh giá…qua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dựgiờ, thăm lớp…
b Đối với công tác chủ nhiệm:
Các thành viên trong tổ chuyên môn cũng thực hiện công tác chủ nhiệm.Mối quan hệ này sẽ giúp giáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi về công tácquản lý học sinh, hiểu rõ hơn học sinh, từ đó góp phần vào công tác giáo dụctoàn diện học sinh và như vậy sẽ giúp công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn
2.2 Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn trường THPT Vinh Xuân
a Những thuận lợi và khó khăn.
Năm học 2013- 2014 : Trường có 6 tổ chuyên môn:
+ Tổ Toán-Tin : 11 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ Lý- Hóa : 10 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ CN- Sinh-TD : 12 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ Văn : 8 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
Trang 6+ Tổ Sử - Địa- GDCD: 9 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ Ngoại Ngữ : 6 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
Năm học 2014 2015 : Trường có 7 tổ chuyên môn:
+ Tổ Toán : 11 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ Lý-Tin : 8 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ CN- Sinh : 8 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ Văn : 9 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ Sử - Địa- GDCD: 10 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ Anh văn : 7 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ Hóa- TD- QP : 13 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
Năm học 2015 2016 : Trường có 7 tổ chuyên môn:
+ Tổ Toán : 10 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ Lý-Tin : 8 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ CN- Sinh : 8 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ Văn : 9 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ Sử - Địa- GDCD: 10 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ Anh văn : 6 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
+ Tổ Hóa- TD- QP : 13 giáo viên : Đạt chuẩn 100%
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường năm học 2015-2016 ổn định, cósức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địaphương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ Các tổchuyên môn của nhà trường được tổ chức theo môn học, có điều kiện sinh hoạttrao đổi về chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học Tuy vậy, trên thực
tế hơn 60% giáo viên mới ra trường, các tổ mới thành lập, kinh nghiệm sinh hoạt
tổ chưa nhiều, các tổ trưởng phần nhiều là mới cho nên vấn đề chỉ đạo sinh hoạt
tổ chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên môn còn hạn chế;
Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mìnhcũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ sổ sách đầy đủ, sạch đẹp;chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủđộng xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ýkiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn Mặt khác, một số giáo viên
đã dạy nhiều năm nhưng có thói quen sinh hoạt theo lối hành chính nên chấtlượng không cao và khó đi vào nề nếp
Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn bước đầu chưa phong phú, hình thứccòn đơn điệu, gò bó, qua loa chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mớiphương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ Trongcác buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến;
Trang 7những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.
Đây là thách thức lớn đối với người quản lý, đòi hỏi phải có những biệnpháp hay, sát thực để vừa hướng dẫn vừa chế tài giúp cho các tổ chuyên mônhoạt động có nề nếp, có chất lượng ngay từ khi mới thành lập
b Nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.
Hiện nay việc sinh hoạt của tổ chuyên môn ở các trường THPT nói chung
và trường THPT Vinh Xuân nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực Đại đa
số tổ trưởng cũng như CBGV đã nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của tổchuyên môn trong quá trình dạy học Tuy nhiên hoạt động chuyên môn của các
tổ vẫn còn những hạn chế nhất định và những tồn tại khá phổ biến theo những
xu hướng sau:
Một là: Số lần sinh hoạt theo quy định 2 lần/tháng tuy được duy trì thường
xuyên và đầy đủ nhưng do trường học 2 ca nên thời gian họp và sinh hoạt tổchuyên môn không đảm bảo vì vậy chất lượng không cao
Hai là: Nội dung các cuộc họp còn mang tính sự vụ, hành chính chưa mang
màu sắc chuyên môn, chưa có những chuyên đề thảo luận sôi nổi, thẳng thắnmang tính khoa học Những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn được bàn đếncòn mờ nhạt CBGV đi họp chủ yếu là cho có chứ không chuẩn bị nội dung đểtrao đổi hay thảo luận những bài hay, khó hoặc thống nhất nội dung chươngtrình hoặc nội dung ra các đề kiểm tra hoặc trao đổi rút kinh nghiệm giờ dạy.Đúng như kết luận của Đoàn thanh tra chuyên môn Sở GD&ĐT Thanh Hóa vềkiểm tra hồ sơ nhà trường ngày 12/10/2011: “Kế hoạch các tổ còn chưa bám vào
kế hoạch chung của nhà trường Biên bản còn sơ sài, ghi chép các cuộc họpkhông đầy đủ, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, chưa phong phú, chủ yếu làtriển khai công việc của nhà trường ”
Ba là: Một số CBGV chưa phát huy hết tinh thần tập thể, không mang trách
nhiệm xây dựng cái chung Biết nhưng không chịu có ý kiến Mạnh ai người nấylàm dẫn tới mỗi người một ý, không thống nhất, không tìm được tiếng nói chungtrong phương pháp giảng dạy, trong cách thức ra đề kiểm tra, trong cách đánhgiá xếp loại giờ dạy của CBGV trong tổ
Bốn là: Vai trò, trách nhiệm chưa cao của chính tổ trưởng chuyên môn Tổ
trưởng còn cả nể, chỉ đạo chưa kiên quyết Các cuộc họp chuẩn bị nội dung chưachu đáo Chưa khơi dậy được niềm say mê chuyên môn, không khí hứng khởi,sôi nổi trong các buổi sinh hoạt Thông thường nội dung họp chỉ là: triển khaicác kế hoạch tháng, năm, tuần của nhà trường; lịch kiểm tra, ký duyệt hồ sơ giaó
án, phân công ra đề thi chọn đội tuyển HS giỏi, đề kiểm tra các loại, thao giảng
dự giờ và một số việc khác
Năm là: Một số tổ còn ghép nhiều môn nên thực tế cho thấy hầu như các tổ
trưởng thường để cả tổ triển khai sinh hoạt chuyên môn chung mà ít khi chia vềcác nhóm để sinh hoạt riêng Do vậy mọi công việc chỉ chủ yếu là triển khaigiúp nhà trường mang tính hành chính sự vụ nhiều hơn là sắc thái chuyên môn
Trang 8Sáu là: Công tác quản lý chỉ đạo của BGH còn chưa kịp thời, quyết liệt.
Việc kiểm tra kế hoạch tổ, biên bản sinh hoạt và các nội dung sinh hoạt thiếutính thường xuyên, liên tục
Bảy là: Các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều hoặc nếu có
thì chỉ để tham khảo bởi dù nằm trong hệ thống trường THPT nhưng mỗi trường
có đặc thù riêng do nhiều yếu tố đem lại như: cơ sở vật chất, chất lượng đầu vào,đội ngũ CBGV, sự quan tâm sâu sát của BGH về chất lượng chuyên môn Như vậy việc nghiên cứu đúc rút những kinh nghiệm để áp dụng chỉ đạo sinhhoạt tổ chuyên môn có hiệu quả là thực sự cần thiết và kịp thời đối với cáctrường nói chung và THPT Vinh Xuân nói riêng Trong phạm vi đề tài SKKNnày tôi hi vọng sẽ mang lại một cái nhìn mới mẻ và thiết thực với quan điểm đổimới hình thức, nội dung sinh hoạt của các tổ chuyên môn như là một trongnhững biện pháp góp phần đổi mới công tác quản lý của BGH nhằm nâng caochất lượng giáo dục cho nhà trường trong các năm học tiếp theo
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Để khắc phục những nhược điểm, phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụcủa tổ chuyên môn trong trường THPT, chúng tôi đã thực hiện các biện phápsau:
*Biện pháp thứ nhất: Lập kế hoạch và triển khai thực hiện
a) Nhà trường phải lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạyhọc và các qui chế chuyên môn Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khaicác văn bản này đến các tổ trưởng và giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời
Đối với các văn bản về qui chế chuyên môn do ngành quy định thì giao choPhó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên trongphiên họp chung toàn trường
Đối với các loại văn bản chỉ đạo về giảng dạy từng bộ môn cụ thể thì giaocho tổ trưởng chuyên môn triển khai thực hiện
Ngoài ra trong phòng họp của giáo viên, có một số chỗ khá thuận lợi đểniêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyênmôn mới để cán bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện
b) Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho cáchoạt động chuyên môn chung toàn trường trong từng tháng, học kỳ và cả nămhọc, dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn sinh hoạt Đây là công việc rất quan trọng trong việc xác định hướng và mục tiêuchuyên môn phải đạt được nhằm hoàn thành các nhiệm vụ mà Sở Giáo dục Đàotạo và Hội nghị viên chức đầu năm học đề ra Ngoài công việc thông thường mà
người cán bộ quản lý phải làm là: lập kế hoạch cho phần việc được phụ trách trong cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, thì một phần việc rất quan trọng là
lập được kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng thời gian của mỗi ngày thứ 7 trongtuần Ở trường chúng tôi từ khi thành lập đến nay đã bố trí thời gian trong ngàythứ 7 hàng tuần như sau:
Trang 9+ Chiều thứ 7 tuần thứ nhất trong tháng dành cho Họp hội đồng sư phạm
đầu tháng
+ Chiều thứ 7 tuần thứ 3 trong tháng dành cho các tổ chức đoàn thể trong
nhà trường sinh hoạt
+ Chiều thứ 7 tuần thứ hai và thứ tư trong tháng: Họp triển khai kế hoạch
chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên môn bao gồm các công việc: Thao giảng, dựgiờ, góp ý giờ dạy; triển khai các chuyên đề về phương pháp dạy – học; kiểm tra
hồ sơ chuyên môn định kỳ; thảo luận nội dung các đề kiểm tra, bài giảng và rútkinh nghiệm cho các bài tiếp theo… Chính vì vậy các tổ, nhóm chuyên mônluôn có quĩ thời gian cố định, chủ động trong việc bồi chuyên môn nghiệp vụcho các tổ viên
* Biện pháp thứ hai: Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh.
a) Tổ chức kiểm tra định kỳ chung toàn trường:
Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng, làmột trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo chuyên môn trongnhà trường Giáo viên và các tổ chuyên môn phải làm tốt công tác này, việc tổchức kiểm tra định kỳ phải đạt được các mục đích và yêu cầu sau:
Nội dung kiểm tra phải phù hợp với chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng
Đề kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu) Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, cẩn mật, có ma trận
đề rõ ràng, thống nhất trong tổ
Chấm bài tập trung hoặc chấm chéo cũng phải đãm bảo chính xác, đúngtheo đáp án, biểu điểm Chống hiện tượng chấm bài cảm tính, qua loa hay quákhắt khe; có nhận xét đối với bài kiểm tra tự luận
Trả bài kịp thời, có sửa chữa để học sinh thấy được kiến thức thực tế củamình Giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường nắm bắt được kịp thời chất lượnghọc tập của học sinh Từ đó có các biện pháp chỉ đạo thích hợp nâng cao chấtlượng dạy - học
Sau khi trả bài kiểm tra xong, tổ phải thống kê kết quả của các lớp, rútkinh nghiệm trong tổ về chất lượng bài làm, đồng thời có kế hoạch cho bài kiểmtra tiếp theo
Việc tổ chức kiểm tra theo hướng “3 chung” phải đảm bảo qui chế
chuyên môn, nhưng phù hợp với tâm lý của học sinh, tránh căng thẳng, nặng nề
Có như vậy kết quả kiểm tra mới phản ánh đúng trình độ thực tế của học sinhtheo đúng yêu cầu, mục đích giáo dục Hiện nay nhà trường chỉ thực hiện kiểm
tra theo hướng “3 chung”trong kì thi khảo sát và học kì.
Để thực hiện được mục đích yêu cầu về kiểm tra đánh giá như đã trình bày
ở trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra định kỳ thống nhất chung toàn trường nhưsau
+ Bước 1:
Trang 10Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng coi kiểm tra chung gồm cóban lãnh đạo và giám thị coi thi
Hiệu phó chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra định kỳ chung và được thôngbáo ngay từ đầu mỗi học kỳ để giáo viên và các tổ chuyên môn chủ động trongcông việc thực hiện chương trình và chuẩn bị cho công việc ra đề Lập kế hoạch
tổ chức kiểm tra với quĩ thời gian là 3 tiết của buổi sáng và chiều thứ 7 hàng
tuần (Khi cao điểm có thể vận dụng thêm các tiết sinh hoạt và chào cờ của ngày thứ hai) với số lượng phòng học hiện có của trường tối đa 14 phòng/buổi có thể
đảm bảo đủ yêu cầu cho mỗi xuất kiểm tra; đồng thời theo trọng tâm của côngtác dạy - học từng năm Do điều kiện cơ sở vật chất của trường còn hạn chế nêncác bài kiểm tra định kì thường kiểm tra theo đơn vị lớp, còn kiểm tra học kì vàkhảo sát thì để khách quan, công bằng trong việc đánh giá học sinh nhà trườnglập danh sách phòng thi theo A,B,C theo từng khối lớp và mỗi phòng thi có 24học sinh theo đúng yêu cầu của Sở Giáo duc & Đào tạo Tất cả các bài kiểm trachung, kiểm tra học kỳ đều được cắt phách, đánh mã số …
+ Bước 2: Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn và ra đề kiểm tra:
Trước khi kiểm tra ít nhất là một tuần, tổ chuyên môn phải thống nhấtđược mục đích yêu cầu; các đơn vị kiến thức cơ bản cần được kiểm tra đánh giá
và thông báo nội dung này đến tất cả học sinh trong lớp để học sinh chủ động ôntập
Họp tổ, nhóm chuyên môn để thống nhất cách thức ra đề; mỗi giáo viêndạy ra một đề tham khảo với nội dung bám theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ
GDĐT; đầy đủ ma trận, đề thi , đáp án và biểu điểm nộp cho tổ trưởng chuyên
môn Trên cơ sở đó Phó Hiệu trưởng hoặc tổ trưởng chuyên môn, có chuyênmôn đào tạo đúng với môn kiểm tra, chịu trách nhiệm chọn đề kiểm tra chínhthức Tất cả các đề kiểm tra định kỳ đều phải theo quy định chung của BộGDĐT và Sở GDĐT cụ thể là: Môn Lý, Hóa, Sinh là trắc nghiệm; môn Anhvăn: Vừa trắc nghiệm, vừa tự luận ; còn các môn còn lại là tự luận
+ Bước 3: Tổ chức coi kiểm tra.
Chúng tôi xác định việc tổ chức coi kiểm tra chung theo định kỳ là nhiệm
vụ quan trọng của toàn Hội đồng sư phạm Ban lãnh đạo hội đồng kiểm tra phải
có kế hoạch tổ chức chặt chẽ để mọi giám thị thực hiện đúng quy chế và đều tay
ở các phòng thi Việc coi kiểm tra phải thực sự nghiêm túc, đúng qui chế; để nhàtrường và tổ chuyên môn có thể dựa vào kết quả này vừa kiểm tra việc giảngdạy của Thầy vừa kiểm tra việc học của học sinh để kịp thời điều chỉnh phươngpháp dạy và học Do vậy việc coi kiểm tra chung được thực hiện chặt chẽ theothông tư 04 của Bộ GDĐT và yêu cầu tất cả CB và giáo viên tự giác thực hiện.Chức năng của từng thành viên trong hội đồng phải được phát huy và làm đúngtheo quy định Quy trình đánh số báo danh, gọi thí sinh vào phòng thi, phát đềtrắc nghiệm, quá trình coi thi được phổ biến học tập và thực hiện chu tất Cácbuổi thi đều có kiểm tra giám sát và rút kinh nghiệm
Với cách tổ chức và quản lý như trên đã tạo được không khí nghiêm túc
Trang 11trong kiểm tra, kích thích tinh thần cố gắng học tập của học sinh, thuận tiện choviệc theo dõi chỉ đạo của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn.
+ Bước 4: Giai đoạn chấm, trả bài:
Tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên chấm bài theo các phòng thi
(đã cắt phách), tổ chức học đáp án, thống nhất biểu điểm, chấm thử sau đó mới
phát bài cho giáo viên
Giáo viên chấm đúng biểu điểm đã thống nhất, mỗi bài chấm đều ghiđiểm con từng phần, rồi ghi điểm trên bài bằng số, bằng chữ, vào điểm theodanh sách phòng thi
Giáo viên bộ môn xem lại bài làm của học sinh lớp mình dạy để nắm bắtđược chất lượng của học sinh mình, đồng thời kiểm tra lại tính chính xác trongviệc chấm bài của đồng nghiệp Nếu phát hiện chấm sai, chấm sót theo biểuđiểm thì học sinh được quyền phúc khảo nộp cho ban giám hiệu Bộ phậnchuyên môn tổ chức chấm lại theo quy định và điểm phúc khảo là điểm cuốicùng
Giáo viên bộ môn trả bài cho học sinh theo qui định của phân phối
chương trình (nếu có), hoặc trả bài cho học sinh chậm nhất sau 2 tuần sau kiểm
tra
Sau khi trả bài giáo viên bộ môn nhập ngay điểm vào sổ điểm lớp và vàocổng thông tin điện tử để nhà trường quản lý điểm
+ Bước 5: Giai đoạn rút kinh nghiệm
Để phục vụ cho việc theo dõi, lưu trữ, rút kinh nghiệm về chất lượng dạy học sau mỗi lần kiểm tra chúng tôi in bảng thống kê kết quả từng bài kiểm trađịnh kỳ và bài kiểm tra cuối học kỳ theo từng khối lớp giao cho tổ chuyên mônlưu trữ, phục vụ cho việc sinh hoạt tổ nhóm Chúng tôi đã chỉ đạo trong họp tổchuyên môn phải rút kinh nghiệm qua từng bài kiểm tra: từ khâu ra đề kiểm tra,coi và chấm bài, kết quả bài làm của học sinh Từ đó các giáo viên trong tổ,
-nhóm cùng nhau trao đổi thống nhất (nội dung, phương pháp, yêu cầu) trong
việc dạy các bài tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy - học
b) Đối với các bài kiểm tra thường xuyên và các bài kiểm tra không tập trung: Tất cả các bài kiểm tra thường xuyên (kiểm tra 15 phút) và các bài kiểm tra
không tập trung, không có trong kế hoạch kiểm tra chung thì giáo viên bộ mônchủ động tổ chức kiểm tra theo kế hoạch của tổ chuyên môn; đề kiểm tra do giáoviên bộ môn ra, sau khi kiểm tra xong thì lưu đề và đáp án tại hồ sơ của tổ,nhóm chuyên môn Với cách làm như thế này, dù không được kiểm tra chung,
nhưng việc tổ chức kiểm tra viết thường xuyên (15 phút trở lên) và các bài kiểm
tra không tập trung của tất cả các bộ môn đều được chỉ đạo thống nhất về thờigian, nội dung và yêu cầu kiểm tra Các đề và biểu điểm đáp án của các bài kiểmtra được lưu tại hồ sơ tổ chính là các tư liệu chuyên môn khá quan trọng để giáoviên trong tổ nhóm chuyên môn trao đổi học tập
Với các biện pháp trong chuỗi biện pháp thứ hai như tôi vừa trình bày đã