* Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT.. * Biện pháp 4: Tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năn
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ
năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ”
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong quá trình giúp trẻ hình thành
những ký năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai
3 Tác giả:
Nguyễn Thị Đào NữSinh ngày: 15 / 02 / 1974
Trình độ chuyên môn: Đại họcChức vụ: Giáo viên dạy lớp 5T – Tổ trưởng chuyên môn.Đơn vị công tác: Trường Mầm non Sao Đỏ
Điện thoại: 0982 691 107
4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Mầm non Sao Đỏ - Thị
xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương
5 Các điều kiện để áp dụng sáng kiến:
+ Cơ sở vật chất: Máy tính, máy chiếu, trang thiết bị ( đồ dùng, đồchơi, nguyên vật liệu, địa điểm để tổ chức hoạt động )
+ Giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của đề tài, nghiên cứu
kỹ nội dung, lựa chọn nội dung phù hợp nhất để tích hợp vào các chủ đề trongnăm học
6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 10 năm 2014.
HỌ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ (Ký tên) ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 2Nguyễn Thị Đào
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Từ chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, trên cơ
sở những đề án, tiểu đề án của Bộ giáo dục và đào tạo – Vụ giáo dục mầm
non, Sở giáo dục và đào tạo ( SGD&ĐT ) Tỉnh Hải Dương đã đưa ra nhiệm
vụ giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ( BĐKH PCTT ) vào chương trình giáo dục mầm non ( GDMN ).
Thực hiện theo chương trình nội dung lớp tập huấn của SGD&ĐT Tỉnh
Hải Dương ngày 01.10 2014, về " Giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mầm non ", nhằm giúp trẻ phòng
ngừa và giảm bớt những thảm họa của BĐKHPCTT
Xuất phát từ tình hình thực tế trong những năm gần đây, con người đangphải đối diện với những tổn thất nặng nề về vật chất, tinh thần, tính mạng doBĐKH và thiên tai gây ra Trẻ em mầm non rất dễ tổn thương do các tác độngcủa BĐKH và thiên tai, vì vậy việc giúp trẻ hình thành những kỹ năng cầnthiết để ứng phó với BĐKHPCTT vô cùng quan trọng
Nhận thức được vấn đề này, tôi đã tiến hành lựa chọn nội dung: " Một
số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó vớiBĐKHPCTT" làm đề tài nghiên cứu
Với mong muốn giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phóvới BĐKHPCTT, tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến này từ tháng 10 /
2014 tại trường mầm non nơi tôi công tác với ba độ tuổi ( Trẻ 3 tuổi, trẻ 4tuổi, trẻ 5 tuổi)
Để thực hiện được đề tài này cần có những điều kiện : có đầy đủ cơ sởvật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi Giáo viên cần nhiệt tình, yêu nghềmến trẻ, có trình độ từ chuyên môn trở lên
Trong sáng kiến của mình tôi đã chỉ ra 4 biện pháp quan trọng để tiếnhành dạy trẻ :
Trang 3* Biện pháp 1: Phối hợp ba môi trường giáo dục : Gia đình – nhà trường – cô giáo.
* Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những
kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT.
* Biện pháp 3: Dạy trẻ hình thành những kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT theo chủ đề.
* Biện pháp 4: Tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những
kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT vào các thời điểm trong chế
độ sinh hoạt hàng ngày.
TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây con người đang phải đối mặt với những tổnthất nặng nề về vật chất, tinh thần, tính mạng do BĐKHPCTT, ý thức vànhững hành vi bảo vệ môi trường, cách phòng chống những biến đổi của khíhậu tác động đến con người, còn hạn chế, chưa hiểu biết sâu rộng, thiếunhững kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ cho chính mình Nhiệm vụ của giáo dục
nhất là GDMN rất quan trọng Đề tài: " Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ ứng phó với BĐKHPCTT" , đã phát hiện
ra những vướng mắc của vấn đề, từ đó tìm ra những biện pháp cụ thể, thiếtthực nhất để giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để trẻ biếtcách tự bảo vệ mình từ những năm tháng đầu đời, và trang bị hành trang giúptrẻ đi suốt cuộc đời sau này của trẻ
Trang 4PHẦN II.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN.
1 Hoàn cảnh nảy sinh đề tài.
Từ chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, trên
cơ sở những đề án, tiểu đề án của Bộ giáo dục và đào tạo – Vụ giáo dục mầm
non, Sở giáo dục và đào tạo ( SGD&ĐT ) Tỉnh Hải Dương đã đưa ra nhiệm
vụ giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ( BĐKH PCTT ) vào chương trình giáo dục mầm non ( GDMN ) trong công văn
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN Tỉnh Hải Dương năm học 2013 –
2014 theo hướng dẫn số 1152/SGD&ĐT – GDMN ngày 26 tháng 8 năm2013
Thực hiện theo chương trình nội dung lớp tập huấn của SGD&ĐT Tỉnh
Hải Dương ngày 01.10 2014, về " Giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mầm non ", nhằm giúp trẻ phòng
ngừa và giảm bớt những thảm họa của BĐKHPCTT
Nhận thức đây là một nội dung có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến
lược giáo dục và bảo vệ môi trường ( BVMT ), giúp trẻ có những kỹ năng sơ
đẳng về việc ứng phó với BĐKHPCTT, từ đó giáo dục trẻ tình yêu thiênnhiên, yêu môi trường, tình yêu quê hương, đất nước
Qua việc tìm hiểu thực tế từ môi trường nơi tôi đang công tác, tôi nhậnthấy không chỉ tôi mà hầu hết các giáo viên còn rất mơ hồ về vấn đề này, dẫnđến việc giáo dục trẻ ứng phó với BĐKHPCTT còn chưa thật sự có hiệu quả,chưa đạt được mục tiêu đề ra Việc giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹnăng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT là một lĩnh vực mới mẻ, chưađược quan tâm, chú ý đúng mức, tôi chưa thực sự tập trung và chú trọng mộtcách triệt để tới việc đưa nội dung này vào chương trình chăm sóc, giáo dụccủa lớp tôi phụ trách, đôi khi tôi có thực hiện mà chưa cụ thể và chưa sâu sắc
Từ những khó khăn đó, nhận thức được tầm quan trọng của việc đưanội dung giáo dục, giúp trẻ hình thành những kỹ năng ứng phó với biến đổikhí hậu và phòng chống thiên tai vào chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ,
Trang 5với mong muốn đóng góp phần nào đó giúp cho các bạn đồng nghiệp có thể
dễ dàng hơn trong việc thực hiện nội dung giáo dục trẻ có những kỹ năngứng phó với BĐKHPCTT, từ đó giúp trẻ hình thành ý thức, thái độ và kỹ
năng sống ( bình tĩnh – tự tin – chủ động ) trong mọi tình huống Chính vì
những suy nghĩ đó, tôi đã lựa chọn nội dung: " Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai" làm đề tài để nghiên cứu.
2 Cơ sở lý luận:
Như các bạn đã biết, trong những năm gần đây, con người chúng tađang hàng ngày phải đối mặt với những tổn thất nặng nề về vật chất, tinhthần, tính mạng do BĐKH và thiên tai gây ra Trẻ em, đặc biệt là trẻ đang ởlứa tuổi mầm non rất dễ nhạy cảm với những ảnh hưởng của môi trường, dễ
bị tổn thương do các tác động của BĐKH, thiên tai, trẻ chưa có ý thức, chưabiết cách bảo vệ bản thân mình
Vì mục tiêu chung của toàn Đảng, toàn dân : “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai " Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và là chủ nhân tương
lai của đất nước ta sau này, mỗi gia đình luôn tin tưởng và đặt niềm hy vọngvào trẻ thơ Chính vì thế việc hình thành những kỹ năng cần thiết cho trẻ để
giúp trẻ ( bình tĩnh – tự tin – chủ động ) trong mọi tình huống là rất quan
trọng, mà việc này cần được giáo dục trẻ ngay từ khi còn bé Để giúp trẻ cónhững kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT là phải cung cấp cho trẻ vốn hiểu
biết sơ đẳng về việc: làm gì? và làm như thế nào? để ứng phó trong những
trường hợp xảy ra khi không có người lớn bên cạnh Muốn hình thành những
kỹ năng đó cho trẻ, giáo viên cần xây dựng nội dung, biện pháp và kế hoạchphù hợp theo lứa tuổi, hoàn cảnh và tâm sinh lý của trẻ Việc hình thành kỹnăng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ không chỉ ở trường Mầm Non màgiữa gia đình và nhà trường cần có sự phối kết hợp chặt chẽ để tạo cho trẻ cóthể thích hợp được trong cuộc sống hiện tại và sau này
Việc bồi dưỡng kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT, là rèn luyện thói quentốt giúp trẻ hình thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác
Trang 6cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biếtyêu thương, chia sẻ, biết phán đoán những tình huống xấu xảy ra, biết tựmình tìm cách khắc phục Bên cạnh đó còn xây dựng ở trẻ sự mạnh dạn, lòng
tự tin khi trẻ tiếp nhận những thử thách mới
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm tìm ra những biện pháp để giáoviên áp dụng và đưa nội dung giáo dục những kỹ năng giúp trẻ ứng phó vớiBĐKHPCTT vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầmnon, có hiệu quả nhất, đáp ứng với chương trình giáo dục mầm non đã đề ra
và thực hiện tốt những đề án của SGD&ĐT về nhiệm vụ giáo dục trẻ ứngphó với BĐKHPCTT
2 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
" Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi phí hậu và phòng chống thiên tai" Tôi đã đi sâu
nghiên cứu và áp dụng đối với khối 3, 4, 5 tuổi tại trường tôi công tác, và đãđạt được những kết quả tốt, tôi thấy những biện pháp mà tôi đã làm rất phùhợp cho giáo viên các trường mầm non áp dụng khi thực hiện chương trìnhgiáo dục với nội dung hình thành cho trẻ kỹ năng cần thiết để ứng phó vớibiến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai
a Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tế, khai thác các nguồn thông tin
có nội dung giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT
- Nghiên cứu thực trạng về khả năng truyền đạt những kỹ năng ứng phó vớiBĐKHPCTT của giáo viên trong nhà trường, và sự nhận biết, tiếp thu kiếnthức của học sinh
- Đề xuất một số biện pháp cụ thể đưa vào áp dụng trong quá trình giảng dạynhằm giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó vớiBĐKHPCTT
2.4 Các phương pháp thực hiện:
* Phương pháp nghiên cứu nội dung hướng dẫn chuyên đề trong năm học
Trang 7* Phương pháp nghiên cứu lý luận ( tìm hiểu qua tài liệu, sách báo, Internet
có nội dung liên quan đến đề tài )
- Tất cả các phương pháp trên đều là đòn bẩy có chất lượng giúp tôi nghiêncứu một cách thuận lợi trong việc giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹnăng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT
- Trường tôi đang trong thời kỳ xây dựng, cơ sở vật chất chưa đầy đủnên việc tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục và rèn kỹ năng cho trẻcòn gặp nhiều khó khăn
- Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên đã từng bước khẳng định vềchuyên môn nghiệp vụ của mình, đã đầu tư vào bài dạy, các hoạt động mộtcách tích cực Song, việc rèn kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ còn
Trang 8nhiều lúng túng, chưa linh hoạt Một số ít giáo viên vẫn còn xem nhẹ việc rèn
kỹ năng này cho trẻ vào trong các hoạt động Tuy có đầu tư vào bài dạy,nhưng phương pháp và cách tổ chức hoạt động còn sơ sài, cô chưa kịp thờiuốn nắn cho trẻ về hành vi, thái độ của trẻ để giúp trẻ có được những kỹ năngcần thiết
- Việc lựa chọn nội dung và phương pháp rèn kỹ năng ứng phó vớiBĐKHPCTT cho trẻ chưa phù hợp với điều kiện nhà trường, điều kiện củađịa phương Chưa phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ, đây là một vấn
đề khiến tôi gặp nhiều khó khăn
3 2 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác
chuyên môn, luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng chuyên môn Ban giám hiệu nhàtrường tạo mọi điều kiện cho tôi tổ chức các hoạt động thực hành kỹ năngứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ
- Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phươngtiện dạy học hiện đại
- Trẻ đã học qua lớp nhỏ tuổi nên đã có kiến thức và kỹ năng nhấtđịnh Trẻ mạnh dạn tự tin ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giớixung quanh trẻ
- Trình độ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tâm huyết vớinghề
- Bản thân tôi luôn có ý thức học tập, tham gia các buổi tập huấn cho giáoviên mầm non
- Thường xuyên trau dồi những hiểu biết qua việc đọc các tập san củanghành, báo trí, cập nhập các thông tin trên các phương tiện thông tin đạichúng về kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ
- Được sự quan tâm và tạo mọi điều kiện của các ban nghành đoàn thểtrong địa phương
- Trẻ ngoan tích cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức
4 Các biện pháp thực hiện:
Trang 94 1 Biện pháp 1 Phối hợp 3 môi trường giáo dục: Gia đình – Nhà trường – Cô giáo.
Tôi đã tổ chức họp phụ huynh hoặc tranh thủ giờ đón, trả trẻ để cùng traođổi về quan điểm giáo dục, rèn kỹ năng cần thiết cho trẻ để giúp trẻ biết cách, ứng phó với sự BĐKHPCTT và tầm quan trọng của việc rèn các kỹ năngnày cho trẻ với các bậc phụ huynh ( Bằng cách tuyên truyền, biểu bảng, pa
nô, khẩu hiệu )
Trước hết phải hiểu kỹ năng ứng phó với sự BĐKHPCTT là gì? Đó lànhững kỹ năng cần có, giúp trẻ đối mặt với những thử thách của cuộc sốnghàng ngày Bản chất của kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT, là kỹ năng tựbảo vệ của bản thân và sự hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên cần thiết
( Hình ảnh minh họa số 1 ).
Chính vì vậy mục đích của việc giáo dục, rèn kỹ năng để giúp trẻ ứng phóvới BĐKHPCTT là : dạy cho trẻ và giúp trẻ trang bị những kiến thức, kỹnăng cần thiết, giúp trẻ bước vào cuộc sống, đối diện với những thử thách màtrẻ luôn có những kỹ năng : Bĩnh tĩnh – tự tin - sáng tạo trong mọi hoàncảnh, biết được những điều nên làm và không nên làm
Từ đó tôi đã vận động, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng tham giagiáo dục và rèn cho trẻ tại gia đình của mình, kết hợp cùng với cô giáo vànhà trường, có như vậy những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ ứng phó vớiBDKHPCTT mới được rèn luyện thường xuyên, ở mọi lúc, mọi nơi
Bằng những trải nghiệm trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ cùng vớiviệc tự học tập, tìm hiểu nghiên cứu qua các nguồn tài liệu tôi nhận thấy nộidung giáo dục và rèn những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó vớiBĐKHPCTT cũng hết sức đơn giản và gần gũi, sau đây là một số nội dunggiáo dục kỹ năng giúp trẻ ứng phó với sự BĐKHPCTT cơ bản tôi đã tuyêntruyền tới phụ huynh
* Đó là: Sự hợp tác, khả năng phối hợp, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập,khả năng thấu hiểu
Trang 10* Đó là học cách có được những mối liên hệ mật thiết, chia sẻ với mọingười trong khi gặp khó khăn.
* Đó là giúp trẻ luôn tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới
* Biết cách ứng xử với mọi tình huống có thể xảy ra khi ở một mình( Gọi điện thoại, tự cứu mình bằng những kỹ năng đã được học )
* Nhận biết những tình huống, hoàn cảnh không an toàn cho mình nơicông cộng, trên sân trường, công viên, siêu thị, ngoài phố
* Đối với trẻ mầm non, hành vi thường là bắt chước, do vậy hành viđược thực hiện lâu ngày sẽ trở thành kỹ năng Cho nên khi chúng ta dạy trẻthì những hành vi này sẽ được tích lũy dần dần trong quá trình hướng dẫncủa cô giáo và người lớn trong gia đình
4 2 Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT.
Nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKHPCTT là một trong những nộidung được quan tâm trong năm học, đây là nội dung mới được SGD&ĐT đã
mở lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên chủ chốt của các nhà trường( ngày 01.10 2014 ), nhằm nhân rộng và nhanh chóng tuyên truyền tới cácbậc phụ huynh, cũng như cung cấp kiến thức tới các em học sinh
Từ những tài liệu do SGD&ĐT cung cấp, cùng với những buổi dự giờcủa các bạn đồng nghiệp tại trường mầm non Bình Minh – Thành phố HảiDương, kết hợp với một số tài liệu, thông tin của các hệ thống truyền thông,tôi đã lựa chọn những nội dung phù hợp nhất để tích hợp vào các chủ đềtrong năm học theo nguyên tắc, tích hợp được tất cả các lĩnh vực giáo dục,nội dung đảm bảo từ dễ đến khó, hoạt động có tính thực tế
Trên thực tế khi dự lớp tập huấn của SGD&ĐT triển khai ngày 01 10
2014 với nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKHPCTT, trong khi lịch học
và kế hoạch năm học của giáo viên xây dựng được ban giám hiệu nhà trườngphê duyệt đã thực hiện được 1 tháng Chính vì những bất cập như vậy, lên tôigặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch, tôi lựa chọn biện pháp
bổ xung vào các chủ đề còn lại, các hoạt động trong ngày: hoạt động ngoài
Trang 11trời, hoạt động chiều, xong vẫn phải đảm bảo đầy đủ nội dung giáo dục chotrẻ về BĐKHPCTT như sau:
- Giúp trẻ nhận biết một số đặc điểm của thời tiết, dấu hiệu nhận biết thờitiết: Nắng, mưa, nóng, lạnh
- Đặc điểm của bốn mùa ( Xuân, hạ , thu, đông ), cách nhận biết các mùatrong năm
- Một số biến đổi của khí hậu: nắng nóng kéo dài, mưa gió bất thường, rétđậm, rét hại
- Một số nguyên nhân và hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra
- Cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra
- Một số kỹ năng để thích ứng với BĐKHPCTT
+ Nếu không có người lớn bên cạnh khi có thiên tai biết tìm đến nơi trú ẩn
an toàn, biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm
+ Khi có mưa bão, sấm sét, không được chơi ngoài trời, không tắm mưa,không được trú dưới gốc cây to, cột điện,
+ Khi xảy ra mưa lũ, không được rời xa người lớn, tránh xa những vũngnước, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, không sử dụng nước ô nhiễm
+ Khi thấy cháy, hét to gọi người lớn xung quanh, biết gọi điện thoại khẩncấp 114 để lực lượng cứu hỏa đến giúp đỡ
4 3 Biện pháp 3: Dạy trẻ hình thành những kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT theo chủ đề:
Trước khi nghiên cứu nội dung này, thật sự tôi cũng vẫn còn chưa nghĩrằng, việc mình đã giáo dục và rèn cho trẻ những kỹ năng cần thiết để ứngphó với BĐKHPCTT bấy lâu nay, bằng những câu hỏi hàng ngày mà mìnhkhông nhận thấy:
* Khi các con thấy cháy các con sẽ làm gì?
* Sáng con đi học trời lạnh, con mặc áo ấm, đến trưa khi trời nắng, nóng,các con sẽ làm gì?
* Khi ngọn lửa của đám cháy lan gần tới chỗ của con, con sẽ làm thế nào đểthoát hiểm?
Trang 12* Trước khi chuẩn bị cho chuyến đi du lịch, các con cần chuẩn bị nhữnggì?
Nhưng để có những câu hỏi tương tự như thế, có chiều sâu và hiệu quảhơn để trở thành kỹ năng cần thiết thì đòi hỏi giáo viên phải đặt ra câu hỏi :Giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT làphải dạy như thế nào?
+ VD 1: Ở chủ đề " Trường Mầm non " Tôi trò chuyện với trẻ về
cách sử dụng điện, nước khi ở trường, biết vứt rác đúng nơi quy định, biếtgiữ môi trường xanh, sạch đẹp giúp trẻ biết đó là những việc làm cần thiếtlàm giảm sự ô nhiễm môi trường, góp phần chống lại sự biến đổi của khí hậu
+ VD 2: Với chủ đề " Bé với gia đình" Tôi giúp trẻ nhận biết một số
khu vực không an toàn và cách phòng tránh khi có hiện tượng bất thường,biết chia sẻ thông tin với người thân ( gọi điện thoại ), biết chăm sóc và tựbảo vệ khi gặp thiên tai trong gia đình
* Trong khi cho trẻ chơi trò chơi ở góc: " Gia đình" với trò chơi
" Nấu ăn ", tôi hướng dẫn trẻ, đặt nồi lên bếp ga đã đặt đúng giữa bếp chưa
nếu không sẽ dễ đổ và xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải
dùng cái lót tay để không bị bỏng ( Hình ảnh minh họa số 2 ).
+ VD 3: Chủ đề: " Một số ngành nghề " với đề tài nhỏ : " Nhận biết một số nguy cơ cháy nổ có thể gặp" Tôi đã đưa ra nội dung của bài dạy
như sau: ( Tôi đã sưu tầm trên mạng cho trẻ xem các hình ảnh )
- Nhận biết một số nguồn gây ra lửa ( bếp ga, bật lửa, xăng, dầu, nến,cồn ), các chất dễ cháy : rơm rạ, than củi, giấy
- Biết ảnh hưởng tốt, xấu của lửa trong cuộc sống
- Biết cách dập lửa an toàn ( khăn ướt, nước, bình xịt, cát )
- Cuối cùng tôi có thể đóng vai chú lính cứu hỏa, từ đó sẽ trang bị kiến thức
và kỹ năng cần thiết cho trẻ để giúp trẻ phòng cháy, chữa cháy khi gặp tìnhhuống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày
+ VD 4: Chủ đề: " Mùa xuân và thế giới thực vật "
Trang 13- Giúp trẻ biết lợi ích của cây xanh đối với con người, biết trồng nhiều câyxanh để góp phần giảm nhẹ hậu quả của BĐKHPCTT.
- Cho trẻ xem video nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, biết chặt phárừng bừa bài làm cho môi trường bị ô nhiễm, thiên tai, lũ lụt xảy ra, ảnhhưởng đến con người Nhận biết một số hành vi đúng, sai của con người với
môi trường ( hình ảnh minh họa số 3 ).
- Trong giờ LQVH: Cô kể cho trẻ nghe câu truyện " Tiếng gọi của rừng xanh" sau đó cho trẻ chơi trò chơi " Chọn tranh đúng về bảo vệ môi trường"
+ VD 5: Chủ đề:" Nước và một số hiện tượng tự nhiên" tôi cũng mạnh dạn đưa ra đề tài nhỏ:" Nhận biết một số nguy cơ đuối nước".
- Giúp trẻ nhận biết các nguồn gốc nước từ đâu mà có, các loại nước, cáchiện tượng tự nhiên liên quan đến nước
- Nhận biết ích lợi, tác hại của nước trong cuộc sống hàng ngày
- Biết cách phòng chống tai nạn do nước gây ra ( không chơi gần sông hồ,nơi có nước lũ, nước đun sôi ) Biết kêu cứu, biết sơ qua quá trình cấp cứuban đầu khi đuối nước ( Trẻ 5 – 6 tuổi ) Với hoạt động này tôi cũng lênmạng tìm kiếm và đưa ra những hình ảnh minh họa hành động trẻ lên làm và
không lên làm ( Hình ảnh minh họa số 4 ).
- Cho trẻ chơi các trò chơi pha nước: ( tưới cây, pha màu, pha nước hoaquả, đong nước )
+ VD 6: Chủ đề : " Quê hương, đất nước, Bác hồ, trường tiểu học"
- Dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi
- Giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước, Bác Hồ.
4 4 Biện pháp 4: Tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT vào các thời điểm trong chế độ sinh hoạt hàng ngày:
- Khi xây dựng hoạt động tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ về ứng phó
với BĐKHPCTT, tôi luôn xác định các vấn đề sau:
+ Thực hiện trong chủ đề nào?
+ Tên hoạt động là gì?
Trang 14+ Mục đích của hoạt động?
+ Cần chuẩn bị những gì? ( Đồ dùng, đồ chơi, địa điểm )
+ Tiến hành như thế nào, tạo điều kiện cho trẻ được thực hành, trải nghiệm
* VD 1: Giờ đón trẻ: Cô hướng dẫn trẻ tự cất, lấy ba lô, tự mặc và tự cởi
quần áo mà không cần cô giáo để biết tự bảo vệ bản thân khi thời tiết thayđổi
* VD 2: Trò chuyện: ( tùy theo hình thức, có thể là cá nhân hoặc tập thể
) Cô hướng dẫn trẻ biết tự chọn trang phục phù hợp với thời tiết, nhận biếtcác biểu hiện của BĐKHPCTT, cách ứng phó và phòng tránh ( bằng các câuhỏi gợi mở giúp trẻ trả lời, hoặc bằng các trò chơi ) từ đó hình thành cho trẻkiến thức, kỹ năng về vấn đề này một cách dễ dàng
* VD 3: Hoạt động học: Tôi lựa chọn những hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp
với từng chủ đề, khuyến khích trẻ chủ động tìm tòi, quan sát, tạo ra các tìnhhuống để mở rộng, tích hợp nội dung BĐKHPCTT vào các nội dung đã lên
kế hoạch Tôi xin trình bày bằng giáo án minh minh họa cụ thể ( Phụ lục 3 ).
* VD 4: Hoạt động ngoài trời: Tôi tận dụng các yếu tố tự nhiên, có sẵn
để tích hợp giáo dục trẻ về nội dung ứng phó với BĐKHPCTT một cách phùhợp, tôi cho trẻ quan sát sự thay đổi của thời tiết ( Trời đang nắng chuyểnsang mưa ) Cho trẻ khám phá các hiện tượng tự nhiên ( gió, mưa ), cho trẻ
nhặt lá cây để giữ môi trường xanh, sạch, cho trẻ cùng chơi một số trò chơi : " Trời nắng – trời mưa "
* VD 5: Hoạt động góc: Tôi tích hợp nội dung giáo dục phù hợp cho
từng góc chơi, tự xây dựng và tạo ra một số bài tập có nội dung giáo dục trẻ
ứng phó với BĐKHPCTT ( Hình ảnh minh họa số 5 )
* VD 6: Giờ ăn, ngủ: Với nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những
kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT, ngoài việc cung cấp về kiếnthức, kỹ năng thì hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng là một thời điểm khôngthể thiếu để rèn luyện thói quen tốt, hành vi đúng cho trẻ một cách thườngxuyên, tạo nên kỹ năng bền vững cho trẻ, như rèn trẻ có thói quen rửa taybằng xà phòng, dưới vòi nước sạch trước khi ăn, và sau khi đi vệ sinh, ăn
Trang 15chín, uống sôi, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tiết kiệm năng lượng Rènthói quen khi đi ngủ biết cởi bớt quần áo cho dễ ngủ, sau khi dậy lại mặcquần áo vào
* VD 7: Hoạt động chiều: Tôi thường tổ chức dưới hình thức chơi trong hoạt động chiều - Giáo án minh họa ( Phụ lục 4 ).
* VD 8: Sưu tầm thơ ca, hò vè có nội dung giáo dục ứng phó với BĐKHPCTT giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc:
- Bên cạnh đó các bài ca dao, tục ngữ cũng là nguồn giá trị để trẻ nghethường xuyên
Cô đọc và dạy cho trẻ bài tục ngữ:
“ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm "
- Thông qua nội dung những câu tục ngữ kinh nghiệm về thời tiết của ôngcha để lại, trẻ được nghe, được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấmdần ý nghĩa của lời ca, từ đó tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệmtrong cuộc sống
- Cô dạy trẻ bài thơ: " Xe cứu hỏa", đọc cho trẻ nghe bài " Không vứt rác ra đường "
" Không vứt rác ra đường Cái bánh có lá gói Quả chuối vỏ rất trơn Giẫm phải là ngã luôn Nhớ bỏ vào thùng rác ".
Qua nội dung bài thơ, trẻ được nghe, đọc, cùng với sự giảng giải của côgiáo, trẻ hiểu được nội dung bài thơ giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môitrường, giữ cho môi trường luôn xanh, sạch đẹp, biết vứt rác đúng nơi quyđịnh Từ đó trẻ có kỹ năng bảo vệ môi trường, xung quanh lớp học và nơi
công cộng ( Hình ảnh minh họa số 6 ).
5 Kết quả đạt được: