Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
2,44 MB
Nội dung
Phần thứ hai: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ A. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai môn Công nghệ 1. Đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ 1.1. Nguyên tắc tích hợp Tích hợp là sự kết hợp, lồng ghép các mục tiêu khác nhau thông qua một hoạt động dạy học nào đó. Phương pháp tích hợp giáo dục là cách thức, con đường để đạt được các mục tiêu giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai thông qua môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở. Tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai trong môn Công nghệ phải dựa trên mối quan hệ vốn có, tự nhiên giữa mục tiêu, nội dung của môn Công nghệ với mục tiêu và nội dung của giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai; tránh sự gò ép. Đồng thời, nó phải luôn phù hợp, dựa trên thực tiễn cuộc sống và trải nghiệm của bản thân học sinh. Việc dạy học tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai đã làm tăng giá trị, ý nghĩa thiết thực của môn Công nghệ đối với đời sống con người. 1.2. Đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ Nội dung giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai được tích hợp trong môn Công nghệ, vì vậy phương pháp dạy học tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai cũng là các phương pháp dạy học Công nghệ ở trung học cơ sở. Nội dung môn Công nghệ và nội dung BĐKH, phòng chống thiên tai có tính thực tiễn rất cao. Do vậy, dạy học tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai trong học tập môn Công nghệ phải được thực hiện thông qua các phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, gắn lí thuyết với thực hành, gắn với môi trường thực tế. Một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp hợp giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai trong dạy học môn Công nghệ cấp trung học cơ sở là: a) Phương pháp nghiên cứu (tìm tòi, khám phá, hay giải quyết vấn đề) 1 Phương pháp này giúp học sinh tìm tòi, khám phá, sáng tạo về các nội dung ứng phó BĐKH, phòng chống thiên tai thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu có thể là các câu hỏi hoặc bài tập. Khi dạy học tích hợp ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai vào môn Công nghệ có thể sử dụng một số dạng câu hỏi, bài tập như sau: - Câu hỏi hoặc bài tập giải quyết vấn đề ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai liên quan đến nội dung bài học môn Công nghệ: đặt câu hỏi hoặc bài tập liên quan đến kiến thức học sinh được học trong bài học đó. - Bài tập dưới dạng nghiên cứu vấn đề ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai với các nội dung của một hay nhiều bài học môn Công nghệ trong một thời gian nhất định. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua các bước sau: Đặt vấn đề; Tìm giả thuyết liên quan để giải quyết vấn đề; Thu thập các số liệu thống kê và tài liệu liên quan, xử lí số liệu, tài liệu và xác minh các giả thuyết; Kết luận; Vận dụng các kết luận để đưa ra cam kết hành động. b) Phương pháp thuyết trình Học sinh vận dụng các kiến thức đã học, vốn sống, tự đặt mình vào vị trí người có hành động tích cực đối với vấn đề ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai để thuyết trình vấn đề, qua đó rèn kĩ năng trình bày, thuyết phục mọi người thay đổi thái độ, hành vi. Để thuyết trình có hiệu quả, học sinh (nhóm học sinh) phải tự thu thập thông tin, tư liệu về ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai liên quan đến các nội dung bài học môn Công nghệ qua các phương tiện truyền thông, tài liệu, sách tham khảo, tư liệu thực tế ở địa phương để viết báo cáo và trình bày trước tập thể lớp hoặc nhóm người cùng quan tâm đến vấn đề nghiên cứu. Giáo viên cũng có thể sử dụng phương pháp này để trình bày nêu vấn đề cho HS hiểu rõ các vấn đề liên quan đến ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai. Qua đó, giáo viên truyền tư tưởng, tình cảm, thái độ của bản thân tác động đến HS giúp các em thay đổi thái độ, hành vi bảo vệ mô trường, tích cực phòng chống thiên tai. c) Phương pháp tham quan, cắm trại và trò chơi theo chủ đề Các hoạt động ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai được thực hiện có hiệu quả trong các hoạt động trải nghiệm thực tế. Do vậy, tổ chức học 2 sinh tham quan, cắm trại và các trò chơi theo chủ đề ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai là phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả. Thông qua các hoạt động cắm trại, tham quan và trò chơi theo chủ đề, bằng trải nghiệm của bản thân học sinh và giảng giải của giáo viên, học sinh thấy được những việc đã làm và cần làm để giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai. Một số hoạt động cụ thể như: Tổ chức tham quan nhà máy sản xuất cơ khí, sửa chữa ô tô giáo viên liên hệ đến việc xả chất thải ra môi trường, xử lý nước thải, rác thải để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, liên hệ các biện pháp để ứng phó với BĐKH. Tổ chức các trò chơi giả định theo chủ đề để giáo dục thái độ, hành vi bảo vệ môi trường, chống BĐKH, giảm nhẹ thiên tai: trò chơi trồng rừng, trò chơi ai phát thải khí nhà kính nhiều nhất d) Phương pháp quan sát, phỏng vấn Phương pháp quan sát, phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin về những vấn đề liên quan đến ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai trong sản xuất công, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Nội dung quan sát, phỏng vấn phải định hướng vào những vấn đề cụ thể của môi trường, ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai. Khi quan sát, phải tập trung vào các dấu hiệu bản chất của vấn đề làm cơ sở cho việc tìm tòi, khám phá. Đồng thời, phải ghi chép chính xác địa điểm, thời gian, các tình trạng diễn ra trong thời điểm quan sát. Để thuận lợi cho việc quan sát thu thập thông tin ta có thể sử dụng các phiếu quan sát đã được thiết kế trước. Phỏng vấn là giai đoạn tiếp theo của những việc đã quan sát, được thực hiện với các đối tượng cụ thể. Các đối tượng thường được phỏng vấn về vấn đề ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai là: cán bộ quản lí nhà nước, cán bộ quản lí doanh nghiệp là người quản lí liên quan đến các vấn đề BĐKH và phòng chống thiên tai; người dân nghèo, trẻ em, phụ nữ, người già là những đối tượng dễ bị tổn thương do BĐKH và thiên tai xảy ra; những nhà khoa học Câu hỏi theo hướng gợi mở, gợi ý các vấn đề cần giải quyết: nguyên nhân, biện pháp, hậu quả, tác động Khi phỏng vấn cần đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đối tượng, tôn trọng đối tượng phỏng vấn. e) Phương pháp tranh luận Giáo viên chia học sinh thành hai nhóm để tranh luận về những vấn đề đặt ra nhằm ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai hoặc tranh luận về một hành vi của một người hoặc nhóm người liên quan đến vấn đề trên. Giáo viên (hoặc 3 một số học sinh) làm trọng tài. Sau khi tranh luận, học sinh tự mình rút ra kết luận hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận đúng, sai và những bài học về ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Ngoài ra, để tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai trong dạy học Công nghệ cấp trung học cơ sở, giáo viên có thể sử dụng kết hợp những phương pháp dạy học môn Công nghệ như: phương pháp hỏi đáp, trực quan, thực hành, thí nghiệm Để tăng hiệu quả dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai, giáo viên cần tăng cường áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực: công não (động não), thảo luận theo nhóm, điều tra (nghiên cứu giải quyết vấn đề), đóng vai, tham quan, ngoại khóa 2. Hình thức tổ chức dạy học tích hợp ứng phó với BĐKH trong môn Công nghệ a) Hình thức tổ chức hoạt động nhóm Tổ chức hoạt động nhóm là hình thức dạy học phổ biến và có hiệu quả khi giải quyết các vấn đề liên quan về ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai. Hình thức tổ chức dạy học này chủ yếu thông qua sự hợp tác của các cá nhân để tìm hiểu nội dung bài học, được thực hiện trong giờ học lí thuyết,thực hành, thí nghiệm hoặc hoạt động ngoại khóa. Khi tổ chức học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần chú ý: Chuẩn bị chu đáo nội dung, tiến trình bài giảng, chủ đề thảo luận hướng vào trọng tâm bài giảng; Phân công nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm; Tạo ra các tình huống để học sinh tranh luận, thảo luận; Nắm bắt tình hình, đôn đốc tiến độ thảo luận; Dự kiến những ý kiến kết luận trên cơ sở động viên học sinh thảo luận. Hình thức làm việc theo nhóm được thực hiện theo các bước sau: Chuẩn bị; Giao nhiệm vụ; Tiến hành làm việc nhóm (thảo luận); Báo cáo kết quả thảo luận; Tổng kết thảo luận. b) Hình thức sắm vai Hình thức này được đặc trưng bởi hoạt động với các nhân vật giả định trong vở kịch, trong đó các tình huống trong thực tế cuộc sống được thể hiện bằng những hoạt động có kịch tính. Tổ chức theo hình thức này được tiến hành theo các bước: 4 Bước 1 : Tạo không khí để đóng vai. Đây là bước rất quan trọng, giáo viên cần giúp học sinh thấy được đây là những tình huống mà bất kì ai cũng có thể gặp trong cuộc sống, vì vậy phải tích cực trong hoạt động này. Bước 2 : Lựa chọn vai. Giáo viên có thể căn cứ vào khả năng và tinh thần xung phong của học sinh để phân vai phù hợp. Những học sinh đóng vai người xem phải có ý thức luôn tự đặt mình vào tình huống để đưa ra cách giải quyết vấn đề được đặt ra. Bước 3 : Trình diễn. Trong quá trình trình diễn, nếu thấy thể hiện được ý đồ giáo dục trong nội dung thì cho học sinh thảo luận. Lưu ý, khi thảo luận giáo viên khuyến khích học sinh đưa ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau. Có thể yêu cầu các vai diễn khác trình bày vở kịch theo cách khác, với cách giải quyết khác nhau. Bước 5 : Hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận. Giáo viên cần cho học sinh tự rút ra những kết luận cần thiết về các vấn đề, nội dung trong trình diễn đặt ra. Qua đó, học sinh thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai và có ý thức vận động mọi người cùng hành động. c) Hình thức tổ chức tham quan, ngoại khoá để tích hợp giáo dục nội dung công nghệ và giáo dục BĐKH, phòng chống thiên tai Đây là một hình thức học tập rất có hiệu quả vì các kiến thức, kĩ năng giáo dục BĐKH, phòng chống thiên tai, công nghệ có tính thực tế rất cao. Qua các hoạt động này, HS không những hình thành được kiến thức kĩ năng mà cả thái độ và hành vi ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai cũng như đạt được mục tiêu dạy học Công nghệ - trung học phổ thông. Hoạt động ngoại khóa có thể tiến hành với nhiều hình thức khác nhau: - Tổ chức nói chuyện, giao lưu về BĐKH và phòng chống thiên tai - Tổ chức thi, đố vui về BĐKH và phòng chống thiên tai - Tổ chức xem phim về BĐKH và thiên tai - Nghiên cứu biểu hiện BĐKH và thiên tai ở địa phương - Tổ chức tham quan về ảnh hưởng của BĐKH và thiên tai - Tổ chức hoạt động giảm nhẹ BĐKH và phòng chống thiên tai trong trường học và ở địa phương 5 Để đạt hiệu quả giáo dục tích hợp, các hoạt động này nhìn chung cần nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị và tổ chức, đánh giá (xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức, thời gian tổ chức, đối tượng tham gia ). Đồng thời phải tuyệt đối đảm bảo an toàn về người trong quá trình tổ chức hoạt động. Do vậy, để thực hiện được những hoạt động trên, cần phải có sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, sự nhiệt tình của giáo viên, sự ủng hộ của phụ huynh và các lực lượng giáo dục khác 3. Gợi ý về tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai vào môn Công nghệ - trung học cơ sở a) Biện pháp chung Phân tích nội dung môn Công nghệ cấp trung học cơ sở và chỉ ra nội dung tri thức giáo dục BĐKH, phòng chống thiên tai. Từ phân tích nội dung bài học để lựa chọn ra được nội dung giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai cần được khai thác khi tổ chức các hoạt động học tập. Để làm được điều này, giáo viên phải là người am hiểu các kiến thức chuyên môn trong môn Công nghệ và kiến thức về BĐKH, phòng chống thiên tai có liên quan. Qua phân tích nội dung môn Công nghệ, giáo viên phải chỉ ra được những nội dung cơ bản của môn học như: trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản (nông nghiệp); cơ khí, điện kỹ thuật (công nghiệp) từ đó giáo viên cần phải: - Xác định được giá trị, ý nghĩa của các kiến thức Công nghệ đối với BĐKH, phòng chống thiên tai. - Nêu được những nguyên nhân làm BĐKH, xảy ra thiên tai do hoạt động sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, cơ khí, sản xuất điện năng gây ra. Đồng thời chỉ ra tác hại của BĐKH, thiên tai đối với các hoạt động sản xuất này để có biện pháp ứng phó kịp thời. - Chỉ ra được những hoạt động, biện pháp tác động, hành động cụ thể của con người để chống BĐKH, giảm nhẹ thiên tai dựa trên kiến thức trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, cơ khí, sản xuất điện năng trong điện kỹ thuật. Dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai là việc làm hết sức cần thiết nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về biểu hiện, nguyên nhân và cách ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai. Đồng thời, từ đó hình thành cho học sinh một số kĩ năng và thái độ ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai thông qua học tập môn Công nghệ cấp trung học cơ sở có liên quan tới 6 vấn đề này. Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục tích hợp ứng phó BĐKH, giảm nhẹ thiên tai đồng thời đảm bảo được các nguyên tắc tích hợp, nhất là nguyên tắc đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính lô gíc của nội dung, tránh khiên cưỡng, gò ép, làm quá tải lượng kiến thức của bài học, khi tổ chức dạy học theo yêu cầu tích hợp, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau: - Nghiên cứu kĩ nội dung cơ bản về BĐKH, giảm nhẹ thiên tai, mục tiêu tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH, giảm nhẹ thiên tai qua môn Công nghệ cấp trung học cơ sở và các địa chỉ, nội dung có thể tích hợp ở từng chủ đề, từng phân môn trong từng lớp. - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học có thể tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH, giảm nhẹ thiên tai để trả lời các câu hỏi: mục tiêu tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH, giảm nhẹ thiên tai của bài học là gì? Những nội dung cụ thể của bài học có thể tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH, giảm nhẹ thiên tai? Mức độ tích hợp là gì?; Cách thức khai thác nội dung đó để tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH, giảm nhẹ thiên tai là gì?? Kiểm tra, đánh giá kết quả tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH, giảm nhẹ thiên tai qua bài học Công nghệ như thế nào? - Khi lập kế hoạch bài dạy, cần phải thể hiện rõ nội dung chủ yếu, hoạt động phối hợp giữa giáo viên và học sinh để đạt được mục tiêu bài học; những nội dung, phương pháp và hình thức tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH, giảm nhẹ thiên tai trong bài học. Tùy theo nội dung, mức độ tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và giảm nhẹ thiên tai có thể sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học, phương pháp dạy học tích cực. - Khi tổ chức triển khai kế hoạch bài học trên lớp, cần chú ý khai thác những hiểu biết của học sinh về BĐKH, ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai theo nội dung bài học. Trong quá trình giảng dạy, cần tổ chức các hoạt động và tạo cơ hội cho học sinh chủ động tham gia, qua đó hình thành cho học sinh một số kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp. Với những nội dung có thể liên hệ thực tế, cần khai thác hiểu biết thực tế của học sinh trên cơ sở sử dụng phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm, tranh luận Cuối mỗi bài học có tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai nên kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được mục tiêu tích hợp bằng câu hỏi trắc nghiệm hoặc làm bài tập tình huống. b) Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học 7 - Sử dụng phương tiện trực quan Sử dụng các phương tiện trực quan để tổ chức cho học sinh học tập trên lớp để nâng cao nhận thức, có thái độ tích cực với việc phòng chống BĐKH, phòng chống thiên tai giúp học sinh nhận ra được ý nghĩa thực tiễn của các kiến thức trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, cơ khí, điện kỹ thuật trong việc phòng chống BĐKH, phòng chống thiên tai. Giáo viên có thể sử dụng các đoạn video, các hình ảnh trực quan về: các loại cây trồng có khả năng chịu hạn, chịu nóng, các giống cây rừng, cây nông nghiệp, vật nuôi, thủy sản có khả năng chịu nóng, chịu lạnh nhưng có giá trị kinh tế cao ở các địa phương, vùng miền; các loại thuốc hoá học bảo vệ thực vật; một số loại phân bón thông thường; các loại đất bị rửa trôi, xói mòn, sạt lở do thiên tai, BĐKH… để tổ chức học sinh tìm tòi, thảo luận, động não, qua đó học sinh đồng thời hình thành được các kiến thức, kĩ năng, có thái độ bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai. - Làm thực hành, thí nghiệm Tổ chức HS làm các bài thực hành sưu tầm các loại mẫu vật cây trồng, xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay nhận diện một số loại đất; xác định đặc điểm một số mẫu phân bón; tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng ở địa phương; một số loại vật nuôi, quan sát biểu hiện của các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trong điều kiện thời tiết bất thường (nắng, nóng, khô hạn, giá lạnh, ); để thực hiện tích hợp giáo dục BĐKH, phòng chống thiên tai cho học sinh. - Tổ chức học sinh tham quan, điều tra khảo sát thực tế Nội dung môn Công nghệ ở trường trung học cơ sở mang tính thực tiễn cao, phù hợp với việc tổ chức HS nghiên cứu thực tế. Giaó viên có thể tổ chức HS tham quan ngoại khoá tại địa phương hoặc các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản, thức ăn gia súc, thuốc thú y, khảo sát thực tế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng của người dân, tham quan các mô hình xử lí biogas; khảo sát các cơ sở gia công cơ khí, sản xuất linh kiện điện tử; tìm hiểu hậu quả do lũ quét, sạt lở đất, lũ lụt, bão, hạn hán, băng tuyết đến sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương; các hoạt động người dân địa phương sử dụng để ứng phó với BĐKH, với thiên tai từ đó có thêm kiến thức về phòng chống BĐKH, phòng chống thiên tai. - Phối hợp với hoạt động giáo dục hướng nghiệp, hoạt động giáo dục nghề phổ thông giáo viên tổ chức các hoạt động ngoại khoá 8 Qua các tư liệu môn môn học, giáo viên có thể lồng ghép nội dung giáo dục BĐKH, phòng chống thiên tai để tổ chức các hoạt động tập thể về chủ đề “Giáo dục BĐKH, phòng chống thiên tai” để học sinh nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể với hình thức: Sinh hoạt câu lạc bộ; các cuộc thi, giao lưu; hoạt động ngoài trời qua các buổi tham quan, dã ngoại B. Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong dạy học môn Công nghệ cấp trung học cơ sơ I. Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong dạy học môn Công nghệ THCS 1. Mục tiêu: Môn Công nghệ trong hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở tích hợp của các lĩnh vực thủ công và kỹ thuật phổ thông nhằm phản ánh “tập hợp các phương pháp, quy tắc, kỹ năng được sử dụng để tác động vào đối tượng lao động thông qua các phương tiện nhằm tạo ra sản phẩm”. Mục tiêu Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong dạy học bộ môn Công nghệ - trung học cơ sở đối với học sinh được xác định như sau: a) Kiến thức - Biết được ý nghĩa, vai trò của việc phát triển kinh tế gia đình, vai trò của rừng và trồng rừng, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cơ khí và điện kỹ thuật trong việc ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai. - Biết được sự tác động qua lại, chịu ảnh hưởng lẫn nhau giữa sản xuất cây trồng, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; sự phát triển của cơ khí, điện kỹ thuật với khí thải gây ra BĐKH và các loại thiên tai. - Bước đầu biết được một số biện pháp kĩ thuật trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giải pháp phát triển bền vững trong cơ khí, sản xuất điện năng nhằm góp phần giảm thiểu ảnh hưởng xấu của những ngành sản xuất này tới điều kiện khí hậu, đồng thời làm cho cây trồng, cây rừng, vật nuôi, thủy sản có khả năng thích ứng với sự BĐKH, thiên tai với sự hỗ trợ của các loại máy nông nghiệp, máy điện. b) Thái độ (tình cảm) 9 - Quan tâm tìm hiểu sự tác động của BĐKH và các loại thiên tai tới sự đa dạng sinh học của các loài cây trồng, cây rừng, vật nuôi, thủy sản, cơ khí, điện năng và các biện pháp kĩ thuật nhằm giữ gìn, bảo vệ, phát triển sự đa dạng sinh học, phát triển môi trường bền vững. - Có ý thức phê phán những hành vi gây BĐKH, thiên tai trong sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, cơ khí, sản xuất và sử dụng điện năng nhằm góp phần giảm thiểu BĐKH và thiên tai. - Tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành đúng các biện pháp kĩ thuật, các quy định về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn lao động khi tham gia các hoạt động trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất sử dụng máy cơ khí, máy điện, đồ dùng điện. c) Kĩ năng (hành vi) - Có khả năng áp dụng kiến thức kĩ thuật và làm được một số công việc trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi thủy sản, sử dụng công cụ cơ khí, đồ dùng điện đúng yêu cầu kĩ thuật để góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đối với khí hậu và phòng chống thiên tai. - Tích cực vận dụng những kiến thức, kĩ năng về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất cơ khí, điện vào các hoạt động góp phần làm giảm thiểu BĐKH, giảm tác hại của thiên tai; làm cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản, công trình cơ khí, điện công nghiệp thích ứng được với những BĐKH, giảm thiểu rủi ro thiên tai gây ra. 2. Khả năng đưa Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Công nghệ THCS Môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở có nội dung liên quan nhiều đến các vấn đề về môi trường, năng lượng, BĐKH và phòng chống thiên tai. Giữa môn Công nghệ cấp trung học cơ sở và giáo dục BĐKH, phòng chống thiên tai có sự giao thoa về mục tiêu, nội dung cũng như cách thực hiện. Nội dung môn Công nghệ cấp trung học cơ sở bao gồm các kiến thức về kinh tế gia đình, nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến việc ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai cụ thể như nhiệm vụ, kĩ thuật, quy trình kĩ thuật trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (lớp 7); cơ khí và ứng dụng của cơ khí, kĩ thuật điện (lớp 8). 10 [...]... giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai Trong môn Công nghệ cấp trung học cơ sở mỗi phân môn, lĩnh vực có những ưu thế khác nhau trong việc lựa chọn chủ đề, nội dung để tích hợp ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai ở các mức độ khác nhau: - Phân môn Kinh tế gia đình (lớp 6, lớp 9) có nhiều nội dung có thể tích hợp ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai trong nội dung các bài học Đối với. .. về ứng phó BĐKH 11 và phòng chống thiên tai trên cơ sở các kiến thức được học vận dụng vào điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương Để thực hiện tích hợp ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai hiệu quả trong môn Công nghệ ở trường trung học cơ sở, việc lựa chọn những nội dung, bài học để thực hiện việc tích hợp là rất cần thiết Môn Công nghệ có nhiều nội dung, chủ đề phù hợp với việc tích hợp giáo. .. xuất Môn Công nghệ là môn học có tính thực tiễn, tính ứng dụng cao Thông qua việc học tập môn Công nghệ, HS có thể áp dụng ngay được những kiến thức, kĩ năng về ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai vào thực tiễn đời sống và sản xuất Do vậy, khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai thông qua dạy học môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở là thuận lợi và phù hợp Công nghệ chính... tốt, ứng phó với những bất lợi của môi trường (cứng cây, chống chịu sâu bệnh, chịu nóng, lạnh ) Qua các nội dung tích hợp sẽ giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cây trồng, tích cực tham gia trồng cây ăn quả, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sống 3 Giới thiệu một số địa chỉ tích hợp Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Công nghệ - trung học cơ sở Môn Công nghệ lớp.. .Môn Công nghệ là môn khoa học ứng dụng các kiến thức của các môn khoa học cơ bản như Vật lý, Sinh học, Hóa học và là cầu nối giữa khoa học cơ bản với thực tiễn Việc học môn Công nghệ tạo cơ hội cho HS vận dụng các kiến thức của các môn khoa học cơ bản và những hiểu biết về ứng phó với BĐKH, và giảm nhẹ rủi ro thiên tai của các môn học này vào thực tiễn học tập, sinh hoạt và lao động sản xuất Môn Công. .. thiểu rủi ro thiên tai; xử lí nước thải trước khi đưa vào tái sử dụng - Phân môn Kĩ thuật công nghiệp (lớp 8, lớp 9) có một số nội dung việc tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai khá thuận lợi, các nội dung khác gián tiếp liên quan đến ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai + Phần cơ khí: nội dung bao gồm các vấn đề về vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống; gia công cơ khí; chi... đến ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai, phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình tham gia học tập - Phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Công nghệ cấp trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tránh làm quá tải đối với học sinh khi dạy tích hợp - Giáo viên có thể tổ chức các hình thức dạy học khác nhau (cho học sinh làm bài tập, dạy học dự... thức ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai phải đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh Điều đó có nghĩa là, với vốn hiểu biết của mình và qua những kiến thức đã được học, học sinh có thể liên hệ để hiểu được các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai trong các bài học môn Công nghệ ở trường trung học cơ sở - Tăng cường sử dụng các câu hỏi vận dụng liên quan đến ứng. .. tác động vào môi trường nhằm hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường gây BĐKH, hạn chế rủi ro thiên tai gây ra Khi giảng dạy tích hợp các nội dung ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai, giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nội dung tích hợp ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai phải phù hợp với nội dung bài dạy, tránh gượng ép làm cho việc tổ chức học tập khó khăn - Mức độ tích hợp các... ngư nghiệp có nhiều nội dung có thể tích hợp dạy học ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai Cụ thể là: + Phần Trồng trọt: Việc trồng trọt góp phần tạo ra môi trường xanh, phủ kín đất trống, đất trọc, góp phần làm sạch không khí (quang hợp) , cải tạo và bảo vệ đất là việc làm chủ động ứng phó với BĐKH và thiên tai Các nội dung có thể tích hợp giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai: Bảo vệ đất trồng, . giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong dạy học môn Công nghệ cấp trung học cơ sơ I. Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong dạy học môn Công nghệ. hai: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ A. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp nội dung. địa chỉ tích hợp Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Công nghệ - trung học cơ sở Môn Công nghệ lớp 6 Bài Địa chỉ tích hợp Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống thiên tai Mức