Mức độ tích hợp Giáo dục ứng phó với BĐKHvà phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Công nghệ trung học cơ sở

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 37)

vào dạy học môn Công nghệ - trung học cơ sở

Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai với kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Sự tích hợp kiến thức giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai vào môn Công nghệ - trung học cơ sở có thể phân thành các mức như sau:

Dạng tích hợp: Ở mức độ này, các kiến thức, kĩ năng giáo dục BĐKH và

phòng chống thiên tai đã có trong chương trình và sách giáo khoa môn Công nghệ - trung học cơ sở và trở thành một nội dung của môn Công nghệ. Các kiến thức về giáo dục chống BĐKH và phòng chống thiên tai có thể nằm ở một số bài hoặc một vài mục trong bài Công nghệ và có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy,

khi dạy kiến thức, kĩ năng môn Công nghệ là đã dạy kiến thức, kĩ năng giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai. Giáo viên cần giúp học sinh làm rõ sự gắn kết, quan hệ giữa các kiến thức về giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai ở các nội dung đó.

Dạng lồng ghép: Ở mức độ này, một phần của bài học Công nghệ - trung

học cơ sở có mục tiêu và nội dung gắn với giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai, giáo viên có điều kiện bổ sung các kiến thức, kĩ năng giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai để làm phong phú thêm nội dung bài học và mở rộng kiến thức thì giáo viên thực hiện hoạt động lồng ghép. Do vậy, phải chọn lọc những kiến thức, kĩ năng BĐKH và phòng chống thiên tai để đưa vào nội dung bài Công nghệ để trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học và trở thành một mục tiêu riêng, một đoạn hoặc một vài câu trong bài học.

Dạng liên hệ: Ở dạng này, các kiến thức giáo dục BĐKH và phòng chống

thiên tai không thể hiện rõ trong bài học công nghệ, nhưng các kiến thức trong bài học có điều kiện để liên hệ một cách logic chặt chẽ với các kiến thức, kĩ năng của giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai. Giáo viên phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai. Liên hệ là kiểu tích hợp phổ biến cho đa số các môn học, tuy nhiên tiếp cận theo kiểu này, giáo viên dạy bộ môn không những phải thành thạo kiến thức môn Công nghệ mà còn cần phải thành thạo cả kiến thức giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai thì mới có thể nhận ra mối liên quan giữa chúng, tiếp theo đó là phải lựa chọn biện pháp dạy học cũng như nội dung giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai để liên hệ trong từng nội dung bài học một cách phù hợp. Dạng liên hệ có ưu điểm là rất linh hoạt và giáo viên có thể cập nhật thường xuyên các kiến thức về môi trường khi đưa vào bài học.

II. Một số ví dụ minh họa (giáo án) và gợi ý về kiểm tra, đánh giá khi tíchhợp Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 37)