dụng cho công tác quản lý và giảm nhẹ trong tương lai.
2.2. Vùng miền Trung
2.2.1. Đặc điểm:
Các tỉnh Miền Trung là vùng có địa thế dài và hẹp. Địa hình phía tây là núi cao và gò đồi, phía đông là biển; kẹp giữa là đồng bằng bị chia cắt. Khi có lũ lụt xảy ra thì các vùng bị cô lập với nhau.
Sông suối nhiều, phần lớn chiều dài các sông ngắn, độ dốc lớn, diện tích lưu vực nhỏ với 75-90% diện tích lưu vực là đồi núi, nước tập trung nhanh về mùa lũ; về mùa kiệt còn rất ít nước. Cửa sông bị bồi cạn, ảnh hưởng đến việc thoát lũ cho đồng bằng.
Khu vực miền Trung có nhiều đầm phá ven biển. Tuy có thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản và trú ẩn cho tàu thuyền khi có bão. Song cũng là nơi dễ có khả năng bị thiệt hại khi gặp sóng to, gió lớn, nước biển dâng cao do bão gây ra.
triển ở Miền Trung là “Chủ động phòng tránh - Giảm nhẹ và thích nghi”. Đó là sự kết hợp chắt chẽ giữa biện pháp công trình và không công trình, sự hợp lực đầu tư của nhà nước và sức mạnh của cộng đồng để ứng phó và phát triển trong môi trường thiên tai.
Chủ động phòng tránh - giảm nhẹ thể hiện trong việc nắm vững đặc điểm và các quy luật của thiên tai để có một quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội phù hợp nhàm hạn chế được thiên tai, phát huy được các lợi thế của vùng.
Thích nghi thể hiện trong việc nâng cao tính chủ động trong các hành động của cộng đồng trong môi trường thiên tai khi thực hiện các giải pháp không công trình và công trình từ việc nâng cao nhận thức ứng phó với thiên tai, từ hệ thống dự báo, cảnh báo, tổ chức cuộc sống xã hội trong môi trường thiên tai, xây dựng các quy chế của cộng động đến từng hộ dân cư, công tác cứu hộ, bảo vệ...
2.2.2. Các giải pháp: a. Giải pháp công trình:
- Củng cố tuyến đê sông, đê biển kết hợp trồng tre và rừng ngập mặn chống sóng và cải thiện môi trường sinh thái.
- Xây dựng các bến bãi neo đậu tàu thuyền an toàn của ngư dân khi có lũ, bão dọc ven biển Miền Trung (kết hợp với các cảng vận tải và cảng cá).
- Đẩy mạnh chương trình trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ ven biển để tăng mức độ che phủ trong lưu vực có tác dụng làm giảm lũ, tăng dòng chảy về mùa kiệt và giảm sự phá hoại của sóng và nước biển dâng do bão đối với dân sinh kinh tế ven biển.
- Xây dựng các hồ chứa điều tiết lũ và chống ngập lụt tại hạ du.
b. Giải pháp phi công trình:
- Tăng cường nhận thức cộng đồng, tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng những kiến thức cơ bản về bão, lũ, các biện pháp phòng tránh hữu hiệu để từng người dan, từng gia đình, từng cộng đồng tự giác lo phòng tránh, lo bảo vệ, trở thành các quy chế, nếp sống của mỗi gia đình, của cộng đồng.
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, đào tạo nâng cao trình độ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, nâng cao độ tin cậy trong dự báo, cảnh báo lũ, bão. Tạo điều kiện để các địa phương có thể dựa vào dự báo chung để dự báo, cảnh báo cho từng khu vực, từng lưu vực sông vừa và nhỏ.
- Tăng cường củng cố hệ thông tin, truyền tín hiệu từ truyền thông đơn giản đến hiện đại để mọi người dân có thể nhận được các tin tức về bão, lũ một cách nhanh nhất.
Đối với Miền Trung, việc dự báo sớm, chính xác và việc truyền các tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng kịp thời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức phòng chống và phòng tránh của nhân dân và cơ sở.
- Kiện toàn, củng cố tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai phù hợp với tình hình lũ, bão khắc nghiệt, địa hình bị cắt đứt giao thông. Chú trọng chuẩn bị các phương tiện cứu hộ, dự trữ lương thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm thiết yếu, từng hộ dân trên từng địa bàn để chủ động xử lý trong các tình huống bất trắc.
- Bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với từng địa bàn trong vùng để tránh bão, lụt chính vụ, thay đổi tập quán canh tác từ ba vụ bấp bênh thành hai vụ thâm canh cao, ăn chắc.
- Tiếp tục nghiên cứu các chế độ chính sách hỗ trợ để phòng tránh lụt, bão phù hợp với đặc điểm của một số ngành nghề, của một số vùng thường bị lụt, bão uy hiếp, tạo điều kiện cho nhân dân ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất.
- Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội với kết cấu thích hợp và ở những địa điểm an toàn theo hướng kiên cố hoá từng bước tránh thiệt hại do bão, lũ phá huỷ để giảm bớt tiền của và công sức của nhà nước và nhân dân bỏ ra tu sửa.
- Quy hoạch và xây dựng khu dân cư mới cho dân vùng thường xuyên bị lũ quét, ngập sâu, có nguy cơ bị sạt lở do thay đổi lòng sông, cửa sông, ven biển, ven sông suối, nơi bị núi sạt lấp.
- Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện quy hoạch các công trình phòng chống lũ, bão, lụt một cách toàn diện từ thường nguồn đến tận cửa sông, cửa biển.
2.3. Đồng bằng sông Cửu Long
2.3.1. Đặc điểm:
Đồng bằng sông Cửu long hàng năm bị ngập lụt một vùng rộng lớn ở phía bắc do lũ sông Mê công tràn về. Diện tích ngập lũ từ 1,2 đến 1,4 triệu ha đối với năm lũ nhỏ và khoảng 1,9 triệu ha đối với năm lũ lớn. Thời gian ngập lụt từ 2 đến 6 tháng, với độ ngập sâu từ 0,5 đến 4m. Do bị ngập lụt nên việc sản xuất và đời sống nhân dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn.
Hàng năm lũ vẫn gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Trong thời gian gần đây, vào các năm 1991, 1994, 1995 và 1996, mỗi năm lũ ở đồng bằng sông
Cửu Long đã làm thiệt mạng hàng trăm người và gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, lũ đồng bằng sông Cửu Long cũng đã mang lại nhiều mặt lợi như mang phú sa bồi đắp cho đồng ruộng, tăng nguồn thuỷ sản và có tác dụng tốt trong việc cải tạo đất và vệ sinh đồng ruộng.
Chiến lược giảm nhẹ thiên tai cho Đồng bằng sông Cửu long là “Sống chung với lũ và kiểm soát lũ.”. Những mục tiêu của các giải pháp kiểm soát và giảm nhẹ lũ cho vùng đồng bằng sông Cửu Long Việt nam bao gồm: Bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, đảm bảo nơi ở bền vững và an toàn cho dân địa phương, đảm bảo trật tự xã hội và bảo vệ biên giới Tây nam Việt nam; Bảo vệ sự ổn định của sản xuất nông nghiệp và tăng hiệu số sử dụng đất; Bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng; Bảo vệ và duy trì môi trường sinh thái vùng đồng bằng.
2.3.2. Các giải pháp a. Giải pháp công trình:
- Củng cố các tuyến đê bao chống lũ và các tuyến đê biển
- Đẩy mạnh xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ đảm bảo cuộc sống và phát triển bền vững của người dân.
- Nạo vét, khơi thông dòng chảy trên các tuyến sông chính và hệ thống kênh rạch.
b. Giải pháp phi công trình:
- Tăng cường nhận thức cộng đồng, tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, đào tạo nâng cao trình độ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, nâng cao độ tin cậy trong dự báo, cảnh báo lũ, bão. Tạo điều kiện để các địa phương có thể dựa vào dự báo chung để dự báo, cảnh báo cho từng khu vực, từng lưu vực sông vừa và nhỏ.
- Tăng cường củng cố hệ thông tin, truyền tín hiệu từ truyền thông đơn giản đến hiện đại để mọi người dân có thể nhận được các tin tức về bão, lũ một cách nhanh nhất.
- Kiện toàn, củng cố tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai phù hợp. Chú trọng chuẩn bị các phương tiện cứu hộ, dự trữ lương thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm thiết yếu, từng hộ dân trên từng địa bàn để chủ động xử lý trong các tình huống bất trắc.
- Tiếp tục nghiên cứu các chế độ chính sách hỗ trợ để phòng tránh lụt, bão phù hợp với đặc điểm của một số ngành nghề, của một số vùng thường bị lũ, lụt.
- Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội với kết cấu thích hợp và ở những địa điểm an toàn theo hướng kiên cố hoá từng bước tránh thiệt hại do lũ.
- Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện quy hoạch các công trình phòng chống lũ, bão, lụt một cách toàn diện từ thường nguồn đến tận cửa sông, cửa biển.