GIẢI PHÁP CƠ BẢN TRONG PHÒNG CHỐNG THIÊN TA

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 73)

1. Các giải pháp cơ bản chung

Trải qua các giai đoạn lịch sử phòng chống thiên tai, đặc biệt là đối với thiên tai lũ lụt, Việt Nam dã áp dụng nhiều biện pháp công trình và phi công trình, cụ thể

1.1. Giải pháp công trình

- Đắp đê ngăn lũ sông.

- Xây dựng các hồ chứa nước ở vùng thượng nguồn các sông suối để điều tiết lũ. - Giải phóng lòng sông thoát lũ.

- Xây dựng công trình phân lũ, chậm lũ để giảm những áp lực cao do những trận lũ lớn gây ra cho các khu cần bảo vệ .

- Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để bảo vệ môi trường, hạn chế khả năng tập trung nước lũ về hạ du.

- Quy hoạch dân cư tránh những vùng thấp trũng.

1.2. Giải pháp phi công trình

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách - Hoàn thiện tổ chức

- Xã hội hóa và phát triển nguồn nhân lực - Nâng cao nhận thức của cộng đồng

- Phát triển khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai - Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế

2. Chiến lược và giải pháp phòng chống thiên tai từng miền

2.1. Vùng đồng bằng sông Hồng

2.1.1. Đặc điểm:

Sông Hồng, sông Thái bình có diện tích toàn lưu vực 169.020 km2; phần lưu vực thuộc lãnh thổ Việt nam chiếm 51%. Vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ có liên quan đến kế hoạch và giải pháp phòng chống lũ ở Đồng bằng Bắc bộ là 14.590 km2, dân số 17,7 triệu người (1997).

Nằm trong vùng gió mùa Đông Nam á, chịu ảnh hưởng trực tiếp không khí nóng và ẩm của Thái Bình Dương và ấn Độ Dương nên hàng năm thường xảy ra mưa lũ lớn trên các lưu vực sông, gây lũ lụt nghiêm trọng ở toàn vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ. Chỉ trong vòng 50 năm qua đã có tới 4 trận lũ lớn có

mực nước bằng và vượt mực nước thiết kế đê Hà nội từ 0,7 đến 1,5 mét là các trận lũ năm 1945, 1969, 1971, 1996 gây vỡ đê nhiều nơi làm ngập hàng trăm ngàn ha và hàng triệu người bị ảnh hưởng, tổn thất hàng ngàn tỷ đồng.

Do tác động biến đổi khí hậu toàn cầu, do nạn phá rừng và khai thác tài nguyên bừa bãi trên toàn lưu vực nên xu thế lũ lụt ngày càng gia tăng. Trong những năm gần đây lũ xảy ra với quy mô lớn hơn và thường xuyên hơn so với những năm đầu thế kỷ.

Các yếu tố bất lợi về thời tiết cũng gia tăng và có những đột biến như trận lũ tháng 8 năm 1996 do cơn bão số 4 gây nên là trận lũ lớn nhất trên sông Đà trong khoảng thời gian 100 năm gần đây. Trên lưu vực sông Hồng có thể xảy ra những trận lũ lớn hơn lũ tháng 8 năm 1971 như lũ với chu kỳ tái diễn 200, 300, 500 hoặc 1.000 năm. Những khả năng này cũng cần được xem xét tới trong chiến lược phòng chống lũ lâu bền ở Đồng bằng Bắc bộ.

Chiến lược của Chính phủ về quản lý và giảm nhẹ lũ cho vùng Đồng bằng sông Hồng là “Tích cực chuẩn bị và phòng chống.”

2.1.2. Các giải pháp:

Các giải pháp được sử dụng để giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra ở Đồng bằng sông Hồng bao gồm:

a. Giải pháp công trình

- Tiếp tục củng cố các hệ thống đê. Tăng cường tổ chức quản lý đê và hộ đê chống lụt; Thực hiện tốt phưong châm 4 tại chỗ.

- Xây dựng bổ sung hệ thống hồ chứa cắt lũ ở thượng nguồn.

- Tiếp tục duy trì và tăng khả năng thoát lũ của sông, ổn định tuyến thoát lũ;

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 73)