1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

69 6,4K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 676,5 KB

Nội dung

Phần thứ hai: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞI.. Các nguyên tắc cơ bản khi tích hợp giáo d

Trang 1

Phần thứ hai: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

I Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học bộ môn Hóa học cấp THCS

b Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, GV và HS về ứng phó với BĐKH

và PCGNTT

- Tăng cường năng lực, kĩ năng, hình thành thái độ, hành vi của cán bộ quản

lý, GV, HS cấp THCS ứng phó với BĐKH và PCGNTT trên toàn cầu, khu vực vàtrong nước

- Đưa các nội dung giáo dục về ứng phó với BĐKH và PCGNTT tích hợpvào môn Hóa học

Về kiến thức:

 HS có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông cơ bản, tương đốihiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm :

+ Kiến thức cơ sở hoá học chung ;

+ Hoá học vô cơ ;

+ Hoá học hữu cơ

− Biết được những biểu hiện của BĐKH : Trái Đất ngày càng nóng lên, các hiệntượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều và trên diện rộng; mực nước biểnngày càng dâng cao

Trang 2

− Biết được một số nguyên nhân gây BĐKH:

+ Sự tác động tiêu cực của con người vào các thành phần tự nhiên làm thay đổicác thành phần trong không khí Biết được một số chất hoá học gây BĐKH

+ Sự phát triển kinh tế – xã hội, nhất là phát triển công nghiệp và giao thôngvận tải, gây ô nhiễm môi trường, tăng hiệu ứng nhà kính

+ Kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học

 Biết được một số chất hoá học gây ô nhiễm môi trường, gây BĐKH, dẫn tới thiêntai

 Biết sử dụng một số nhiên liệu, chất đốt, tài nguyên thiên nhiên hợp lí, gópphần ngăn chặn BĐKH

- Có kỹ năng phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Trang 3

+ Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vậnđộng người khác cùng thực hiện.

 Tăng cường giáo dục được coi là “chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộngđồng ứng phó với những thách thức của BĐKH và PCGNTT Điều quan trọng làcần đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, không hạn chế giáodục BĐKH và PCGNTT trong các bài học khô cứng mà cần tăng cường các hoạtđộng thiết thực, sinh động ngoài giờ lên lớp

 Giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNTT là một trong những nội dung củagiáo dục vì sự phát triển bèn vữngg, vì sự an toàn tính mạng, tài sản của học sinh

và cộng đồng Khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH và PCGNTT

2 Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNTT trong môn Hóa học cấp THCS

2.1 Khái niệm dạy học tích hợp:

Theo UNESCO, dạy học tích hợp các bộ môn khoa học được định nghĩa là

"một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sựthống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sựsai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau"

Định nghĩa này cho rằng cách tiếp cận các khái niệm và nguyên lí khoa họcchứ không phải là hợp nhất nội dung của các môn học

Một trong những bài học cơ bản của giáo dục các khoa học là phải chỉ ra sựphụ thuộc lẫn nhau giữa hiểu biết và hành động, giữa kiến thức và kỹ năng Dạyhọc tích hợp các khoa học nghĩa là phải chỉ ra cách thức chuyển từ nghiên cứukhoa học sang triển khai ứng dụng, làm cho các tri thức kĩ thuật - công nghệ trởthành một bộ phận quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại Rất tiếc là cho đếnnay trong giáo dục người ta thường tách khoa học và công nghệ, coi trọng khoahọc, xem nhẹ công nghệ Hay nói khác đi, một cách gần gũi hơn đó là nền giáo dụcphổ thông và đại học của ta hiện nay còn

coi trọng lý thuyết, xem nhẹ thực hành

Theo Xavier Roegiers

Giáo dục nhà trường phải chuyển từ

đơn thuần dạy kiến thức sang phát triển ở

Trang 4

học sinh các năng lực hành động, xem năng lực là khái niệm cơ sở của sư phạmtích hợp Theo Xavier Roegiers, sư phạm tích hợp là quá trình học tập, góp phầnhình thành ở học sinh những năng lực cụ thể có dự tính trước những điều kiện cầnthiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc nhằm hoànhập các em vào cuộc sống lao động Như vậy sư phạm tích hợp tìm cách làm choquá trình học tập có ý nghĩa Ngoài những hoạt động học tập riêng lẻ cần thiết chocác năng lực đó, sư phạm tích hợp còn tính đến những hoạt động tích hợp giúp các

em học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, kĩ năng, thao tác đã lĩnh hội mộtcách rời rạc Loại hình gíáo dục này sẽ giúp học sinh lựa chọn và phối hợp các loạithông tin khác nhau, từ đó hình thành năng lực lao động một cách hệ thống và cómục tiêu nhất định

2.2 Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNTT trong môn Hóa học

Hoạt động giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNTT có thể tiến hành thôngqua 2 hoạt động chủ yếu:

 Giáo dục lồng ghép BĐKH, PCGNTT thông qua chương trình giảng dạy củamôn Hóa học trong nhà trường

 Giáo dục BĐKH, PCGNTT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạtđộng xã hội

Thông qua chương trình giảng dạy môn Hoá học có 3 khả năng để tích hợpgiáo dục BĐKH, PCGNTT :

a) Nội dung chủ yếu của bài học hay một số nội dung môn Hóa học có sựtrùng hợp với nội dung giáo dục BĐKH, PCGNTT Thí dụ: Oxi, ozon, clo, các oxitcủa lưu huỳnh, không khí, nước, nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

b) Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học cóliên quan trực tiếp với nội dung giáo dục BĐKH, PCGNTT Thí dụ: phân bón hoáhọc, hợp chất của cacbon

c) Ở một số nội dung của môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập đượcxem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các nội dung giáo dục BĐKH,PCGNTT Đối với môn Hoá học chủ yếu ở dạng này, thí dụ: công nghiệp silicat,sản xuất H2SO4, HCl, HNO3, ăn mòn kim loại

Thông qua hoạt động ngoại khóa có nhiều hình thức để tổ chức như hoạtđộng tham quan, hoạt động Câu lạc bộ về giáo dục BĐKH, PCGNTT Tổ chức các

Trang 5

hoạt động xã hội như tham gia các chiến dịch như: Không khí trong sạch, Màuxanh quê em, Tiết kiệm nước Một số chủ đề PCGNTT có thể được tổ chức theohướng tích hợp, sử dụng phương pháp dạy học phức hợp, thí dụ dạy học theo dựán.

2.3 Các nguyên tắc cơ bản khi tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNTT thông qua môn Hóa học ở trường THCS

Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNTT vào trong quátrình dạy học Hóa học cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu môn học theo quy định : Không làm thayđổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài BĐKH,PCGNTT

- Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh : Phát huy cao độ cáchoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã

có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với môitrường

- Đảm bảo không làm quá tải nội dung kiến thức của môn học: Khai thác nộidung BĐKH, PCGNTT có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mụcnhất định

- Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường Tổ chứcnhiều hoạt động để lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường

- Đảm bảo việc tích hợp kiến thức về BĐKH, PCGNTT trong môn học vớiviệc khai thác kinh nghiệm của nhân dân địa phương trong việc giáo dục ứng phóvới BĐKH và PCGNTT Tích cực sưu tầm và lựa chọn các kinh nghiệm vềBĐKH, PCGNTT để xây dựng nội dung giáo dục BĐKH, PCGNTT cho học sinh

3 Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học giáo dục ứng phó BĐKH và PCGNTT trong môn Hóa học

a) Các phương thức tích hợp

- Nội dung giáo dục phổ thông đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện,hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lílứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở cấp học, nên việc tích hợp các nộidung giáo dục ứng phó với BĐKH, cũng như các nội dung giáo dục khác vào nội

Trang 6

dung các môn học trong trường phổ thông cần phải thực hiện sao cho không ảnhhưởng tới mục tiêu riêng của các môn học

- Các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, nội dung giáo dục sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả, cũng như nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, có thểđược tích hợp vào các môn học ở các mức độ khác nhau Trong trường hợp cầntích hợp nhiều nội dung có liên quan với nhau vào cùng một môn học, trước hết tacần làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung này và nên lựa chọn các nội dung thểhiện rõ nhất, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa nhất để tích hợp vào nội dung mônhọc Điều này giúp ta tránh được sự dàn trải, đưa quá nhiều nội dung vào môn họclàm quá tải quá trình học tập của HS

b Các hình thức tổ chức DHTH

- Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học trên lớp Trong trường hợp này GVthực hiện các phương thức tích hợp với các mức độ đã nêu ở trên Các hoạt độngcủa GV có thể bao gồm:

Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu

dạy học, trong đó có các mục tiêu giáo dục ứng phó với BĐKH, mục tiêu giáo dụcbảo vệ môi trường

Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi

trường cụ thể cần tích hợp Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn học và cácnội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi trường, GV lựa chọn tư liệu

và phương án tích hợp Cụ thể phải trả lời các câu hỏi: tích hợp nội dung nào làhợp lí? Liên kết các kiến thức về giáo dục ứng phó với BĐKH và giáo dục bảo vệmôi trường như thế nào? Thời lượng là bao nhiêu?

Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp, trước

hết quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện dạy học

có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập của HS (như sửdụng các thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh, video clip, )

Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể Ở đây GV cần nêu cụ thể các

hoạt động của HS, các hoạt động trợ giúp của GV

- Hình thức thứ hai: Giáo dục ứng phó với BĐKH cũng có thể được triển khainhư một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức môn học.Các hoạt động có thể như: tham quan, ngoại khóa, tổ chức các nhóm ngoại khóachuyên đề, các bài học dự án, nghiên cứu một đề tài (phù hợp với HS) Với các

Trang 7

hoạt động này, mức độ tích hợp kiến thức, kĩ năng các môn học với các nội dunggiáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi trường sẽ đạt cao nhất Trong các hoạtđộng này, HS học cách vận dụng kiến thức môn học trong các tình huống gần gũivới cuộc sống hơn, huy động kiến thức từ nhiều môn học hơn.

4 Giới thiệu một số địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, PCGNTT trong môn Hóa học THCS

STT Địa chỉ tích hợp

(Chương, bài, mục)

So sánh khối lượng haikhí (hỗn hợp các khí)

Toàn bộ

5 Chương 4 – Bài

27:

Điều chế oxi –Phản ứng phân hủy

Phản ứng phân hủy Bộ phận và

liên hệ

Trang 8

Toàn bộ

8 Chương 5 – Bài

36: Nước

Thành phần – Tính chất –Vai trò của nước

Trang 9

Toàn bộ

7 Chương 3 – Bài

26: Clo

Tính chất hoá học – Điềuchế

Toàn bộ

13 Chương 4 – Bài Phân loại và sử dụng Toàn bộ

Trang 10

Ứng dụng của tinh bột vàxenlulozơ

Bộ phận vàliên hệ

15 Chương 4 – Bài

54:

Polime

Ứng dụng và sản xuấtmột số vật liệu polime

Bộ phận vàliên hệ

5 Mức độ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, PCGNTT trong môn Hóa học

- Tùy theo từng bài/chủ đề cụ thể mà có thể áp dụng các mức độ tích hợp nhưsau:

+ Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học,hoặc nội dung của một bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức về giáo dục ứngphó với BĐKH

+ Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của môn họchoặc bài học có nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH

+ Hình thức liên hệ: liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ cómột số nội dung của môn học có liên quan tới nội dung về giáo dục ứng phó vớiBĐKH, song không nêu rõ trong nội dung của bài học Trong trường hợp này GVphải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về giáo dụcứng phó với BĐKH Đây là trường hợp thường xảy ra

Ví dụ 1: Gợi ý tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục BĐKH theophương pháp nghiên cứu trong bài Không khí – Sự cháy (SGK lớp 8 THCS)

I Thành phần không khí:

1 Tình huống xuất phát:

GV nêu câu hỏi :

 Theo em không khí gồm những thành phần nào?

Trang 11

2 Nêu ý kiến ban đầu của HS:

GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thínghiệm về những thành phần của không khí

 GV: yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên (GV có thể cho

HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm)

 HS: có thể nêu ra các ý kiến khác nhau về các thành phần của không khí như:không khí có oxi, nitơ, nhiều bụi bẩn, nhiều mùi khác nhau…

3 Đề xuất các câu hỏi:

Từ nhứng ý kiến ban đầu của HS do các cá nhân (các nhóm) đề xuất, GV tậphợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau

và khác nhau của các ý kiến trên, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quanđến nội dung kiến thức tìm hiểu về các thành phần của không khí

 HS: Dưới sự hướng dẫn của GV, có thể nêu ra các câu hỏi liên quan như: + Không khí có những thành phần nào?

+ Có phải trong không khí có oxi và nitơ không?

+ Ngoài oxi, nitơ không khí còn có những thành phần nào khác?

+ Trong không khí có bụi không? v.v…

 GV: tập hợp các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phùhợp với nội dung tìm hiểu về thành phần của không khí), ví dụ:

+ Trong không khí có oxi và nitơ không?

+ Trong không khí có khí cacbonic không?

+ Trong không khí có bụi không?

+ Trong không khí có khí độc và vi khuẩn không? v.v…

4 Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:

GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu cáckiến thức về thành phần của không khí, HS có thể đề xuất nhiều cách khác nhau,

GV nên chọn cách thí nghiệm, quan sát và nghiên cứu tài liệu như sau:

 Với nội dung tìm hiểu không khí có oxi duy trì sự cháy và nitơ không duy trì

sự cháy, GV sử dụng phương pháp thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu:

Trang 12

+ Thí nghiệm: đốt cháy một cây nến được gắn vào đĩa thủy tinh, rót nước vàođĩa, lấy một ống đong có vạch chia độ úp lên cây nến đang cháy (lưu ý GV cungcấp đồ dùng thí nghiệm, yêu cầu HS nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để đạt đượcmục đích nghiên cứu có nghĩa là tìm được câu trả lời cho câu hỏi GV không mô tảtrước cách tiến hành thí nghiệm cho HS làm theo Nếu mô tả cách tiến hành chocác nhóm làm đồng loạt như nhau thì thí nghiệm sử dụng trong trường hợp nàykhông phải là phương pháp BTNB).

+ Khi HS tiến hành thí nghiệm xong, GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra(HS sẽ thấy sau khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc, chứng tỏ sự cháy đã làmmất đi một phần không khí trong ống đong và nước tràn vào ống đong chiếm chỗphần không khí bị mất đi Do nến tắt nên phần không khí còn lại không duy trì sựcháy) GV chỉ cho HS thấy phần nước đã chiếm trong ống đong ở vị trí vạch chia

độ như thế nào để HS tìm hiểu thêm tỉ lệ thể tích giữa khí oxi và khí nitơ trongkhông khí

+ GV cho HS tiếp tục nghiên cứu tài liệu (trang 95 – 96 SGK hoá học 8) để biếtkết luận

 Với nội dung tìm hiểu không khí có khí cacbonic, GV sử dụng phương phápthí nghiệm với nước vôi trong kết hợp với tài liệu nghiên cứu

+ Thí nghiệm: GV tổ chức cho HS thổi hơi thở qua ống dẫn thủy tinh vào ốngnghiệm có chứa nước vôi trong, yêu cầu HS quan sát và giải thích vì sao nước vôikhông còn trong nữa (để giúp HS hiểu rõ và giải thích được GV hướng dẫn HSnghiên cứu tài liệu)

 Với nội dung tìm hiểu không khí có hơi nước, GV sử dụng phương pháp thínghiệm kết hợp với tài liệu nghiên cứu

+ Thí nghiệm: GV tổ chức cho HS quan sát bên ngoài thành ống nghiệm chứanước lạnh để thấy trong không khí có hơi nước đã ngưng thành những giọt nước

 Với nội dung tìm hiểu không khí có bụi, GV sử dụng phương pháp quan sátthực tế, cho HS thảo luận để tìm câu trả lời Phương án gợi ý:

+ GV hướng dẫn cho HS quan sát thấy bụi trong không khí bằng cách che tốiphòng học và để một khe nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng (nếu không có nắng GV

có thể sử dụng bóng đèn sợi đốt), khi đó HS sẽ thấy các hạt bụi bay lơ lửng trongkhông khí

Trang 13

 Với nội dung tìm hiểu không khí có khí độc và vi khuẩn, GV sử dụng phươngpháp quan sát hình ảnh hoặc clip video, cho HS thảo luận để tìm câu trả lời.Phương án gợi ý:

Chú ý :

 Trước khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu, GV yêu cầu HS viết dự đoán vào

vở thí nghiệm theo các mục: Câu hỏi, Dự đoán, Cách tiến hành thí nghiệm, hiệntượng quan sát được, kết luận rút ra

 HS tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu theo nhóm để tìm câu trả lời vàđiền thông tin vào các mục còn lại trong vở thí nghiệm

5 Kết luận, kiến thức mới:

 GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả sau khi đã tiến hành thí nghiệm

và nghiên cứu tài liệu

 GV hướng dẫn cho HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở phần 2

để khắc sâu kiến thức

Liên hệ thực tiễn: Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm

Không khí bị ô nhiễm, không những gây tác hại đến sức khỏe con người và dờisống của động vật, thực vật, mà còn phá hủy dần những công trình xây dựng nhưcầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử

Cần phải bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm bằng cách xử lý khí thảicủa các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông để hạn chế đến mức thấpnhất việc đưa vào khí quyển các khí có hại như CO, CO2, SO2, H2S, NOx, khói,bụi

Bảo vệ không khí trong sạch là trách nhiệm của mỗi người, của mỗi quốc giatrên hành tinh chúng ta Việc bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh là nhữngbiện pháp tích cực nhằm bảo vệ không khí trong lành

Ví dụ 2: Gợi ý Tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục BĐKH theo phươngpháp dạy học theo dự án trong bài Không khí – Sự cháy (SGK lớp 8 THCS): Phần

“Vai trò của Không khí”

SƠ ĐỒ TƯ DUY

Trang 14

1 Với con người:

a) Trong sinh hoạt: Tất cả các tế bào của cơ thể cần không khí (chủ yếu là O2)

để duy trì hoạt động Nếu không có oxi, các cơ quan này sẽ dừng hoạt động –> cáclòai vật sẽ không thể tồn tại được Tất cả loài vật đều hít thở oxi 1 cách liên tục màkhông cần nói: "Tôi sẽ thở" hoặc "Tôi sẽ không thở“

Khí oxi được dẫn đến phổi, vào các túi khí nhỏ (gọi là alveoli) qua các thành rấtmỏng của alveoli Oxi vào các mao mạch, và đến tim Sau đó, tim bơm máu cóchứa oxi đến tất cả các tế bào trong cơ thể

Trong tình trạng thư giãn, con người hít thở 12–15 lần một phút; mỗi lần thở

500 ml không khí (nghĩa là khoảng 6–8 l/ phút); 250 ml O2 đi vào cơ thể và

200 ml CO2 trở ra Tuy nhiên, khi bạn đang chạy hoặc tập thể dục, bạn có thể hítđến 4 l không khí với từng hơi thở!

 Con người có thể nhịn ăn trong 5 tuần, nhịn uống trong 5 ngày nhưng chỉ cần 5phút không hít thở không khí là con người đã chết

Tầng ozon là lớp áo giáp bảo vệ bảo vệ con người khỏi các tia bức xạ:

Trang 15

Âm thanh được truyền đến tai ta nhờ không khí, nên không khí là môi trườngtruyền dẫn âm thanh:

b) Trong công nghiệp

 Oxi là một nhiên liệu làm cháy Nếu trong không khí không có oxi, ta sẽ khôngthể đốt cháy bất cứ cái gì

 Nhờ biết được khối lượng riêng của không khí mà ta có thể thu các chất khítrong các phản ứng hoá học ở phòng thí nghiệm cũng như trong sản xuất côngnghiệp

 Khí SO3 có thể sử dụng để chế tạo axit sunfuric sử dụng trong công nghiệp

 Khí gas có thể sử dụng làm chất đốt

c) Trong nông nghiệp

 Hơi nước trong không khí tạo mưa, mưa là nguồn nước tưới cho cây trồng

Trang 16

Nhờ có mưa, lượng nước sông, hồ tăng, kéo theo lượng nước cung cấp cho nôngnghiệp tăng theo

 Nước mưa có thể được sử dụng như nước uống

Sau khi mưa, đa số người đều cảm thấy dễ chịu, hiện tượng này được giải thích

là do lượng ion mang điện tích âm tăng lên, tuy vậy nếu mưa kéo dài nhiều ngàythì do độ ẩm tăng cao thì lại gây cảm giác khó chịu

 Nitơ cũng là 1 loại khí hữu dụng Phân tử nitơ không có phản ứng hoáhọc( thuộc loại khí trơ) bởi vì sự liên kết giữa các nguyên tố rất mạnh, nhưng nóphản ứng với vài nguyên tố như oxi và hyđro và đặc biệt các kim loại kiềm ở dướiđất, tạo ra các hợp chất nitrat Mặt khác nitơ hoạt hóa được hình thành từ việcphóng điện tích gồm các nguyên tử nitơ, rất dễ bị phản ứng hoá học Các hợp chấtnitơ dưới dạng phân bón rất hữu ích cho cây cối

2 Với động vật:

a) Tạo môi trường sống

 Cũng giống như đối với con người, không khí bao phủ toàn bộ bề mặt Trái Đấtnên có vai trò quan trọng nhất đối với sự sống của mọi động vật trên Trái Đất, làlớp áo giáp bảo vệ mọi sinh vật trên Trái Đất khỏi bị các tia bức xạ nguy hiểm vàcác thiên thạch từ vũ trụ (tầng ozon)

 Các hơi nước trong không khí tạo ra mưa Lượng hơi nước trong không khíthay đổi tùy theo mỗi nơi  tạo thành các điều kiện sống thích hợp với các loàiđộng vật khác nhau

b) Tạo môi trường hô hấp (sự trao đổi chất)

3 Với thực vật:

a) Các loài cây

 Giống như động vật và con người, thực vật cũng cần đến không khí để hô hấp

 Các thành phần không khí như O2,CO2, NO2…cần cho quá trình quang hợp củathực vật

 Gió giúp một số loài cây thụ phấn

Trang 17

 Nước mưa cũng là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng.

4 Với sự điều hòa khí hậu:

a) Gió

 Gió là một hiện tượng trong tự nhiên hình thành do sự chuyển động cửa không khí Khôngkhí luôn luôn chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp Sự chuyển động của không khí sinh ra gió Trên địa cầu có ba loại gió chính là: gió Tín Phong, gió Tây Ôn Đới, gió Đông Cực.

Do sự vận động tự quay của Trái Đất Tín Phong và gió Tây Ôn Đới không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam (nếu nhìn xuôi theo chiều gió thổi) theo Lực Colloris Tín Phong và gió Tây Ôn Đới tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng trên bề mặt Trái Đất.

Trang 18

b) Mưa

 Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có cácdạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, tuyết mưa,sương

 Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ cácđám mây Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một

số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng kháccủa sự ngưng đọng Lượng hơi nước trong không khí thay đổi tùy theo mỗi nơi tạo sự đa dạng về sinh học

Nói tóm lại không khí là thứ không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta

Trang 19

Mặc dù không khí đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng không khí bị ô nhiễmlại vô cùng có hại với tất cả các loài sinh vật

Nó gây ra các bệnh nguy hiểm cho con người về phổi, tim mạch, hen suyễn

Nó làm cho cây cối kém phát triển…

Hiểu được vai trò của không khí, chúng ta cần phải có những hành động thiếtthực để ngăn chặn BĐKH, bảo vệ bầu không khí trong lành của chúng ta

II Một số bài soạn minh hoạ và gợi ý kiểm tra, đánh giá

1 Một số bài soạn minh hoạ

Bài 28 : Không khí – Sự cháy (Hóa học 8)

– Hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy

– HS hiểu về nguyên nhân, hậu quả và cách giảm thiểu hiện tượng nóng lên củaTrái Đất

II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1 Chuẩn bị của giáo viên :

– Hóa chất: P đỏ

– Dụng cụ:

Trang 20

+ Chậu nước pha màu đỏ, diêm, đèn cồn, que đóm.

+ Ống đong có chia vạch, thìa đốt hóa chất

– Tranh ảnh tài liệu về chủ đề: Sự nóng lên của Trái Đất

2 Chuẩn bị của học sinh:

– Làm bài tập : 2,3,4,6 SGK/94

– Ôn lại bài tính chất của oxi

– Đọc bài 28: không khí – sự cháy

– Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về Sự nóng lên của Trái Đất

III Tổ chức các hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG

GV:–Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế

khí oxi bằng cách nào ? Viết phương trình hoá học

minh họa ?

– Có mấy cách thu khí oxi ? Giải thích ?

– Thế nào là phản ứng phân hủy? Cho ví dụ ?

GV:– Trong không khí có những chất khí nào ?

Theo em khí nào chiếm nhiều nhất? Các khí này có

Trang 21

GV:– Giới thiệu dụng cụ và hóa chất để tiến hành

thí nghiệm

– Quan sát ống đong  theo em ống đong có bao

nhiêu vạch?

HS:– Ống đong có 6 vạch

– Đặt ống đong vào chậu nước, đến vạch thứ nhất

(số 0), đậy nút kín  không khí trong ống đong lúc

này chiếm bao nhiêu phần?

GV: –Biểu diễn thí nghiệm

+ Khi P cháy mực nước trong ống đong thay đổi

như thế nào?

+ Chất khí nào trong ống đong đã tác dụng với P

đỏ để tạo thành khói trắng (P2O5)?

HS: + Khi P cháy mực nước trong ống đong dâng

lên đến vạch số 2 (số 1)

+ Khí O2 trong ống đong đã tác dụng với P đỏ để

tạo thành khói trắng (P2O5)

GV: Từ sự thay đổi mực nước trong ống đong em

có thể rút ra tỉ lệ về thể tích của khí oxi được

GV: Bằng thực nghiệm người ta xác định được

khí O2 chiếm 21% thành phần của không khí Phần

lớn khí còn lại trong ống đong không duy trì sự

sống, sự cháy, không làm đục nước vôi trong, đó là

– Không khí là hỗnhợp nhiều chất khí

– Thành phần theo thểtích của không khí là:+ 21% khí O2

+78% khí N2

+1% các khí khác

Trang 22

HS: Ngoài 2 chất khí là O2 và N2, trong không khí

còn chứa: hơi H2O, CO2, khí hiếm, …

GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi mục

2.a SGK/ tr96

HS: Trả lời

GV: Các khí còn lại chiếm khoảng 1% thành phần

của không khí Em có kết luận gì về thành phần của

SGK/ tr 96

Trang 23

+ Xử lí rác thải của nhà máy, …

– GV giới thiệu về hiện tượng nóng lên của Trái

Đất;

Thế kỷ XXI có thể đánh dấu sự nóng lên của Trái

Đất rất nhanh chóng Đây là lời cảnh báo đáng buồn

mà các nhà khoa học người Anh đưa ra

Các yếu tố tác động đến sự thay đổi này là tổng

hợp của rất nhiều các thành tố liên quan đến sự thay

đổi thời tiết và khí hậu

– GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm để thảo luận

và hoàn thành bảng Phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

BẠN HIỂU GÌ VỀ HIỆN TƯỢNG NÓNG LÊN CỦA TRÁI ĐẤT?

– HS: các nhóm sử dụng tài liệu của mình đã chuẩn bị sẵn ở nhà để hoàn thànhbảng trên

– GV treo kết quả của 2 nhóm lên bảng và yêu cầu các nhóm khác nhận xét và

bổ sung

– Gv chốt lại kiến thức từng phần như sau:

+ Nguyên nhân đó là:

Trang 24

Sự hoạt động của núi lửa với hàng triệu tấn CO2 thải ra ngoài môi trường, sựdao động của các nguồn ánh nắng mặt trời, hiệu ứng khí nhà kính và các lỗ thủngtầng ozon

Bên cạnh những yếu tố tác động khí hậu nêu trên, còn phải kể đến quy trình thảikhí SO2 Chúng là dạng sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy than và dầu lửa Trong thế

kỷ 20, những thành phần này nổi lên trở thành những thủ phạm chính của sự thay đổikhí hậu toàn cầu

+ Hậu quả: Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu có thể gây ra những hậu quảnghiêm trọng Dưới đây là một số ví dụ:

– Hơi nước

Nếu khí quyển ấm lên, áp suất hơi nước bão hòa tăng và lượng hơi nước trongkhí quyển sẽ có xu hướng tăng Vì hơi nước là khí nhà kính, nên sẽ làm cho khí quyểncàng ấm hơn; việc ấm lên này làm cho khí quyển giữ nhiều hơi nước hơn, và kéo dàicho đến khi các quá trình khác trong khí quyển đạt đến sự cân bằng Kết quả là hiệuứng nhà kính không chỉ do một mình CO2 gây ra

– Giảm sự hấp thụ CO 2 bởi các hệ sinh thái biển

Trang 25

Khả năng tách cacbon của các hệ sinh thái biển được cho là làm giảm sự ấmlên ở các đại dương Do sự ấm lên làm giảm lượng dinh dưỡng trong tầng nước biển

của thực vật

– CO 2 thoát khỏi đại dương

Nước lạnh có thể hấp thụ nhiều CO2 hơn nước ấm Khi nhiệt độ đại dươngtăng thì một lượng CO2 sẽ được giải phóng Đây là một trong những lý do mà tại saoCO2 trong khí quyển giảm xuống trong thời kỳ băng hà và cao hơn trong các giaiđoạn ấm hơn Khối lượng CO2 trong các đại dương lớn hơn trong khí quyển

– Mây

Sự ấm lên được cho là sẽ thay đổi sự phân bố và kiểu mây Về không gianbên dưới, các đám mây phát bức xạ hồng ngoại trở về bề mặt Trái Đất, và tăng hiệuứng ấm; còn không gian phía trên, các đám mây phản xạ ánh sáng mặt trời và phát

xạ bức xạ hồng ngoại vào không gian điều này làm tăng hiệu ứng lạnh

– Giải phóng khí

Sự giải phóng các khí có nguồn gốc sinh học có thể bị ảnh hưởng bởi hiệntượng ấm lên toàn cầu Một số khí dạng này như đinitơ oxit (N2O) thoát ra từ thanbùn ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu Các khí khác như đimetyl sunfua thoát ra từđại dương gây những ảnh hưởng gián tiếp

– Ảnh hưởng khác bao gồm mực nước biển dâng khoảng 0,18 đến 0,59 métđến 2090–2100 so với 1980–1999, các tuyến đường thương mại sẽ mở ra do băng ởBắc cực co lại, có khả năng làm dòng muối nhiệt chậm lại, sẽ tăng cường độ các cơnbão dẫn đến hiện tượng thời tiết cực đoan, suy giảm tầng ozon, thay đổi ngành nôngnghiệp, thay đổi phạm vi của các vật chủ trung gian truyền bệnh, làm gia tăng sốt rét

làm tăng lượng CO2 hòa tan trong các đại dương CO2 hòa tan trong đại dương phảnứng với nước tạo thành axit cacbonic gây ra hiện tượng axit hóa đại dương

Theo UNEP (Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc), các khu vực kinh tế cókhả năng đối mặt với các khó khăn liên quan đến biến đổi khí hậu như ngân hàng,

nông nghiệp, vận tải và các khu vực kinh tế khác Các quốc gia đang phát triển phụthuộc vào nông nghiệp đặc biệt sẽ bị thiệt hại bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu

+ 7 cách làm giảm sự nóng lên của Trái Đất:

Trang 26

Nhân sự kiện VN có tham gia vào chương trình quốc tế Giờ Trái Đất (EarthHour) nên chúng ta cùng chia sẻ bài viết sau: “Ở Việt Nam việc bị mất điện làthường nhật Đôi khi có thể xảy ra hàng tháng, có khi hàng tuần và có lúc hàngngày nữa Nên việc tắt điện trong 1 tiếng đồng hồ thì không ảnh hưởng gì nhiều.Tuy nhiên, chúng ta thấy người dân VN tham gia không hoàn toàn mang tínhphong trào, vì nhiều người không biết (hoặc biết rất hời hợt) về cái gọi là hiệntượng nóng lên toàn cầu và những nguy hiểm của nó, mặc dù hiện tượng này đượcđưa vào giảng dạy trong giáo trình của rất nhiều quốc gia trên thế giới Do đó, nhân

sự kiện này chúng ta nên tìm hiểu thêm

Dưới đây là những điều có thể đọc thêm để biết mình có thể góp phần làmgiảm sự nóng lên toàn cầu, đó mới là sự đóng góp thiết thực nhất:

1 Giảm dùng, tái sử dụng, tái chế Cố gắng tái sử dụng những vật dụng màchúng ta cho là “rác” hơn là vứt nó vào “thùng rác” Tại sao các em không muanhững sản phẩm được đóng trong các túi nhỏ? Điều đó sẽ giúp giảm lượng rácthải, không những thế nó còn tiết kiệm chi phí cho chúng ta Vì khi có thể haygiảm lượng rác thải, tái chế giấy, nhựa, báo, kính và những lon hộp bằng nhôm.Bằng cách tái chế một nửa lượng rác thải sinh hoạt, các em có thể giảm được gần 1tấn chất CO2 khỏi môi trường hàng năm

3 Sử dụng các phương tiện công

Giảm sử dụng xe máy nghĩa là giảm

khí thải Bên cạnh đó tiết kiệm được xăng, đi

bộ và đạp xe là hai hình thức rất tốt để tập

luyện Hãy tuyên truyền cho những người

xung quanh các em biết về điều này Tại

Trang 27

sao chúng ta không cùng nhau đi làm hay đi

học bằng các phương tiện công cộng?

Thực tế cho thấy nó vừa rẻ lại giảm lượng khí thải phát ra

4 Mua những đồ tiết kiệm điện năng :

Khi mua xe mới, hãy chọn lấy một loại xe tiêu thụ ít xăng Hãy đem nhữngthiết bị, dụng cụ trong một loạt những kiểu ít tiêu thụ điện năng về nhà, và loại bóngđèn huỳnh quang được thiết kế nhằm tạo ra một loại ánh sáng tự nhiên hơn và nócũng tốn ít điện năng hơn tất cả các loại bóng đèn đạt chuẩn khác

Tránh những sản phẩm đóng kiện quá lớn, đặc biệt những đồ nhựa dẻo vànhững gói hàng kiện khác không có khả năng tái chế Nếu bạn giảm 10% lượng rácthải sinh hoạt, bạn có thể giúp giảm 550kg CO2 hàng năm

5 Chú ý công tắc “tắt/bật”

Tiết kiệm điện và giảm sức nóng lên của toàn cầu khi chúng ta rời phòng vàdùng đèn điện khi cần Và hãy nhớ tắt vô tuyến, đầu video, đĩa hát và máy tính lúckhông sử dụng nữa

6 Trồng cây

Nếu bạn có những phương thức trồng cây, hãy bắt đầu công việc Trong quátrình quang hợp, nhiều cây xanh và các loài thực vật khác thu khí CO2 và nhả khíO2 Đấy là một phần của quá trình trao đổi khí tự nhiên trên Trái Đất, nhưng thực

tế hiện nay sự tăng CO2 do xe cộ, sản xuất và những hoạt động khác của con người

và cây xanh có thể thu hết lượng CO2 khổng lồ do con người thải ra mỗi nămkhông? Một cây xanh ước tính chỉ có thể thu xấp xỉ một tấn khí CO2 suốt quá trìnhsống của nó

Trang 28

7 Khuyến khích người khác cùng bảo vệ

Hãy chia sẻ thông tin về cách tái chế và bảo tồn nhiên liệu với bạn bè và mọingười xung quanh, đồng thời đưa ra những cơ hội khuyến khích các nhà chức tráchmột cách công khai để thiết lập những chương trình và chính sách có lợi cho môitrường

GV:–Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,7 SGK/ 99

IV Hướng dẫn HS học tập ở nhà (2’) :

– Xem trước phần II SGK/ 97

– Ôn lại các bài từ bài 24 – bài 28

Bài 36 : Nước (Hóa học 8)

I Mục tiêu bài học

1 Về kiến thức:

HS hiểu các tính chất vật lí và tính chất hoá học của nước: hoà tan đượcnhiều chất (rắn, lỏng, khí), tác dụng với một số kim loại ỏ nhiệt độ thường tạothành bazơ và khí Hiđro, tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành bazơ, tác dụngvới nhiều oxit axit tạo thành Axit

HS hiểu và viết được PTHH thể hiện được các tính chất Hoá học nêu trênđây của nước

HS biết những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòngchống ô nhiễm, có ý thức sử dụng hợp lí nguồn nước ngọt và giữ cho nguồn nướckhông bị ô nhiễm

2 Về kỹ năng:

Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tính toán thể tích các chất khí theo PTHH

II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1 Chuẩn bị của giáo viên:

Trang 29

Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh loại 250ml, phễu, ống nghiệm, muôi sắt, bắt sứ, lọthuỷ tinh có nút nhám đã thu sẵn khí oxi

Hoá chất: Chỉ thị màu (hoặc dd phenolphtalein), Na, P đỏ, CaO (vôi sống), Nước

2 Chuẩn bị của học sinh:

Bài làm theo nhóm trên máy tính về vai trò của nước trong đời sống và sản xuất.Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước Biện pháp khắc phục

III Tổ chức các hoạt động học tập

Ổn định tổ chức

Giảng bài mới:

ĐVĐ: Tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu về thành phần hoá học của

nước Trong tiết học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu tính chất của nước Và để xétxem nước có vai trò gì trong đời sống và sản xuất ? Phải làm gì đề giữa cho nguồnnước không bị ô nhiễm

quan sát cốc nước cho biết:

+ Trạng thái, màu sắc, mùi vị

+ Nhiệt độ sôi, nhiệt độ hoá rắn,

khối lượng riêng

+ Khả năng hoà tan

– Cá nhân:

+ Chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.+ Nhiệt độ sôi = 100oC, nhiệt độ hoá rắn = 0oC.+ Có khả năng hoà tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí

Hoạt động 2 Tìm hiểu tính chất hoá học

Trang 30

2 Tính chất hoá họca) Tác dụng với kim loại a) Tác dụng với kim loại

– GV giới thiệu, giấy chỉ thị màu

là chất dùng để nhận biết axit và

bazơ

+ Dung dịch bazơ làm giấy quỳ

tím chuyển sang màu xanh

+ Dung dịch axit làm giấy quỳ tím

chuyển sang màu đỏ

+ Nếu không phải là dd axit hay

bazơ thì sẽ không có hiện tượng gì

xảy ra

– GV nhúng giấy chỉ thị màu vào

nước  Yêu cầu HS nhận xét

– Cá nhân: Giấy chỉ thị màu không chuyển màu

 Yêu cầu HS viết PTHH

(Thông báo: Bazơ đó là NaOH:

Natri hiđroxit)

– Hoạt động nhóm 4HS+ Na nóng chảy thành giọt trong chạy trên mặt nước

+ Có khí thoát ra, là khí H2 vì khi đốt thấy tiếng nổ nhỏ

+ Giấy chỉ thị màu chuyển sang màu xanh sản phẩm thu được là 1 bazơ

+ PTHH: 2Na + 2H2O  2NaOH + H2

– Chữa sai (nếu có) và chốt lại – TN: SGK

– Hiện tượng: SGK

Trang 31

– PTHH: 2Na + 2H2O  2NaOH + H2– Thông báo: Ngoài Na, Nước có

thể tác dụng với một số kim loại ở

nhiệt độ thường như: K, Na, Ca,

Ba

– Chú ý: ở nhiệt độ thường còn có phản ứng của nước với một số KL: K, Ba, Ca

b) Tác dụng với một số oxit bazơ b) Tác dụng với một số oxit bazơ

– GV hướng dẫn HS các nhóm làm

TN:

+ Cho 1 cục vôi sống (bằng hạt

ngô) vào bát sứ

+ Nhỏ từ từ nước vào vôi sống

+ Nhúng 1 mẩu giấy chỉ thị vào

dung dịch nước vôi

Quan sát và nhận xét hiện tượng

Viết PTHH

– Các nhóm làm TN và báo cáo:

+ Có hơi nước bốc lên+ CaO rắn chuyển thành chất nhão + Phản ứng toả nhiệt

+ dd làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh

+ PTHH: CaO + H2O  Ca(OH)2

– Chữa sai (nếu có) và chốt lại – TN: SGK

– Hiện tượng: SGK– PTHH : CaO + H2O  Ca(OH)2– Thông báo: Ngoài CaO, Nước

+ Đợi cho khí sinh ra hoá hợp với

nước, nhúng 1 mẩu giấy chỉ thị

– Các nhóm làm TN theo hướng dẫn và báo cáo:

+ P cháy trong O2 tạo ra khói trắng là P2O5: 4P + 5O2  2P2O5

Trang 32

màu vào dd

 Quan sát hiện tượng Viết

PTHH

– Chữa sai (nếu có) và chốt lại

– Thông báo: Ngoài P2O5, nước có

thể tác dụng với một số Oxit axit

khác: SO2, SO3, N2O5 … tạo ra

– TN: SGK– Hiện tượng: SGK– PTHH: P2O5 + 3H2O  2H3PO4– Chú ý: Phản ứng với một số oxit axit: SO2,SO3, N2O5 … tạo ra axit tương ứng

Hoạt động 3 Tìm hiểu vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, chống ô

nhiễm nguồn nước

HS đã chuẩn bị các tư liệu ở nhà

và làm trên máy tính

III Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, chống ô nhiễm nguồn nước

– Yêu cầu 1 nhóm HS lên trình

bày: “Vai trò của nước đối với:

Đời sống và sản xuất”

– GV tổng kết lại ý kiến và chốt

kiến thức

– Yêu cầu 1 nhóm HS lên trình

bày: “Nguyên nhân gây ô nhiễm

nguồn nước và biện pháp khắc

phục”

– Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi và bổ sung cho phần trả lời của nhóm trình bày + Vai trò của nước:

Hoà tan nhiều chất dinh dưỡng

Tham gia nhiều quá trình hoá học trong cơ thể người và động vật

Cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp …

– Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi và bổ sung cho phần trả lời của nhóm trình bày

“Nước gây lũ lụt do biến đổi khí hậu”

– Chốt lại qua phần trình bày của

các nhóm: Nước có vai trò vô

cùng quan trọng, nhưng hiện nay

đang bị ô nhiễm nghiêm trọng,

Trang 33

nguyên nhân chủ yếu là do con

người Cùng với sự ô nhiễm

nguồn nước kéo theo nhiều hiện

tượng khác gây nên sự biến đổi

khí hậu, lại ảnh hưởng trực tiếp tới

con người Vì vậy để bảo vệ

nguồn nước tránh ô nhiễm cũng

như để bảo vệ cuộc sống của

chính chúng ta hãy có ý thức bảo

vệ môi trường

Nước thải chưa được xử lí và rác

thải công nghiệp chảy vào sông

làm ô nhiễm nguồn nước

Nước lũ ở tỉnh An Giang, đồng bằng sông Cửu Long

Ứng cứu, di dời người dân bị kẹt trong vùng lũ

Hoạt động 4

Luyện tập – Củng cố

– Thông báo: Cá nhân làm BT1 – Cá nhân làm BT1

Trang 34

BT1: Hoàn thành pthh khi cho

nước lần lượt tác dụng với: K,

BaO, SO3, N2O5

BT1:

a) 2K + 2H2O  2KOH + H2b) BaO + H2O  Ba(OH)2

c) SO3 + H2O  H2SO4d) N2O5 + H2O  2HNO3– Chữa sai (nếu có) và đưa đáp án

chuẩn

– Thông báo: Cá nhân làm BT2

BT2: Để có một dung dịch chứa

16g NaOH, cần phải lấy bao nhiêu

gam Na2O cho tác dụng với nước

– Cá nhân làm BT2 vào vở, 1HS làm BT trên bảng

2 Một số gợi ý về kiểm tra, đánh giá

Một số câu hỏi và bài tập TNKQ tích hợp nội dung BĐKH, PCGNTT vào môn Hóa học cấp THCS

Ngày đăng: 15/05/2015, 16:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w