Hiệp định ASEAN về quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 56)

- Tăng cường công tác ứng phó hiệu quả tại mọi cấp.

2.2. Hiệp định ASEAN về quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp

Vào tháng 07/2005, Hiệp định ASEAN về quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp (AADMER) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính thức có hiệu lực, sau khi được 10 nước thành viên trong khối phê chuẩn. AADMER đã thiết lập một khung quản lý thiên tai của khu vực. Cơ chế đó bao gồm các điều khoản: Phòng ngừa và GNRRTT; xác định, giám sát và đánh giá rủi ro thiên tai; chuẩn bị ứng phó thiên tai; ứng phó thiên tai; khắc phục hậu quả và tái thiết sau thiên tai, cũng như hợp tác và nghiên cứu cơ chế hợp tác, đơn giản hóa thủ tục hải quan và thủ tục xuất, nhập cảnh. AADMER cũng là cơ sở cho sự ra đời của Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA), nhằm tiến hành hoạt động hợp tác theo Hiệp định. Hiệp định đồng thời phản ánh cam kết của ASEAN trong thực hiện HFA.

Từ năm 2005, ASEAN đã đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện các điều khoản theo Hiệp định. Theo điều lệ của Cơ quan chuyên trách của ASEAN có tên là Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai (ACDM), thủ tục thực hiện tiêu chuẩn, đào tạo và xây dựng năng lực, chia sẻ thông tin thiên tai và mạng lưới thông tin, đội đánh giá nhanh đã được hình thành và đưa vào hoạt động.

Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 4 về GNRRTT tại Incheon, Hàn Quốc Tháng 10 năm 2010

Hội nghị cấp bộ trưởng của các nước Châu Á về GNRRTT (AMCGNRRTT) được tổ chức 2 nămmột lần bắt đầu từ năm 2005, sau khi thảm họa sóng thần gây hậu quả thảm khốc tại khu vực Ấn Độ Dương vào tháng 12 năm 2004. Hội nghị là một cơ hội hiếm có để các Bộ trưởng phụ trách vấn đề thiên tai của các nước Châu Á và Thái Bình Dương trao đổi kinh nghiệm thực tiễn và các phương pháp tiếp cận mới nhất trong việc triển khai 5 ưu tiên hành động tại cấp quốc gia và địa phương.

Tháng 10 năm 2010, Hội nghị bộ trưởng các quốc gia Châu Á về GNRRTT lần thứ 4 được tổ chức tại Incheon, Hàn Quốc, với chủ đề bao trùm là “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai để thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Hai kết quả chính của Hội nghị:

Tuyên bố Incheon, được người đứng đầu chính phủ, các Bộ trưởng và Trưởng các đoàn đại biểu đến từ các quốc gia Châu Á và Thái Bình Dương ký kết, kêu gọi:

a) Nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực GNRRTT và TƯBĐKH;

b) Phát triển và chia sẻ thông tin, công nghệ, kinh nghiệm và những bài học thu được trong QLRRTT và biến đổi khí hậu;

c) Tăng cường tích hợp GNRRTT và TƯBĐKHvào phát triển vì “tăng trưởng xanh”;

d) Khuyến khích các bên thực hiện Khung hành động Hyogo với 5 ưu tiên hành động;

e) Thúc đẩy đầu tư vào GNRRTT và TƯBĐKH;

f) Xây dựng các thành phố phục hồi; công nhận sự cần thiết để bảo vệ phụ nữ, trẻ em và các đối tượng dễ bị tổn thương khác khỏi ảnh hưởng của thiên tai và giúp họ xây

dựng khả năng phục hồi ngay tại cộng đồng và nơi làm việc của họ.

Lộ trình và chương trình hành động khu vực Icheon tập trung vào việc xúc tiến một giải pháp QLRRTT toàn diện, nó hướng đến việc thiết lập một hệ thống QLRRTT và khí hậu linh hoạt, đóng góp cho phát triển ổn định tại cấp khu vực, cấp quốc gia, vùng lãnh thổ và cấp cộng đồng vào năm 2015. Hệ thống đó được chia thành những sáng kiến cần ưu tiên, có thể thực hiện thành công trong 2 năm tới, và những sáng kiến có thể thực hiện trong vòng 5 năm tới, cùng với những ưu tiên được xác định trong Tuyên bố Incheon.

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w