Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học môn Địa lí trung học cơ sở

79 4K 11
Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học môn Địa lí trung học cơ sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần thứ hai: Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học môn Địa lí trung học cơ sở I. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học bộ môn Địa lí 1. Mục tiêu 1.l. Kiến thức − Biết được những biểu hiện của BĐKH : Trái Đất ngày càng nóng lên, các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều và trên diện rộng; mực nước biển ngày càng dâng cao. − Biết được một số loại hình thiên tai phổ biến thường hay xảy ra các các vùng địa lí của nước ta: lũ quét, ngập úng, hạn hán, bão, mưa lớn, cháy rừng, triều cường, cát bay, sạt lở bờ song, biển, giá rét kéo dài, xâm nhập mặn, sạt lở đất, lốc tố, băng tan, nước biển dâng − Phân tích được một số nguyên nhân gây BĐKH và các thiên tai phổ biến ở nước ta : + Sự tác động tiêu cực của con người vào các thành phần tự nhiên làm thay đổi thể tổng hợp tự nhiên. + Vấn đề khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên hoá thạch như than, dầu mỏ, khí đốt ; khai thác và chặt phá rừng bừa bãi + Sự phát triển kinh tế – xã hội, nhất là phát triển công nghiệp và giao thông vận tải, gây ô nhiễm môi trường, tăng hiệu ứng nhà kính. + Các nguyên nhân khác : Vấn đề gia tăng dân số và đô thị hoá tự phát ; các nguyên nhân có nguồn gốc tự nhiên. − Hiểu được hậu quả của BĐKH và các thiên tai phổ biến ở nước ta : lũ lụt, hạn hán, nắng nóng ; sạt lở đất ở miền núi, xói lở bờ sông/biển ; băng tan, nước biển dâng − Biết được một số giải pháp và cách ứng phó, thích ứng với BĐKH và các biện pháp phòng, chống thiên tai, để giảm thiểu thiệt hại do BĐKH và thiên tai gây ra. − Liên hệ được với thực tế địa phương về những biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của BĐKH và các thiên tai thường hay xảy ra ở nước ta. 1 1.2. Kĩ năng − Xác định được những biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả thiên tai ở địa phương. Có kĩ năng phòng ngừa và giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra. - Phân tích số liệu thống kê về những biểu hiện, nguyên nhân của BĐKH, các hậu quả do BĐKH và thiên tai về sản xuất, cơ sở vật chất, . − Quan sát thực tế, phân tích hình ảnh, tư liệu về nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả do BĐKH và thiên tai gây ra cho con người. 1.3. Thái độ − Đồng cảm, chia sẻ với mọi người không may mắn khi bị những tai họa do BĐKH và thiên tai gây ra. Có được những hành động thiết thực ủng hộ, giúp đỡ nhân dân khi thiên tai xảy ra. − Có hành vi tích cực góp phần giảm thiểu thiên tai và tác động của thiên tai đến đời sống, lao động và học tập. − Tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hiểm của thảm họa do BĐKH và thiên tai gây ra. 1.4. Định hướng hình thành năng lực - Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Học tập tại thực địa; Sử dụng bản đồ; Sử dụng số liệu thống kê; Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… 2. Khả năng đưa Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Địa lí THCS Môn Địa lí trong trường THCS có nhiều khả năng giáo dục ứng phó với BĐKH. Trong chương trình môn Địa lí có nêu: − Vị trí môn Địa lí trong trường phổ thông : Giúp HS có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất – môi trường (MT) sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới ; rèn luyện cho HS những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với MT tự nhiên, xã hội. − Mục tiêu của chương trình: Cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về : 2 + Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tượng, sự vật địa lí và tác động qua lại giữa chúng ; một số quy luật phát triển của MT tự nhiên trên Trái Đất ; dân cư và các hoạt động của con người trên Trái Đất ; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và MT ; sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ MT nhằm phát triển bền vững. + Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế − xã hội của một số khu vực khác nhau và của một số quốc gia trên thế giới ; một số đặc điểm của thế giới đương đại. + Đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế − xã hội của Việt Nam ; những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi HS đang sinh sống nói riêng + Vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của HS. − Bồi dưỡng cho HS tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước thông qua việc ứng xử thích hợp với tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế, văn hoá của dân tộc cũng như của nhân loại. Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy môn Địa lí trong trường phổ thông có nhiều khả năng giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai. Vì môn Địa lí trang bị cho HS những kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế − xã hội, mà từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự nhiên hay kinh tế − xã hội đều liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến BĐKH hoặc thiên tai. Tùy từng trường hợp cụ thể, các đối tượng địa lí tự nhiên hay kinh tế − xã hội có lúc là tác nhân, có khi lại là đối tượng phải hứng chịu hậu quả của BĐKH và thiên tai. Qua việc rà soát chương trình và sách giáo khoa Địa lí từ lớp 6 đến lớp 9, nhiều bài có khả năng giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống, giảm nhẹ hậu quả của thiên tai. Tuy nhiên, việc giáo dục ứng phó với BĐKH thông qua các bài này hầu hết được thể hiện ở mức độ liên hệ. Đây là vấn đề hết sức khó khăn cho GV. Vì lúc này, GV phải biết tìm kiếm và lựa chọn thông tin về BĐKH và phòng chống thiên tai một cách hợp lí để làm sao khi lồng ghép không gây quá tải cho bài học, không biến bài học địa lí thành bài giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai. 3. Đổi mới phương pháp và tổ chức hoạt động dạy học 3.1. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí 3 Biểu tượng địa lí là hình ảnh của sự vật, hiện tượng địa lí mà học sinh có được trong các giờ học địa lí hoặc tự tri giác ở ngoài thực tế. Biểu tượng bao giờ cũng có tính riêng lẻ và là những hình ảnh cụ thể. Ở cấp THCS, nhất là các lớp đầu cấp, tư duy của HS còn thiên về tính cụ thể, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế, do đó việc hình thành các biểu tượng địa lí làm cơ sở cho việc lĩnh hội các khái niệm địa lí là quan trọng và hết sức cần thiết. Thông qua những biểu tượng cụ thể, sinh động, học sinh nhận thức kiến thức địa lí một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và có thể nhớ kiến thức được lâu dài hơn, vững chắc hơn. Phương pháp hình thành những biểu tượng địa lí tốt nhất với học sinh là hướng dẫn cho các em quan sát các sự vật, hiện tượng có thể trực tiếp quan sát được trên thực địa như một khúc sông, một dãy núi, một khu rừng, một phiên chợ, một nhà máy, bến cảng … ở địa phương hoặc quan sát trên tranh ảnh, phim đèn chiếu, video clip,… Với những sự vật, hiện tượng địa lí không thể quan sát được do không có ở địa phương, không có tranh ảnh…, giáo viên nên dùng phương pháp mô tả hoặc trên cơ sở những hình ảnh đã có trong trí nhớ của học sinh nhưng chưa đầy đủ, giáo viên phát triển, bổ sung thêm các chi tiết mới để hình thành biểu tượng mới. Khi dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai sử dụng phương pháp hình thành biểu tượng địa lí đem lại hiệu rõ rệt. Với lí do là phần lớn các nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai được tích hợp vào các bài học dưới dạng liên hệ, trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho HS, GV có thể cho HS quan sát, phân tích tranh ảnh về nội giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, từ đó hình thành được các kiến thức và kĩ năng liên quan đến nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai 3.2. Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả Các mối quan hệ trong địa lí rất phong phú và đa dạng; đó là mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau, giữa tự nhiên với kinh tế- xã hội, giữa các hiện tượng địa lí kinh tế- xã hội với nhau. Trong các mối quan hệ đó, có những mối quan hệ nhân quả và những mối quan hệ thông thường. Các mối quan hệ nhân quả là những mối quan hệ biểu hiện mối tương quan phụ thuộc một chiều giữa các sự vật, hiện tượng địa lí, trong đó có hai thành phần: một bên là nhân, một bên là quả. Chỉ có nhân sinh ra quả, chứ quả không sinh ra nhân. Ví dụ: hiện tượng khí hậu khô hạn, hiếm mưa ở các vùng chí tuyến đã làm 4 cho các vùng này trở thành hoang mạc, nhưng hiện tượng hoang mạc không phải là nguyên nhân của hiện tượng khí hậu khô hạn, hiếm mưa. Các mối quan hệ nhân quả trong địa lí cũng rất phức tạp và có thể phân ra: - Các mối quan hệ nhân quả đơn giản và các mối quan hệ nhân quả phức tạp. Ví dụ 1: nắng nóng kéo dài gây ra hậu quả hạn hán nặng và gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp là mối quan hệ địa lí đơn giản (một nguyên nhân sinh ra một kết quả). Nhưng ví dụ 2: trong sản xuất do dây chuyền lạc hậu, lại sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, về lâu dài sẽ làm cho Trái Đất nóng lên, từ đó làm tan các khối băng ở hai cực là cho nước biển dâng cao, gây ngập lụt nhiều vùng đất thấp ven các đại dương, từ đó ảnh hưởng đến không gian cư trú, đến quỹ đất sản xuất, sản lượng nông nghiệp sẽ giảm,… là mối quan hệ nhân quả địa lí phức tạp (hai hay nhiều nguyên nhân sinh ra một hay nhiều kết quả). - Các mối quan hệ nhân quả trực tiếp và các mối quan hệ nhân quả gián tiếp. Hai ví dụ trên (ví dụ 1, 2) cũng là mối quan hệ nhân quả trực tiếp, bởi vì chính những nguyên nhân đó đã sinh ra những hệ quả đó. Trong các mối quan hệ nhân quả gián tiếp thì mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả không dễ dàng nhận thức được. Ví dụ, khi các khối khí di chuyển (nguyên nhân) thì thời tiết ở những nơi chúng đi qua thay đổi (kết quả). Muốn hiểu được mối quan hệ nhân quả này cần phải hiểu được một số mối quan hệ trung gian. Nếu phân tích ra sẽ như sau: thời tiết là kết quả tổng hợp của các yếu tố: nhiệt độ, gió, mưa… Mỗi khối khí đều có những đặc điểm riêng về nhiệt độ, khí áp, độ ẩm… Vậy khi khối khí di chuyển, những đặc tính của nó sẽ ảnh hưởng đến mặt đất tiếp xúc, làm cho chế độ nhiệt, gió, mưa thay đổi (tức thời tiết thay đổi). Có hiểu được các mối quan hệ trung gian như vậy thì mới hiểu được mối quan hệ nhân quả một cách đầy đủ. Khi hướng dẫn học sinh xác lập các mối quan hệ nhân quả, giáo viên cần giúp các em phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả. Giáo viên cũng nên giúp học sinh xây dựng các sơ đồ thể hiện các mối quan hệ nhân quả nhằm giúp các em dễ dàng nhận ra và biết cách hệ thống hoá các mối quan hệ này. Trong sơ đồ nên dùng mũi tên để thể hiện quan hệ giữa nhân và quả. Việc hướng dẫn học sinh xác lập các mối quan hệ nhân quả và vẽ sơ đồ cũng nên đi từ đơn giản đến phức tạp. 3.3. Phương pháp trực quan Trong dạy học địa lí, việc sử dụng các phương tiện trực quan có một ý nghĩa rất lớn. Bởi vì, HS chỉ có thể quan sát được một phần nhỏ các sự vật, hiện tượng địa lí trong tự nhiên ; còn phần lớn các sự vật, hiện tượng địa lí, HS không có điều 5 kiện quan sát trực tiếp mà chỉ có thể hiểu biết các sự vật, hiện tượng địa lí đó bằng con đường nhận thức trên cơ sở các phương tiện trực quan. Phương tiện trực quan trong dạy học địa lí khá đa dạng. Loại phương tiện trực quan có nhiều khả năng giáo dục BĐKH đó là bản đồ giáo khoa, Át lát Địa lí, tranh ảnh, băng/ đĩa hình, a) Sử dụng bản đồ giáo khoa, Át lát Địa lí Bản đồ giáo khoa là “Cuốn sách giáo khoa thứ hai” của môn Địa lí và nó cũng là một trong những phương tiện trực quan để HS khai thác tri thức. Budanôp, nhà địa lí người Nga đã nói : “Trong giảng dạy địa lí, trước hết phải dùng bản đồ. Vì bản đồ giống như khung cốt mà tất cả các tri thức địa lí đều được dựa vào đấy. Đưa các tri thức địa lí vào đó sẽ nhớ được dễ dàng, đồng thời việc dùng bản đồ địa lí có thể dẫn đến sự liên hệ có hệ thống” 1 . Tuy nhiên, không phải bản đồ giáo khoa nào cũng có khả năng giáo dục BĐKH. Vì vậy, khi giảng dạy bài học địa lí có nội dung liên quan đến giáo dục BĐKH, người GV cần phải lựa chọn bản đồ sao cho hợp lí. Các bản đồ có thể được sử dụng để giáo dục BĐKH là bản đồ khí hậu, bản đồ rừng, bản đồ khoáng sản, bản đồ địa lí tự nhiên, Việc hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ các bản đồ cũng rất có khả năng để giáo dục BĐKH. Ngoài các bước như : − Cho HS đọc tên bản đồ để biết đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ ; − Đọc bảng chú giải của bản đồ để biết các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ như thế nào (loại kí hiệu nào) ; − Xác định vị trí của đối tượng dựa vào các kí hiệu ; − Tìm ra một số đặc điểm của đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ ; − Dựa vào bản đồ để xác lập các mối liên hệ giữa các đối tượng và hiện tượng địa lí ; Chúng ta cần chú ý tới việc : Vận dụng kiến thức địa lí để nhận xét, giải thích, liên hệ các hiện tượng địa lí có liên quan tới vấn đề BĐKH. Ví dụ, khi dạy bài 32 : Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta − lớp 8, GV yêu cầu HS dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam (trang 7) và kiến thức đã học, hãy xác 1 Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc: Lý luận dạy học Địa lí (phần Đại cương), NXB ĐHQG Hà Nội, 1996. 6 định hướng di chuyển của bão, tần suất, phạm vi ảnh hưởng và hậu quả do bão gây ra ở nước ta. Dựa vào Atlát và kiến thức đã học, HS sẽ thấy được : − Các cơn bão ảnh hưởng đến nước ta đều đi từ phía đông (Biển Đông). Sau đó di chuyển về hướng tây, tây bắc, thậm chí cả hướng tây nam. − Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 – 4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta. − Một số cơn bão di chuyển không theo quy luật, rất phức tạp. Một số cơn bão tan ngay ngoài biển, một số đổ bộ vào đất liền. − Thời gian hoạt động của bão thường bắt đầu từ tháng VI cho đến tháng XII. Tần suất nhiều nhất là từ tháng VIII đến tháng X, đặc biệt là tháng IX (từ 1,3 – 1,7 cơn bão/ tháng). − Phạm vi ảnh hưởng chủ yếu là các tỉnh ven biển, nhất là ven biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị). − Hậu quả : bão lớn kèm theo sóng lừng, nước dâng gây lũ lụt làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng tới đời sống và hoạt động sản xuất, nhất là dân cư sống ven biển. b) Sử dụng tranh/ảnh địa lí Việc sử dụng tranh/ ảnh có nội dung về BĐKH giúp HS có thể dễ dàng nhận biết được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH. Cùng với tranh/ảnh giáo khoa, GV nên sử dụng những ảnh minh hoạ có nội dung liên quan đến BĐKH gắn với bài học. Bản chất của phương pháp sử dụng tranh/ảnh địa lí là hướng dẫn HS quan sát, phân tích tranh/ảnh để lĩnh hội kiến thức. Khi hướng dẫn HS quan sát, trước hết GV cần xác định mục đích, yêu cầu khi quan sát tranh/ảnh. Sau đó, yêu cầu HS nêu tên của bức tranh/ảnh để xác định xem bức tranh/ảnh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì và ở đâu ? Cuối cùng, GV gợi ý HS nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng. Như vậy, khi sử dụng tranh/ảnh, GV cần chuẩn bị những câu hỏi hướng dẫn HS khai thác nội dung được thể hiện trên bức tranh/ảnh và những câu hỏi yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng được thể hiện trên bức tranh/ảnh có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vấn đề BĐKH. 7 Ví dụ 1 : Sử dụng ảnh 17.1 − SGK Địa lí 7 (Bài 17 : Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà) − Mục đích quan sát : MT không khí ở đới ôn hoà. − Tên bức tranh : Khí thải ở một khu liên hợp hoá dầu. − Mô tả hiện tượng : Một khu công nghiệp hoá dầu đang phát thải khí độc hại vào MT. − Nguyên nhân : Do nhu cầu sử dụng nhiên liệu ngày càng nhiều trong công nghiệp và giao thông vận tải. − Hậu quả : Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề, tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên, làm cho khí hậu toàn cầu biến đổi Ví dụ 2 : Sử dụng ảnh 20.5 – SGK Địa lí 7 (Bài 20 : Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc) − Mục đích quan sát : Nguyên nhân dẫn đến các hoang mạc ngày càng mở rộng. − Tên bức tranh : Một vùng đất ở rìa hoang mạc Xa-ha-ra bị cát lấn. − Mô tả hiện tượng : Bức ảnh cho thấy các khu dân cư đông đúc nhưng rất ít cây xanh. − Nguyên nhân : Thứ nhất, là do nhu cầu về thức ăn cho chăn nuôi và củi đun nấu, nên người dân đã chặt hạ cây xanh ; Thứ hai, là do BĐKH. − Hậu quả : Xu hướng các hoang mạc (đới nóng) ngày càng mở rộng. Ví dụ 3 : Sử dụng ảnh 21.5 – SGK Địa lí 7 (Bài 21: Môi trường đới lạnh) − Mục đích quan sát : Hiện tượng băng trôi. − Tên bức tranh : Băng trôi. − Mô tả hiện tượng : Những tảng băng lớn (cao) đang tan dần và trôi về phía xích đạo. − Nguyên nhân : Trái Đất nóng lên. − Hậu quả : Băng ở hai vùng cực tan dần, mực nước biển dâng cao, nhiều vùng ven biển, đồng bằng, nhiều quốc đảo có nguy cơ ngập lụt Hoặc ví dụ 4 : Cho HS quan sát một bức ảnh địa lí về cảnh khai thác, chặt phá rừng bừa bãi sẽ dẫn đến hậu quả gì ? Bức ảnh về cảnh hạn hán/lũ lụt do nguyên nhân nào gây nên ? 8 Lưu ý : − Việc lựa chọn tranh/ảnh cho HS quan sát trước hết phải phù hợp với nội dung bài học. Về mặt hình thức, tranh/ảnh phải rõ ràng, đẹp. − GV nên sử dụng triệt để những tranh/ảnh minh họa trong SGK, bởi vì đây là những hình ảnh minh họa đã được lựa chọn một cách kĩ lưỡng. − Tránh lạm dụng quá nhiều tranh/ảnh ; các tranh/ảnh đưa ra cần đúng lúc, đúng chỗ. c) Sử dụng băng/đĩa hình − Băng/đĩa hình là một loại phương tiện trực quan có nhiều ưu điểm trong việc cung cấp những thông tin động về BĐKH và phòng chống thiên tai, tạo điều kiện thuận lợi cho HS khai thác kiến thức. − Khi sử dụng băng/đĩa hình, GV có thể tiến hành theo các bước sau : + Bước 1 : Định hướng nhận thức. Bước này nhằm giúp HS biết được mục đích, yêu cầu và những vấn đề chính cần tìm hiểu. + Bước 2 : GV mở băng/đĩa hình cho HS xem từng đoạn. Sau mỗi đoạn, GV tắt băng/đĩa hình và đặt câu hỏi vừa nhằm kiểm tra nhận thức của HS, vừa gợi ý cho HS nêu lên những ý quan trọng nhất trong đoạn băng/đĩa hình vừa xem. + Bước 3 : Kết thúc, GV yêu cầu HS nêu những ý chính đã nhận thức được qua băng/đĩa hình đã xem. Cuối cùng, GV tóm tắt, củng cố và khắc sâu những nội dung chính. Lưu ý : − Hầu hết kiến thức giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai có trong một số bài học chỉ ở mức độ liên hệ, cho nên GV phải tính đến độ dài của đoạn phim, có chọn lọc những nội dung đặc sắc nhất của băng đĩa, kết hợp các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực để mang lại hiệu quả cho bài học và góp phần giáo dục về tác hại của BĐKH và phòng chống thiên tai. − Việc lồng ghép những đoạn phim vào bài học đúng lúc, đúng chỗ, vừa phải sẽ góp phần làm cho bài HS động, hấp dẫn Tuy nhiên, việc lồng ghép đoạn phim vào bài học còn phụ thuộc vào điều kiện của từng trường (máy chiếu, đầu chiếu, điện ), trình độ công nghệ thông tin của GV d) Phương pháp sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê − Phương pháp sử dụng biểu đồ giúp HS dễ dàng nắm bắt được đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế – xã hội. 9 Những biểu đồ có thể sử dụng để minh họa cho sự BĐKH và phòng chống thiên tai như : Biểu đồ khí hậu (HS có thể so sánh sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa giữa các năm với nhau), biểu đồ phát thải khí CO 2 , biểu đồ phát triển của các ngành công nghiệp nặng, biểu đồ biến động về diện tích rừng, biểu đồ về tần suất của bão, biểu đồ so sánh hậu quả của lũ quét ở một số khu vực trong một số năm, biểu đồ về lượng mưa của nhiều năm để thông qua đó dự báo được quy luật của các năm mưa lớn, năm hạn hán, GV phân tích mối quan hệ nhân quả để liên hệ, dẫn dắt HS tìm ra nguyên nhân, hậu quả, dự báo các hiện tượng thiên tai có thể xảy ra. − Bản thân các số liệu thống kê không phải là kiến thức địa lí, song nó có một ý nghĩa nhất định đối với việc hình thành các tri thức địa lí. Vì vậy, bản chất của phương pháp này là sử dụng các số liệu thống kê để minh hoạ, cụ thể hoá các khái niệm và nêu bật ý nghĩa của những kiến thức địa lí. Sử dụng số liệu thống kê còn là minh chứng để HS thấy được những biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của BĐKH. Ví dụ : Khi dạy bài 21 : MT đới lạnh − Lớp 7, để lí giải cho HS biết tại sao trong những năm gần đây băng ở hai cực tan chảy, diện tích băng thu hẹp lại ? Nguyên nhân chính là do Trái Đất nóng lên. Nói như vậy là đúng, nhưng để thuyết phục hơn, GV nên đưa ra số liệu để minh chứng. Theo số liệu do Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) đưa ra năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74 0 C trong thời kì 1906 − 2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương. Trong 50 năm qua (1958 − 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng từ 0,5 0 C đến 0,7 0 C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam 2 . 2.2. Phương pháp thực địa Các công tác ngoài thực địa có thể kể đến là tham quan địa lí, khảo sát địa lí địa phương. Phương pháp thực địa bao gồm một hệ thống các phương pháp : thực địa, điều tra, phỏng vấn, nghe báo cáo, Bản chất của các phương pháp này là thu thập thông tin từ thực tế nhằm khai thác, củng cố và bổ sung kiến thức. 2 Bộ tài nguyên và MT: Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam, 2009. 10 [...]... các môn học - Các nội dung giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục ứng phó với BĐKH, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cũng như nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, có thể được tích hợp vào môn học ở các mức độ khác nhau Trong trường hợp cần tích hợp nhiều nội dung có liên quan với nhau vào cùng một bài học, trước hết ta cần làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung. .. mục tiêu dạy học, trong đó có các mục tiêu giáo dục BĐKH, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục môi trường cụ thể cần tích hợp Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn học và các nội dung giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục môi trường, GV lựa chọn tư liệu và phương... phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai + Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung về giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai + Hình thức liên hệ: liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của bài học liên quan tới nội dung về giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, song không nêu rõ trong nội dung của bài học Trong trường hợp. .. phương thức tích hợp - Nội dung giáo dục phổ thông đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở cấp học, nên việc tích hợp các nội dung giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, cũng như các nội dung giáo dục khác vào nội dung môn học trong trường phổ thông cần phải thực hiện... tế và bảo vệ dâng cao, nhiều đảo sẽ có nguy cơ bị tài nguyên, MT biển − chìm ngập đảo 2 Các đảo và quần đảo 15 Bài 41 Địa lí địa Nhận xét, phân tích về những thay đổi Liên hệ phương khí hậu, thủy văn ở địa phương trong những năm gần đây 33 STT Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp II Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 5 Mức độ tích hợp 5.1 Các phương thức tích hợp - Nội dung giáo. .. ngoại khóa chuyên đề, các bài học dự án, nghiên cứu một đề tài (phù hợp với HS) Với các hoạt động này, mức độ tích hợp kiến thức, kĩ năng các môn học với các nội dung giáo dục BĐKH, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục môi trường sẽ đạt cao nhất Trong các hoạt động này, HS học cách vận dụng kiến thức môn học, kiến thức liên môn học trong các tình huống gần gũi với cuộc sống hơn, góp phần giải... liệu và phương án tích hợp Cụ thể phải trả lời các câu hỏi: tích hợp nội dung nào là hợp lí? Liên kết các kiến thức về giáo dục BĐKH, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và giáo dục bảo vệ môi trường như thế nào? Thời lượng là bao nhiêu? Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp, trước hết quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện dạy học có hiệu quả... này và nên lựa chọn các nội dung thể hiện rõ nhất, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa nhất để tích hợp vào nội dung bài học Điều này giúp ta tránh được sự dàn trải, đưa quá nhiều nội dung vào bài học làm quá tải quá trình học tập của HS - Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là: + Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của bài học, cũng chính là các kiến thức về giáo dục phòng,. .. lệ đáng kể, nhiều nội dung thực hành gắn với việc tìm hiểu các vấn đề của thực tiễn Từ đặc trưng nội dung môn học nêu trên, cho thấy hình thức dạy học theo dự án có thể sử dụng hiệu quả trong giảng dạy và học tập Địa lí Hình thức dạy học này sẽ tạo điều kiện cho học sinh gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn; từ đó... bão, năm nhiều bão và thất thường − Những năm gần đây, hiện tượng BĐKH toàn cầu đã tác động mạnh đến khí hậu nước ta − Nhận biết sự thay đổi khí hậu những năm gần đây và có biện pháp bảo vệ bản thân khi có những biến đổi bất 28 STT Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp thường về thời tiết và khí hậu 14 Bài 32 Các mùa khí − Miền núi cao có xuất hiện sương Liên hệ hậu và thời tiết ở nước . Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học môn Địa lí trung học cơ sở I. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy. hậu và phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Địa lí THCS Môn Địa lí trong trường THCS có nhiều khả năng giáo dục ứng phó với BĐKH. Trong chương trình môn Địa lí có nêu: − Vị trí môn Địa lí trong. biểu tượng địa lí đem lại hiệu rõ rệt. Với lí do là phần lớn các nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai được tích hợp vào các bài học dưới dạng liên hệ, trong quá

Ngày đăng: 15/05/2015, 16:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan