1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn

100 2,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 215,06 KB

Nội dung

Rất rất hay !

Trang 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KT&KĐCLGD Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dụcGD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

KT&QLCLGD Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dụcKĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục

TH&THCS Tiểu học và trung học cơ sở

THCS&THPT Trung học cơ sở và trung học phổ thông

PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú

KTTH-HN Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng 2.1: Quy mô phát triển hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Bắc Kạn

33

Bảng 2.2: Số liệu trường, lớp, học sinh 33

Bảng 2.3: Số liệu cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 33

Bảng 2.4: Số liệu cơ sở vật chất trường học 34

Bảng 2.5: Số liệu trường học có lớp THCS 34

Bảng 2.6: Tỷ lệ giáo viên/lớp theo địa bàn huyện, thị xã 35

Bảng 2.7: Thống kê trình độ đào tạo của giáo viên THCS tỉnh Bắc Kạn .35

Bảng 2.8: Tổng hợp số liệu đánh giá ngoài năm học 2010 - 2011 44

Bảng 2.9: Tổng hợp số liệu đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông 44

Bảng 2.10: Kết quả điều tra thực trạng nhận thức về công tác KĐCLGD .45

Bảng 2.11a: Kết quả điều tra thực trạng về xây dựng, ban hành văn bản và công tác chỉ đạo của phòng KT&QLCLGD Sở GD&ĐT 47

Bảng 2.11b: Kết quả điều tra thực trạng về xây dựng, ban hành văn bản và công tác chỉ đạo của các phòng GD&ĐT 49

Bảng 2.12a: Kết quả điều tra thực trạng về tổ chức tập huấn, hội thảo về công tác KĐCLGD của Sở GD&ĐT 51

Bảng 2.12b: Kết quả điều tra thực trạng về tổ chức tập huấn, hội thảo về công tác KĐCLGD của các phòng GD&ĐT 51

Bảng 2.13: Kết quả điều tra thực trạng thực hiện KĐCLGD 52

Bảng 2.14a: Kết quả điều tra thực trạng về kiểm tra, giám sát việc thực hiện KĐCLGD của Sở GD&ĐT 53

Bảng 2.14b: Kết quả điều tra thực trạng về kiểm tra, giám sát việc thực hiện KĐCLGD của các phòng GD&ĐT 53

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 64

Trang 3

Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng quản lý 12Hình 1.2: Sơ đồ vị trí của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc

dân 18

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền giáo dục của mỗi quốc gia thì chất lượng giáo dục, trước hết

là chất lượng giáo dục phổ thông luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, bởi đó lànền tảng của chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước

Ở Việt Nam, chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục là vấn

đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, đã có nhiều công trình nghiêncứu về vấn đề này ở các cấp độ khác nhau và đề xuất nhiều giải pháp, biệnpháp nâng cao chất lượng giáo dục Một trong những giải pháp quan trọng đó

là xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD)

từ bậc học mầm non đến bậc đại học, vấn đề này đã được thể chế hóa trongLuật Giáo dục 2005, quy định tại điều 17:

“Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm

vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát” [1].

Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (nhà trường) là hoạt

động đánh giá các nhà trường về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêuchuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo dục phổthông do Bộ GD&ĐT ban hành Quá trình thực hiện KĐCLGD được thựchiện theo quy trình qua các bước:

Bước 1: Tự đánh giá của nhà trường

Bước 2: Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường

Trang 5

Bước 3: Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) nhà trường.

Bước 4: Công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấpgiấy chứng nhận KĐCLGD

Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD, là quá trình nhàtrường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do

Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt độnggiáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liênquan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiệnnhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng

Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trườngtrong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đòihỏi tính khách quan, trung thực và công khai Các giải thích, nhận định, kếtluận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minhchứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy Báo cáo tự đánh giá phải bao quátđầy đủ các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Bắc, được tái lập tháng 01 năm 1997,

cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, kinh tế thuần nông, chậm phát triển, trình độdân trí còn thấp, còn nhiều khó khăn, bất cập trong phát triển quy mô, mạnglưới trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên do đó ảnh hưởng không nhỏđến sự nghiệp phát triển giáo dục Được sự quan tâm của các cấp ủy, chínhquyền địa phương và các cấp quản lý giáo dục cùng với sự nỗ lực của đội ngũcán bộ quản lý, giáo viên, trong thời gian qua sự nghiệp GD&ĐT tỉnh BắcKạn đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, chất lượng giáo dục phổ thôngtừng bước được nâng cao trong đó có giáo dục trung học cơ sở (THCS) Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bắc Kạn đã chỉ đạothực hiện công tác KĐCLGD đến các nhà trường, qua 02 năm học thực hiệnkết quả đạt được còn thấp, mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chưa cao

Trang 6

Thực tiễn chỉ đạo thực hiện KĐCLGD trường THCS trên địa bàn tỉnhBắc Kạn còn gặp phải những khó khăn, mâu thuẫn trong quá trình triển khai:

- Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên nhận thức chưa đầy đủ

về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác KĐCLGD đối với yêu cầunâng cao chất lượng giáo dục trường THCS

- Kiến thức, kỹ năng thực hiện các khâu trong quy trình KĐCLGD củacác nhà trường còn hạn chế nên kết quả thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu đặt

ra, trong đó có khâu tự đánh giá

- Một số nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vịtrí, vai trò của hoạt động tự đánh giá trong quá trình thực hiện công tácKĐCLGD và tác động tích cực của nó đối với việc nâng cao chất lượng côngtác quản lý, dạy và học của nhà trường

Xuất phát từ thực tế nêu trên tại địa phương, chúng tôi quyết định chọn

vấn đề: “Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” làm

đề tài luận văn tốt nghiệp cao học

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý và KĐCLGD, thực trạng tựđánh giá ở các trường THSC tỉnh Bắc Kạn, đề tài đề xuất các biện pháp chỉđạo hoạt động tự đánh giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tự đánh giátại các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tự đánh giá và KĐCLGD của các

trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh

giá của các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Trang 7

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp chỉ đạo phù hợp, khả thi, thì chất lượng,hiệu quả việc thực hiện hoạt động tự đánh giá trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn sẽ được nâng cao

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý, quản lý chất lượng

và KĐCLGD trường THCS

5.2 Phân tích thực trạng hoạt động tự đánh giá của các trường THCS

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

5.3 Đề xuất các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động tự

đánh giá của các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánhgiá chất lượng trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

- Thời gian 2 năm: 2010, 2011

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết

về quản lý chất lượng giáo dục và KĐCLGD

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm trong việcchỉ đạo, thực hiện hoạt động tự đánh giá của Sở, Phòng, các trường THCS

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuấtchỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tự đánh giá trường THCS

- Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu điều tra đối với 16 lãnh đạo,

chuyên viên phòng GD&ĐT (mẫu số 01) và 32 cán bộ quản lý trường THCS

Trang 8

(mẫu số 02) thuộc 8 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Xử lý kết quả để

phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp đã áp dụng, từ đó rút ra kết luận

- Phương pháp khảo nghiệm: Khảo nghiệm mức độ cấp thiết, tính khả thicủa các biện pháp đề xuất đối với: 04 lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT; 16lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT và 32 cán bộ quản lý trường THCS

thuộc 8 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Kạn (mẫu số 03)

7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ

Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu thu nhận

từ các phương pháp nghiên cứu ở trên

8 Cấu trúc luận văn

Cấu trúc đề tài gồm các phần:

- Mở đầu

- Chương 1 Lý luận về quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục trườngtrung học cơ sở

- Chương 2 Thực trạng chỉ đạo hoạt động tự đánh giá trường trung học

cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

- Chương 3 Biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động tự đánh giátrường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

- Kết luận và khuyến nghị

- Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 9

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quản lý chất lượng giáo dục về thực chất là quá trình định hướng vàkiểm soát chất lượng quá trình giáo dục, với những tác động liên tục nhằmduy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của toàn hệ thống giáo dục quốc dân

và của từng nhà trường Quản lý chất lượng giáo dục có nhiều khâu và nhiềubiện pháp trong đó có hoạt động kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục.Kiểm định, đánh giá chất lượng trong giáo dục được nhiều quốc gia trênthế giới quan tâm trên cả hai phương diện nghiên cứu lý thuyết và triển khaithực tế, ở các nước phát triển như: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, đã đượctriển khai nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ 20

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất lượng sản phẩm giáo dục chịu ảnhhưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố chất lượng của chính nhà trường,như: chất lượng hoạt động quản lý, chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vậtchất, trang thiết bị trường học và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhàtrường, có thể khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục gồm:

- Hoạt động tổ chức và quản lý của nhà trường

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

- Hoạt động giữa nhà trường với gia đình, xã hội

- Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh

Nhiều quốc gia trong quá trình đánh giá các nhà trường, họ thực hiệncông tác KĐCLGD để xác nhận và công nhận chất lượng dạy và học của cácnhà trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Các hiệp hội KĐCLGD ở các nướcnày đã xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí để công nhận mức độ đạt chuẩn củacác nhà trường so với chuẩn quy định

Trang 10

Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều học giả nghiên cứu và đề cập đến

KĐCLGD giáo dục đại học như: Nguyễn Đức Chính với “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học” [7]; Đặng Bá Lãm với “Kiểm tra và đánh giá trong dạy - học đại học” [12],

Việc xây dựng một cơ quan chịu trách nhiệm về KĐCLGD đã được BộGD&ĐT quan tâm, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã đượcthành lập theo Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ

Sự ra đời của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đánh dấu mộtthời kỳ mới của sự phát triển trong hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm địnhchất lượng ở Việt Nam

Ngày 12/5/2009, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có Thông tư số12/2009/TT-BGDĐT về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chấtlượng giáo dục trường THCS với 7 tiêu chuẩn và 47 tiêu chí bao hàm các hoạtđộng của trường THCS, đây là cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hoạt độngKĐCLGD trường THCS

Tuy nhiên cho đến nay còn vắng bóng các công trình nghiên cứu và đềxuất các biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá ở các trường THCS

Vấn đề đặt ra ở đây là đề xuất các biện pháp chỉ đạo để thực hiện có chấtlượng, hiệu quả công tác KĐCLGD trường THCS theo tiêu chuẩn quy định đểgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có khâu tự đánh giá đối vớicác nhà trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

1.2 Một số khái niệm công cụ

1.2.1 Đánh giá

Đánh giá giáo dục là hoạt động khảo sát, xác nhận chất lượng của sảnphẩm giáo dục hay chất lượng nhà trường Có thể nói đánh giá giáo dục làhoạt động nhằm vào mục tiêu chủ yếu là đảm bảo và nâng cao chất lượng mộtcách thường xuyên

Trang 11

Đánh giá giáo dục có ý nghĩa quan trọng Đối với các nhà quản lý đánhgiá là một chức năng quản lý, là một trong các khâu của quy trình quản lý.Đối với giáo viên đánh giá là phương pháp tác nghiệp nhằm tìm ra các conđường nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục của mình.

Đánh giá giáo dục bao gồm hai hoạt động: Tự đánh giá (đánh giá trong)

và đánh giá (đánh giá ngoài).

Tự đánh giá còn gọi là đánh giá trong là hoạt động đánh giá nội bộ dotập thể nhà trường thực hiện theo những quy trình và nội dung có tính chuẩnmực Tự đánh giá là một khâu của quá trình đánh giá, cùng với đánh giá ngoàitạo nên quá trình đánh giá hoàn chỉnh

Theo Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo

dục phổ thông thì: “Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động

tự xem xét, tự kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục” [3].

Đánh giá ngoài là hoạt động đánh giá của các lực lượng bên ngoài nhàtrường, có thể là của cấp trên, đồng cấp, cha mẹ học sinh, dư luận xã hội vàquan trọng nhất là của đoàn đánh giá ngoài

Đối với cơ sở giáo dục phổ thông (nhà trường) thì đánh giá ngoài được hiểu: “Đánh giá ngoài là hoạt động đánh giá của đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành” [3].

Đánh giá ngoài trong kiểm định chất lượng trường THCS là quá trìnhkhảo sát, đánh giá của các thành viên đoàn đánh giá ngoài nhằm xác định mức

độ đạt chuẩn trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS

do Bộ GD&ĐT ban hành Cơ cấu, tiêu chuẩn của các thành viên đoàn đánh

Trang 12

giá ngoài được quy định cụ thể tại điều 19 của Quy định về quy trình và chu

kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

1.2.2 Chất lượng

Chất lượng là khái niệm phức tạp, đến hiện nay có nhiều các tiếp cậnkhác nhau khi đưa ra các định nghĩa về chất lượng

- Theo quan niệm truyền thống (quan niệm tuyệt đối về chất lượng), một

sản phẩm có chất lượng là sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện bằngcác vật liệu quý hiếm và đắt tiền Do đó sản phẩm có chất lượng trở nên nổitiếng và tôn vinh người sở hữu nó Chất lượng ở đây được hiểu là sản phẩm

có chuẩn mực cao và nếu như không đạt được mức đó thì sản phẩm sẽ đượccoi là sản phẩm không có chất lượng

- Tiếp cận chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu đã đề

ra (Philip B Crosby) Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ được đo bằng sự phù

hợp của nó với các thông số hay các tiêu chuẩn được quy định Cách tiếp cậnnày tạo cơ hội cho cơ sở sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, có thể thiết

kế tiêu chuẩn cho từng loại sản phẩm, lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và phấnđấu để đạt các tiêu chuẩn đó

- Tiếp cận chất lượng là sự phù hợp với mục đích đã xác định (J M.Juran).

Cách tiếp cận này cho phép thiết kế mẫu sản phẩm phù hợp với mục đích củangười sử dụng Đa số các nhà hoạch định chính sách và quản lý sản xuất ủng

hộ cách tiếp cận này vì họ cho rằng chất lượng không có ý nghĩa gì nếu khônggắn với mục đích sử dụng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó

- Tiếp cận chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng

(W Edwards Deming) Quan niệm này cho rằng thiết kế một sản phẩm hay

dịch vụ, yếu tố quyết định là xác định nhu cầu của khách hàng để sản phẩm

có được những đặc tính mà khách hàng mong muốn với giá cả mà họ hài lòngtrả, như vậy có thể tạo ra chất lượng ở nhiều mức độ

Trang 13

Dựa trên các quan niệm về chất lượng nêu trên, chúng tôi quan niệm:

Chất lượng là sự tuân thủ chuẩn quy định, là sự phù hợp của sản phẩm

Giáo dục là hoạt động xã hội đặc biệt, sản phẩm giáo dục là con người

có trí tuệ và nhân cách Giáo dục là quá trình có nhiều lực lượng tham gia:nhà trường, gia đình, xã hội, bản thân người học, môi trường Giáo dục pháttriển theo nhiều giai đoạn với từng cấp học, ngành học, với mỗi cấp học,ngành học lại có mục tiêu riêng

Nhiều quốc gia sử dụng khái niệm “chất lượng giáo dục là sự đáp ứng với mục tiêu giáo dục” Đối với Việt Nam, khái niệm này được xem là phù

hợp nhất, có tính khuyến khích và tạo cơ hội cho các nhà trường phấn đấu đạtđược chuẩn chất lượng trong từng giai đoạn nhất định để thực hiện mục tiêugiáo dục theo từng giai đoạn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã đượcđược quy định bởi Luật Giáo dục

Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng giáo dục toàn diện nhằm đáp ứng yêucầu của đất nước về con người, nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Theo Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung

học cơ sở: “Chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở là sự đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục trung học cơ sở được quy định tại Luật Giáo dục” [3]

Trang 14

1.2.4 Quản lý

Quản lý là một dạng lao động xã hội, gắn liền và phát triển cùng với lịch

sử phát triển của nhân loại Quản lý là lao động đặc biệt, điều khiển các hoạtđộng lao động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao, đồng thời nó là sảnphẩm có tính lịch sử, tính đặc thù Đề cập tới khái niệm này, có nhiều quanđiểm, sau đây là một số các quan niệm về khái niệm quản lý:

- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [8].

- Theo Giáo trình quản lý của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:

“Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý tạo ra sự chuyển biến của toàn bộ hệ thống hướng vào mục tiêu nhất định”[9]

- Theo tác giả Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điểu khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành

vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lý, phù hợp với qui luật khách quan”[13]

Từ các khái niệm trên cho thấy, tuy về mặt cấu trúc khái niệm có khácnhau, song đều thể hiện những điểm chung, đó là:

+ Có chủ thể quản lý: “Ai quản lý”, tác nhân tạo ra các tác động Chủ thể

quản lý có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức

+ Có chủ thể bị quản lý: “Quản lý ai”, “Quản lý cái gì” (còn gọi đối tượng quản lý; khách thể quản lý).

+ Có mục tiêu quản lý: Là căn cứ định hướng để chủ thể quản lý tạo racác tác động lên đối tượng quản lý

Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ qua lại, tác động lẫnnhau Chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý, còn chủ thể bị quản lý tạo

Trang 15

lý (cơ quan quản lý) nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức nhằm đạt được mục đích, thỏa mãn mục tiêu quản lý.

Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thểquản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhấtđịnh Tổ hợp các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản lý,nội dung lao động của đội ngũ cán bộ quản lý, có bốn chức năng cơ bản là: + Kế hoạch hoá

Trang 16

Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

- Chức năng kế hoạch hoá: Lập kế hoạch (kế hoạch hoá) là chức năng

căn bản nhất trong các chức năng quản lý Lập kế hoạch là lựa chọn một trongnhững phương án hành động trong tương lai, cho toàn bộ và từng bộ phận củamột tổ chức, cơ sở, nó bao gồm lựa chọn các mục tiêu, xác định các phươngthức để đạt mục tiêu Lập kế hoạch đòi hỏi nhà quản lý phải nắm chắc thôngtin, làm tốt công tác dự báo cùng với sự tham gia dân chủ của mọi thành viên,bởi họ là những người làm cho kế hoạch được thực hiện Lập kế hoạch đitrước việc thực hiện các chức năng quản lý khác, bao gồm xác định mục tiêu,xây dựng chương trình hành động và bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêutrong một thời gian nhất định của một hệ thống

- Chức năng tổ chức: Tổ chức là sắp xếp một cách khoa học những yếu

tố cấu thành một hệ toàn vẹn, nhằm đảm bảo chúng tương tác với nhau mộtcách tối ưu đưa hệ tới mục tiêu Nói đến hoạt động tổ chức nghĩa là nói đếnhoạt động của chủ thể quản lý để tổ chức khách thể quản lý và tự tổ chứcchính mình

- Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tác động đến con người làm cho họ tự

nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được mục tiêu của tổ chức Lãnh đạo là

sự chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước, kết quả của lãnh đạo là sự tuân thủ

và tin tưởng của mọi người Lãnh đạo có tính nghệ thuật, cơ sở để đảm bảothực hiện sự lãnh đạo có hiệu quả là phẩm chất, năng lực của nhà lãnh đạo

- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là chức năng của người quản lý nhằm

đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ quản lý vận hành tối

ưu, đạt được mục tiêu đề ra Kiểm tra là nhằm xác minh kết quả thực hiện kếhoạch trên thực tế, phát hiện những sai lệch, đề ra những biện pháp uốn nắn,

Trang 17

điều chỉnh kịp thời Kiểm tra không hẳn là giai đoạn cuối cùng của chu kỳquản lý, bởi kiểm tra không chỉ diễn ra khi công việc đã hoàn thành, có kếtquả mà nó diễn ra trong suốt quá trình từ đầu đến cuối, từ lúc chuẩn bị xâydựng kế hoạch Kiểm tra cung cấp thông tin cho quản lý, mà thông tin là chấtliệu cho các quyết định quản lý, làm cho hệ quản lý vận hành linh hoạt, thíchứng với sự thay đổi của môi trường Bởi vậy, quản lý, lãnh đạo mà thiếu kiểmtra thì coi như không quản lý, không lãnh đạo.

1.2.5 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục được thực hiện ở hai cấp vĩ mô và vi mô Cấp vĩ mô

là cấp độ quản lý nhà nước đối với toàn hệ thống giáo dục, cấp vi mô là cấpquản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường

Quản lí nhà nước về giáo dục là sự điều chỉnh bằng quyền lực nhà

nước đối với các hoạt động giáo dục Chủ thể quản lí nhà nước về giáo dục là

các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp) và bộ máy quản lí giáo dục từ trung ương đến cơ sở (bộ, sở, phòng giáo dục và đào tạo) Đối tượng của quản lí nhà nước về giáo dục là

hệ thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục và đào tạo trongphạm vi cả nước Mục tiêu quản lí nhà nước về giáo dục là bảo đảm trật tự,

kỷ cương của hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm thực hiện được mục tiêunâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển nhâncách cho thế hệ trẻ

Quản lý giáo dục trong nhà trường:

Trường học là các đơn vị cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân, ở

đó đang tiến hành quá trình giáo dục và đào tạo Trường học được thành lậptheo qui hoạch chung nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá,

xã hội của địa phương và của đất nước

Quản lý trường học có chức năng định hướng mục tiêu và kiểm soátcác hoạt động giáo dục trong nhà trường, vừa mang bản chất quản lý xã hội,

Trang 18

vừa mang bản chất sư phạm Quản lý trường học là sự kết hợp hài hoà giữacác căn cứ khoa học như: giáo dục học, xã hội học, tâm lý học, điều khiển học

và khoa học quản lý

Chủ thể quản lý trường học là ban giám hiệu đứng đầu là hiệu trưởng.Đối tượng quản lý là các tổ chức của nhà trường, là tập thể cán bộ, giáo viên,học sinh và các nguồn lực giáo dục khác, phù hợp với quy luật khoa học

(quản lý, giáo dục, tâm lý, kinh tế, xã hội ) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất”[15].

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của giáo dục và của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em” [11].

Từ những khái niệm nêu trên có thể khái quát: Quản lý giáo dục trong nhà trường là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng tới đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để thực hiện quá trình dạy học và giáo dục ở các trường học

1.2.6 Quản lý chất lượng giáo dục

Theo TCVN 8402-1994: “Quản lý chất lượng là tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích và trách nhiệm, thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất

Trang 19

lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng”.

Quản lý chất lượng tuân thủ các nguyên tắc:

- Coi trọng vai trò con người

- Nguyên tắc đồng bộ

- Nguyên tắc toàn diện

- Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá

- Dựa trên cơ sở pháp lý

Hệ thống chất lượng gồm cơ cấu tổ chức, các thủ tục, quá trình và các

nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng

Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và có hệ thốngđược tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần

thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể (tổ chức) sẽ đáp ứng các yêu

cầu về chất lượng, bao gồm đảm bảo chất lượng bên trong và bên ngoài

Kiểm soát chất lượng là quan điểm cổ nhất về quản lý chất lượng nhằm

phát hiện và loại bỏ các thành tố hoặc sản phẩm cuối cùng không đạt chuẩnqui định, hoặc làm lại nếu có thể Kiểm soát chất lượng được những chuyêngia chất lượng như kiểm soát viên hoặc thanh tra viên chất lượng tiến hànhsau quá trình sản xuất hoặc dịch vụ Thanh tra và kiểm tra là hai phương phápphù hợp nhất được sử dụng rộng rãi trong giáo dục để xem xét việc thực hiệncác chuẩn đề ra: các chuẩn đầu vào, chuẩn quá trình đào tạo, chuẩn đầu ra.Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thốngđược tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cầnthiết để khách hàng thoả mãn các yêu cầu chất lượng Nói cách khác, đảm bảochất lượng có nghĩa là tạo ra sản phẩm không lỗi, Philip B Crosby gọi là

"nguyên tắc không lỗi" (Sallis 1993), "làm đúng ngay từ đầu và làm đúng ở mọi thời điểm".

Trang 20

Chất lượng đào tạo được đảm bảo bởi hệ thống đảm bảo chất lượng, hệthống này sẽ chỉ ra chính xác phải làm thế nào và theo những tiêu chuẩn nào.Các tiêu chuẩn chất lượng được sắp xếp theo những thể thức trong hệ thốngđảm bảo chất lượng.

Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi định nghĩa: “Quản lý chất lượng giáo dục về thực chất là quá trình định hướng và kiểm soát chất lượng quá trình giáo dục, với những tác động liên tục nhằm duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của toàn hệ thống giáo dục quốc dân và từng nhà trường”

1.2.7 Quản lý trường THCS

Trường học là một hệ thống xã hội mà ở đó tiến hành quá trình giáo dục,đào tạo Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, thực hiện các chứcnăng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư nhất định của xãhội đó, nhằm đạt được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư đượchuy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường (quản lý giáo dục nói chung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh” [9]

Quản lý trường học bao gồm quản lý các quan hệ giữa nhà trường với xã

hội và quản lý hành chính trong nhà trường (quản lý bên trong hệ thống).

Quản lý bên trong nhà trường gồm: Quản lý sư phạm tức là có thể quản

lý các quá trình GD&ĐT và các điều kiện vật chất, tài chính, nhân lực, Trong đó quá trình giáo dục đào tạo là một hệ thống gồm 6 thành tố:

- Mục đích giáo dục;

- Nội dung giáo dục;

- Phương pháp giáo dục;

Trang 21

GDMN : Nhà trẻ, Mẫu giáo, trường mầm nonGDPT: BậcTiểu học, Bậc trung học

Trường Tiểu học TrườngTHCS TrườngTHPT

GDĐH : Cao đẳng, Đại học

Trường Dạy nghề

Trường THCN

- Thầy giáo;

- Học sinh;

- Cơ sở vật chất và các phương tiện, thiết bị cho dạy và học

Một nhà trường thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT có hiệu quả là nhờ cácthành tố, đặc biệt quan hệ giữa các thành tố với nhau, làm cho hệ thống cácthành tố vận hành, liên kết chặt chẽ với nhau đưa lại kết quả mong muốn, đóchính là hoạt động quản lý của người quản lý nhà trường

Cấp THCS thuộc bậc học trung học, là cấp học nối liền bậc TH và cấpTHPT trong hệ thống giáo dục quốc dân Trường THCS có từ lớp 6 đến lớp 9,trẻ em bước vào lớp 6 THCS là 11 tuổi, trường THCS gắn liền với địa bàndân cư xã, phường, thị trấn hoặc liên xã, là trung tâm văn hoá của địa phương,chịu sự quản lý trực tiếp của phòng GD&ĐT, sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng,chính quyền xã, vị trí trong hệ thống giáo dục quốc dân như sơ đồ sau:

Hình 1.2: Sơ đồ vị trí của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

* Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lýtrường THCS, giúp việc cho hiệu trưởng có một số phó hiệu trưởng Hiệutrưởng, phó hiệu trưởng do phòng GD&ĐT đề nghị UBND huyện bổ nhiệm

Trang 22

Hiệu trưởng là thủ trưởng và có thẩm quyền cao nhất về chuyên môn và hànhchính trong nhà trường, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên vềhoạt động của nhà trường, trước cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương vềphát triển giáo dục ở địa phương Hiệu trưởng thay mặt cho nhà trường giaotiếp với các tổ chức, các lực lượng xã hội, phối hợp xây dựng môi trường giáodục lành mạnh, thực hiện mục tiêu giáo dục của địa phương.

Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong trường, lãnh đạo nhà trường,đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng.Công đoàn giáo dục, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Hộiđồng trường, hoạt động trong khuôn khổ nhà trường, góp phần cùng nhàtrường thực hiện mục tiêu và nguyên lý giáo dục

Quản lý trường THCS phải đạt được mục tiêu và những yêu cầu về nộidung, phương pháp giáo dục THCS quy định trong Luật Giáo dục 2005:

“Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có những học vấn phổ thông ở trình độ

cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”[1]

“Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học

tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp”[1]

“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[1]

Trang 23

Quản lý nhà trường, hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lý:

Kế hoạch hoá: Đề ra các mục tiêu phát triển nhà trường, xây dựng kế

hoạch thực hiện nhằm đạt được mục tiêu

Tổ chức: Dựa vào hướng dẫn, quy định của cấp trên, hiệu trưởng xây

dựng cơ cấu bộ máy, quy định mối quan hệ, sắp xếp giáo viên nhằm phát huytối đa năng lực, ưu thế của các thành viên trong bộ máy Xây dựng các quan

hệ ngoài nhà trường để phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng; xây dựngcác quy định nội bộ, các quan điểm thực hiện, tạo sự đồng bộ, đồng thuận

Chỉ đạo: Điều khiển thực hiện kế hoạch, điều chỉnh tốc độ, biên độ

hướng tới đích, xác định ưu tiên và tập trung nguồn lực cho thực hiện kếhoạch; lôi cuốn tập thể sư phạm và các lực lượng giáo dục, phối hợp các nỗlực của cả hệ thống Quá trình chỉ đạo là quá trình sử dụng hợp lý các biệnpháp hành chính, kinh tế và giáo dục thuyết phục

Kiểm tra: Xem xét việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, tính

phù hợp của các quyết định quản lý, giúp cho việc điều chỉnh trong quản lý,ngăn chặn sai sót, đồng thời khuyến khích, động viên các thành viên tích cựclàm việc trên cơ sở đánh giá sự thực hiện và điều chỉnh các tiêu chuẩn đolường kết quả thực hiện

Quản lý trường học là quản lý đơn vị cơ sở trực tiếp tổ chức quá trìnhdạy và học Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chiến lược, kế hoạch pháttriển giáo dục của Bộ GD&ĐT có trở thành hiện thực hay không là ở trườnghọc, thông qua các cấp quản lý giáo dục địa phương Quản lý trường THCSkhác với quản lý của phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT bởi tính chất tác nghiệpcủa quản lý trường học cao hơn, tính chất hành chính thì giảm nhẹ hơn

1.3 Kiểm định chất lượng giáo dục

1.3.1 Khái niệm về kiểm định chất lượng giáo dục

Trang 24

Kiểm định là bước cuối cùng của công tác quản lý chất lượng, đây làhoạt động đánh giá tổng thể sản phẩm hoặc đánh giá các nguồn lực của một tổchức hay điều kiện của một quá trình hoạt động.

KĐCLGD là một hệ thống tổ chức và giải pháp để đánh giá chất lượng

đào tạo (đầu ra) và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo các chuẩn

mực được quy định, là hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục sẽ đạttiêu chuẩn, tiêu chí đề ra và tránh các sai sót trong quá trình giáo dục Hoạtđộng chủ yếu của KĐCLGD nhằm công nhận các cơ sở giáo dục đã đạt cácchuẩn mực quy định

KĐCLGD là hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục nhằm xác định mức

độ đạt mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục của nhà trường, góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục Đây chính là biện pháp quản lý nhà nước đốivới nhà trường làm cho nhà trường chuẩn hóa để đạt chất lượng quốc gia

1.3.2 Kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS

Theo Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáodục phổ thông áp dụng đối với các trường: TH, THCS, THPT, trường phổ

thông có nhiều cấp học, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) thuộc loại hình công lập, tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân: “Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” [3].

Như vậy, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác địnhmức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dụcphổ thông với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo công khaivới các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục;

Trang 25

để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạttiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS ban hành kèm theo Thông

tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, gồm:Tiêu chuẩn 1: Chiến lược phát triển của trường trung học cơ sở

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường

Tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dụcTiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất

Tiêu chuẩn 6: Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội

Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS là yêu cầu vàđiều kiện mà nhà trường phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩnchất lượng giáo dục Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chấtlượng giáo dục

Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS là yêu cầu và điềukiện mà nhà trường cần đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn Mỗitiêu chí có 03 chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục

Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS là yêu cầu và điềukiện mà nhà trường cần đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi tiêu chí

Khi đánh giá thì tiêu chí được xác định đạt khi tất cả các chỉ số của tiêuchí đều đạt; chỉ số được đánh giá đạt khi đạt tất cả các yêu cầu của chỉ số.Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS là cơ sở để nhà trườngthực hiện tự đánh giá và cũng là cơ sở để cơ quan kiểm định chất lượng đánhgiá nhà trường

Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (nhà trường)

gồm các bước:

1 Tự đánh giá của nhà trường

Trang 26

2 Đăng ký KĐCLGD của nhà trường.

3 Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) nhà trường.

4 Công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấychứng nhận KĐCLGD

Kết quả kiểm định chất lượng của các nhà trường được công bố rộng rãi

để xã hội theo dõi, giám sát, các nhà trường phải phấn đấu liên tục để khôngngừng nâng cao chất lượng của mình

1.4 Tự đánh giá trong quản lý chất lượng giáo dục

1.4.1 Ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá

Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD, là quá trìnhtrường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạtđộng giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như cácvấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trìnhthực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng Mục đích tự đánh giá là tựxem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng

kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêuchuẩn chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành nhằm không ngừng cảitiến, nâng cao chất lượng giáo dục và để đăng ký KĐCLGD

Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trườngtrong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao, là quátrình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được giành nhiều công sức, thờigian, có sự tham gia của các đơn vị, cá nhân trong nhà trường, đòi hỏi tínhkhách quan, trung thực, công khai Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ratrong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõràng, đảm bảo độ tin cậy

1.4.2 Mục tiêu, nội dung tự đánh giá

Trang 27

Thông qua tự đánh giá để nhà trường THCS xác định tình trạng chấtlượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vậtchất cũng như các vấn đề liên quan khác của đơn vị.

Công tác tự đánh giá của trường THCS tập trung vào các nội dung:

- Thu thập, phân tích và tổng hợp các thông tin, tư liệu, số liệu thống kê

(thông tin, minh chứng) theo yêu cầu của các tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra.

- Các thành viên của Hội đồng tự đánh giá thực hiện đánh giá mức độđáp ứng các tiêu chuẩn của nhà trường

- Viết báo cáo tự đánh giá

- Tham khảo ý kiến của cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dụctrong và ngoài nhà trường về báo cáo tự đánh giá để bổ sung, hoàn thiện Nội dung tự đánh giá tập trung vào đánh giá mức độ đáp ứng của nhàtrường so với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS ở các góc độ, cácphương diện của nhà trường THCS cụ thể về:

- Chiến lược phát triển của trường trung học cơ sở

- Tổ chức và quản lý nhà trường

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

- Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục

- Tài chính và cơ sở vật chất

- Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội

- Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh

1.4.3 Quy trình tự đánh giá trường THCS

Quy trình tự đánh giá của trường THCS, gồm các bước sau:

- Thành lập Hội đồng tự đánh giá

- Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá

- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá

- Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng

Trang 28

- Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.

- Viết báo cáo tự đánh giá

- Công bố báo cáo tự đánh giá

1.4.4 Vai trò của nhà trường và phòng chức năng trong việc chỉ đạo thực hiện hoạt động tự đánh giá ở trường THCS

Nội dung quản lý của hiệu trưởng trong tổ chức, thực hiện hoạt động tựđánh giá là tập trung quản lý, chỉ đạo thực hiện các công việc: Thành lập Hộiđồng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch tự đánh giá, lập báo cáo tựđánh giá, theo tiêu chuẩn đánh giá do Bộ GD&ĐT ban hành, từ kết quả tựđánh giá xác định kế hoạch cải tiến chất lượng để khắc phục những hạn chếnhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý trường học, hiệu quả giáo dục Phòng KT&QLCLGD là phòng chức năng của Sở GD&ĐT chịu tráchnhiệm quản lý, chỉ đạo công tác KĐCLGD các cơ sở giáo dục phổ thôngtrên địa bàn tỉnh theo các văn bản quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT

Nếu xét trên phạm vi lớn (cấp tỉnh) trong quá trình quản lý hoạt động tự đánh giá trường THCS thì phòng chức năng (Phòng KT&QLCLGD) giữ vai trò chủ thể và nhà trường THCS cụ thể giữ vai trò khách thể (đối tượng quản lý) Tuy nhiên, nếu xét trong phạm vi hẹp (một trường THCS cụ thể) khi đơn

vị thực hiện hoạt động tự đánh giá, bản thân nó chứa đựng quá trình quản lýhoạt động tự đánh giá với hoạt động quản lý của Hiệu trưởng đóng vai trò chủthể, hoạt động của các thành viên Hội đồng tự đánh giá, cán bộ giáo viênđóng vai trò khách thể

Phòng chức năng chỉ đạo thực hiện các nội dung công việc sau:

- Thành lập Hội đồng tự đánh giá, lập kế hoạch tự đánh giá, xây dựngBáo cáo tự đánh giá

- Đăng ký kiểm định chất lượng

- Bồi dưỡng năng lực tự đánh giá cho cán bộ tham gia tự đánh giá củanhà trường theo quy trình kiểm định

Trang 29

- Cử chuyên gia hỗ trợ cơ sở làm tốt công tác tự đánh giá.

- Thành lập đoàn đánh giá ngoài thực hiện kiểm định chất lượng giáodục của các nhà trường đủ điều kiện và đăng ký kiểm định

Như vậy, vai trò của phòng chức năng trong quá trình quản lý hoạt động

tự đánh giá có tính chỉ đạo, hướng đích, vai trò của nhà trường có ý nghĩaquan trọng đối với kết quả của hoạt động tự đánh giá

1.5 Kinh nghiệm KĐCLGD ở một số quốc gia

1.5.1 Đan Mạch

Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Đánh giá giáo dục đại học được chínhphủ Đan Mạch thành lập và hoạt động từ năm 1992 Việc thành lập trung tâmđánh giá là để phát triển một khung làm việc công bằng, đáng tin cậy và có hệthống để đánh giá các chương trình giáo dục Trung tâm được Bộ Giáo dục tàitrợ Về nguyên tắc trung tâm là cơ quan độc lập với Bộ Giáo dục cũng nhưcác trường, cơ sở đào tạo

Trung tâm được giao nhiệm vụ:

- Đề xuất các quá trình đánh giá giáo dục

- Phát triển các phương pháp phù hợp để đánh giá các chương trình

- Cổ vũ và khuyến khích các cơ sở đào tạo trong các lĩnh vực liên quanđến chất lượng và đánh giá

- Biên soạn những kinh nghiệm trong nước và quốc tế về đánh giá hệthống giáo dục và phát triển chất lượng

Với tư cách là cơ quan độc lập, trung tâm đánh giá phải tìm ra sự cân đốiphù hợp giữa mục đích: tự chịu trách nhiệm và cải tiến chất lượng Việc đánhgiá phải thể hiện được: tính vô tư, uy tín, thẩm quyền, toàn diện, minh bạch

và nhất quán

Nhìn chung một đợt đánh giá gồm 5 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tổ chức, lập kế hoạch đánh giá

- Giai đoạn 2: Tự đánh giá

Trang 30

- Giai đoạn 3: Điều tra, khảo sát.

- Gia đoạn 4: Thăm trường

- Giai đoạn 5: Báo cáo tổng kết

Các lĩnh vực cần đánh giá gồm: Mục tiêu của các chương trình học tập,

tình hình cụ thể của trường (nguồn tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, cấu trúc của chương trình học tập, chương trình, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá sinh viên).

1.5.2 Thái Lan

Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan được xem là quốc gia sớm quantâm đến đảm bảo chất lượng và chú trọng xây dựng các chính sách, cơ chế đểduy trì công tác đảm bảo chất lượng Hiện nay, Thái Lan đã xây dựng được

mô hình rõ nét cho việc triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng đại họctrên toàn quốc, trong đó chia thành 2 lĩnh vực độc lập nhưng có liên quan chặtchẽ với nhau là đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) do Bộ các vấn đề đại học(MUA) quản lý và đảm bảo chất lượng bên ngoài (EQA) do Cục tiêu chuẩngiáo dục và đánh giá chất lượng quốc gia (ONESQA) quản lý Hai lĩnh vựcnày hoạt động theo quy trình và kế hoạch riêng nhưng đều hướng đến mụcđích chung là duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo đại học

Bộ Giáo dục và Thanh niên Thái Lan đưa ra 9 lĩnh vực trong đó có 26tiêu chí được dùng để đánh giá chất lượng giáo dục đại học Thái Lan Cáctrường đại học ở Thái Lan dùng những tiêu chí này để tự đánh giá các hoạtđộng của nhà trường, đồng thời thiết lập kế hoạch để đảm bảo chất lượng đàotạo của trường mình, 9 lĩnh vực đó là:

Trang 31

- Ngân sách.

- Đảm bảo và nâng cao chất lượng

Trang 32

Kết luận chương 1

1 Chất lượng giáo dục là có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhàtrường, trong đó có trường THCS, là mục tiêu phấn đấu không mệt mỏi củathầy và trò

2 KĐCLGD là con đường có hiệu quả trong việc tạo động lực cho cáctrường học đảm bảo chất lượng giáo dục của chính mình KĐCLGD khôngchỉ xác định cho các trường định hướng chất lượng mà còn chỉ rõ con đường

để đạt chất lượng đó như thế nào

3 Tự đánh giá là một khâu quan trọng và giữ vai trò then chốt của quátrình thực hiện KĐCLGD, nó liên quan đến toàn bộ công tác quản lý chấtlượng giáo dục, là biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường

4 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS là công cụ để thực hiệnKĐCLGD thông qua tự đánh giá và đánh giá ngoài Tiêu chuẩn đánh giá chấtlượng giáo dục là các chuẩn mực cần đạt của nhà trường, mỗi lĩnh vực thểhiện trong một hoặc nhiều tiêu chí Mỗi tiêu chí lại được xác định bằng cácchỉ số là sự lượng hóa các nội dung cụ thể của các lĩnh vực đó

5 Thực hiện KĐCLGD phải triển khai các hoạt động theo quy trìnhđược quy định bởi các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực KĐCLGD,trong đó hoạt động tự đánh giá

Trang 33

Chương 2

THỰC TRẠNG CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

2.1 Khái quát về tỉnh Bắc Kạn

2.1.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn

Theo các nguồn sử liệu, Bắc Kạn thời thượng cổ là phần đất của nướcXích Quỷ, sau tách thành vương quốc Thụy Đến Khi Nhà nước Văn Lang rađời, Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định Dưới thời Bắc thuộc, đời Hán, Bắc Kạnthuộc huyện Long Biên Đời nhà Đường, Bắc Kạn thuộc huyện Tân Xương,Châu Phong Đời nhà Lý, Bắc Kạn thuộc các lộ: Cảm Hoá, Vĩnh Thông,

Hạ Nông Đời nhà Trần, Bắc Kạn nằm trong trấn Thái Nguyên, năm QuangThuận thứ 10 (1496), Bắc Kạn nằm trong phủ Thông Hoá Đời nhà Nguyễn,Bắc Kạn nằm trong tỉnh Thái Nguyên về cơ bản vẫn thuộc phủ Thông Hoá Thực dân Pháp xâm lược, sau khi đánh chiếm và đặt bộ máy cai trị trênđịa phận tỉnh Thái Nguyên, chúng đã nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính.Năm 1916, theo nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ tách một số tổng của châuBạch Thông, Chợ Rã và tổng Định Biên Thượng của châu Định Hoá tỉnhThái Nguyên lập thành châu Chợ Đồn Vào thời gian đó, tỉnh Bắc Kạn có 5châu, 20 tổng và 103 xã

Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dânViệt Nam đấu tranh giành độc lập Trong quá trình vận động cách mạng, tỉnhBắc Kạn đã vinh dự là một trong những tỉnh nằm trong khu giải phóng Việt

Bắc, là nơi "Nước Việt Nam mới phôi thai" Khi Cách mạng Tháng Tám nổ

ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Bắc Kạn là thị xã đầu tiên trong cảnước được giải phóng

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thị xã Bắc Kạn được

mệnh danh là "Thủ đô kháng chiến", là nơi được Trung ương Đảng chọn xây

Trang 34

dựng thành khu an toàn (ATK) Năm 1950, Bắc Kạn được Chính phủ tặng

Huân chương Kháng chiến hạng Ba, được vinh dự giữ Cờ luân lưu "Đơn vị

có phong trào thi đua khá nhất" do Hồ Chủ tịch trao tặng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong cuộc chiếnđấu bảo vệ Tổ quốc, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn lập nhiều chiến công xuất sắc, ngày 02/10/2000, Chủ tịch nước Trần ĐứcLương đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trangnhân dân cho nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn, 5 huyện, thị xãBắc Kạn và 17 xã trong tỉnh

Ngày 21/4/1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam) ra Quyết định số 103/NĐ-TVQH

thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.Ngày 29/12/1978, kỳ họp Quốc hội thứ tư khoá VI đã quyết định phân địagiới Bắc Thái và Cao Bằng, tách 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của tỉnh BắcThái nhập vào tỉnh Cao Bằng

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu cầu của sựnghiệp cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày06/11/1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ X đã phê chuẩn việc chia lại địagiới hành chính của một số tỉnh Trong đó, tỉnh Bắc Thái được chia thành 2tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Kạn chính thức được tái lập Các huyện

Ngân Sơn, Ba Bể (Chợ Rã) tái nhập lại vào tỉnh Bắc Kạn Tháng 8 năm 1998,

thành lập thêm huyện Chợ Mới trên cơ sở tách từ phần đất phía Nam huyệnBạch Thông Ngày 28/5/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2003/NĐ-CP

về việc thành lập huyện Pác Nặm trên cơ sở tách huyện Ba Bể Như vậy, trảiqua không ít những thay đổi về địa dư hành chính, hiện nay, tỉnh Bắc Kạn

được chia làm 8 đơn vị hành chính bao gồm 7 huyện (Bạch Thông, Chợ Đồn,

Trang 35

Chợ Mới, Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì, Pác Nặm) và thị xã Bắc Kạn với 122 xã,

phường, thị trấn trong đó có 62 xã đặc biệt khó khăn Tổng diện tích là4857,21 km2, dân số hiện nay gần 30 vạn người gồm các dân tộc: Tày, Kinh,Dao, Nùng, Sán Chay, H’Mông, Hoa… trong đó dân tộc Tày chiếm đa số Phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng vẻ vang, trongthời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến nay,Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã không ngừng phấnđấu vươn lên khắc phục khó khăn, giành được nhiều thành tựu trên các lĩnhvực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội: Tất cả các thị trấn huyện lỵ, thị xã tỉnh

lỵ và nhiều xã được phủ sóng điện thoại di động; 80% số xã có điểm bưu điệnvăn hoá; 83,7% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia Đời sống của đồngbào các dân tộc từng bước được cải thiện và nâng cao Tỷ lệ hộ nghèo bìnhquân hàng năm giảm 6%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 tăng gấp 6lần so với năm 1997

2.1.2 Khái quát về GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn

2.1.2.1 Quá trình phát triển GD&ĐT

Từ sau khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, cùng với sự phát triển kinh tế

xã hội, sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Kạn đã có sự phát triển vượt bậc:

- Qui mô giáo dục không ngừng tăng lên, đến nay các chỉ tiêu về sốlượng, cơ cấu các bậc học đều đạt mức độ tương đối cao Tỉnh hoàn thành phổcập giáo dục tiểu học năm 1998, hoàn thành phổ cập giáo dục THCS tháng 12năm 2005, hiện đang triển khai thực hiện phổ cập giáo dục THPT

- Tỷ lệ huy động học sinh đến trường năm học 2010 - 2011:

Trang 36

Toàn tỉnh có 66 658 học sinh từ mầm non đến THPT.

- Mạng lưới trường lớp phát triển nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhucầu học tập của con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh, kể cả ở những vùng

xa xôi, khó khăn Đến năm học 2010 - 2011, toàn tỉnh có 116 trường Mầmnon, 110 trường TH, 20 trường TH&THCS, 77 trường THCS và 10 trườngTHPT, 05 trường THCS&THPT, 06 Trung tâm GDTX, 01 Trung tâm KTTH

HN, 01 Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật, 01 Công ty cổ phần Sách Thiết bị trường học Bình quân mỗi xã, phường có 0,95 trường mầm non; 0,90trường tiểu học; 0,76 trường (THCS, TH&THCS); mỗi huyện có 1,90 trườngTHPT và THCS&THPT Toàn tỉnh có 05 trường PTDTNT cấp huyện (thuộccấp THCS); 01 trường PTDTNT tỉnh (thuộc cấp THPT) là các trường dànhriêng cho con em các đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nguồn cán bộ địaphương Do đặc thù một tỉnh miền núi, mật độ dân cư thưa thớt, nên vẫn còntồn tại các loại hình trường ghép liên cấp: trường mầm non cho nhà trẻ vàmẫu giáo; trường TH&THCS cho học sinh tiểu học và THCS; trườngTHCS&THPT cho học sinh THCS và THPT

Những yếu tố tác động có tính quyết định đến chất lượng giáo dục như:Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường, công tác quản lý giáodục, được từng bước tăng cường và phát triển tạo tiền đề quan trọng choviệc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương

Bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập:

- Hình thức đào tạo các loại hình trường lớp chưa đa dạng (toàn tỉnh có

01 trường THPT Dân lập, chưa có trường TH, THCS ngoài công lập)

- Mặc dù công tác xã hội hoá giáo dục đã có sự chuyển biến, các cấp uỷĐảng, chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn đến giáo dục nhưng dođời sống của nhân dân còn nghèo, trình độ dân trí còn hạn chế, là nhữngnguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả công tác xã hội hóa giáo dục

Trang 37

Đến tháng 12 năm 2010, qui mô phát triển hệ thống giáo dục như sau:

Bảng 2.1: Quy mô phát triển hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Bắc Kạn Bậc, cấp học trường Số Số lớp Số học sinh

Trang 38

Bảng 2.4: Số liệu cơ sở vật chất trường học

bộ môn

Thư viện

2.1.2.2 Số liệu phát triển giáo dục THCS

Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2010, số liệu phát triển cấp học THCSnhư sau:

Trang 39

Bảng 2.7: Thống kê trình độ đào tạo của giáo viên THCS tỉnh Bắc Kạn Trình độ ĐT

Địa bàn

Tổng số giáo viên

Số lượng Tỷ lệ(%) lượngSố Tỷ lệ(%) lượngSố Tỷ lệ(%)

Trang 40

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bắc Kạn đã triển khaithực hiện hoạt động tự đánh giá bằng các biện pháp cụ thể:

- Tổ chức hội nghị tập huấn Tổ chức Hội nghị triển khai, tập huấn tự

đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông (tháng 8/2009), có 41cán bộ cấp Sở, Phòng

và 359 cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường tham dự Tại hội nghị này Sở

GD&ĐT (phòng KT&QLCLGD chủ trì) triển khai các văn bản về công tác

kiểm định chất lượng, tập trung hướng dẫn cụ thể nội dung các bước trongquy trình tự đánh giá về công tác KĐCLGD khi thực hiện ở các cơ sở

- Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện tự đánh giá cụ thể, chitiết chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các nhà trường thực hiện

- Chỉ đạo các đơn vị tổ chức hội nghị - hội thảo tự đánh giá, cấp trường,cấp huyện, có tổng hợp số liệu và các ý kiến thảo luận, những khó khănvướng mắc Sở GD&ĐT cử cán bộ, chuyên viên của phòng KT&QLCLGDtham dự hội thảo - hội nghị tự đánh giá của 8/8 huyện, thị xã; 12/14 trườngTHPT để nắm bắt tình hình thực hiện, giải đáp những vấn đề phát sinh, khókhăn, vướng mắc trong quá trình các đơn vị cơ sở tổ chức thực hiện tự đánhgiá trong phạm vi thẩm quyền cho phép, những vấn đề mang tầm vĩ mô được

tập hợp và báo cáo Bộ GD&ĐT (Cục KT& KĐCLGD) Tháng 02 năm 2010,

tổ chức Hội thảo tự đánh giá cấp tỉnh sơ kết hoạt động tự đánh giá, thống nhất

thực hiện hoạt động tự đánh giá ở một số nội dung có vướng mắc.

2.2.2 Đánh giá chung việc thực hiện hoạt động tự đánh giá trường THCS

Công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động tự đánh giá đúng theo chỉ đạo của

Bộ GD&ĐT, hướng dẫn chi tiết, tổ chức tập huấn cụ thể cho các phòngGD&ĐT, các nhà trường; phù hợp với thực tiễn tại địa phương

Kết quả thực hiện: 100% các trường học cấp THCS hoàn thành báo cáo

tự đánh giá Tuy nhiên chất lượng, hiệu quả hoạt động tự đánh giá của các nhà

Ngày đăng: 18/05/2014, 20:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Sơ đồ vị trí của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân - Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 1.2 Sơ đồ vị trí của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân (Trang 20)
Bảng 2.1: Quy mô phát triển hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Bắc Kạn - Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 2.1 Quy mô phát triển hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Bắc Kạn (Trang 36)
Bảng 2.5: Số liệu trường học có lớp THCS - Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 2.5 Số liệu trường học có lớp THCS (Trang 37)
Bảng 2.6: Tỷ lệ giáo viên/lớp theo địa bàn huyện, thị xã - Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 2.6 Tỷ lệ giáo viên/lớp theo địa bàn huyện, thị xã (Trang 37)
Bảng 2.7: Thống kê trình độ đào tạo của giáo viên THCS tỉnh Bắc Kạn - Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 2.7 Thống kê trình độ đào tạo của giáo viên THCS tỉnh Bắc Kạn (Trang 38)
Bảng 2.8: Tổng hợp số liệu đánh giá ngoài năm học 2010 - 2011 - Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 2.8 Tổng hợp số liệu đánh giá ngoài năm học 2010 - 2011 (Trang 47)
Bảng 2.9: Tổng hợp số liệu đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông TT Tên cơ sở giáo dục - Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 2.9 Tổng hợp số liệu đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông TT Tên cơ sở giáo dục (Trang 47)
Bảng 2.10: Kết quả điều tra thực trạng nhận thức về công tác KĐCLGD - Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 2.10 Kết quả điều tra thực trạng nhận thức về công tác KĐCLGD (Trang 48)
Bảng 2.11a: Kết quả điều tra thực trạng về xây dựng, ban hành văn bản và công tác chỉ đạo của phòng KT&QLCLGD Sở GD&ĐT - Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 2.11a Kết quả điều tra thực trạng về xây dựng, ban hành văn bản và công tác chỉ đạo của phòng KT&QLCLGD Sở GD&ĐT (Trang 50)
Bảng 2.12a: Kết quả điều tra thực trạng về tổ chức tập huấn, hội thảo về công tác KĐCLGD của Sở GD&ĐT - Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 2.12a Kết quả điều tra thực trạng về tổ chức tập huấn, hội thảo về công tác KĐCLGD của Sở GD&ĐT (Trang 54)
Bảng 2.12b: Kết quả điều tra thực trạng về tổ chức tập huấn, hội thảo về công tác KĐCLGD của các phòng GD&ĐT - Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 2.12b Kết quả điều tra thực trạng về tổ chức tập huấn, hội thảo về công tác KĐCLGD của các phòng GD&ĐT (Trang 54)
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi  của các biện pháp đề xuất - Biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w