Rất Rất Hay !
Trang 1LĐ-TB&XH Lao động - thương binh & xã hội
i
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình XKLĐ nước ta trong những năm gần đây 28
Bảng 1.2: Tình hình XKLĐ trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ 2002 - 2012 .31
Bảng 2.1: Địa điểm và số lượng phiếu điều tra 34
Bảng 2.2: Cách thức và nội dung thu thập thông tin sơ cấp 36
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai qua 3 năm 2010, 2011, 2012 41
Bảng 3.2: Một số tiêu chỉ phản ánh tình hình dân số và lao động 42
Bảng 3.3: Tình hình cơ sở hạ tầng của thị xã 44
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất các ngành qua các năm gần đây 46
Bảng 3.5: Tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2008-2012 49
Bảng 3.6: Tình hình XKLĐ trên địa bàn thị xã giai đoạn 2008-2012 51
Bảng 3.7: Đặc điểm nhóm lao động điều tra 52
Bảng 3.8: Địa điểm đến của lao động 56
Bảng 3.9: Đặc điểm về việc làm của LĐXK ở các nước 59
Bảng 3.10: Lĩnh vực làm việc ở nước ngoài của người lao động 60
Bảng 3.11: Nghề nghiệp của lao động trước và sau khi đi XKLĐ 65
Bảng 3.12: Địa điểm làm việc của lao động 68
Bảng 3.13: Thông tin khác về việc làm 69
Bảng 3.14: Đánh giá mức độ áp dụng kỹ năng do XKLĐ vào công việc .71
Bảng 3.15: Thu nhập hiện nay của lao động 72
Bảng 3.16: Mức độ hài lòng của LĐ với công việc hiện tại 73
Bảng 3.17: Mức độ hài lòng với công việc hiện tại của LĐ 74
Bảng 3.18: Mong muốn thay đổi của LĐ về việc làm 76
ii
Trang 3Bảng 3.19: Tình hình mong muốn đi XKLĐ tiếp của người lao động
77
iii
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1: Phân loại LĐXK khi trở về 17
Đồ thị 3.1: So sánh số lượng lao động làm việc ở các lĩnh vực 61
Đồ thị 3.2: LĐ làm việc trong các lĩnh vực kinh tế hiện nay 63
iv
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm cho người lao động là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗiquốc gia Nó không chỉ góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế mà còn là cơ
sở giúp ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việclàm cho người lao động trong bối cảnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đangdiễn ra với tốc độ cao như hiện nay ở nước ta cả trước mắt cũng như trongnhững năm tới vẫn là vấn đề nóng bỏng, tác động sâu sắc tới sự phát triển bềnvững của đất nước
Xuất khẩu lao động đã và đang là một hoạt động góp phần đáng kểtrong công tác tạo việc làm cho lao động, giảm thất nghiệp, xóa đói giảmnghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước Tuy nhiên để XKLĐ thực sự
có tính hiệu quả, tính chiến lược lâu dài cần quan tâm xem xét vấn đề tạo việclàm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước Thực tế, lao động xuấtkhẩu hết hạn hợp đồng về nước đa số là có việc làm bấp bênh hoặc thấtnghiệp - đây đang là vấn đề quan tâm của cả bản thân lao động xuất khẩucũng như những cơ quan chức năng quản lý lao động xuất khẩu nói riêng vàcông tác tạo việc làm nói chung
Chí Linh là thị xã miền núi của tỉnh Hải Dương Trong những năm qua,cùng với xu thế chung của cả nước việc đi lao động ở nước ngoài cũng diễn ramạnh mẽ ở đây Đi làm việc ở nước ngoài đã mang lại nguồn thu nhập đáng
kể cho họ và gia đình
Thực tế là phần lớn những người này sau khi trở về địa phương khôngmuốn làm nghề cũ trong khi vẫn loay hoay để tìm cho mình công việc mới,phù hợp Đa số họ không biết tận dụng tay nghề, kỹ năng mình có đượctrong những ngày làm việc ở nước ngoài Nhiều người đã không biết sửdụng hợp lý số tiền mình làm ra khiến không ít trường hợp dẫn đến hậu quả
Trang 6xấu cho gia đình và xã hội Với mong muốn đánh giá thực trạng công tác tạoviệc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước, từ đó tìm ranguyên nhân cũng như đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho lực lượng
lao động này nên em đã chọn đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động xuất khẩu về nước trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương” để làm
đề tài cho luận văn tốt nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu về thực trạng việc làm của lao động khi xuất khẩu trở
về và chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm của đốitượng này Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đềviệc làm giúp cải thiện đời sống của nhóm lao động này trong tương lai
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những người đi làm việc ở nướcngoài theo hình thức xuất khẩu lao động đã về nước, bao gồm cả nhữngngười về nước đúng thời hạn và những người về nước không đúng thời hạnhợp đồng
Trang 73.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài được tiến hành trên địa bàn thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương
- Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu trên đối tượng lao động xuất
khẩu đã về nước, tập trung vào các đối tượng về nước trong 5 năm gần đây
- Phạm vi nội dung: đề tài nghiên cứu vấn đề việc làm của người lao
động sau khi họ đi làm việc ở nước ngoài về nước
4 Ý nghĩa của đề tài
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnhthổ đều phải có những mục tiêu, định hướng và giải pháp cụ thể Một trongnhững vấn đề nêu trên là tạo nhiều việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sốngcho người lao động
Trên cơ sở tìm hiểu về vấn đề việc làm của người lao động sau khi đilàm việc từ nước ngoài trở về; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyếtvấn đề việc làm giúp cải thiện cuộc sống của nhóm người lao động này
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng tạo việc làm cho lao động xuất khẩu về nước trên địa bàn thị xã Chí Linh
Chương 4: Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp tạo việc làm cho lao động xuất khẩu về nước trên địa bàn thị xã Chí Linh
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số vấn đề lý luận về việc làm và tạo việc làm
1.1.1.1 Khái niệm về việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp
Việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầucủa mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế và của chính bản thân mỗi người laođộng Đặc biệt đối với Việt Nam - nước có nền kinh tế đang phát triển, đôngdân cư, tốc độ tăng dân số khá cao trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc
độ tạo việc làm còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu kết hợp giữa sức laođộng và tư liệu lao động Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu vàđưa ra các khái niệm về việc làm dựa trên nhiều góc độ khác nhau
Việc làm
- Theo Điều 13, Chương II, Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa Xãhội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thunhập không bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm”
Theo khái niệm trên, thì việc làm được cụ thể hóa thành ba dạng hoạtđộng sau:
- Dạng 1: Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiềnhoặc bằng hiện vật cho các công việc đó
- Dạng 2: Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm:sản xuất nông nghiệp trên đất do chính thành viên được quyền sử dụng, hoặchoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộhoặc một phần
- Dạng 3: Làm công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trảthù lao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho việc đó Bao gồm sản xuất
Trang 9nông nghiệp trên đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ có quyền sửdụng; hoặc hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viêntrong hộ đứng ra làm chủ hoặc quản lý
Theo khái niệm trên thì việc làm phải thỏa mãn hai điều kiện: một làhoạt động đó có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thànhviên trong gia đình; hai là hoạt động đó không bị pháp luật cấm
- Theo ILO - tổ chức lao động quốc tế “việc làm là hoạt động lao độngđược trả công bằng tiền và bằng hiện vật”
- Đồng thời theo nghĩa chung nhất thì việc làm được hiểu là phạm trùchỉ trạng thái phù hợp giữa số lượng lao động và điều kiện cần thiết (vốn, tưliệu sản xuất, công nghệ,… ) để sử dụng sức lao động đó
Sự phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện lao động cần thiếtđược thể hiện thông qua quan hệ tỷ lệ giữa chi phí nhà xưởng, máy móc, trangthiết bị, nguyên vật liệu,… (C) và chi phí về sức lao động (V)
Sự kết hợp giữa sức lao động và những điều kiện lao động cần thiếtphải phù hợp với trình độ sản xuất Khi công nghệ sản xuất thay đổi thì sự kếthợp này cũng thay đổi theo, có những công nghệ sản xuất dùng nhiều vốn, cónhững công nghệ sản xuất lại sử dụng nhiều sức lao động Việc lựa chọn côngnghệ sản xuất nào phụ thuộc vào mục đích và điều kiện thực tế của mỗi nhàsản xuất, chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước sao cho có thể tạo
ra nhiều việc làm cho người lao động
Sự kết hợp giữa sức lao động và những điều kiện lao động cần thiếtmột cách phù hợp có nghĩa là mọi người có khả năng lao động và muốn laođộng đều có việc làm Nếu xét trên phương diện sử dụng thời gian lao động ta
có khái niệm việc làm hợp lý
Trang 10Sự kết hợp không phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện laođộng cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng chưa sử dụng hết sức lao động được gọi
là thiếu việc làm hay thất nghiệp
có thu nhập thấp không đủ để đảm bảo cuộc sống nên muốn làm thêm
Căn cứ vào tình trạng hoạt động kinh tế thường xuyên của những người
đủ 15 tuổi trở lên trong 12 tháng thì dân số hoạt động kinh tế thường xuyênđược chia làm hai loại:
- Dân số có việc làm thường xuyên: gồm những người từ đủ 15 tuổi trở
lên có tổng số ngày làm việc thực tế lớn hơn hoặc bằng số ngày có nhu cầulàm thêm
- Dân số không có việc làm thường xuyên: gồm những người từ đủ
15 tuổi trở lên có tổng số ngày làm việc thực tế nhỏ hơn số ngày có nhu cầulàm thêm
1 Michael P Todaro – bản dịch (1998), Kinh tế cho thế giới thứ ba, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội
2 Trần Thị Thu – Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( phân tích tình hình tại Hà Nội) (2003), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2003
Trang 11Thất nghiệp là một trong những hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại trongnhiều chế độ xã hội Để kích thích nền kinh tế phát triển thì cần thiết duy trìmột tỷ lệ thất nghiệp hợp lý và các nhà kinh tế cho rằng tỷ lệ đó từ 3% đến5% Tuy nhiên trên thực tế ở các nước đặc biệt là các nước có nền kinh tếchậm phát triển và kinh tế đang phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức khácao như ở một số nước nghèo tỷ lệ này là từ 10% đến 20% ảnh hưởng rất xấuđến phát triển kinh tế xã hội.
Thất nghiệp có nguyên nhân kinh tế - xã hội của nó, căn cứ vào nguyênnhân cũng như các nhân tố ảnh hưởng mà người ta chia thất nghiệp ra thànhnhững loại khác nhau: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp
do thiếu cầu, thất nghiệp theo mùa vụ, thất nghiệp chu kỳ, thất nghiệp cổ điển
- Thất nghiệp tạm thời: là thất nghiệp phát sinh do người lao động cần
có thời gian để tìm được công việc thích hợp nhất với thể lực và trình độchuyên môn của mình Trên thực tế nếu sở thích, năng lực của người lao động
và công việc là đồng nhất với nhau thì bất cứ lúc nào người lao động muốnthay đổi công việc cũng có khả năng tìm ngay được việc làm khác phù hợpvới năng lực và sở thích cá nhân, như vậy sẽ không có thất nghiệp Tuy nhiên,trình độ, năng lực, sở thích của mỗi người lao động là khác nhau, đồng thờimỗi công việc cũng có những thuộc tính khác nhau, các luồng thông tin giữanhu cầu tìm việc làm và chỗ làm còn trống không ăn khớp nhau… Do đó, đểtìm việc làm phù hợp người lao động cần có thời gian và nỗ lực tìm việc
- Thất nghiệp cơ cấu: Là thất nghiệp phát sinh khi không có sự đồng bộ
giữa kỹ năng, trình độ lành nghề và cơ hội làm việc do cầu lao động và sảnxuất thay đổi Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp cơ cấu: cơ cấu nền kinh tếthay đổi dẫn đến nhu cầu phân phối lại, đào tạo lại lực lượng lao động, sựcứng nhắc của tiền lương do sự chi phối của tiền lương tối thiểu,…
Trang 12- Thất nghiệp do thiếu cầu: Theo lý thuyết của Keynes thì khi tổng cầu
của nền kinh tế giảm kéo theo giảm cầu về lao động làm cho thất nghệp xuấthiện Trong nền kinh tế thị trường, tất cả đều phụ thuộc vào mức tổng cầu,gồm cầu của cá nhân người tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ; cầu cho đầu
tư của khu vực sản xuất tư nhân; cầu cho đầu tư và tiêu dùng của chính phủ.Nếu tổng cầu đưa mức sản lượng xuống thấp hơn mức sản lượng tiềm năngkhi đó sẽ có một mức thất nghiệp nhất định Để giảm thất nghiệp thì cần kíchcầu bằng cách tăng trực tiếp chi tiêu của chính phủ hoặc chính phủ có chínhsách khuyến khích đầu tư tư nhân như cho vay với lãi suất thấp, trợ cấp giácho đầu tư,…
- Thất nghiệp theo mùa: Là thất nghiệp phát sinh do cầu lao động dao
động thường xuyên vào những thời kì nhất định trong năm như: cầu lao độngcủa nông nghiệp giảm sau vụ trồng cấy và kéo dài đến khi thu hoạch mùamàng, cầu của ngành xây dựng giảm vào các tháng mùa mưa,…
- Thất nghiệp chu kỳ: là thất nghiệp gắn liền với sự suy giảm theo
thời kỳ của nền kinh tế Khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, suy thoái thấtnghiệp tăng
- Thất nghiệp cổ điển: là thất nghiệp xuất hiện khi nhu cầu tiền lương
thực tế đòi cao hơn tiền lương cân bằng trên thị trường lao động do sự đấutranh của công đoàn đòi tăng lương cho công nhân, hoặc do luật tiền lương tốithiểu của nhà nước đưa ra mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằngtrên thị trường lao động
Theo các công trình nghiên cứu cho thấy, thất nghiệp giữa các nhómdân cư, các vùng địa lý là khác nhau như: nhóm thanh niên từ 15 đến 24 có tỷ
lệ thất nghiệp cao nhất, thất nghiệp thành thị luôn có tỷ lệ cao hơn của nôngthôn, những người có trình độ học vấn thấp thất nghiệp nhiều hơn
Trang 13Thiếu việc làm và thất nghiệp luôn gắn liền với người lao động có khảnăng lao động, muốn lao động nhưng khả năng lao động đó không được sửdụng một cách có hiệu quả Vậy thế nào là người có việc làm, người thiếuviệc làm, thất nghiệp?
Người có việc làm: gồm những người làm việc trong khoảng thời gian
xác định của cuộc điều tra kể cả lao động làm nghề giúp việc gia đình đượctrả công hoặc tạm thời nghỉ việc do ốm đau, tai nạn, nghỉ lễ, nghỉ phép hoặctạm thời nghỉ việc do thời tiết xấu.3
Như vậy, người có việc làm bao gồm: người có khả năng làm việc vàthực tế đang làm việc cộng với những người có việc làm nhưng hiện đangkhông làm việc
Người thất nghiệp: Gồm những người trong khoảng thời gian xác định
của cuộc điều tra không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm
và có nhu cầu tìm việc làm.4
Vậy tiêu thức để xác định người thất nghiệp gồm: (1) đang không cóviệc làm, (2) tích cực tìm kiếm việc làm, (3) có khả năng lao động Như vậy,người lao động có khả năng lao động, không có nhu cầu làm việc làm đươngnhiên không được xếp vào nhóm người thất nghiệp
Người thiếu việc làm: Gồm những người trong khoảng thời gian xác
định của cuộc điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định trongtuần, trong tháng hoặc trong năm và có nhu cầu làm thêm giờ; hoặc là nhữngngười có tổng số giờ làm việc bằng số giờ theo quy định trong tuần, tháng, nămnhưng có thu nhập quá thấp không đủ đảm bảo cuộc sống nên muốn làm thêm
1.1.1.2 Tạo việc làm cho người lao động
3 Trần Thị Thu – Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( phân tích tình hình tại Hà Nội) (2003), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2003.
4 Trần Thị Thu – Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( phân tích tình hình tại Hà Nội) (2003), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2003.
Trang 14Khái niệm: “Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư
liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xãhội khác để kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất với nhau”5
Lao động không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi người Đểkhả năng lao động được đem ra vận dụng trong quá trình lao động trước tiênngười lao động phải tìm kiếm được việc làm phù hợp với năng lực và sở thíchcủa mình, đồng thời người sử dụng lao động có thể thuê được số lượng vàchất lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc sản xuất kinh doanh Nhưvậy, việc phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động là hết sức cần thiết
để nhu cầu tìm việc làm của người lao động và cầu về sức lao động gặp nhau,
nó không chỉ giúp cho người sử dụng lao động duy trì và mở rộng sản xuấtkinh doanh đồng thời cũng góp phần tạo việc làm cho người lao động, tăngthu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội Vìthế mà vấn đề tạo việc làm có ý nghĩa rất to lớn đối với LĐXK hết hạn hợpđồng về nước
Cơ chế tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước là cơ chế babên: người lao động - LĐXK hết hạn hợp đồng về nước; Nhà nước và người
sử dụng lao động Trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của LĐXK hết hạnhợp đồng về nước và Nhà nước trong việc tạo việc làm cho chính bản thânngười lao động có sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà Nước
Về phía người LĐXK hết hạn hợp đồng về nước, phải chủ động tìmkiếm việc làm, tiếp cận với thông tin của thị trường lao động, tự tạo việc làmcho bản thân, có kế hoạch sử dụng nguồn vốn mang về một cách có hiệuquả Muốn có được cơ hội có việc làm thì đòi hỏi bản thân người XKLĐ hếthạn hợp đồng về nước phải nhận thức được tầm quan trọng kiến thức, kỹnăng, phương pháp, … trong sản xuất kinh doanh Việc học nghề gì, học
5 Trần Thị Thu – Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( phân tích tình hình tại Hà Nội) (2003), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2003
Trang 15như thế nào và bằng cách nào là câu hỏi đặt ra đối với mỗi người LĐXK,người lao động có thể tìm kiếm thông tin trên các phương tiện thông tin đạichúng như sách báo, tạp chí, hệ thống dịch vụ lao động việc làm, các trungtâm dịch vụ XKLĐ và chuyên gia, các trường lớp đào tạo nghề,… Sự nỗ lựccủa bản thân người lao động trong việc tạo việc làm cho bản thân là yếu tốquan trọng nhất, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và kết hợp của doanhnghiệp làm cho công tác tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nướcđạt hiệu quả cao nhất.
Về phía người LĐXK hết hạn hợp đồng về nước muốn tìm được việclàm phù hợp thì ngay từ trước khi đi XKLĐ cần tham gia các khóa đào tạo,định hướng nghề nghiệp, nó không chỉ giúp lao động có đủ điều kiện điXKLĐ mà còn là hành trang giúp LĐXK có cơ hội học tập tiếp thu kiến thức,kinh nghiệm sản xuất kinh doanh tiên tiến của nước bạn Khi hết hạn hợpđồng về nước, những kiến thức kĩ năng mà họ thu nhận được chính là hànhtrang giúp họ tìm được phù hợp với năng lực và sở thích của mình
Về phía Nhà Nước: Thị trường lao động ngày càng phát triển càng cần
có sự điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách về giáo dục đào tạo, laođộng - việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh,…, các chính sách liên quantrực tiếp đến việc quản lý và tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợpđồng về nước có những lợi thế nhất định trong việc tìm được việc làm phùhợp có thu nhập cao cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước và cho chính giađình họ
Về phía người sử dụng lao động: gồm các doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước cần nắmbắt kịp thời các thông tin của thị trường đầu vào đầu ra để không chỉ tạo rachỗ làm mời mà còn phải duy trì và phát triển chỗ làm của LĐXK hết hạn hợpđồng về nước Đó cũng chình là hoạt động nhằm duy trì và phát triển sản xuất
Trang 16kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Người sử dụng lao động cần có vốn đểmua công nghệ, máy móc, hạ tầng sản xuất, thuê nhân công,… và để mở rộngsản xuất còn cần có kinh nghiệm quản lý, biết vận dụng linh hoạt chính sáchcủa Nhà nước trong lĩnh vực lao động việc làm, XKLĐ, hậu XKLĐ Đồngthời cần biết tổ chức và quản lý lao động một cách khoa học, tạo động lực cholao động làm việc, nâng cao năng suất lao động, có chiến lược đào tạo và pháttriển tay nghề cho người lao động, có như vậy mới nâng cao sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp, mở rộng sản xuất và tạo ra ngày càng nhiều chỗ làm mớicho lao động nói chung LĐXK hết hạn hợp đồng về nước nói riêng.
Tóm lại, cơ chế tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước cần
có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba bên: Nhà nước, người sử dụng lao động vàchính bản thân người lao động - LĐXK hết hạn hợp đồng về nước sao cho cơhội việc làm và mong muốn được làm việc của LĐXK hết hạn hợp đồng vềnước gặp nhau trên thị trường lao động đúng lúc, đúng chỗ Vì thế mà Nhànước cần có chính sách khuyến khích phát triển thông tin thị trường lao động,tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động và LĐXK hết hạn hợpđồng về nước gặp nhau
1.1.1.3 Một số mô hình tạo việc làm
Mô hình tạo việc làm được các công trình nghiên cứu đúc rút về lý luận
và áp dụng cho các đối tượng lao động trong đó có LĐXK hết hạn hợp đồng
về nước Các mô hình tạo việc làm mang tính khái quát, lý luận được áp dụngtrong việc tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước như: Mô hình
cổ điển về tạo việc làm; mô hình tạo việc làm, thất nghiệp của Keynes; Môhình tập trung vào quan hệ giữa tích lũy vốn, phát triển công nghệ và tạo công
ăn việc làm; Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp khuyến khích giá, tạo công
ăn việc làm; Mô hình chuyển giao giữa hai khu vực
Trang 17Mỗi mô hình đều có ưu điểm và hạn chế nhất định Việc vận dụng môhình nào vào công cuộc tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước làtùy thuộc vào điều kiện của từng vùng, từng địa phương và từng ngành kinh
tế nhất định Việc áp dụng các mô hình một cách linh hoạt, kết hợp nhiều môhình đồng thời dựa trên điều kiện thực tế sẽ tạo ra ngày càng nhiều việc làmmới cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước đồng thời duy trì và phát triển sốviệc làm hiện có của lực lượng lao động này
1.1.2 Vài nét về lao động xuất khẩu
1.1.2.1 Một số khái niệm
Tình trạng việc làm của lao động xuất khẩu (LĐXK) hết hạn hợp đồng
về nước cũng bao gồm: thất nghiệp, thiếu việc làm, có việc làm và một nhómkhông có nhu cầu tìm việc làm Vậy trước khi đi vào nghiên cứu tình hình cụthể về tình trạng việc làm của LĐXK hết hạn hợp đồng về nước trước tiên tacần hiểu thế nào là XKLĐ, người đi XKLĐ, LĐXK hết hạn hợp đồng về nước
Trước khi đi tìm hiểu về XKLĐ cần hiểu các khái niệm cơ bản sau :
- Nhập cư chủ yếu đề cập đến người lao động (có nghề hoặc không có
nghề) từ nước ngoài đến một nước nào đó để làm việc
- Xuất cư chủ yếu đề cập đến người lao động ra đi từ một nước nào đó
tới nước mà họ lao động (có thể là từ quê hương hoặc từ một nước quá cảnh)
- Đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng
nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh
tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật giữa Việt Nam với những nước sử dụng laođộng theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, tôn trọng pháp luật vàtruyền thống dân tộc của nhau.(6)
6() – Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay – PGS, TS Trần Thị Thu – Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Trang 18- Xuất khẩu lao động (XKLĐ): Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày
20/9/1999 của Chính Phủ nêu rõ: “xuất khẩu lao động và chuyên gia là mộthoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việclàm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho lao động tăng nguồn thungoại tệ cho đất nước… cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính,XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xâydựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa…”(7)
+ Lao động xuất khẩu (LĐXK) nói về bản thân người lao động hoặc
tập thể người lao động ở những độ tuổi khác nhau, tình trạng sức khỏe khácnhau, trình độ khác nhau đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hìnhthức khác nhau
+ Lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước:
Hợp đồng lao động: được hiểu là sự thỏa thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động Trong hợp đồng lao động xác định rõ: công việc phảilàm, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc,điều kiện về an toàn lao động,… và trong hợp đồng lao động có xác định rõthời hạn hợp đồng
Người lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng: Nghĩa là những người
Việt Nam đi lao động ở nước ngoài đã hoàn thành thời gian lao động ở nướcngoài ghi trên hợp đồng lao động
Các nước đang phát triển rất quan tâm đến vấn đề xuất khẩu lao động
để tận dụng lợi thế so sánh phát triển kinh tế đất nước tạo việc làm cho laođộng, song một vấn đề đặt ra là việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng vềnước Đây là một bài toán đặt ra cho các nước để sao cho hoạt động XKLĐ -tạo việc làm cho lao động không chỉ mang tính tạm thời mà làm cho XKLĐ là
7 – Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay – PGS, TS Trần Thị Thu – Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Trang 19hoạt động mang tính chiến lược lâu dài trong việc tạo việc làm cho người laođộng, làm cho việc đi XKLĐ là một lợi thế để khi hết hạn hợp đồng về nướcLĐXK có cơ hội tốt hơn trong việc tìm kiếm việc làm Trước khi đi vàonghiên cứu tình hình tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước cầnhiểu rõ thế nào là tạo việc làm - tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng vềnước, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm cho lao động nóichung, LĐXK hết hạn hợp đồng về nước nói riêng, tìm hiểu khái quát một số
mô hình tạo việc làm
1.1.2.2 Đặc điểm của lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng trở về nước
Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho nước
có LĐXK, nó không chí góp phần giảm thất nghiệp mà còn làm tăng thu nhậpcho người lao động, cải thiện đời sống của người dân, tăng nguồn thu ngoại tệcho ngân sách Nhà nước Tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc làm của LĐXK saukhi hết hạn hợp đồng về nước, tại sao phải quan tâm đến vấn đề tạo việc làmcho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước Để trả lời câu hỏi đó trước hết ta đi tìmhiểu đặc điểm của LĐXK hết hạn hợp đồng về nước để thấy rõ hơn tại saophải tạo việc làm cho lực lượng lao động này
Trước hết, LĐXK hết hạn hợp đồng về nước là một bộ phận của lựclượng lao động nói chung, theo các cuộc điều tra nghiên cứu đã cho thấy laođộng đi xuất khẩu chủ yếu là trong độ tuổi từ 18 - 25 chiếm tỷ lệ cao (khoảng
70 - 80%) do vậy LĐXK hết hạn hợp đồng về nước chủ yếu là nằm trong độtuổi từ 20 đến 30 tuổi (chiếm khoảng trên 60%) Như vậy, LĐXK hết hạn hợpđồng về nước là lực lượng lao động có đầy đủ năng lực thể chất và tinh thầncần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời mỗi năm lượngLĐXK hết hạn hợp đồng về nước là tương đối lớn - đây là một lực lượng laođộng có chất lượng khá, rất lãng phí nếu như không có kế hoạch sử dụng saocho có hiệu quả Tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước là gópphần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước
Trang 20Thứ hai, LĐXK hết hạn hợp đồng về nước được coi là lao động cótrình độ tay nghề nhất định Việc sử dụng lực lượng lao động này không chỉđem lại năng suất lao động cao mà còn tiết kiệm được chi phí đào tạo Trướckhi đi XKLĐ, lao động được qua các lớp đào tạo nghề, ngoại ngữ nhất định,đồng thời trong thời gian lao động ở nước ngoài (đa phần là các nước có nềnsản xuất tiến tiến hiện đại) có điều kiện để học tập, tiếp cận với những kỹthuật, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại Do vậy, nếu không có biện pháp
và kế hoạch sử dụng nguồn lao động này sẽ gây ra lãng phí nguồn lực đồngthời làm tăng tỷ lệ thất nghiệp
Thứ ba, LĐXK hết hạn hợp đồng về nước chủ yếu là lao động chínhtrong gia đình Theo số liệu điều tra nghiên cứu của các cuộc điều tra cho thấytrung bình mỗi LĐXK hết hạn hợp đồng về nước phải nuôi khoảng 2 - 3người phụ thuộc Như vậy, nếu lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nướckhông có việc làm, đời sống của nhân dân gặp khó khăn, y tế, giáo dục khôngđược quan tâm,… gây ảnh hưởng đến chất lượng lao động trong tương lai tức
là ảnh hưởng đến đầu vào của quá trình sản xuất trong tương lai, gây ảnhhưởng đến phát triển kinh tế xã hội Do đó mà công tác tạo việc làm choLĐXK hết hạn hợp đồng về nước không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn lànhiệm vụ mang tính chiến lược
Thứ tư, LĐXK hết hạn hợp đồng về nước có được tác phong làm việccông nghiệp, có vốn kiến thức và trình độ ngoại ngữ nhất định Khi về nước
họ có thể tự bỏ vốn ra mở các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ khôngnhững góp phần tạo việc làm cho bản thân và gia đình mà còn góp phần tạoviệc làm cho một lượng lao động địa phương nhất định Do vậy, chính quyềncác cấp, các ban ngành từ trung ương đến địa phương cần có những chínhsách hỗ trợ, tạo điều kiện cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước có thể sảnxuất kinh doanh, cung cấp cho họ những kiến thức cần thiết thông qua cácbuổi nói chuyện, tập huấn về phương pháp tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ
Trang 21LĐXK trở về
Theo thời hạn HĐ Trình độ học vấn v.v Giới tính
Không đúng thời hạn
Đúng thời hạn
1.1.2.3 Phân loại LĐXK khi trở về
Có nhiều cách phân loại các nhóm LĐXK trở về, ví dụ như phân theogiới tính, về nước đúng/không đúng thời hạn hợp đồng, trình độ học vấn khi
về nước v.v
Sơ đồ 1.1: Phân loại LĐXK khi trở về
Một số chính sách trong quản lý XKLĐ và LĐ khi trở về nước
Quản lý XKLĐ là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về vấn đề đưa người Việt Nam đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài như Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998
về xuất khẩu lao động và chuyên gia, Bộ Chính trị đã chỉ đạo: “Cùng với giải
Trang 22quyết việc làm trong nước là chính thì xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước ”
Sau đây là một số chính sách:
1 Bộ Luật Lao động đã thể chế hóa các chủ trương về đẩy mạnh xuất khẩu lao động, Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2002 đã đưa các quy
định về xuất khẩu lao động thành một chế định tại Mục Va, Chương XI
Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 (Quốc hội khoá XI) đã
được thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2007
2 Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 29/8/2007, thay thế Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003)
3 Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (có hiệu lực từ ngày 7/10/2007).
4 Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước (có hiệu lực từ ngày 25/9/2007, thay thế Quyết định số 163/2004/QĐ-
TTg ngày 8/9/2004
5 Quyết định số 19/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ
tr-ưởng Bộ Lao động - TBXH Ban hành “Quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách
Trang 23để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài”
6 Quyết định số 20/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 2/8/2007 của Bộ trưởng
Bộ Lao động - TBXH Ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài (có hiệu lực từ ngày
11/9/2007)
7 Quyết định số 71/2009/QĐ-Tg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuấtkhẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.v.v
Có thể nói, đến nay chúng ta đã có nhiều văn bản pháp luật quản lý kháchặt chẽ và toàn diện lĩnh vực XKLĐ nhằm thúc đẩy hoạt động này Tuy vậy,chính sách cho người lao động sau khi đi XKLĐ trở về còn rất hạn chế.Chúng ta mới chỉ có chính sách dành cho đối tượng lao động về nước trướcthời hạn với mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/trường hợp (Quyết định số
144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước).
Đầu năm 2011, khi toàn bộ lao động Việt Nam tại Libya phải về nướctrước thời hạn, chúng ta có chính sách hỗ trợ dành riêng cho đối tượng laođộng này (quyết định số 940/QĐ-BLĐTBXH ngày 29 tháng 7 năm 2011 vềviệc hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp XKLĐ phải đưa LĐ làm việc tạiLibya về nước trước thời hạn do khủng hoảng chính trị)
1.1.3 Sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thì một trongnhững vấn đề quan trọng đối với tất cả các nước đó là giảm thất nghiệp Đốivới một nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam cộng thêm có sốdân đông và tốc độ gia tăng dân số cao thì XKLĐ là một giải pháp hữu hiệu
Trang 24giúp cho Việt Nam phát huy được lợi thế so sánh của mình đồng thời giảmđược tỷ lệ thất nghiệp trong nước Song một vấn đề đặt ra là sau một thời gianlao động ở nước ngoài khi kết thúc hợp đồng trở về nước số lượng lao độngnày gia nhập vào lực lượng lao động trong nước làm cho thất nghiệp tạm thờităng lên Mà xét về mặt kinh tế thì thất nghiệp dẫn đến đói nghèo, khôngnhững gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế mà còn gây nhiều khó khăn cho cuộcsống của người lao động và gia đình họ, đây chính là nguyên nhân dẫn đếnnhững tệ nạn trong xã hội Xét về mặt xã hội, thất nghiệp gây ra những hậuquả xã hội nặng nề, những người thất nghiệp tham gia đáng kể vào các tệ nạn
xã hội như: mại dâm, ma túy, trộm cắp,… Thất nghiệp còn tác động không tốtđến tâm tư tình cảm của người lao động, mất niềm tin vào tương lai,… Do đótạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước là hết sức cần thiết nhằmgiảm thất nghiệp tạm thời
XKLĐ là hoạt động mang “lợi ích kép” - tức là hoạt động mang lạinhiều lợi ích cho kinh tế xã hội của nước có lao động xuất khẩu đồng thờicũng đem lại lợi ích cho chính bản thân người lao động đi xuất khẩu:
- XKLĐ góp phần tạo việc làm cho lao động, giảm thất nghiệp, đặcbiệt là với nước có dân số đông và tốc độ tăng dân số cao như Việt Nam thìXKLĐ là một giải pháp khá thực tiễn
Một thực tế đặt ra là LĐXK hết hạn hợp đồng về nước chưa có đượcviệc làm ổn định làm cho XKLĐ chỉ mang tính trước mắt trong việc giảiquyết việc làm mà chưa tính đến tính hiệu quả lâu dài
Tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước là tạo điều kiện choLĐXK hết hạn hợp đồng về nước có thể đem những kiến thức, kỹ năng,… thunhận được trong quá trình lao động ở nước ngoài vào sản xuất kinh doanh,xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Việc tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước không chỉ có
Trang 25lợi cho bản thân người lao động mà còn có lợi cho gia đình cho toàn xã hội,
là giải pháp chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội đất nước Tạo việc làmcho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp tạmthời xuống mức hợp lý thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, đồng thời ngườilao động có điều kiện áp dụng những kỹ năng, kinh nghiệm, phương phápsản xuất tiến tiến vào phát triển sản xuất, đặc biệt là việc phát triển các môhình sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ rất thích hợp với điều kiện hiện có củanước ta từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, người lao động có thu nhập vàcòn tạo thêm nhiều việc làm cho cả lao động tại địa phương, nâng cao chấtlượng cuộc sống Như vậy tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng vềnước cũng đồng nghĩa với việc tránh lãng phí “tài sản” quý giá nhất là nguồnvốn con người đồng thời cũng tránh được những hậu quả tâm lý xã hội xấu
đi kèm như tệ nạn xã hội, tội phạm hình sự,… Muốn vậy, Nhà nước cần cónhững chính sách khuyến khích các chủ doanh nghiệp sử dụng LĐXK hếthạn hợp đồng về nước, có các chính sách hỗ trợ về vốn, kiến thức, kỹ năngcần thiết để người lao động có thể tự tạo việc làm cho mình bằng cách mởcác cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ,… Tạo việc làm cho LĐXK hếthạn hợp đồng về nước là cần thiết khách quan, góp phần ổn định cuộc sống
và phát triển kinh tế xã hội
Mối quan hệ giữa việc làm và chất lượng cuộc sống của con người:
Phát triển con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi quá trình pháttriển Trong quá trình phát triển đó phải quan tâm đến hai nhóm nhân tố đó làphát triển nhóm nhân tố tiềm lực chung như: công nghiệp, thương mại, dịchvụ,… và phát triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực đồng nghĩa vớinâng cao chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống được thể hiện ở: mức
độ phúc lợi xã hội và mức độ thỏa mãn một số nhu cầu của con người Chấtlượng cuộc sống càng cao đồng nghĩa với mức phúc lợi xã hội và sự thỏa mãn
Trang 26các nhu cầu của con người càng cao Khi chất lượng cuộc sống nâng cao đồngnghĩa với việc các dịch vụ y tế giáo dục ngày càng phát triển hiện đại, đápứng nhu cầu của con người,… Để nâng cao được chất lượng cuộc sống trướchết phải có việc làm vì chỉ khi có việc làm, có thu nhập thì mới có điều kiện
để nâng cao chất lượng cuộc sống Nếu không có việc làm, không có thu nhậpkhi đó không có khả năng đáp ứng các mức phúc lợi xã hội cũng như nhữngnhu cầu cơ bản thiết yếu của con người Do vậy, tạo việc làm cho LĐXK hếthạn hợp đồng về nước là rất cần thiết, nó không chỉ góp phần giải quyết cácvấn đề kinh tế mà còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần xóađói giảm nghèo,giảm tệ nạn xã hội
Tóm lại: Tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước là hết sứccần thiết đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế xã hội,xóa đói giảm nghèo, giảm các tệ nạn xã hội
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của LĐXK khi về nước
1.1.4.1 Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, vốn, khoa học công nghệ
Cầu lao động nói chung và cầu LĐXK hết hạn hợp đồng về nước bắtnguồn từ cầu sản xuất Kinh tế ngày càng phát triển, quy mô sản xuất ngàycàng được mở rộng thì cầu về sức lao động càng lớn Tuy nhiên, muốn mởrộng sản xuất thì phải dựa vào những tiền đề vật chất Chính những tiền đề vậtchất là nhân tố tiên quyết trước hết ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động
Trước hết phải kể đến điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia, mỗi địaphương như độ màu mỡ của đất đai, tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoángsản, tài nguyên biển,… đều trở thành nguyên vật liệu Tuy nhiên đây đều lànhững vật chết Để những tài nguyên thiên nhiên được khai thác, đưa vào chếbiến và sử dụng đòi hỏi phải có vốn để mua công nghệ kỹ thuật, dây chuyềncông nghệ, máy móc phục vụ cho sản xuất chế biến Trên thực tế có nhữngnước rất nghèo tài nghuyên như Nhật Bản nhưng nhờ có công nghệ, trang thiết
Trang 27bị hiện đại cùng với trình độ quản lý tiên tiến, khoa học đã tạo ra được nhiềuviệc làm cho lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.
Như vậy, với điều kiện tự nhiên thiên nhiên thuận lợi, tài nguyên thiênnhiên phong phú là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển sản xuất,tạo việc làm cho người lao động Việc làm cần thiết hiện nay là phải thu hútđược vốn đầu tư vào phát triển sản xuất và sử dụng nguồn vốn sao cho cóhiệu quả
1.1.4.2 Nhân tố thuộc về chất lượng lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước ảnh hưởng đến tạo việc làm
Cơ chế tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước đòi hỏi sựkết hợp chặt chẽ giữa ba bên: Nhà nước, người sử dụng lao động và bản thânngười lao động - LĐXK hết hạn hợp đồng về nước Do đó, một trong nhữngnhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước là
số lượng và chất lượng của lực lượng lao động này
Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay thì chất lượng LĐXK hết hạnhợp đồng về nước là vấn đề quan trọng hơn cả Do đó để có cơ hội có đượcviệc làm phù hợp và ổn định khi về nước sau khi hết hạn hợp đồng thì ngay từkhi đi XKLĐ người lao động phải có ý thức học tập, nâng cao tay nghề, đồngthời chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất tiên tiến hiện đại để khi
về nước có hành trang tốt nhất cho việc tìm kiếm việc làm cho bản thân
1.1.4.3 Cơ chế chính sách kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước
Chính sách của Nhà nước nói chung của các địa phương nói riêng cóảnh hưởng rất lớn đến công tác tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng vềnước Trong mỗi thời kỳ thì chủ trương, chính sách phát triển kinh tế là khácnhau, có thời kỳ chính sách của nhà nước khuyến khích phát triển sản xuấttheo hướng sử dụng nhiều lao động, có thời kỳ lại khuyến khích phát triển sản
Trang 28xuất theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, sử dụng ít lao động Đồng thời
sự điều tiết của nhà nước trong hoạt động của thị trường như thị trường sảnphẩm: các biện pháp kích cầu sản phẩm dẫn đến kích thích mở rộng sản xuấtkích cầu lao động tăng lên; hay tác động đến thị trường lao động, có các biệnpháp phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động làm cho nhu cầu vềviệc làm và cầu về sức lao động gặp nhau đúng thời điểm,… Các chính sáchphát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng tác động đến cầu lao động nóichung và cầu LĐXK hết hạn hợp đồng về nước nói riêng Như vậy, để tạothêm nhiều việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước Nhà nước cần cónhững chính sách phát triển kinh tế xã hội thích hợp để kích cầu LĐXK hếthạn hợp đồng về nước lên
1.1.5 Vai trò của XKLĐ trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung và vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nói riêng ở nước ta hiện nay
Trước tiên, ta thấy hoạt động XKLĐ cho phép các nước phát huy lợi
thế so sánh về nguồn nhân lực và khai thác tối đa yếu tố ngoại lực trong tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam là nước đông dân cùng với tốc độtăng dân số cao kéo theo nguồn lao động dồi dào và cũng tăng với tốc độ cao,
do đó mà giá nhân công tương đối thấp, đây là một lợi thế mà không phảiquốc gia nào cũng có, đây chính là tiền đề cho hoạt động XKLĐ XKLĐ làquá trình tham gia vào sự phân công và hợp tác lao động quốc tế, giúp giảiquyết việc làm cho một khối lượng lớn lao động đồng thời tạo “khoảng trống”
để thu hút công nghệ, vốn và kỹ thuật sản xuất tiên tiến vào sản xuất đẩynhanh tốc độ phát triển kinh tế của đất nước
Hai là, XKLĐ góp phần tạo việc làm cho lao động, giảm tỷ lệ thất
nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo Thất nghiệp, không có thu nhập lànguyên nhân của sự nghèo đói Nghèo đói luôn luôn là kẻ thù của bất kể quốcgia nào; mà một trong những nguyên nhân của sự nghèo đói là nguồn nhân
Trang 29lực bị hạn chế và nghèo nàn,… Trong đó thì tình trạng nguồn nhân lực nghèonàn hay thiếu việc làm có thể giải quyết được bằng cách XKLĐ, người laođộng sẽ có thu nhập cao hơn, đời sống được cải thiện, xóa đói giảm nghèo.
Ba là, XKLĐ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XKLĐ
thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ, sau thời gian đi làm việc ở nướcngoài về tay nghề người lao động cũng được nâng lên đáng kể nhờ có điềukiện tiếp xúc với điều kiện, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, có được tácphong làm việc công nghiệp XKLĐ cũng góp phần nâng cao chất lượng laođộng trong tương lai, do thu nhập của người lao động tăng, chất lượng cuộcsống được nâng cao, trẻ em được chăm sóc tốt hơn về mọi mặt như y tế, giáodục, … mà trẻ em chính là nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước
Bốn là, XKLĐ góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tăng
nguồn vốn tích lũy cho đầu tư Hàng năm, LĐXK gửi một lượng tiền lớn vềtrong nước làm cho ngân sách nhà nước tăng thông qua các dịch vụ chuyểntiền và các dịch vụ có liên quan LĐXK sau khi kết thúc hợp đồng về nướcmang một khối lượng vốn nhất định, nếu nguồn vốn này được sử dụng cóhiệu quả nó sẽ tạo ra việc làm cho lao động, mở rộng sản xuất
Năm là, XKLĐ còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lao động xã hội theo yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế tri thức,kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập KTQT theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa
Sáu là, XKLĐ góp phần tiếp cận, khám phá và thúc đẩy ứng dụng công
nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại vào sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa Thông qua XKLĐ, giúp cho người lao động có cơ hội tiếp cậnvới công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại từ đó có thể đưa nhanh công nghệmới vào Việt Nam, thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cáchtụt hậu đưa đất nước phát triển theo con đường rút ngắn hiện đại
Trang 30Bảy là, XKLĐ góp phần mở rộng cánh cửa giao lưu hội nhập của đất
nước với các nước trong khu vực và trên thế giới XKLĐ là tham gia vào thịtrường lao động thế giới và khu vực, khi đó buộc người lao động phải tự đàotạo mình, nâng cao trình độ tay nghề của bản thân để tăng sức cạnh tranh trênthị trường lao động quốc tế Thông qua XKLĐ làm cho cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài ngày một tăng giúp cho việc thu hút các nguồn lực pháttriển kinh tế xã hội ngày một nhiều hơn
Đối với Việt Nam XKLĐ là một hoạt động mang lại lợi ích “kép” Nói
“kép” ở đây không chỉ theo nghĩa là hai, mà là nhiều - nhiều lợi ích do XKLĐmang lại
Việt Nam - một nước có gần 90 triệu người, với hơn nửa số người làtrong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên tới 5,6% và
số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến 20%, thì XKLĐ là mộtkênh tạo việc làm rất có ý nghĩa
Đồng thời XKLĐ cũng là một kênh quan trọng đem lại nguồn thu nhậpcho đất nước Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2011 đã gửi về chogia đình khoảng 1,8 tỷ USD
Ngoài ra, về phía cá nhân người lao động, thì XKLĐ đã tạo điều kiệncho họ được mở mang kiến thức, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiêntiến, tác phong làm việc công nghiệp, có thêm được một vốn ngoại ngữ nhấtđịnh Đồng thời tăng thu nhập cho gia đình, có điều kiện chăm lo cho y tế,giáo dục,…
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng trở về ở một số quốc gia trên thế giới
1.2.1.1 Philippin
Trang 31Nói đến những thành công trong chiến lược liên quan đến lao động xuấtkhẩu thì không thể không nói đến Philippin Nước này đã có chiến lượcXKLĐ từ những năm 1970 khi mà đất nước ngập chìm trong nợ nần Tínhđến nay có khoảng hơn 9 triệu lao động Philippin làm việc ở 140 quốc giatrên thế giới Philippin còn mở văn phòng đại diện ở Châu Âu để xúc tiếnXKLĐ Nhiệm vụ của văn phòng là tìm thêm thị trường LĐ, thẩm tra các hồ
sơ tuyển LĐ và làm thủ tục bảo hiểm cho người LĐ Văn phòng còn cónhiệm vụ cố vấn pháp luật, làm các thủ tục khám chữa bệnh, hồi hương vànhiều dịch vụ khác cho người LĐ Ngoài ra, có rất nhiều lao động, nhất là laođộng giúp việc nhà được đào tạo rất chuyên nghiệp Philippin có một cơ chếhoàn chỉnh thống nhất từ Trung ương đến địa phương, cả trong và ngoài nước
về chính sách XKLĐ, đảm bảo phúc lợi cho người lao động khi họ làm việc ởnước ngoài cũng như khi họ về nước như đào tạo một cách bài bản trước khi
đi XKLĐ, chính sách hưu trí và bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, hỗ trợ vốnvay khi về nước làm việc Ngoài ra, họ còn tăng cường mối liên hệ giữa người
đi XKLĐ và người trong gia đình ở nhà, cho phép bầu cử nếu người lao động
về nước trong 2 năm sau đó Chính vì thế, lao động xuất khẩu của Philippinlàm việc rất chuyên nghiệp khi ở nước ngoài và khi về nước họ cũng yên tâm
vì có nhiều chính sách đãi ngộ
1.2.1.2 Hàn Quốc
Hiện nay, Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầuchâu Á Kinh tế tăng trưởng mạnh dẫn đến tình trạng thiếu lao động khiếnHàn Quốc phải nhập khẩu lao động từ các nước trong khu vực, trong đó cóViệt Nam Đối với chúng ta, Hàn Quốc là thị trường tiềm năng, cho thu nhậpcao Thực tế vài thập kỷ trở về trước, khi nền kinh tế chưa phát triển mạnhnhư hiện nay, Hàn Quốc có rất nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài theohình thức XKLĐ Nước này coi xuất khẩu lao động là chiến lược tạo việc
Trang 32làm, thu nhập cho người lao động Thế nhưng, ngoài việc tích lũy nguồnngoại tệ làm giàu cho đất nước, lao động xuất khẩu Hàn Quốc còn đặt mụctiêu học cách quản lý, học nghề, tiếp thu trình độ kỹ thuật - khoa học cao ởcác ngành công nghiệp để khi lực lượng lao động này về nước họ có trong taynhiều kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, góp sức phát triển nền kinh tế Hàn Quốc.
Từ chính sách nhìn xa trông rộng đó, nhiều lao động đi xuất khẩu trở về đãtích lũy được nhiều kinh nghiệm, học tập được nhiều kỹ năng quý báu Họ đãtrở thành những lao động lành nghề, có kỹ thuật cao, thành những ông chủnhà máy, doanh nghiệp vừa và nhỏ - thành phần chủ yếu của nền kinh tế HànQuốc hiện nay Chính họ đã góp phần đưa một quốc gia có thu nhập bìnhquân đầu người từ 80 USD vào những năm 1960 lên trên 20.000 USD nhưhiện nay
1.2.2 Thực tiễn ở nước ta
1.2.2.1 Tình hình XKLĐ ở nước ta trong những năm gần đây
Bảng 1.1: Tình hình XKLĐ nước ta trong những năm gần đây
Đơn vị tính: người
Năm Tổng
số
Một số nước và khu vực tiếp nhận lao động Việt nam
Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Malaysi
a Singapore
Các nước khác
(Nguồn: website Bộ LĐ-TB&XH)
Năm 2001 từ chỗ mới chỉ đưa khoảng 31.500 lao động đến 2008 đã đưađược khoảng 87.000 lao động, đặc biệt thời kỳ 2006-2008 số lao động đưa điđược tăng cao, khoảng 235.000 lao động, tương đương với thời kỳ 5 nămtrước đó Năm 2009, do tình hình khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu,lượng lao động đưa đi cũng bị ảnh hưởng nhưng chúng ta vẫn đưa được
Trang 33khoảng 80.320 lao động Năm 2011 đã có tổng số 88.298 lao động được điXKLĐ, đạt 101,5% so với chỉ tiêu mà Chính phủ giao Tuy nhiên đến năm
2012 chỉ có 80.320 người được đưa đi XKLĐ giảm 7.978 người so với năm
2011 và đạt gần 90% so với kế hoạch Nguyên nhân cơ bản do một bộ phậnlớn lao động VN hết hạn hợp đồng đã ở lại không về nước như cam kết nênphía bạn đã tạm dừng việc tiếp nhận lao động Nếu tình hình này không đượccải thiện đáng kể, thì nguy cơ việc tiếp nhận trở lại lao động VN tại thị trườngHàn Quốc sẽ là khó khăn Thị trường khu vực Đông Nam Á có lao động ViệtNam đi làm việc tại Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 9.298người, chiếm 44,51% số lao động đưa đi trong khu vực này Bình quân mỗitháng thị trường này tiếp nhận 775 lao động Tuy nhiên, quy mô tiếp nhận laođộng VN tại Malaysia trong năm 2012 so với năm 2011 vẫn giảm Đáng lưu
ý, thị trường Singapor đã tiếp nhận 107 lao động, tăng gấp 1,75 lần so vớinăm 2011 Đây là thị trường đòi hỏi người lao động không chỉ có tay nghềcao mà cả trình độ tốt về ngoại ngữ Hiện nay theo Cục Quản lý lao độngngoài nước cho biết, trong tháng 3/2013, Việt Nam đưa được 6.943 NLĐ đilàm việc ở nước ngoài Trong đó, Đài Loan 2.998 người; Hàn Quốc 1.563người; Nhật Bản 236 người; Malaysia 842 người; UAE 43 người, Ả rập Xê út
92 người Tính chung, ba tháng đầu năm mới đưa được 19.814 người ranước ngoài làm việc
1.2.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong vấn đề tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước
Hiện nay, vấn đề lao động xuất khẩu khi về nước ở nước ta vẫn chưađược các địa phương quan tâm đúng mức Ở nhiều tỉnh thành trong cả nước,việc giải quyết việc làm cho những lao động khi về nước đã được đề cập đếnnhưng chưa có văn bản chính sách cụ thể nào dành riêng cho đối tượng này
Trang 34Quảng Bình là địa phương có nhiều lao động đi XKLĐ nhưng nhiều
khi tỉnh cũng không nắm rõ số lượng lao động đi và về vì các doanh nghiệpxuống trực tiếp địa phương tuyển người Từ khi thành lập Ban chỉ đạo XKLĐcủa tỉnh, các hoạt động liên quan đến LĐXK đã được quản lý chặt chẽ hơn.Đồng thời, tỉnh cũng có chủ trương định hướng việc làm cho đối tượng laođộng này
Thái Bình là một trong những tỉnh tham gia vào hoạt động XKLĐ đầu
tiên ở nước ta và có số lao động làm việc ở nước ngoài thuộc nhóm nhiềunhất cả nước Trước kia, vấn đề việc làm cho người lao động khi về nước ítđược quan tâm nhưng từ khi lao động của tỉnh làm việc ở Libya phải về nướctrước thời hạn, tỉnh đã rất quan tâm đến nhóm lao động này Sở LĐTB&XH
đã sớm tham mưu với UBND tỉnh, phối hợp Sở Tài chính, các doanh nghiệp
và Ngân hàng trong tỉnh lên phương án hỗ trợ, gia hạn vay vốn, bố trí côngviệc cho các lao động về nước Kết quả là tính đến nay trong tỉnh Thái Bình
đã có khoảng 1/3 số lao động ở Libya về nước đã tìm được việc làm trongnước, có thu nhập ổn định và một số đã đi lao động ở nước ngoài Trong thờigian qua, để tạo cơ hội cho những lao động từ Libya trở về nước sớm có việclàm, Trung tâm Giới thiệu việc làm của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Bình đãthường xuyên tiếp cận với các doanh nghiệp để thông tin cho người lao động
về nước biết được nhu cầu tuyển dụng Thực tế này cho thấy, vấn đề là chúng
ta chưa quan tâm, chưa biết cách khai thác lợi thế từ đối tượng lao động này.Nếu có chính sách cụ thể, hợp lý, kịp thời thì vấn đề việc làm và đời sống chonhững lao động xuất khẩu khi về nước cũng không phải là bài toán khó
1.2.2.3 Tình hình xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đông trở về trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị vềxuất khẩu lao động và chuyên gia, Thường trực Tỉnh uỷ Hải Dương chỉ đạo
Trang 35các huyện uỷ, thành uỷ, đảng bộ các sở, ban ngành tổ chức triển khai quántriệt đến các chi bộ và từng đảng viên, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trongcông tác giải quyết việc làm của tỉnh
Trang 36Bảng 1.2: Tình hình XKLĐ trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ 2002 - 2012
ĐVT: người
phổ thông (%)
Đi theo HĐ của DN XKLĐ
(Nguồn: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương) Ghi chú: phần trong ( ) là tỷ lệ %
Qua bảng 1.2 năm 2002 tỉnh Hải Dương xuất khẩu lao động được 1.315người và chủ yếu đi theo hợp đồng của Doanh nghiệp XKLĐ Nhưng đếnnăm 2003 - 2004 lượng người đi xuất khẩu lao động của tỉnh tăng lên đột biến
Trang 37trên 6 nghìn người/năm tập trung chủ yếu là thị trường Malaysia và Đài Loan.Tuy nhiên từ năm 2005 - 2009 số người đi XKLĐ của tỉnh giảm chỉ còn trên
3 nghìn người/năm nguyên nhân thứ nhất là do số người đi XKLĐ sang thịtrường Malaysia và Đài Loan giảm mạnh vì lưong thấp, môi trương làm việcvất vả Nguyên nhân thứ hai là do những người tham gia XKLĐ của tỉnh tựphá Hợp đồng lao động với Doanh nghiệp và bỏ trốn ra ngoài ở lại bất hợppháp vì vậy các Doanh nghiệp hạn chế tuyển LĐXK là người Hải Dương.Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương năm
2012, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 31.000 lao động trong đó xuất khẩulao động được 3.100 người, cho vay vốn 490 dự án giải quyết việc làm với sốtiền 30 tỷ đồng, thu hút 1.500 lao động
Công tác thu thập, xử lý thông tin cung cầu lao động được triển khaithực hiện tốt Bên cạnh đó, thực hiện quyết định của Cục Việc làm về việcphê duyệt kế hoạch và dự toán chi tiết thí điểm xây dựng cơ sở dữ liệu về cầulao động năm 2012 tại toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàntỉnh, đã tập huấn cho 100% cán bộ làm công tác lao động của 265 xã, phường,thị trấn, cán bộ phòng lao động thương binh xã hội huyện, thị xã, thành phố;cán bộ Trung tâm giới thiệu việc làm…
Hải Dương cũng đã tổ chức 27 phiên giao dịch việc làm tại Trung tâmgiới thiệu việc làm và các đơn vị Triển khai thực hiện tốt chính sách bảohiểm thất nghiệp Công tác xuất khẩu lao động được chú trọng Đặc biệt tỉnh
đã tiếp nhận 882 lao động và hỗ trợ dạy nghề, tìm việc làm, giải quyết khókhăn ban đầu cho số lao động từ Liby về nước năm 2011
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Các câu hỏi nghiên cứu
Trang 38Để nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ tập trung trả lời một số câu hỏi sau:
- Thực trạng việc làm của những người lao động xuất khẩu sau khi trở
về địa phương của họ như thế nào?
+ Tiếp tục công việc như trước khi đi làm việc ở nước ngoài? Hay tạodựng cho mình công việc mới?
+ Công việc của phụ nữ và nam giới có gì giống và khác nhau?
- Việc đi XKLĐ có giúp gì cho việc làm hiện nay?
- Giải pháp nào để tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợpđồng trở về địa phương phát huy được những kỹ năng lao động học hỏiđược từ nước ngoài, để tạo cho nhóm người lao này công việc có thu nhậpcao, ổn định?
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên địa bàn thị xã Chí Linh -tỉnh Hải Dương ChíLinh là thị xã mới được thành lập của tỉnh Hải Dương Mặc dù là địa phương
có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn của tỉnh song đời sống của người dân nhiềunơi còn gặp nhiều khó khăn Đi làm việc ở nước ngoài là một hướng đi trongkhi công việc và thu nhập từ công việc ở địa phương chưa được như mongmuốn của họ Đây cũng là địa phương có số người đi làm việc ở nước ngoàitheo hình thức XKLĐ nhiều nhất của tỉnh Hải Dương Tuy vậy, vấn đề việclàm của đối tượng lao động này trên địa bàn thị xã khi về nước còn nhiều bấtcập Đó cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng đời sống của nhiềungười và gia đình họ không ổn định, thậm chí còn xảy ra nhiều vấn đề bứcxúc hơn khi chưa đi làm việc ở nước ngoài
2.2.2 Chọn mẫu điều tra
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra 110 người đilàm việc ở nước ngoài đã về nước tại 6 xã/phường của thị xã Chí Linh
Trang 39Mỗi người điều tra một phiếu Việc điều tra các đối tượng này là hoàntoàn ngẫu nhiên.
Việc chọn các xã/phường điều tra dựa trên căn cứ: chia các xã/phườngcủa thị xã ra làm 03 loại: xã/phường có số người đi XKLĐ trong 5 năm 2008-
2012 ở mức cao (từ 200 người trở lên), xã/phường có số người đi XKLĐtrong 5 năm 2008-2012 ở mức trung bình (từ 100-200 người), xã/phường có
số người đi XKLĐ trong 5 năm 2008-2012 ở mức thấp (dưới 100 người) Mỗiloại chọn 02 đại diện
Bảng 2.1: Địa điểm và số lượng phiếu điều tra
Tắm
Hoa Thám
Tân Dân
Chí Minh
Đồng Lạc
Cộng Hòa Tổng
Đối tượng đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn thị xã bao gồm cả namgiới và phụ nữ Việc tiến hành điều tra có chú ý tới vấn đề giới nhằm đưa ranhận định về mục đích làm việc, việc sử dụng thu nhập, khả năng tiếp cậnviệc làm của hai nhóm đối tượng này
Trong quá trình điều tra, chúng tôi cũng có sự phân biệt giữa nhữngngười lao động về nước đúng và không đúng thời hạn hợp đồng, những nhómlao động có trình độ học vấn khác nhau và nhóm đã qua đào tạo, nhóm chưaqua đào tạo
Ngoài ra đề tài cũng chú ý đến hai nhóm đối tượng là những người đãkết hôn và những người chưa kết hôn tính đến thời điểm ngay trước khi đilàm việc ở nước ngoài Tiến hành nghiên cứu hai nhóm đối tượng này xem có
sự khác nhau về mục đích, động cơ khiến họ đi làm việc ở nước ngoài không?Nếu khác nhau thì khác nhau như thế nào? Việc sử dụng thu nhập có được,khả năng tiếp cận việc làm khi về nước của họ có gì khác nhau…
Trang 40Để có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về vấn đề việc làm của ngườilao động sau khi đi XKLĐ trở về, chúng tôi tiến hành phỏng vấn, tham khảo ýkiến nhận xét của người thân trong gia đình có người đi XKLĐ và nhữngngười nắm được nhiều thông tin về đối tượng này như lãnh đạo địa phương,cán bộ Hội Phụ nữ, cán bộ Hội Nông dân, cán bộ làm công tác XKLĐ ởxã/phường, thị xã v.v
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
Những tài liệu về việc làm, tình hình XKLĐ trên địa bàn tỉnh HảiDương được lấy từ Sở LĐ - TB & XH tỉnh Hải Dương Những tài liệu về việclàm, tình hình XKLĐ trên địa bàn thị xã được thu thập từ phòng LĐ - TB
&XH thị xã
2.2.3.2 Số liệu, dữ liệu sơ cấp
Đây là những số liệu, dữ liệu chưa được cá nhân, cơ quan, tổ chức nàođiều tra, thu thập
Những thông tin về tình hình người lao động trước khi đi làm việc ởnước ngoài, khi làm việc ở nước ngoài, việc làm của họ hiện nay được thuthập từ chính bản thân họ và người thân của họ qua phiếu điều tra và quaphỏng vấn, trò chuyện trực tiếp
Đối tượng điều tra được chia thành các nhóm: nam - nữ, về nước đúngthời hạn hợp đồng - không đúng thời hạn hợp đồng, đã kết hôn trước khi