Đây là nguồn luận văn được tác giả sư tầm tư nhiều nguồn thư viện đáng tin cậy. Luận văn chứa đầy đủ thông tin về lý thuyết cũng như số liệu đều chuẩn xác với tên đề tài nghiên cứu. Bố cục Luận văn được áp dụng theo chuẩn về hình thức lẫn nội dung.
Trang 1Viết tắt Viết đầy đủ
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta
rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, coi “Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu” [25] Nhu cầu xã hội đòi hỏi ngành giáo dục đào tạo ra những con
người mới với đầy đủ những phẩm chất và năng lực phục vụ cho công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đào tạo ra những con người có tính tự giác cao,tích cực, chủ động và sáng tạo trong lao động, sản xuất và chiến đấu
Đứng trước nhu cầu cấp bách đó của xã hội, Nghị quyết IV của Banchấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VII năm 1993 đãkhẳng định: “Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡngcho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” [25]
Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định:
"Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duysáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ýchí vươn lên"
Mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người mới với thực trạng lạc hậunói chung của phương pháp giáo dục ở nước ta hiện nay đã làm nảy sinh vàthúc đẩy một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấptrong ngành giáo dục với định hướng: “Dạy học tập trung vào người học”;phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tậptrong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo.Định hướng này có thể gọi tắt là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động,hay ngắn gọn hơn là hoạt động hoá người học
Trang 3Cụ thể trong môn Toán: Đổi mới phương pháp dạy học Toán theo hướngtích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng
tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực độc lập, sáng tạo, rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đemlại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
Trong những năm gần đây, giáo dục nước ta đã có những thay đổi đáng
kể, đặc biệt là trong đổi mới PPDH, chuyển từ xu hướng dạy học GV làmtrung tâm sang xu hướng dạy học HS làm trung tâm, nhằm phát huy tính tíchcực học tập của học sinh Một trong các PPDH tích cực nhằm đạt được hiệuquả cao hơn trong dạy học mà chúng tôi quan tâm là phương pháp dạy họcđàm thoại phát hiện Đây là phương pháp dạy học mà người giáo viên thường
sử dụng hệ thống các câu hỏi và các hoạt động, nhằm mục đích tích cực hoáhoạt động nhận thức và sử dụng kinh nghiệm đã có của người học, thông qua
đó mà lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập
khác Dạy học đàm thoại phát hiện có khả năng góp phần tích cực thực hiện
đổi mới PPDH theo hướng kể trên Sử dụng PPDH này không đòi hỏi phải có
sự thay đổi lớn về mô hình trường lớp, cấu trúc bài học, cơ sở vật chất haytrình độ giáo viên hiện nay PPDH này cũng tỏ ra phù hợp khi vận dụng vàonhững tình huống cụ thể trong dạy học Toán
Trong chương trình Hình học 11 THPT thì Quan hệ vuông góc trongkhông gian là một trong những chủ đề có nhiều vấn đề hay và có thể vận dụngđược PPDH đàm thoại phát hiện
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu cho
luận văn là: “Vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện vào dạy học Quan hệ vuông góc trong không gian ở lớp 11 trường trung học phổ
Trang 42 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số giáo án dạy học nội dung Quan hệ vuông góc trongkhông gian theo phương pháp đàm thoại phát hiện
Trang 53 Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng tốt phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện vào dạyhọc nội dung Quan hệ vuông góc trong không gian thì học sinh vừa nắm vữngkiến thức, vừa nắm được con đường hình thành kiến thức đó
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích trên thì những nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Nghiên cứu lí thuyết về PPDH đàm thoại phát hiện và nội dung Quan
hệ vuông góc trong không gian
- Nghiên cứu nội dung dạy học Quan hệ vuông góc trong không giantrong hình học 11 và điều tra thực trạng dạy học chủ đề này ở trường THPT
- Đề xuất phương án dạy học nội dung Quan hệ vuông góc trong khônggian theo phương pháp đàm thoại phát hiện
- Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi vàhiệu quả của các giáo án
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lí luận
- Sưu tầm, tập hợp nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài như các vănkiện nghị quyết của Đảng và nhà nước về giáo dục và đào tạo
- Nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố làm sáng tỏ vềphương pháp dạy học đàm thoại phát hiện
Trang 6- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu chỉ đạo của Bộ GD & ĐT liên quanđến đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới ra đề kiểm tra, danh mục thiết bịdạy học toán.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa, phân phối chươngtrình, sách giáo viên, chuẩn của bộ môn toán ở trung học phổ thông
- Các tài liệu về nội dung Quan hệ vuông góc trong không gian
Trang 75.2 Quan sát điều tra
- Quan sát điều tra tình hình thực tiễn giảng dạy nội dung Quan hệvuông góc trong không gian ở trường phổ thông Dự giờ, tổng kết rút kinhnghiệm việc dạy học nội dung này
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, học sinh về việc dạy và học Quan hệvuông góc trong không gian; nhận thức về phương pháp dạy học đàm thoạiphát hiện của giáo viên và kĩ năng vận dụng phương pháp này vào dạy học
5.3 Thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm giảng dạy 2 hoặc 3 giáo án trong số giáo án đã thiết kếtrong luận văn nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các giáo án
- Đánh giá kết quả thực nghiệm dựa trên bài kiểm tra có đối chứng
- Dùng phiếu điều tra đánh giá tính hiệu quả của đề tài thông qua ý kiếnđánh giá của giáo viên, phiếu trưng cầu ý kiến của học sinh
6 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, phần kết luận và có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2 Vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện để xây dựngmột số giáo án dạy học Quan hệ vuông góc trong không gian
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trang 81.1 Một số vấn đề cơ bản về phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện.
Theo GS Nguyễn Bá Kim [11, trang 66]: Phương pháp nói chung làcon đường, là cách thức để đạt được những mục đích nhất định Phương phápdạy học gắn liền với quá trình dạy học là một quá trình bao gồm hai mặt hoạtđộng: hoạt động của giáo viên và của học sinh, trong đó người giáo viên giữvai trò chủ đạo, học sinh đóng vai trò chủ động và tích cực Như vậy, phươngpháp dạy học là những cách thức hoạt động và ứng xử của thầy để gây nênnhững hoạt động và giao lưu cần thiết của trò trong quá trình dạy học
Phương pháp đàm thoại phát hiện nằm trong nhóm phương pháp dạyhọc sử dụng ngôn ngữ, là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra một hệ thốngcác câu hỏi, học sinh sẽ là người trả lời hay trao đổi với giáo viên hoặc tranhluận giữa các thành viên trong lớp với nhau, qua đó học sinh sẽ được củng cố,
ôn tập kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới Dạy học theo cách thức nàygiáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học
tự tìm ra những tri thức mới thông qua tranh luận, thảo luận theo nhóm Giáoviên có vai trò là người trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy
1.1.1 Lịch sử phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện
Phương pháp đàm thoại được vận dụng vào dạy học từ rất lâu, đại diệnphương Đông là Khổng Tử và phương Tây là nhà triết học Socrat và họ cóchung một dòng tư tưởng: Nêu cao vai trò giáo dục mang tính nhân bản.Khổng Tử là người nhà chu, nước Lỗ - tên Khưu, tự là Trọng Uy ( 551-479trước Công nguyên), phương pháp giáo dục của ông là dùng lối đàm thoại đểtruyền bá tư tưởng Sau khi chu du khắp thiên hạ ông trở về nước Lỗ dạy học.Ông cho rằng: Con người bẩm sinh có tính thiện, do đó tư tưởng giáo dục củaông là chỉ việc vun trồng cho nó tốt hơn lên
Trang 9Từ thời Hy Lạp cổ đại ( thế kỷ IX, trước công nguyên ), người ta đã sửdụng câu hỏi để giáo dục ý thức công dân cho trẻ em Nhà triết học Hy LạpSocrat (thế kỷ IV, trước công nguyên) nhận định: “ Thế nhân đều có lươngtâm tốt như nhau” Ông dùng lối đối thoại để truyền bá tư tưởng, tận dụng lốiđối thoại để trò chuyện Cách mà Socrat sử dụng trong lời đối thoại là đặt ranhững câu hỏi để người được phỏng vấn tự trả lời Bằng ý tưởng tốt tốt đẹp,bằng cử chỉ thanh cao, Ông đặt ra cho quần chúng - những người mà ông gặp
gỡ, những câu hỏi khôn ngoan để họ trả lời bằng tình cảm chân thật Chẳnghạn, Ông đặt ra những câu hỏi như: “Sự việc ấy như thế nào?”, “Phải xử lý rasao?”, “ Ta phải làm thế nào?”… [19, tr.36]
Qua tác phẩm “Lịch trình sư phạm”, Rene Hubert cho rằng “cách đốithoại của Socrat không phải là để tuyên truyền, mà chính là để thí nghiệmthiết yếu” Socrat đã có công khám phá những huyền diệu của động tác luân
lý hơn là tìm kiếm những bí mật của tạo hóa Ông đã đi khắp đó đây để phổbiến tư tưởng của mình cho mọi người Do đó tư tưởng của ông đã có ảnhhưởng lớn trong lĩnh vực sư phạm, xã hội và nhân văn Ông đã có đóng góp tolớn về triết học, giáo dục học và tâm lí học, Ông chống đối mọi kiểu dạy họcgiáo điều và đề xuất phương pháp dạy học bằng cách hỏi - đáp giữa haingười và giúp người khác đi đến chân lí, tự rút ra chân lí Đó chính là
“phương pháp Socrat” hay phương pháp đàm thoại trong dạy học [19, tr.40]
Theo G Polya: Trong dạy học môn Toán người nếu người thầy khêugợi được trí tò mò của học sinh bằng các nội dung kiến thức phù hợp với trình
độ và giúp họ giải toán bằng cách đặt ra các câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh thì
Trang 10khi đó người thầy đã mang lại hứng thú của sự suy nghĩ độc lập và phát huyđược tính tích cực của học sinh
1.1.2 Hình thức dạy học theo phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện
Hình thức tổ chức dạy học là hình thức tổ chức hoạt động dạy của giáoviên và hoạt động học của học sinh nhằm thực hiện phương pháp giáo dục vàchiếm lĩnh nội dung dạy học
Tùy theo mức độ nhận thức của học sinh trong quá trình giải quyết vấn
đề, căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loạiphương pháp đàm thoại như sau:
+ Đàm thoại tái hiện: Giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ
lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận Phươngpháp đàm thoại tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm
Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừamới học hay củng cố, kiểm tra kiến thức vừa học
+ Đàm thoại giải thích - minh hoạ : Giáo viên lần lượt nêu ra những
câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, nhằmmục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó Phương pháp này đặc biệt có hiệuquả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe - nhìn
+ Đàm thoại tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): Đàm thoại tìm tòi còn
được gọi là vấn đáp phát hiện hay đàm thoại ơrixtic ( tìm ra) [15, tr.124].Phương pháp phát kiến tìm tòi đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhưS.Ja Ghecđơ, B.E Raicôp vào những năm 70 của thế kỷ XIX Các nhà khoahọc đã nêu lên phương án tìm tòi, phát kiến trong dạy học nhằm hình thànhnăng lực nhận thức của học sinh Bằng cách đưa học sinh vào các hoạt động
Trang 11tìm kiếm tri thức, học sinh đã trở thành chủ thể của hoạt động, là người sángtạo ra hoạt động học
Trong hình thức này học sinh phát hiện ra vấn đề không hoàn toàn độclập mà mà có sự gợi ý dẫn dắt của giáo viên khi cần thiết Giáo viên tổ chức
sự trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò vớitrò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định Trong vấn đáp tìm tòi, giáo viêngiống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực pháthiện kiến thức mới Trong phương pháp này, có yếu tố tìm tòi, nghiên cứu củahọc sinh, giáo viên là người tổ chức Kết thúc cuộc đàm thoại, với sự giúp đỡcủa giáo viên, học sinh sẽ tìm ra chân lí và thấy mình trưởng thành thêm mộtbước về trình độ tư duy Từ đó các em thấy tự tin hơn trong học tập
Phương tiện để thực hiện hình thức này là những câu hỏi của giáo viên
và câu trả lời của học sinh Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắpxếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật,tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểubiết của học sinh
Như vậy bản chất của phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện là:Giáo viên tổ chức hoạt động tìm ra tri thức mới cho học sinh bằng cách đặt ra
hệ thống câu hỏi Giáo viên khéo léo dẫn dắt học sinh hoạt động bằng hệthống câu hỏi được sắp đặt hợp lí, phù hợp với sự nhận thức của học sinh
1.1.3 Một số phương án vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện trong dạy học
Trong tác phẩm “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo”, nhà giáo dục NhậtBản T Makiguchi đã viết: “… Nhà giáo, trước hết không phải là người cung
Trang 12cấp thông tin mà là người hướng dẫn đắc lực cho học sinh tự mình học tậptích cực Họ nên nhường quyền cung cấp tri thức cho sách vở, tài liệu vàcuộc sống Thay vào đó, họ phải đóng vai là người hỗ trợ kinh nghiệm họctập cho người học …”
Về việc tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh khi vận dụngphương pháp đàm thoại phát hiện trong dạy học, bên cạnh việc tuân thủ cácnguyên tắc dạy học chung, có thể thực hiện các phương án sau:
+ Phương án 1: Giáo viên đặt ra một hệ thống gồm nhiều câu hỏi
riêng rẽ, mỗi câu hỏi sẽ được một học sinh trả lời Tổ hợp các câu hỏi và câutrả lời tương ứng, cuối cùng giáo viên nhấn mạnh và hệ thống kiến thức thuđược thông qua cuộc đàm thoại phát hiện
+ Phương án 2: Giáo viên đặt ra cho cả lớp một hệ thống câu hỏi
chính và kèm theo các câu hỏi gợi ý để học sinh trong lớp sẽ lần lượt trả lờitheo ý của mình, ý kiến sau bổ sung cho ý kiến trước Cho tới khi GV thấyrằng, tổ hợp các câu trả lời của HS đã bao gồm đủ ý lời giải tổng quát củacâu hỏi ban đầu thì khi đó GV kết thúc cuộc đàm thoại phát hiện và tổng kếttri thức mới và những kĩ năng được hình thành thông qua cuộc đàm thoạiphát hiện
+ Phương án 3: Giáo viên đưa ra câu hỏi chính, kèm theo những câu
hỏi gợi ý nhằm tổ chức cho cả lớp tranh luận hoặc đặt ra các câu hỏi gợi ýdưới dạng câu hỏi phụ để cùng giải đáp Câu hỏi chính do GV nêu ra phảichứa đựng yếu tố tìm tòi, tranh luận, chứa đựng mâu thuẫn hoặc nêu ra một
số hướng giải quyết vấn đề đòi hỏi HS phải có sự lựa chọn Chính những mâuthuẫn và các phương án giải quyết khác nhau này khiến HS phải tích cực suy
Trang 13nghĩ, vận dụng các kiến thức đã học và kinh nghiệm tích lũy để biện hộ choquan điểm của mình Để có thể đi tới quyết định đúng giáo viên cần đưa ranhững hỗ trợ để HS thống nhất được ý kiến, đó chính là lời giải đáp cuốicùng Kết thúc cuộc đàm thoại GV phải nêu lại câu trả lời và tổng kết ưunhược điểm của câu trả lời của HS Ở đây nguồn thông tin mà HS lĩnh hội làcâu trả lời của các câu hỏi.
Việc tổ chức đàm thoại theo phương án thứ nhất và thứ hai được sửdụng nhiều trong dạy bậc học phổ thông, phương án thứ ba thường được sửdụng khi tổ chức hội thảo, xêmina và phù hợp với buổi ngoại khóa
1.1.4 Một số ưu điểm, nhược điểm của phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện
Bản chất của phương pháp dạy học vấn đáp gợi mở là: Thông qua hệ thống các câu hỏi của thầy, học sinh trả lời và dần dần hình thành tri thức mới
Bên cạnh những ưu điểm và nhược điểm chung của phương pháp vấn đáp thì phương pháp vấn đáp gợi mở còn có các ưu điểm, nhược điểm sau:
* Ưu điểm của phương pháp vấn đáp gợi mở:
Học sinh làm việc tích cực, độc lập
Thông tin hai chiều
* Nhược điểm của phương pháp vấn đáp gợi mở:
Tốn thời gian
Thầy dễ bị động khi trò hỏi lại
Trang 14của học sinh, song chưa phát huy được tính chủ động, tự giác, sáng tạo củangười học, bởi người học hoàn toàn lệ thuộc vào câu hỏi của người thầy
Như vậy đàm thoại một chiều cũng tham dự vào phát huy tính thụđộng của học sinh Học sinh vẫn là khách thể, bị “giật dây” và thụ động trảlời theo các câu hỏi đôi khi là vụn vặt, nội dung hỏi đáp tủn mủn, khiến chohọc sinh rất khó giải quyết vấn đề "ra tấm, ra miếng”
* Yêu cầu sư phạm của phương pháp dạy học vấn đáp gợi mở
Phải làm cho học sinh ý thức được mục đích của toàn bộ hay mộtphần lớn của cuộc đàm thoại
Hệ thống câu hỏi phải logic, thống nhất
Mức độ khó của câu hỏi phụ thuộc vào trình độ của học sinh Sau khigiải quyết vấn đề phải tổng kết vấn đề
Phải đảm bảo nguyên tắc đàm thoại với cả lớp
1.1.5 Ý nghĩa của phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện
+ Phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện phù hợp định hướng
đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường phổ thông
Quan điểm chung về đổi mới phương pháp dạy học đã được pháp chế
hóa trong luật giáo dục, điều 24.2 đã viết ‘‘ Phương pháp giáo dục phổ thôngphải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, của học sinh, phù hợpvới đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Cốt lõi của việc đổi mới phương
Trang 15pháp dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông là làm cho học sinh họctập tích cực, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động.”
Hiện nay đa số các giáo viên vẫn áp dụng phương pháp dạy học thiên
về thuyết trình, giảng giải, thày nói - trò ghi Giáo viên chỉ lo trình bày nộidung bài học, truyền đạt cho hết các kiến thức trong sách giáo khoa, còn họcsinh thì tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giáo án được thiết kế chung cho
cả lớp Chính phương pháp dạy học này đã làm hạn chế tư duy sáng tạo vàkhả năng tự học của học sinh
Dạy học bằng phương phương dạy học đàm thoại phát hiện, giáo ánđược thiết kế theo kiểu phân nhánh theo các hoạt động, thông qua hệ thốngcâu hỏi đặt ra trong quá trình đàm thoại giúp học sinh tự mình tìm ra tri thứcmới Nếu mỗi giáo viên vận dụng tốt phương pháp dạy học này vào dạy học
sẽ phát huy được tính sáng tạo và khả năng tìm tòi phát hiện tri thức củangười học
Do vậy đây là một trong các phương pháp dạy học phù hợp định hướngđổi mới phương pháp giảng dạy môn toán ở trường phổ thông hiện nay
+ Phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện phù hợp với quan điểm dạy học tích cực
Theo từ điển tiếng việt, “ Tích cực nghĩa là có ý nghĩa, có tác dụngkhẳng định, thúc đẩy sự phát triển Người có tính tích cực là người tỏ ra chủđộng, có những hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển”
Tính tích cực là phẩm chất vốn có mỗi con người “Tính tích cực họctập của học sinh thể hiện sụ tập trung, chú ý vào vấn đề đang học; ở sự tựnguyện tham gia xây dựng bài: trả lời các câu hỏi và yêu cầu hoạt động của
Trang 16giáo viên; hăng hái tham gia thảo luận, tranh luận, đóng góp với giáo viên vớibạn về các vấn đề.” [15, tr 43]
Trong dạy học có sử dụng phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện,học sinh được tự lực tìm ra điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếpthu những tri thức được sắp đặt sẵn; học sinh được học cách học, biết cáchsuy luận Từ đó khi đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo các em có thể hiểuđược tri thức phương pháp, nội dung của vấn đề đó Dạy học theo cách này,giáo viên không chỉ đơn thuần là chỉ truyền đạt kiến thức mà là người hướngdẫn tổ chức các hoạt động học để học sinh có thể tự lực tìm tòi ra tri thức mới,đồng thời rèn luyện cho học sinh có được phương pháp tự học và phát huyđược khả năng sáng tạo của bản thân
Như vậy phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện là một trong nhữngphương pháp dạy học phù hợp với quan điểm dạy học tích cực
1.2 Một số vấn đề cơ bản về câu hỏi
1.2.1 Quan niệm về câu hỏi
Theo từ điển giáo dục: “Câu hỏi là câu nêu lên vấn đề đòi hỏi phải suynghĩ, cân nhắc, rồi đưa ra câu trả lời tương ứng”
Tùy theo mục đích cụ thể trong dạy học, câu hỏi có thể chia ra nhiềuloại như: câu hỏi gợi ý; câu hỏi kiểm tra; câu hỏi thi …
Theo Đặng Thành Hưng: “Câu hỏi là kiểu câu nghi vấn, có mục đích tìmhiểu làm rõ sự kiện hay sự vật nhất định, đòi hỏi sự cung cấp, giải thích, nhậnxét, đánh giá thông tin về sự vật, sự mô tả, phân tích, so sánh có liên quan đến
sự vật và về bản thân sự vật dưới hình thức trả lời, đáp lại” [11, tr.43]
Trang 17G Pôlya cho rằng “Trong khi cố gắng giúp đỡ học sinh một cách có hiệuquả và tự nhiên, nhưng không bắt học sinh phải lệ thuộc vào mình, thầy giáophải liên tiếp đề ra những câu hỏi và hướng dẫn các bước suy luận” [23, tr.14]
Nếu giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi tốt sẽ có tác dụng trong việcdẫn dắt và gợi mở, lôi cuốn học sinh tích cực tìm tòi tri thức mới Câu hỏitrong dạy học được đặt trong từng bài, chương, từng chuyên đề, chủ đề, màsau khi được giải đáp thì nội dung đó được sáng tỏ
Như vậy, có thể nói câu hỏi trong dạy học là cầu nối và là công cụ đểthực hiện các hoạt động dạy học Câu hỏi trong dạy học gắn liền với quá trình
tổ chức dạy của giáo viên và học tập của học sinh: Hỏi để gợi vấn đề, kiểmtra kiến thức, kĩ năng của học sinh; Hỏi để kích thích khả năng tư duy củahọc sinh, dẫn dắt học sinh tư duy, tìm tòi những điều mà học sinh chưa biết
Trong dạy học, hệ thống câu hỏi là công cụ hỗ trợ đắc lực để giáo viên
sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau một cách hữu hiệu và qua đóhọc sinh nắm được tri thức mới Trong dạy học tùy thuộc vào đối tượng cụthể có thể dùng loại câu hỏi như: Câu hỏi phát biểu; Câu hỏi trình bày; Câuhỏi giải thích; Câu hỏi luận chứng
Sử dụng câu hỏi trong dạy học thường tuân theo các bước: Đặt câu hỏi;Dừng lại để học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời; Gọi học sinh trả lời; Nghe câutrả lời của học sinh; Nhận xét đánh giá câu trả lời học sinh Đối với câu hỏikhó, đòi hỏi tư duy cao giáo viên nên dành thời gian thích đáng cho học sinhsuy nghĩ và thảo luận để đưa ra câu trả lời
1.2.2 Phân loại câu hỏi trong dạy học toán
Trang 18Dạy học bằng phương pháp đàm thoại phát hiện, cốt lõi là giáo viênphải xây dựng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm ra tri thức cần lĩnhhội Nghệ thuật hỏi không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giúp người học liênkết khái niệm, suy luận, tăng khả năng nhận thức, kích thích trí tưởng tượngsáng tạo và giúp người học tự học, tự tìm tòi ra tri thức Câu hỏi trong dạyhọc có thể phân loại như sau:
a) Phân loại câu hỏi theo mức độ nhận thức của Bloom
Xét trên bình diện nhận thức của con người, người ta có thể phân chiacâu hỏi theo mức độ nhận thức của Bloom Các câu hỏi được chia thành 6 cấp
độ của tư duy từ thấp đến cao bao gồm: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổnghợp, đánh giá
+ Câu hỏi cấp độ nhận biết: Nhằm giúp học sinh có kĩ năng nhớ lại,
nhắc lại các sự kiện, các định nghĩa, định lí, quy tắc …
Ví dụ, khi dạy khái niệm hình chóp, GV có thể nêu câu hỏi: “ Em hãy nêukhái niệm hình chóp ? Hình chóp được gọi là hình tứ diện khi nào?
+ Câu hỏi dùng cho cấp độ thông hiểu: Nhằm giúp học sinh có khả
năng lí giải nguyên nhân, giải thích vấn đề bằng cách hiểu của mình và thểhiện cách hiểu đó bằng ngôn ngữ
Ví dụ, để khắc sâu định lí về dấu tam thức bậc hai, GV có thể đưa ra câu hỏi:
“ Vì sao ∆ < 0 thì tam thức bậc hai
2( )
f x =ax +bx c+
cùng dấu với A”
Trang 19+ Câu hỏi cấp độ vận dụng: Nhằm giúp học sinh vận dụng được các
kiến thức đã nhận biết được để giải quyết vấn đề, bài tập hay khám phá ra trithức mới
Ví dụ, khi dạy hàm số bậc hai, GV có thể đưa ra câu hỏi : ‘‘ Cho hàm số y =
x2 + 2x - 3 Có phải với các giá trị của x thuộc [−3;1]
thì y ≤ 0 hay không ?
Tại sao”
+ Câu hỏi dùng trong cấp độ phân tích: Nhằm giúp cho học sinh hiểu
sâu hơn một khía cạnh nào đó của vấn đề, tìm hiểu đặc trưng của đối tượng,phát hiện ra sự khác biệt giữa các đối tượng, có khả năng phân tích và chỉ ra
sự liên hệ giữa các thành phần của tri thức theo cấu trúc của nó
Ví dụ, các đồ thị của các hàm số
2, 2 2, 2 2 1
y x y x= = + y x= − x+
y = x2 cómối liên hệ gì? từ đồ thị này có thể suy ra đồ thị kia như thế nào?
+ Câu hỏi dùng trong cấp độ tổng hợp: Nhằm giúp học sinh tổng hợp
từ những chi tiết cụ thể các tri thức đã học từ đó tóm lược, sắp xếp thành hệthống hoặc giúp học sinh khái quát hóa, đặc biệt hóa tri thức từ đó phát triểnhoặc đưa ra các dự đoán tổng thể
Ví dụ, từ các câu hỏi:
- Số đường chéo của tứ giác là bao nhiêu?
- Số đường chéo của ngũ giác là bao nhiêu?
- Số đường chéo của lục giác là bao nhiêu?
Trang 20Một cách khái quát: “Có phải số đường chéo của một đa giác lồi n cạnh bằng
tổ hợp chập 2 của n trừ đi số cạnh hay không?”
+ Câu hỏi dùng cho cấp độ đánh giá: Nhằm giúp giáo viên thông qua
đó có thể đánh giá được sự nhận thức của học sinh, học sinh nêu ý kiến bảo
vệ quan điểm của riêng mình, đưa ra một nhận định nào đó…
Chẳng hạn, giáo viên đưa câu hỏi dạng bài tập có lời giải sẵn, đáp án và thangđiểm cụ thể qua đó yêu cầu học sinh tự cho điểm và đánh giá kết quả làm bàicủa mình; hoặc câu hỏi dạng “Tìm sai lầm trong lời giải bài toán sau: …”
Trong các cấp độ câu hỏi được phân loại như trên cho thấy:
Ba loại câu hỏi: nhận biết, thông hiểu, vận dụng là loại câu hỏi ở mức
độ tư duy thấp Các loại câu hỏi này chỉ đòi hỏi tái hiện, nhớ lại và trình bày
kiến thức một cách có chọn lọc và lôgic Các câu hỏi loại này thường đượcdùng kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới, ôn tập kiến thức cũ và vận dụnggiải bài tập
Ba loại câu hỏi: phân tích, tổng hợp, đánh giá là loại câu hỏi ở mức độ
tư duy cao Loại câu hỏi này yêu cầu người học phải thông hiểu, phân tích
tổng hợp, so sánh, khái quát, thể hiện được khái niệm, định lí, phương phápvận dụng … Mức độ tư duy này được vận dụng khi người học đã có kiến thức
cơ bản Người dạy cần vận dụng các câu hỏi ở mức độ tư duy này để đánh giánăng lực sáng tạo của học sinh; mong muốn học sinh sử dụng kiến thức đãbiết vào giải quyết tình huống mới hoặc lôi cuốn học sinh tham gia phát hiệntìm tòi tri thức mới
b) Phân loại câu hỏi theo một số tình huống điển hình trong dạy học môn Toán
Trang 21+ Dạy học khái niệm toán học:
Trong dạy học môn Toán, việc dạy các khái niệm toán học có vị tríquan trọng hàng đầu bởi nó là tiền đề hình thành các tri thức khác Thực tiễncho thấy phần lớn học sinh không giải được bài tập hay quan niệm khôngchính xác khi giải quyết một vấn đề nào đó là do các em không nắm chắc nộidung khái niệm liên quan Chính vì thế, dạy học khái niệm giáo viên cầnchọn con đường hình thành khái niệm và tạo ra các hoạt động cụ thể dẫn dắthọc sinh hình thành khái niệm
Các câu hỏi trong dạy học khái niệm toán học gồm có: Câu hỏi tiếp cậnkhái niệm; câu hỏi hình thành khái niệm; câu hỏi củng cố; câu hỏi vận dụngkhái niệm
Ví dụ, khi dạy bài “ Phương trình tổng quát của đường thẳng” (Hìnhhọc 10), để hình thành khái niệm véc tơ pháp tuyến của một đường thẳng giáoviên có thể đưa ra câu hỏi như sau:
* Các câu hỏi tiếp cận khái niệm
CH: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d có bao nhiêu đường thẳng vuông góc với đường thẳng d ?
CH: Có bao nhiêu véc tơ có giá nằm trên đường thẳng vuông góc với d ?
Qua hai câu hỏi trên giáo viên kết luận véc tơ có giá nằm trên đường thẳng
vuông góc với đường thẳng d gọi là véc tơ pháp tuyến của đường thẳng d Sau
đó yêu cầu học sinh hình thành khái niệm véc tơ pháp tuyến của một đườngthẳng
* Câu hỏi hình thành khái niệm
Trang 22Hãy phát biểu theo ý hiểu của em về khái niệm véc tơ pháp tuyến của mộtđường thẳng ?
* Các câu hỏi củng cố và vận dụng khái niệm
CH: Cho véc tơ n là véc tơ pháp tuyến của một đường thẳng d thì k n (k ϵ R)
có phải là véc tơ pháp tuyến của một đường thẳng d không ? Vì sao?
CH: Một đường thẳng có bao nhiêu véc tơ pháp tuyến? Mối quan hệ giữa cácvéc tơ đó?
CH: Véc tơ nào sau đây là véc tơ pháp tuyến của một đường thẳng d đi qua
hai điểm A(1;2) và B(3;-4)
+ Dạy học định lí toán học:
Việc dạy học định lí toán học nhằm hình thành cho học sinh các kiếnthức cơ bản của môn học, là cơ hội để học sinh phát triển khả năng suy luận
và chứng minh, góp phần phát triển năng lực và trí tuệ
Câu hỏi trong dạy học định lí toán học thường có: câu hỏi tạo động cơhọc tập định lí; câu hỏi phát hiện (phát biểu) hình thành định lí; câu hỏi chứngminh; câu hỏi củng cố vận dụng định lí
Ví dụ, trong dạy định lí côsin trong tam giác ( Hình học 10) giáo viên
có thể tổ chức đàm thoại phát hiện với học sinh như sau:
Trang 23CH (gợi vấn đề): Một tam giác hoàn toàn được xác định khi nào?
CH (dẫn dắt vào định lí): Cho tam giác ABC biết cạnh AB = c, AC = b và góc
A Tam giác này hoàn toàn được xác định Vậy tính cạnh BC theo các yếu tố
đã cho được hay không? Nếu được thì tính như thế nào?
Câu hỏi gợi ý
- Có thể biểu thị véc tơ BC
uuur theo các véc tơ AB AC,
CH ( Phát biểu định lí): Em có thể phát biểu kết quả tìm được bằng lời hay
không? phát biểu như thế nào?
Sau đó là những hoạt động tìm hệ quả, khai thác định lí:
HĐ1: Cho tam giác ABC biết cạnh AB = c, AC = b, BC = a Tính số đo ba góc của tam giác ABC.
HĐ2: Hãy tìm điều kiện các cạnh của tam giác ABC để tam giác ABC là tam
giác vuông ; Là tam giác nhọn; Là tam giác tù
+ Dạy giải bài tập toán:
Theo G.Polya, tìm được một lời giải hay của bài toán tức là đã khai
thác được những đặc điểm riêng lẻ của bài toán, điều đó làm cho học sinh “Cóthể biết được cái quyến rũ của sáng tạo cùng niềm vui thắng lợi”
Câu hỏi trong dạy học giải toán gồm có: câu hỏi tìm hiểu bài toán; câu
Trang 24lời giải Trong mỗi giai đoạn của quá trình giải toán, câu hỏi được sắp xếptheo trình tự logic nhằm hướng người học định hướng và giải quyết dần từngvấn đề đặt ra Có thể coi hệ thống câu hỏi trong giải toán có tính chất địnhhướng việc tìm tòi lời giải và tư duy thuật giải.
Ví dụ, với bài toán: ‘‘Cho bốn điểm A, B, C, D không đồng phẳng.
Trên các cạnh AB, AC và AD lần lượt lấy các điểm M, N và K sao cho đường thẳng MN cắt BC tại H, đường thẳng NK cắt CD tại I và đường thẳng KM cắt
BD tại J Chứng minh ba điểm H, I, J thẳng hàng’’, giáo viên có thể đặt các
câu hỏi như sau :
+ Câu hỏi tìm hiểu bài toán : "Em hãy cho biết yêu cầu bài toán ?".
( Bài toán chứng minh ba điểm thẳng hàng )
+ Câu hỏi xây dựng chương trình giải: "Em cho biết phương pháp chứng minh ba điểm H, I, J thẳng hàng?".
Qua yêu cầu câu hỏi như vậy, trong phạm vi chương trình đang học và kết
hợp nội dung của bài toán, học sinh sẽ đưa ra chương trình giải: Ba điểm H, I,
J thẳng hàng khi và chỉ khi ba điểm H, I, J cùng nằm trên đường giao tuyến của hai mặt phẳng khi và chỉ khi H, I, J cùng thuộc hai mặt phẳng đó.
+ Câu hỏi tìm lời giải:
- Theo em điểm J cùng thuộc hai mặt phẳng nào ?
Với câu hỏi này nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên đưa ra các câuhỏi gợi ý như sau:
- Có phải điểm J cùng thuộc hai mặt phẳng (MNK) và mặt phẳng (BCD) hay
không ? Tại sao ?
Trang 25- Theo giả thiết J là giao điểm của hai đường thẳng nào ?.Vậy J thuộc những
mặt phẳng nào?
- Gợi ý rõ hơn: KM thuộc mặt phẳng nào, J có thuộc mặt phẳng đó không ?
Tương tự J thuộc mặt phẳng nào nữa ?
- Cũng suy nghĩ tương tự như vậy, I và H thuộc những mặt phẳng nào ?
- Cả ba điểm J, I, H cùng thuộc hai mặt phẳng nào ?
Từ đó học sinh phát hiện được :
MK J
I, J, H thẳng hàng.
c) Phân loại câu hỏi theo nội dung từng tiết dạy trong dạy học toán
Trong mỗi tiết dạy học môn Toán thường có các khái niệm, định lí, giảibài tập toán học, nên có những dạng câu hỏi sau:
+ Câu hỏi trong bài mới: câu hỏi dẫn vào bài; câu hỏi gợi vấn đề; câu
hỏi tiếp cận khái niệm, định lí, câu hỏi củng cố khái niệm, định lí; câu hỏicủng cố, kiểm tra sự nhận biết, thông hiểu, vận dụng
+ Câu hỏi trong tiết ôn tập: Câu hỏi để hệ thống kiến thức cơ bản (có
câu hỏi dành cho các đối tượng học sinh : Yếu, trung bình, khá, giỏi); câu hỏi
Trang 26Ví dụ, khi dạy tiết ôn tập chương Véc tơ ( Hình học 10), giáo viên cóthể hệ thống hóa và ôn tập một số kiến thức cơ bản của chương thông qua hệthống câu hỏi sau :
- Véc tơ là gì ?
- Véc tơ khác đoạn thẳng ở những điểm nào ?
- Qua hai điểm phân biệt có thể xác định được bao nhiêu véc tơ khác véc tơ - không ?
- Nêu khái niệm hai véc tơ cùng phương, cùng hướng, ngược hướng.
- Cho ba điểm A,B,C Hãy xác định :
ar
và b
r
cùng hướng, ngược hướng ?
- Cho biết tọa độ ba đỉnh của một tam giác Làm thế nào để tìm tọa độ trọng
tâm của một tam giác?
d) Phân loại câu hỏi trong tự học toán.
Theo G Polya “ Người học sinh có thể nhớ một số những câu hỏitrong bảng tới mức độ là cuối cùng anh ta có thể tự đặt câu hỏi đúng chỗđúng lúc và thực hiện một cách tự nhiên và hiệu quả quá trình suy luậntương ứng’’ [23, tr 17]
Bản thân việc tự nêu câu hỏi và tự trả lời là phương pháp đàm thoại vớichính mình, cách tự hỏi - đáp như vậy rèn luyện cho người học khả năng tìmtòi và giải quyết vấn đề một cách chủ động và sáng tạo Bản thân việc tự nêu
Trang 27câu hỏi và tự tả lời là hình thức rèn luyện tư duy Nếu học sinh tự nêu ra đượccâu hỏi và tự trả lời nghĩa là học sinh đã hiểu được vấn đề, nâng cao đượcnăng lực tìm tòi và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo Trong quá trình họctập, tự đặt ra câu hỏi để tự trả lời là yêu cầu nên làm đối với học sinh và nênđược thực hiện thường xuyên, cả khi đang nghe giáo viên giảng và cả khi tựhọc ở nhà Trong hoạt động toán có nhiều câu hỏi mà học sinh luôn phải đặt
ra cho chính mình, để mình tự trả lời và từ đó tìm tòi và phát hiện ra cách giảiquyết vấn đề Chẳng hạn như:
- Đâu là ẩn bài toán? Đâu là dữ kiện? Những điều kiện cần thỏa mãn? Điềukiện có đủ để xác định được ẩn không?…
- Bạn đã gặp bài toán nào tương tự như bài toán này chưa? Bài toán này đãgặp dạng khác hay chưa? Bạn có thể nghĩ ra một bài toán liên quan mà dễ hơnkhông hay bạn có thể đưa ra bài toán tổng quát? Bài toán này là trường hợpriêng của bài toán nào? …
- Bạn có thể giải bài toán bằng cách khác không? Bạn sử dụng kết quả của bàitoán nào, phương pháp nào để giải bài toán này?
Ngoài ra trong giờ học, học sinh có thể đặt ra câu hỏi để hỏi thầy và hỏibạn Câu hỏi có thể đặt ra như: “ Tại sao…?”, “Giải quyết nó … làm thếnào?”, “Có cách nào khác không…?”, … từ đó các em có thể tự tìm raphương pháp giải một bài toán, cách chứng minh một định lí hoặc có thể tựmình tìm ra cách chứng minh định lí khác với cách chứng minh trong SGK,hay giải một bài toán bằng nhiều cách khác nhau Có thể các em không trả lờiđược một trong các câu hỏi đã đặt ra thì các em có thể đọc sách tham khảo vàdựa trên các câu hỏi đó có thể tự trả lời Chính việc làm đó giúp cho các em
tự mình tìm ra tri thức phương pháp và trình bày lời giải bài toán
Trang 28Như vậy thông qua tự đàm thoại với chính mình giúp cho học sinh tựtìm ra lời giải bài toán một cách độc lập dựa vào kiến thức đã biết
1.2.3 Một số yêu cầu câu hỏi trong vận dụng phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện
Mỗi thầy cô giáo đều biết rằng “câu hỏi tốt” là phải khuyến khích đượctất cả các học sinh trong lớp cùng suy nghĩ, cùng tham gia vào hoạt động học.Thành công của giờ dạy có sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện đó là
hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí và lôgic Câu hỏi được đặt ra phải đảmbảo một số yêu cầu sau:
+ Các câu hỏi phải có nội dung chính xác, gắn gọn, rõ ràng, sát vớitrình độ của học sinh Tránh các câu hỏi chỉ đòi hỏi câu trả lời “đúng” hoặc
“sai”, “có” hoặc “không”, khi dùng câu hỏi kiểu này giáo viên nên kèm theocâu hỏi phụ yêu cầu giải thích, chứng minh, minh họa
Ví dụ, để củng cố khái niệm hai đường thẳng chéo nhau, thay cho câuhỏi: ‘‘Nêu khái niệm hai đường thẳng chéo nhau’’ giáo viên có thể đặt câu hỏisau: “Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung’’ đúng hay sai ?tại sao ?
+ Câu hỏi phải được hiểu một cách duy nhất và phù hợp trình độ nhậnthức của học sinh
Chẳng hạn, để củng cố mối quan hệ giữa véc tơ pháp tuyến và véc tơ chỉphương của một đường thẳng , giáo viên có thể đặt câu hỏi như sau : ‘‘ Vì sao
Trang 29ur = b a−
+ Bên cạnh những câu hỏi chính, cần chuẩn bị những câu hỏi phụ theo
hệ thống, trình tự lôgic, kích thích tư duy của học sinh, dẫn dắt học sinh đi từđiều đã biết đến điều chưa biết Tùy theo tình hình trả lời của học sinh màgiáo viên gợi ý, dẫn dắt để học sinh giải đáp được yêu cầu câu hỏi chính
Ví dụ, trong dạy học về phép cộng, trừ số phức giáo viên có thể đưa ra cáccâu hỏi sau:
CH (Câu hỏi đặt vấn đề): Cho số phức z a bi= +
và z'= +c di
Theo em làmthế nào để xây dựng phép toán cộng hai số phức này ?
Câu hỏi gợi ý: “ Biểu diễn số phức z và z ’ trên mặt phẳng tọa độ Oxy?”
Trang 30Sau khi học sinh biểu diễn số phức z bởi véc tơ OA
CH (Hình thành qui tắc): Em đưa ra quy tắc thực hiện phép cộng hai số phức
bằng biểu thức đại số và phát biểu quy tắc đó bằng lời?
CH (Vận dụng): Thực hiện phép tính sau:
(3 5 ) (2 4 )− i + + i
CH (Đào sâu): Ý nghĩa hình học của phép toán cộng hai số phức là gì?
+ Cần phải tăng câu hỏi yêu cầu tư duy của học sinh, giảm bớt câu hỏithuần túy chỉ tái hiện kiến thức
Chẳng hạn, để củng cố khái niệm lũy thừa (Giải tích 12, trang 49), giáo viên
có thể đặt câu hỏi ‘‘Xét lũy thừa
n
a , khi số mũ n là số hữu tỉ, ví dụ n bằng
một phần hai, thì cơ số a cần có điều kiện gì?
+ Cùng một nội dung dạy học có thể đặt nhiều câu hỏi dưới những hìnhthức khác nhau để giúp học sinh nắm tri thức được sâu sắc và vận dụng được
để giải quyết được nhiều vấn đề trong thực tiễn
Ví dụ, cùng một nội dung bài toán giải bất phương trình bậc hai một ẩn,giáo viên có thể đặt câu hỏi khác nhau nhằm kích thích trí tưởng tượng vàhứng thú học tập của học sinh Thay cho câu hỏi “ Giải bất phương trình
2
2x +3x− ≥5 0
’’ Giáo viên có thể đặt thành những câu hỏi như sau:
Trang 31- Với giá trị nào của x thì
+ Để đảm bảo được yêu cầu cá biệt hóa trong dạy học, giáo viên cầnrèn luyện cho học sinh khả năng và thói quen tự đặt câu hỏi
Chẳng hạn, để hình thành tri thức phương pháp giải bất phương trìnhchứa ẩn ở mẫu thức, giáo viên có thể đưa ra các hoạt động :
Hoạt động 1: Em hãy đọc, hiểu ví dụ 3 - SGK, đại số 10 chương trình nâng
cao, (trang 143) Giải bất phương trình sau:
2 2
Hoạt động 2: Em hãy suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:
- Bài toán thuộc loại nào ?
- Hãy tóm tắt các bước giải dạng toán này?
- Khi giải bất phương trình này, theo em một số sai lầm thường gặp phải là
gì? Cách khắc phục sai lầm đó ?
Cách hỏi và tổ chức cho học sinh hoạt động như vậy là tiền đề tạo cho
Trang 32thể tự phát hiên ra vấn đề ngay cả khi đọc sách hay tự học mà không cần giáoviên hướng dẫn Chính điều này tạo ra cho các em khả năng tự học, tự pháthiện ra tri thức.
1.3 Thực tiễn việc dạy học nội Quan hệ vuông góc trong khôn gian ở trường phổ thông.
Để điều tra về thực trạng dạy học hình học ở trường THPT hiện nay,tôi đã tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên và 100 học sinh ở trường THPT PhủThông Bắc Kạn và trường THPT Bắc Kạn
Kết quả phỏng vấn được thống kê trong phụ lục 3, 4 cho thấy:
- Chương trình dạy học ở trường Trung học phổ thông mặc dầu đã quanhiều lần chỉnh sửa song vẫn còn nặng so với lứa tuổi và khả năng nhận thứccủa học sinh Phương pháp dạy học vẫn chưa đổi mới là mấy Nguyên nhân là
do yêu cầu của chương trình, do ảnh hưởng của hình thức kiểm tra - đánh giá,
do sự không đồng bộ về cơ sở vật chất, cách quản lý giáo dục, …
- Khối lượng kiến thức khá nhiều, lại cần phải hoàn thành đủ chươngtrình nên cứ theo cách dạy cũ: thông báo kiến thức nhanh và tăng cường luyệntập thì mới kịp Từ đó, phương pháp dạy học chủ yếu là “thầy đọc, trò chép”,chủ yếu vẫn là dạy chay Những giờ học có sử dụng phương tiện hiện đại chỉdùng khi có hội thi giáo viên giỏi và mang tính trình diễn là chính Thực tiễn,nhiều giáo viên còn không biết sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại
và cũng còn nhiều trường không đủ cơ sở vật chất đáp ứng cho việc dạy học
- Môn hình học đối với học sinh ở trường trung học phổ thông được coi
là một môn học khó, chưa gây được hứng thú trong học tập của học sinh
Trang 33KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện là phương pháp dạy họctruyền thống có từ rất lâu, hiện nay đang được áp dụng phổ biến ở các cấphọc Phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện là phương pháp dạy học tíchcực, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục hiện nay
Việc nghiên cứu lí thuyết của phương pháp dạy học này gắn liền vớiviệc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học Phương pháp dạy học này cóphát huy được ưu điểm vốn có của nó hay không, phụ thuộc phần lớn vào hệthống câu hỏi mà người giáo viên chuẩn bị cho cuộc đàm thoại đó
Thực tiễn dạy học toán ở trường THPT cho thấy phương pháp dạy họcđàm thoại phát hiện có ảnh hưởng lớn đến sự nhận thức tích cực, chủ độngsáng tạo của học sinh Tuy nhiên mỗi giáo viên có cách vận dụng và thể hiệnphương pháp dạy học này vào trong từng giờ học khác nhau, song bước đầu
họ đều cho rằng xây dựng hệ thống câu hỏi và phương án tổ chức các họcsinh đàm thoại là việc khó có thể thực hiện được trong tất cả các giờ dạy Vớihọc sinh họ cho rằng khi thầy(cô) tổ chức cho họ được hoạt động thông quacâu hỏi tìm tòi ra tri thức là hoạt động thú vị và sôi nổi
Một câu hỏi đặt ra “ Vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện xâydựng giáo án dạy học như thế nào?” Chương II chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏiđó
CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI PHÁT HIỆN
Trang 34QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔN GIAN 2.1 Một số định hướng sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện vào thiết kế một giáo án dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
2.1.1 Thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo [39, tr 118], giáo ándạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học phải đảm bảo các yêucầu sau:
+ Xác định mục tiêu bài học theo hướng chỉ rõ mức độ học sinh phảiđạt được sau bài học về: kiến thức, kĩ năng, tư duy, thái độ đủ để làm căn cứđánh giá kết quả bài học; chú ý tới việc hướng dẫn học sinh phương pháp tựhọc, tự nghiên cứu
+ Giáo án dạy học được thiết kế theo các hoạt động của thầy và của trò,trọng tâm là các hoạt động của trò để học sinh được suy nghĩ, làm việc nhiềuhơn và được trình bày ý kiến của chính mình; Nâng cao chất lượng các câuhỏi; giảm thiểu các câu hỏi tái hiện kiến thức và tăng các câu hỏi yêu cầu họcsinh tư duy; Có câu hỏi khó nhằm kích thích học sinh suy nghĩ tìm tòi và chútrọng nhận xét câu trả lời của học sinh và sửa lỗi cho học sinh
+ Trong mỗi giáo án dạy học GV có thể sử dụng một phương pháp dạyhọc hay tích hợp nhiều phương pháp dạy học
2.1.2 Xác định đúng mục tiêu bài dạy và phát hiện được các hoạt động tương thích với nội dung dạy học
Mỗi giáo viên cần phải xác định rõ chuẩn kiến thức kĩ năng của bàihọc đó chính là căn cứ để thiết kế giáo án dạy học, tiến hành dạy học, ôn tập
và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Việc thực hiện chuẩn kiến
Trang 35thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn toán cần theo quanđiểm cơ bản: sát thực, trực quan, đúng chuẩn và đổi mới.[40, tr 88]
Theo GS Nguyễn Bá Kim, nội dung dạy học toán ở trường phổ thôngthường gắn với các dạng hoạt động nên mỗi giáo viên phải tìm hiểu tươngthích với nội dung dạy học đồng thời kết hợp với năng lực của mình để vậndụng phương pháp dạy học sao cho phù hợp và phát huy được hiệu quả dạyhọc, những hoạt động thường gặp trong dạy học môn toán là:
+ Hoạt động nhận dạng, thể hiện
Nhận dạng một khái niệm là phát hiện xem một đối tượng cho trước cócác đặc trưng của khái niệm nào đó hay không; Thể hiện một khái niệm làtạo ra một đối tượng có đặc trưng của khái niệm đó
Nhận dạng một định lí là phát hiện xem một tình huống cho trước có ănkhớp với một định lí nào hay không; Thể hiện một định lí là xây dựng mộttình huống ăn khớp với định lí cho trước
Nhận dạng một phương pháp là phát hiện xem trong một dãy các tìnhhuống có phương pháp nào phù hợp với nó không; Thể hiện một phương pháp
là tạo ra một tình huống phù hợp với các bước của một phương pháp đã biết
+ Những hoạt động toán phức hợp: Là những hoạt động thường lặp
đi lặp lại nhiều lần trong dạy học toán học gồm có: Chứng minh, định nghĩa,
giải bài toán bằng cách lập phương trình, giải bài toán dựng hình, bài toán tìmtập hợp điểm, …
+ Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong dạy học toán: lật ngược vấn
đề; xét tính giải được, có nghiệm, có nghiệm duy nhất, có nhiều nghiệm; phânchia trường hợp; tư duy hàm; tư duy thuật toán;…
Trang 36+ Những hoạt động trí tuệ chung: phân tích, tổng hợp, so sánh, tương
tự, khái quát, trừu tượng,
+ Những hoạt động ngôn ngữ: Phát biểu, giải thích, biến đổi một
mệnh đề, một định nghĩa,
2.1.3 Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ của học sinh
+ Câu hỏi tốt là động cơ giúp học sinh khám phá tri thức.
Theo G.Pôlya, để giúp học sinh phát triển khả năng tư duy tìm tòi khámphá tri thức trong hoạt động học người giáo viên “… bắt đầu bằng câu hỏitổng quát hay một lời khuyên lấy trong bảng, sau đó nếu cần thiết, đi dần từngbước tới những câu hỏi chính xác và cụ thể hơn cho đến khi tìm thấy câu hỏigợi ra được cách giải cho học sinh…”.[35, tr 35]
Tùy theo mức độ yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng người giáo viên cầnxây dựng hệ thống các câu hỏi để ‘‘khởi động’’ bộ máy tư duy của học sinh;
tổ chức cho học sinh hoạt động, và tìm tòi phát hiện tri thức cần giải đáp
+ Bài tập tốt, phù hợp với nội dung bài giảng là cơ sở để tổ chức cho học sinh hoạt động.
Trong dạy học toán, mỗi bài tập toán học được sử dụng với dụng ýkhác nhau: dùng tạo tiền đề xuất phát, để gợi động cơ, để làm việc với nộidung mới, củng cố hoặc kiểm tra,… Tùy từng thời điểm cụ thể mỗi bài tậptoán có chức năng khác nhau, có thể dạng tường mình hay ẩn tàng song cácchức năng này đều hướng tới thực hiện mục tiêu dạy học Mỗi giáo viên cần
Trang 37quan tâm đến chức năng của mỗi bài tập và khai thác các chức năng của bàitập đó
Một bài tập được xem là tốt nếu như bài tập đó khai thác được nhiềuchức năng dạy học khác nhau hoặc bài tập đó đặt học sinh vào tình huốngphải lựa chọn, sửa chữa sai lầm, có nhiều cách giải
2.1.4 Xác định rõ những những tri thức phương pháp cần đạt trong bài học và phương pháp truyền thụ những tri thức đó
Tri thức phương pháp đóng vai trò quan trọng và là cơ sở định hướngtrực tiếp và là kết quả của hoạt động dạy học Đứng trước một nội dung dạyhọc, mỗi người giáo viên cần nắm được tất cả các tri thức phương pháp có thể
có trong nội dung đó Nắm được như vậy không phải là để truyền thụ tất cảcho học sinh một cách tường minh mà còn phải căn cứ vào mục đích và tìnhhình cụ thể để lựa chọn cách thức, mức độ truyền thụ thích hợp [13, tr 89]
Có bốn mức độ truyền thụ về tri thức phương pháp: Tri thức phươngpháp ở dạng tường minh theo quy định trong chương trình chuẩn kiến thức kĩnăng; Thông báo các tri thức phương pháp tiềm ẩn trong quá trình tiến hànhhoạt động dạy học; Luyện tập những hoạt động giải toán ăn khớp với tri thứcphương pháp; Hướng dẫn học sinh tìm ra một số phương pháp chủ đạo đểgiải từng loại toán cơ bản
Việc xây dựng tri thức phương pháp có thể xuất phát từ những tri thứctrong giờ học lí thuyết (nhận dạng tri thức mới ); Cũng có thể thông qua cáchoạt động giải toán (Có thể thông qua bài tập cụ thể)
2.1.5 Xác định những phương tiện dạy học trong giờ học
Trang 38Phương tiện dạy học là công cụ mà giáo viên và học sinh sử dụng trựctiếp trong quá trình dạy học như: Sách giáo khoa, phần mềm dạy học, thiết bịthí nghiệm, phương tiện kĩ thuật máy chiếu projertor computer,…
Đối với quá trình nhận thức, các phương tiện dạy học là công cụ cungcấp cho học sinh kiến thức chính xác và gây được hứng thú cho các em Tuynhiên, nếu phương tiện dạy học sử dụng không hợp lí không những khôngmang lại hiệu quả mà nó có tác dụng tiêu cực Yêu cầu quan trọng hơn cả khi
sử dụng phương tiện dạy học phải tuân thủ yêu cầu của lí luận dạy học và chú
- Cần lựa chọn đúng đắn nội dung tài liệu để học sinh tự lực nghiên cứu
- Cần mở đầu bằng cuộc đàm thoại để học sinh có khái niệm về nộidung sẽ nghiên cứu
Trang 39- Trong khi học sinh nghiên cứu SGK trên lớp, giáo viên cần quan sát
và giúp đỡ các em khi cần và có thời gian nhất định để học sinh nghiên cứukhông nên để các em nghiên cứu SGK trong cả tiết học
- Kết thúc tự nghiên cứu SGK giáo viên phải yêu cầu học sinh cố gắng
tự lực nêu ra vấn đề cơ bản sau khi đọc
+ Sử dụng bảng phụ, phiếu học tập
Bảng phụ là bảng có nội dung toán học được viết sẵn để giáo viênhướng dẫn học sinh Bảng phụ có thể viết ra giấy; dùng máy chiếu projertorchiếu lên phông hoặc có thể kết hợp với phần mềm toán học nhằm mục đíchminh họa trực quan một vấn đề nào đó cần truyền đạt,…Song khi dùng bảngphụ giáo viên cần lưu ý sau:
- Trong một giờ học không nên dùng quá nhiều bảng phụ
- Bảng phụ chỉ có tác dụng nếu trên đó là sơ đồ, bảng tổng kết phươngpháp giải toán, có thể là phần mềm toán học mô phỏng hình vẽ trực quan hoặckiểm nghiệm tính đúng đắn của một vấn đề nào đó
- Bảng phụ phải rõ ràng tránh nhiều màu sắc, nhiều hiệu ứng
Những định hướng trên sẽ được chúng tôi thể hiện trong những giáo án
cụ thể ở mục tiếp theo
2.2 Vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện vào xây dựng giáo án dạy học.
Giáo án 1
Trang 40I Mục tiêu cần đạt
1 Về kiến thức:
HS nắm được
- Khái niệm vectơ trong không gian
- Hiểu và vận dụng được các phép toán về vectơ trong không gian để giảitoán
- Khái niêm về ba vectơ đồng phẳng
2 Về kỹ năng
- Làm thành thạo các phép toán về vectơ
- Vận dụng thành thạo các phép toán đó
- Vận dụng thành thạo về ba vectơ đồng phẳng để giải toán
3 Về tư duy và thái độ:
*Về tư duy: Biết quan sát và phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen *Về thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực hoạt động, trả lời các câuhỏi
II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh