1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

63 2,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 439 KB

Nội dung

Để nhằm bổ trợ kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn cho giáoviên, Sở Giáo dục và Đào tạo tập hợp, biên soạn tài liệu phục vụ chương trình bồidưỡng thường xuyên cho giáo v

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông

tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để nhằm bổ trợ kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn cho giáoviên, Sở Giáo dục và Đào tạo tập hợp, biên soạn tài liệu phục vụ chương trình bồidưỡng thường xuyên cho giáo viên Ngữ văn cấp THCS (thời lượng 30 tiết), tài liệu gồmcác nội dung sau:

- Định hướng phương pháp dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội

- Một số định hướng giảng dạy các tiết ôn tập trong chương trình Ngữ văn THCS

- Định hướng tiến trình dạy các bài "hướng dẫn đọc thêm" phần văn bản trong

chương trình ngữ văn trung học cơ sở

Trong quá trình biên soạn, mặc dầu đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏinhững thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức Trong quá trình nghiên cứu, học tậprất mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp chỉ ra những thiếu sót, góp ý kiến để cuốn tàiliệu ngày càng được hoàn thiên hơn Xin chân thành cảm ơn!

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

Trang 2

ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI VĂN

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ThS Hồ Minh Thông - Giáo viên trường THCS Lê Văn Thiêm, TP Hà Tĩnh

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Văn nghị luận là kiểu bài tập làm văn có vai trò hết sức quan trọng trong chươngtrình ngữ văn cấp trung học Nếu ở bậc học tiểu học và chương trình Ngữ văn lớp 6, họcsinh chỉ được làm quen và luyện tập với các kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm thì đếnlớp 7 trở về sau, các em chủ yếu học kiểu bài văn nghị luận Kỹ năng bàn bạc, trao đổi,bày tỏ chính kiến của học sinh về một vấn đề nào đó trong văn học hoặc trong đời sốngđược định hướng, trau dồi mạnh mẽ, đặc biệt là kiểu bài văn nghị luận xã hội Ngay từlớp 7, lớp 8, học sinh đã bước đầu được làm quen với các dạng đề nghị luận xã hội, vàđặc biệt vận dụng nhiều ở chương trình ngữ văn lớp 9

Tuy nhiên, hiện nay, một vấn đề được đặt ra rất cấp thiết đối với học sinh là học

và làm bài văn nghị luận xã hội như thế nào cho có hiệu quả Và theo đó, yêu cầu đặt rađối với giáo viên dạy bộ môn ngữ văn là cần phải lựa chọn phương pháp giảng dạy nhưthế nào để giúp học sinh nắm vững kiến thức cũng như rèn luyện được kĩ năng làm kiểubài văn này, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra đối với bộ môn trong thời kì đổi mới

Đó chính là một đòi hỏi cấp bách nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với giáoviên văn THCS Trong bối cảnh chưa có một tài liệu hướng dẫn chính thức nào vềphương pháp giảng dạy kiểu bài văn này, các nguồn tư liệu tham khảo hầu như khôngđáng kể, giáo viên cảm thấy còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ và lúng túng khi đối diện vớivấn đề này Trong khi đó, vai trò của câu văn nghị luận xã hội trong các kì thi là vôcùng quan trọng, thường chiếm khoảng 30% tổng số điểm của bài thi Điều đó đặt racho giáo viên Ngữ văn, nhất là giáo viên dạy lớp 9 những đòi hỏi nhất định cần phải đápứng được trước yêu cầu này

Trước tình hình đó, chúng tôi biên soạn tài liệu này như một gợi ý, một định

Trang 3

một phương pháp giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội một cách hiệu quả và nhất.Chắc chắn tài liệu sẽ còn nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quýbáu của các đồng nghiệp để chúng tôi tiếp tục chỉnh sửa bộ tài liệu ngày càng tốt hơn.

PHẦN 2 VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HIỆN NAY

Ở CÁC TRƯỜNG THCS 2.1 Vấn đề giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội ở trường THCS hiện nay

Những năm gần đây, do sự tác động mạnh mẽ của tiến trình hội nhập và pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có văn hóa, giáo dục, vấn đề dạy học bộmôn Ngữ văn được Nhà nước, Bộ GD-ĐT, các cấp, ngành có liên quan cũng như cả xãhội đặc biệt quan tâm Văn học hiện nay không chỉ hướng HS đến các tác phẩm vănchương kinh điển, rung cảm với những vẻ đẹp muôn thuở trong những áng văn bất hủ

mà còn tạo cơ hội để các em bày tỏ những quan điểm, thái độ, chính kiến, cảm xúc, mơước, khát vọng của mình về những vấn đề gần gũi, quen thuộc xảy ra xung quanh cuộcsống đời thường, về những con người, những sự vật, những hình ảnh để lại trong các emnhững tình cảm, những suy nghĩ, trăn trở Chẳng hạn, để hạn chế căn bệnh vô cảm trong

xã hội hiện đại, chúng ta có thể xây dựng các đề văn nghị luận phù hợp giúp HS trìnhbày quan điểm của mình về vấn đề này, tạo cơ hội và môi trường để HS nhập cuộc, cóđịnh hướng đúng đắn về vai trò của cá thể, của cái tôi cá nhân giữa cộng đồng Chươngtrình Ngữ văn với những kiểu văn bản đa dạng, vừa tôn vinh những giá trị văn chươngmuôn thuở vừa phần nào cập nhật được hơi thở của đời sống văn học đương đại đãmang lại một luồng gió mới, sinh khí mới cho những người dạy và học văn

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan, vấn đề giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xãhội trong nhà trường THCS hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.Giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng trong cách dạy, nhất là chưa có những tìm tòi vànghiên cứu sâu để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, có tính khái quát để tiến hànhđược các chuyên đề chuyên sâu về nội dung này Các bài dạy, chủ yếu là các bài dạy ôntập vẫn mang tính manh mún, ra đề và hướng dẫn làm theo từng đề bài cụ thể, chưamang tính định hướng xâu chuỗi, khái quát, bản chất về vấn đề, chưa giúp HS có được

Trang 4

nhiều em chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của kiểu bài này Các em vẫn tậptrung phần lớn thời gian và tâm huyết để nghiên cứu và học tập kiểu bài nghị luận vănhọc - một nội đung chiếm thời lượng lớn trong chương trình HS vẫn chưa phát huy tối

đa khả năng tự tư duy, tự lập luận trước một vấn đề, một hiện tượng xảy ra trong đờisống xã hội mà thường quen với kiểu tư duy nói lại, nhắc lại và sao chép lại những gìngười khác đã nói Một bộ phận HS chỉ chăm chắm vào các bài học trên lớp, tìm hiểunhững kiến thức hạn hẹp trong sách giáo khoa mà quên mất trường học lớn nhất chính

là cuộc đời rộng lớn, vô tận, thăm thẳm bên ngoài Vì thế, các em thiếu hẳn những nhậnthức xã hội cần thiết, không kịp thời nắm bắt được thông tin, thờ ơ, bàng quan với hơithở nóng hổi của hiện thực xã hội Điều đó khiến các em gặp không ít trở ngại và khókhăn khi giải quyết các đề văn nghị luận xã hội

Chính vì thế, qua thực tiễn khảo sát trong việc chấm chữa các bài kiểm tra đề vănnghị luận xã hội ở cấp THCS, chúng tôi nhận thấy nhiều em còn hết sức bỡ ngỡ, chưanắm bắt được vấn đề, hoàn toàn lúng túng khi xử lí thông tin và trao đổi bàn bạc dochưa có phương pháp làm bài tốt Bởi vậy, tính thuyết phục của một bài văn nghị luậnhoàn toàn chưa đáp ứng được

2.2 Nguyên nhân của hiện trạng đó

2.2.1 Nguyên nhân khách quan

2.2.1.1 Về chương trình Ngữ văn THCS hiện nay

Ở chương trình lớp 7, mặc dù trong phần văn lập luận giải thích, lập luận chứng minh,SGK cũng đã định hướng, hướng dẫn kĩ năng, phương pháp làm bài văn nghị luậnnhưng vẫn chưa rõ nét ở kiểu bài nghị luận xã hội, chủ yếu tập trung ở một số đề bàiphân bố ở các tiết kiểm tra Chương trình lớp 8 dành phần nhiều dung lượng cho kiểubài văn thuyết minh, nghị luận văn học Có một số đề văn mở nhưng vẫn chưa giới thiệu

có hệ thống về văn nghị luận xã hội Đến lớp 9, chương trình SGK đã có một số tiết ởhọc kì II đề cấp đến nội dung này như:

- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

- Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

- Cách làm bài văn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Trang 5

Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy, xét về mức độ quan trọng và yêu cầu hiện nay,dung lượng đó là quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu trang bị kiến thức và phương phápgiảng dạy cho giáo viên cũng như chưa định hình được trong HS khái niệm đầy đủ vềvăn nghị luận xã hội.

2.2.1.2 Đối với phụ huynh, học sinh

- Một trong những trở ngại lớn nhất đối với giáo viên dạy văn là vẫn còn một bộ phậnlớn phụ huynh, học sinh xem nhẹ vai trò của môn văn, thả rơi không học hoặc học cũngchỉ để nhất thời phục vụ thi cử Chính vì vậy, rất khó khăn cho người dạy trong việchướng dẫn, định hướng, gợi mở cho HS, đặc biệt là đến với kiểu bài đòi hỏi nhiều sựđầu tự, tìm tòi, sự say mê, nhiệt huyết trong việc bộc lộ quan điểm, thái độ, bản lĩnh củangười viết như kiểu bài văn nghị luận xã hội

- Một bộ phận lớn HS như đã nói ở trên là học theo hình thức "bác học", trang bị đầy đủkiến thức lý thuyết mà thiếu kĩ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn Nhiều em hoàntoàn thờ ơ trước những thông tin thời sự nóng hổi, những vấn đề cấp bách đang được cả

xã hội quan tâm Nhiều em sống khép kín, thiếu sự tương tác, giao cảm với bạn bè, vớinhững người xung quanh, với những cảnh ngộ, những thân phận nhiều khi vô tình bắtgặp Hiện tượng vô cảm đó của một bộ phận HS cũng là một trong những nguyên nhânquan trọng khiến giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy, nhất là dạy vănnghị luận xã hội

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan

- Một bộ phận giáo viên chưa dành cho nội dung dạy học này một sự quan tâm đúngmức, chưa đầu tư thời gian, tâm huyết, trí tuệ để tìm tòi, nghiên cứu, từ đó tự địnhhướng cho mình một phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả Hầu hết giáo viên chỉdừng lại ở mức dạy các tiết học được phân phối trong khung chương trình, chưa đầu tưđược thành một hệ thống tri thức mạch lạc, khoa học, dễ hiểu và dễ vận dụng Từ đódẫn đến hiện tượng học sinh chán nản, lảng tránh, thậm chí là sợ hãi khi đối mặt với một

đề văn nghị luận xã hội

- Một số giáo viên vẫn chưa dành nhiều thời gian để cập nhật các thông tin thời sự,chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước cũng như trên thế giới Do đó, các bài giảngnghị luận xã hội vẫn còn khô khan, thiếu sức sống, thiếu sức hấp dẫn đối với HS, chưa

Trang 6

kích thích và phát huy được niềm say mê cũng như ý thức của học sinh - của một cái tôitrên con đường trưởng thành trước những vấn đề quan trọng của xã hội, của con người.Nếu không ý thức tốt về vấn đề này, một số giáo viên dễ bị rơi vào hiện tượng tụt hậu,thiếu thuyết phục đối với những em học sinh ham tìm hiểu và có kiến thức xã hội chắcchắn, phong phú, sâu rộng.

2.3 Giải pháp khắc phục

2.3.1 Đối với chương trình SGK

- Cần bổ sung hệ thống tri thức đủ, cần thiết, cân đối với các nội dung khác về kiểu bàivăn này để giúp GV và HS có điều kiện tốt hơn trong dạy và học

- Cần đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến các tiết học rèn luyện kĩ năng, phương pháp làmbài văn nghị luận, trong đó có nghị luận xã hội

2.3.2 Đối với phụ huynh, học sinh

- Cần nhận thức đúng đắn về vai trò của bộ môn văn trong hành trình sống và hoànthiện nhân cách con người

- Cần dành sự quan tâm, thời gian nghiên cứu học tập đối với bộ môn một cách phùhợp, tránh những nhận thức lệch lạc, phiến diện

- Cần tăng cường mở rộng hiểu biết xã hội, quan tâm nhiều hơn đến đời sống của quêhương, đất nước, tỏ thái độ, cảm xúc khi chứng kiến những hiện tượng cảm động, đángkhích lệ hay đáng lên án, cần chia sẻ hay quyết tâm loại bỏ Tăng cường cập nhậtthông tin mọi lúc, mọi nơi, luôn có ý thức bộc lộ thái độ, chia sẻ quan điểm hay khẳngđịnh chính kiến của mình về một vấn đề, một hiện tượng nào đó xảy ra quanh cuộc sốngcủa mình

2.3.3 Đối với giáo viên

- Cần nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc giảng dạy kiểu bài văn nghị luận

xã hội cho học sinh trong chương trình Ngữ văn cấp trung học Đây là một trong nhữngnội dung hết sức quan trọng để bồi dưỡng tri thức, cảm xúc, thái độ cho học sinh về conngười và cuộc sống

- Cần tăng cường thu thập thông tin, tư liệu các nguồn để tham khảo và vận dụng về vấn

đề giảng dạy kiểu bài này

Trang 7

- Thường xuyên có ý thức trau dồi hiểu biết về các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hộiđang diễn ra từng ngày từng giờ, luôn cập nhật kịp thời các thông tin cũng như tăngcường tìm hiểu về tâm lí, cảm xúc của lứa tuổi đang giáo dục để từ đó dễ dàng tiếp cận

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

3.1 Định hướng nội dung giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội

3.1.1 Thế nào là văn nghị luận?

Trước hết, khi dạy kiểu bài này, giáo viên cần có thao tác hệ thống hóa kiến thức

về phương thức biểu đạt nghị luận và kiểu bài văn nghị luận học sinh vốn đã được làmquen từ lớp 7

3.1.1.1.Nghị luận là gì?

- Nghị luận là một phương thức biểu đạt quan trọng, quen thuộc và có ý nghĩa rất lớntrong đời sống con người

- Nghị luận là bàn bạc, trao đổi, trình bày quan điểm, ý kiến của người viết về một vấn

đề nào đó trong văn học cũng như trong đời sống

3.1.1.2 Văn nghị luận là gì?

Văn nghị luận là dạng bài văn người viết bàn bạc, trao đổi ý kiến, trình bày quan điểm,suy nghĩ, thái độ của mình về một vấn đề, một hiện tượng nào đó nhằm thuyết phụcngười đọc, người nghe chấp nhận, đồng tình với quan điểm của mình

3.1.1.3 Các kiểu bài văn nghị luận

3.1.1.3.1 Nghị luận văn học

Là kiểu bài văn người viết trình bày những hiểu biết, cảm nhận, suy nghĩ, tháiđộ của mình về một vấn đề văn học:

Trang 8

- Nghị luận về một tác giả văn học

- Nghị luận về tác phẩm văn học

- Nghị luận về một vấn đề văn học

3.1.1.3.2 Nghị luận xã hội

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Là nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của conngười Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tưtưởng, đạo lí bằng cách giải thích, so sánh, chứng minh, đối chiếu, phân tích để chỉ rachỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của ngườiviết

- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chêhay có vấn đề đáng suy nghĩ

3.2 Thế nào là nghị luận xã hội?

Ở đây, chúng ta có thể hiểu nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí và một sựviệc hiện tượng đời sống được gọi chung là nghị luận xã hội

Khi giảng dạy nội dung này, giáo viên cần định hướng cho học sinh nhận thứcđược các sự việc, hiện tượng xã hội, các vấn đề tư tưởng, tình cảm, đạo lí được bàn bạcthường là những vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa thiết thực, nóng hổi, cấp bách, cóảnh hưởng và tác động rất lớn đến đời sống con người

Ví dụ: Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2, tr22 (NXB GD, 2009) giới thiệu một số đề văn:

Đề 1 Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi Em hãy nêumột số tấm gương đó và trình bày suy nghĩ của mình

Đề 3 Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn Nhiều bạn mải chơi mà sao nhãng họtập và còn phạm những sai lầm khác Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó

3.2.1 Đặc điểm của kiểu bài văn nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội mang những đặc điểm chung của văn nghị luận, đó là tính chặtchẽ của lập luận, hệ thống luận điểm, luận cứ được xác lập rõ ràng, mạch lạc, tínhthuyết phục cao Tuy nhiên, bên cạnh đó, nghị luận xã hội có những đặc điểm đángchú ý khác mà giáo viên cần phân tích, hướng dẫn để học sinh nắm vững

Trang 9

3.2.2 Nội dung nghị luận

Nội dung của kiểu bài nghị luận này hướng đến các sự việc, hiện tượng có vấn đềtrong đời sống xã hội Bài văn không hướng đến các những vấn đề mang tính lý thuyết,

lý luận hay những giá trị văn chương mà đối tượng trực tiếp chính là đời sống bộn bề,phong phú, đa chiều Chính vì vậy, hơi thở của cuộc sống, của hiện thực luôn ắp đầytrong bài văn

3.2.3 Phương pháp nghị luận

Đối với kiểu bài này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháplàm bài phù hợp Cần nhận thức rõ vấn đề cần nghị luận cụ thể là gì, phân tích mặtđúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ của ngườiviết Mỗi một dạng đề phải tương ứng lựa chọn những cách giải quyết riêng, tránh làmbài chung chung, tư duy không mạch lạc, luận điểm xác lập trừu tượng, không rõ ràng.Trong phạm vị của tư liệu này, chúng tôi đề cập đến một số dạng đề và cách giải quyết

để các đồng chí cùng tham khảo (mục 3.3)

3.2.4 Quan điểm, thái độ của người viết

Có thể nói, nghị luận xã hội là kiểu bài ghi đậm dấu ấn cá nhân của người viếtnhiều nhất Đối với các vấn đề được bàn bạc, người viết có quyền bộc lộ một cách thẳngthắn suy nghĩ, nhận thức của mình về vấn đề đó Người viết có thể trình bày và đưa ralập luận để bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời phê phán, không đồng tình, phản bácnhững ý kiến đi ngược lại với tư duy và nhận thức của bản thân Không gian của bài vănnghị luận xã hội là một không gian rất mở, rất thoáng để người viết tự do bày tỏ chínhkiến, suy nghĩ, cảm xúc của mình Người viết luôn có cảm giác nhập cuộc, có tráchnhiệm hơn trước cộng đồng và xã hội; luôn khao khát thể hiện cảm xúc, chia sẻ tìnhcảm từ những vấn đề đặt ra

3.2.5 Các thao tác lập luận quen thuộc trong bài văn nghị luận xã hội

Trang 10

- Bác bỏ

Bên cạnh đó, người viết cũng có thể linh hoạt vận dụng kết hợp thêm các phươngthức biểu đạt khác như tự sự (kể một câu chuyện nhỏ, một mẩu truyện ngắn, súc tíchnhưng nhiều ý nghĩa), miêu tả, biểu cảm để bài văn hấp dẫn hơn Các thao tác trênđược sử dụng hoàn toàn theo chủ ý của người viết, không nhất thiết phải quá khuôn mẫu

và cứng nhắc, miễn sao đi được đến đích của bài văn

3.2.6 Yêu cầu về hình thức: Cũng như các bài văn khác, bố cục bài nghị luận xã hội

phải có đầy đủ 3 phần, triển khai một cách mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xácthực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh động, hấp dẫn

3.3 Hướng dẫn cách làm một số dạng đề văn nghị luận xã hội

Trước hết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhận thức đúng về bản chất,yêu cầu của đề ra, xem đề này thuộc dạng cụ thể nào để từ đó xác định phương pháplàm bài tốt Mỗi dạng đề có một cách làm bài khác nhau Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu

và định hướng cách dạy phương pháp làm bài cho HS qua một số dạng đề cụ thể

Dạng 1 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng có tính tiêu cực trong đời sống xã hội

Ví dụ:

Đề 1 Bạo lực học đường và suy nghĩ, nhận thức của em

Đề 2 Vấn nạn ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay

Đề 3 Tai nạn giao thông và trách nhiệm của cộng đồng, của toàn xã hội, của thế hệtrẻ…

Đề 4 Bàn về vấn đề tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

Đề 5 Bệnh vô cảm trong xã hội hiện đại

Đối với dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng có tính tiêu cực, học sinh nên xáclập hệ thống luận điểm như sau:

1 Giải thích vấn đề

Với luận điểm đầu tiên này, học sinh nên giải thích về hiện tượng, vấn đề mìnhđang nghị luận Thao tác này giúp vấn đề trở nên sáng rõ và người viết ngay từ đầucũng đã thể hiện được mức độ nắm bắt sự việc của bản thân HS cần xác định đượctrọng tâm của đề ra để từ đó hiểu cần phải giải thích những khái niệm, những ngôn từ gì

mà đề bài đang đặt ra Ví dụ, ở đề 4, HS nhất thiết phải giải thích bệnh thành tích trong

Trang 11

giáo dục có nghĩa là gì để giúp vấn đề rõ ràng, từ đó mạch lạc dẫn đến các luận điểm

sau Hay ở đề 5, người viết cần giải thích rõ vô cảm là căn bệnh trầm kha của con người

trong xã hội hiện đại, đặc biệt là giới trẻ Đó là sự trơ cạn tình người, sự kiệt quệ củacảm xúc, sự thờ ơ, lạnh lùng, bàng quan, thậm chí tới mức tàn nhẫn trước thân phận củanhững người xung quanh, trước một hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội Luận điểmnày nên trình bày ngắn gọn, sáng rõ

2 Thực trạng

Có thể hiểu luận điểm này giải quyết biểu hiện của vấn đề đó như thế nào Vì ởdạng đề này, chúng ta đang bàn đến các sự, việc, hiện tượng tiêu cực nên dùng từ "thựctrạng" là hợp lí Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng một số cách diễn đạt khác như hiệntrạng, vấn nạn Luận điểm này người viết nên triển khai bàn về thực trạng của vấn đê từkhông gian rộng đến hẹp, từ xa đến gần Chẳng hạn ở đề 3, học sinh cần khảo sát thựctrạng của vấn nạn tham gia giao thông hiện nay khái quát trên phạm vi cả nước và ở địaphương nơi mình đang sinh sống Với căn bệnh vô cảm được đề cập đến ở đề 5, cầnphân tích biểu hiện của nó ở nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi, tầng lớp khác nhau, sau đótập trung nhấn mạnh hơn đến giới trẻ và lối sống, nhận thức, suy nghĩ của một bộ phậnthanh niên trong đời sống hiện đại ngày nay

3 Hậu quả

Phân tích hậu quả của hiện tượng từ nhiều khía cạnh

- Hậu quả, tổn thất về mặt vật chất

- Hậu quả, tổn thất về mặt tinh thần, tình cảm

- Ảnh hưởng đến hành trình hoàn thiện nhân cách, quá trình sống và sự tích lũy nhữnggiá trị

- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, đến những giá trị truyền thống của dân tộc Tùy thuộc vào từng đề bài cụ thể, người viết lựa chọn và phân tích hậu quả của vấn đềmột cách rõ nét, thuyết phục

4 Nguyên nhân

Trang 12

Đây là một trong những luận điểm quan trọng để người viết trình bày và bộc lộđược chính kiến, quan điểm, đánh giá của mình về vấn đề đang bàn luận Phân tíchđược nguyên nhân chính là có được chiếc chìa khóa để tìm ra các giải pháp hữu hiệunhằm ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực đó Thông thường, chúng ta phân tích

2 loại nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan

Là những tác động, những ảnh hưởng bên ngoài khiến vấn đề đó nảy sinh trong mộtthời gian và không gian cụ thể Ví dụ, nguyên nhân khách quan khiến tai nạn giao thôngngày càng có dấu hiệu gia tăng ở nước ta, mỗi năm cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng:

cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội đất nước;các chế tài, các bộ luật chưa chặt chẽ, cách xử phạt vi phạm chưa nghiêm minh

- Nguyên nhân chủ quan

Là những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân của người trong cuộc, do nhậnthức, ý thức về vấn đề chưa thấu đáo, chưa đúng đắn Tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu

do sự kém hiểu biết của người tham gia giao thông, không tôn trọng luật lệ, uống rượubia khi lái xe

5 Giải pháp

Người viết cần đưa ra quan điểm của mình, đề xuất các giải pháp để khắc phụcthực trạng đó, giảm thiểu, hạn chế những hậu quả Chẳng hạn về tình trạng tham giagiao thông và sự gia tăng của các vụ tai nạn hiện hay, nhà nước, các cấp các ngành, các

cơ quan đơn vị, các địa phương và bản thân người tham gia giao thông đều phải nhậpcuộc quyết liệt mới có thể thay đổi được tình hình Ý này nên khuyến khích những suynghĩ, những đề xuất sáng tạo, mới mẻ của HS

6 Bài học nhận thức và hành động

Ở luận điểm này, giáo viên hướng dẫn và khuyến khích HS bộc lộ những suynghĩ, ý kiến, quan điểm của bản thân một cách thẳng thắn, tích cực, thể hiện được cáchnhìn, thái độ, trách nhiệm của thế hệ trẻ trước những vấn đề đời sống

Về cách sắp xếp luận điểm, HS có thể linh hoạt tùy vào từng vấn đề cụ thể mình đang

bàn luận Trong một số trường hợp, có thể đặt luận điểm nguyên nhân trước hậu quả,

Trang 13

nhưng trên thực tế có nhiều đề bài cần đặt luận điểm hậu quả ngay sau thực trạng để tăng sức phản ánh, sau đó bàn về nguyên nhân để tìm ra giải pháp cụ thể.

Dạng 2 Nghị luận về một vấn đê tư tưởng, tình cảm, đạo lí

Ví dụ:

Đề 1 Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta

Đề 2 Lí tưởng sống của thanh niên

Đề 3 Lòng vị tha

Đề 4 Bài học về cho - nhận trong cuộc sống

Đề 5 Niềm tin trong hành trình sống của con người

Bên cạnh đó, GV cũng cần lưu ý đến những đề bài bàn về những hiện tượng có

ý nghĩa tích cực trong đời sống xã hội (Ví dụ: Bài học sau một chuyến đến thăm làng

trẻ SOS; Giới trẻ và những hành động thiện nguyện vì cộng đồng ) Sở dĩ chúng tôi đưa

kiểu đề bài này vào dạng 2 là để HS phân biệt được với các đề bài bàn về những vấn đềtiêu cực ở dạng 1, từ đó nắm chắc phương pháp và kĩ năng làm bài Bên cạnh đó, cáchlàm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, tình cảm, đạo lí và bài văn về những hiệntượng tích cực là cơ bản giống nhau trong cách thiết lập và triển khai các luận điểm

Đối với dạng đề này, có thể cho sẵn một câu chuyện chứa đựng những ý nghĩasâu sắc về một chủ đề nào đó và yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ, cảm nhận, đánhgiá của bản thân Loại đề bài này có tính gợi mở cao đồng thời vẫn có tính định hướng

cụ thể để học sinh có điều kiện tập trung bàn bạc một vấn đề cụ thể

Ví dụ:

Đề 6 Suy nghĩ của em về câu chuyện Người ăn xin (SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr22)

Hoặc giáo viên có thể ra đề từ một ý kiến, nhận định, một câu tục ngữ, thành ngữ, cadao, một câu danh ngôn

Ví dụ:

Đề 7 Viết bài văn nghị luận bàn về câu nói của nhà văn Nga Pautopxki: "Dùngười ta có nói với bạn điều gì đi chăng nữa, hãy tin rằng cuộc sống là một điều kìdiệu"

Kiểu đề 6 và 7 thường dành cho đối tượng HS khá, giỏi; vấn đề nghị luận trongcác đề bài này thường ẩn đi, đòi hỏi HS phải tự giải mã và xác định được đó là vấn đề

Trang 14

gì, thông điệp mà câu chuyện, câu danh ngôn ấy chuyển tải đến người đọc là như thếnào Các đề bài đó cũng có thể được diễn đạt hiển ngôn và định hướng phạm vi nghịluận gọn, rõ hoặc hẹp hơn dành cho đối tượng HS đại trà Chẳng hạn đề 6 trình bày lạinhư đề 4, đề 7 trình bày lại như đề 5.

Tùy từng đề bài cụ thể, HS lựa chọn những cách triển khai phù hợp Giáo viên cóthể định hướng cho học sinh cách xác lập luận điểm như sau:

HS cần giải thích được nội dung, ý nghĩa, vấn đề được đề cập đến ở đây là gì để từ đógiải quyết chính xác các yêu cầu tiếp theo

2 Biểu hiện như thế nào?

Đây là nội dung quan trọng trong bài văn Người viết cần bàn luận được về những biểuhiện phong phú, đa dạng của vấn đề đó trong cuộc sống Chẳng hạn, ở đề 1, biểu hiệncủa truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta, nhân dân ta qua bao đời nay có thểhiểu đó là thái độ trân trọng, tôn kính đối với thầy cô giáo; là tình cảm tri ân, uống nướcnhớ nguồn; là cách đáp lại công ơn của thầy cô bằng chính sự nỗ lực, quyết tâm của bảnthân học trò trong hành trình sống, học tập, hành trình hoàn thiện nhân cách của bảnthân… Hay ở đề 4, cần định hướng cho học sinh hiểu sâu sắc vấn đề không phải ta đangcho và nhận cái gì mà quan trọng là cho và nhận như thế nào…

3 Có ý nghĩa gì?

Ý này học sinh cần bàn luận về ý nghĩa của vấn đề đó đối với đời sống con người đồngthời bộc lộ thái độ, suy nghĩ của mình Lòng vị tha hướng con người đến những giá trịcao đẹp trong cuộc sống, bồi đắp cho tâm hồn con người thêm giàu có, phong phú, biết

Trang 15

rung động trước cái thiện, cái đẹp, biết mở rộng lòng mình để đón nhận và sẻ chia vớimọi âm vang của cuộc đời Biết yêu thương, biết hy sinh, biết tha thứ, biết vì ngườikhác…suy cho cùng cũng là vì chính mình, bởi đó là cách để ta chạm tới những chângiá trị của cuộc sống, giúp ta tự hoàn thiện mình và trưởng thành hơn…

4 Mặt trái của vấn đề

Người viết cần đặt ra, bàn luận về những biểu hiện, những hành vi, suy nghĩ, thái độtiêu cực, đối lập với những vấn đề đang nghị luận Ở đề 3, sau khi đã triển khai các luậnđiểm trên, cần phê phán một bộ phận sống không có lí tưởng, sống gấp, sống vội, chạyđua theo những đam mê, sở thích tầm thường, bỏ quên những ước mơ, khát vọng vươntới những giá trị đích thực, cao đẹp trong cuộc sống Người viết nên lấy dẫn chứng từnhững con người, hiện tượng chân thực xung quanh mình để bàn luận một cách thuyếtphục hoặc cũng có thể khai thác dẫn chứng từ những danh nhân, những con người nổitiếng trên nhiều phương diện của đời sống, các nhân vật văn học HS cũng có thể đặt racác câu hỏi phản biện như "nếu không như vậy thì sẽ ra sao" để bàn luận Trong một sốtrường hợp, HS nên mở rộng vấn đề, phân biệt với những hành vi, lối sống có nét tươngđồng với vấn đề đang bàn luận Ví dụ, tự tin khác với tự kiêu, phân biệt lòng dũng cảmvới sự liều lĩnh, khát vọng với tham vọng

Đề 1 Game online và giới trẻ ngày nay

Đề 2 Hiện tượng sùng bái thần tượng ở giới trẻ

Đề 3 Suy nghĩ của em về Internet và cuộc sống của con người

Với dạng đề này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách giải quyết vấn đề phù hợp, đánhgiá được mặt tích cực cũng như mặt trái của hiện tượng Có thể triển khai ý theo trình tựsau:

Trang 16

1 Giải thích vấn đề

Cũng như các dạng đề đã nói ở trên, HS đưa ra cách hiểu, lí giải về các hiện tượng đó

Ví dụ, game online là một phát minh của con người gắn với sự ra đời của những thiết bịcông nghệ cao, sự xuất hiện của mạng internet Đó là những trò chơi trực tuyến phục vụcho nhu cầu giải trí của con người trong xã hội hiện đại Tuy nhiên, cũng cần lưu ý

HS, nên linh hoạt khi xử lí các đề ra cụ thể, tránh vận dụng máy móc, áp đặt bởi trongthực tế có những đề bài không cần phải triển khai ý này mà lồng ghép, xen kẽ trong quátrình bàn luận

2 Mặt tích cực của hiện tượng

Người viết cần có cách nhìn khách quan, bám sát hiện thực để bàn bạc thấu đáo về vấn

đề Khi nói đến vấn đề về Internet chẳng hạn, có thể khẳng định đó là một trong nhữngphát minh vĩ đại của nhân loại ở thế kỉ XX Những đặc tính ưu việt của nó là không thểphủ nhận

3 Mặt tiêu cực của hiện tượng

Bên cạnh mặt tích cực, ưu việt của hiện tượng đó, cũng cần thấy được mặt trái của vấn

đề Ví dụ, game online vốn là sản phẩm của trí tuệ con người, nhằm để phục vụ cho nhucầu giải trí của con người Nhưng một bộ phận người thiếu nhận thức, thiếu bản lĩnh,thiếu hiểu biết, đã biến những trò chơi vốn lành mạnh thành một thú tiêu khiển vô cùngnguy hiểm, tiêu tốn thời gian, sức khỏe, ảnh hưởng đến trí lực của người chơi; thậm chícòn đẩy nhiều thanh thiếu niên vào con đường nghiện ngập, sa ngã

4 Giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực

Từ góc nhìn của thế hệ trẻ, học sinh cần mạnh dạn đề xuất những giải pháp hữu hiệu,hợp lí để giải quyết vấn đề Các giải pháp bắt nguồn từ các cơ quan chức năng, các cấpcác ngành có liên quan, và đặc biệt, từ ý thức, nhận thức, hành vi của từng cá nhân.Đồng thời, HS liên hệ bản thân để chia sẻ, bộc lộ ý kiến về vấn đề một cách sâu sắc Đócũng chính là bài học nhận thức và hành động của người viết

Với các dạng đề cụ thể như đã trình bày ở trên, giáo viên nên hướng dẫn HS cócách tư duy linh hoạt, không nên quá máy móc, cứng nhắc trong tiến trình làm bài,trong cách sắp xếp luận điểm, tạo lập đoạn văn nhưng vẫn cần chú trọng đến tính khoahọc, tính logic của lập luận Vấn đề dẫn chứng trong bài văn nghị luận hết sức quan

Trang 17

trọng HS nên chọn lọc, lựa chọn một cách phù hợp từ nhiều nguồn: từ tài liệu, sách vở,các phương tiện truyền thông, từ hiện thực cuốc sống phong phú xung quanh mình, từcác tác phẩm văn học đã được học và đọc Dẫn chứng đưa vào bài văn phải tinh, sâusắc, giàu ý nghĩa, phục vụ triệt để cho các luận điểm được triển khai Phần liện hệ bảnthân, bài học nhận thức và hành động, giáo viên cần định hướng cho HS hướng đến mộtlối viết chân thành, tự nhiên, trong sáng, cảm xúc phải phù hợp với độ tuổi, tránh lêngân, sáo rỗng, giả tạo Dù viết về vấn đề gì, điều cuối cùng HS nhận thức được và đúcrút được là thái độ sống tích cực, biết ước mơ, khát vọng, vươn tới những giá trị cao đẹptrong cuộc sống

Trên đây là một số gợi ý của chúng tôi nhằm định hướng cho giáo viên dạy bộmôn Ngữ văn cách giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội như thế nào cho sát thực, dễhiểu, dễ vận dụng Trong khuôn khổ của tài liệu, chúng tôi chỉ trình bày phác thảo vềcách xác lập hệ thống ý cho một số dạng bài cụ thể Các phần mở bài, kết bài trong bốcục của bài văn, giáo viên tự hướng dẫn HS Lưu ý, kiểu bài văn này thường được giớihạn trong một dung lượng ngôn ngữ nhất định, nên HS phải rất chú ý đến vấn đề thờigian, viết chặt chẽ, cô đọng, tránh lan man; phần mở bài tập trung giới thiệu thẳng vàovấn đề, kết bài viết gọn, khẳng định lại quan điểm, tư tưởng của mình về chủ đề của bàiviết Giáo viên cũng cần lưu ý lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách truyền đạt phùhợp với từng đối tượng HS cụ thể

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP

TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS.

Vũ Xuân Lạng - Chuyên viên phòng GDĐT Kỳ Anh

I Tổng quan về cấu trúc chương trình

Trong toàn bộ chương trình giảng dạy của tất cả các bậc học từ bậc Tiểu học đến

đại học thì ôn tập (review) là một phần tất yếu của chương trình Tuy chiếm một phần

không đáng kể so với toàn bộ cấu trúc của chương trình giảng dạy và học tập nhưngnhững tiết ôn tập lại có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình học tập của họcsinh

Ôn tập (review) theo nghĩa phổ thông được hiểu là: Học lại để nhớ và để nắm

chắc kiến thức Hoặc: Hệ thống lại kiến thức đã dạy để học sinh nắm chắc chương trình

đã học Như vậy, trong chương trình giảng dạy dù ở bậc học nào thì cũng có tiết ôn tập

Trang 18

Nhìn lại tài liệu phân phối chương trình môn Ngữ văn áp dụng cho cấp THCS bắt đầu từnăm học 2007-2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng ta thấy tổng số tiết bộ môn Ngữvăn là 595 tiết, trong đó các khối lớp 6,7,8 mỗi tuần là 4 tiết x 35 tuần = 140 tiết, riênglớp 9: 5 tiết/tuần x 35 tuần = 175 tiết trong đó phân môn tiếng Việt chỉ có 30 tiết trongtổng số 595 tiết của toàn cấp học chiếm 0,05 %: phần Ôn tập tiếng Việt chỉ có vẻn vẹn

10 tiết chiếm tỉ lệ 0,017% trong tổng số tiết của phân phối chương trình cụ thể lớp 6 (3tiết); lớp 7 (2 tiết); lớp 8 (3 tiết); lớp 9: (2 tiết) Trong khung phân phối chương trình (bổsung phần giảm tải) của Sở GDĐT Hà Tĩnh thì tiết Ôn tập tiếng Việt đã được tăng thêm

cụ thể lớp 6:(4 tiết: 66,130,131,136); lớp 7: (4tiết: 68, 69, 123,129); lớp 8 (3 tiết:59,63,126); lớp 9: (3 tiết: 73, 137,138 ) tổng tất cả là: 14 tiết chiếm tỉ lệ: 0,024% không

kể các tiết luyện tập, tổng kết, kiểm tra Như vậy, nhìn tổng quan về toàn bộ của cấutrúc chương trình hiện nay của Bộ và của Sở GD-ĐT thì các tiết ôn tập phần tiếng Việtmới chỉ chiếm chưa đến 0,5 % Một tỉ lệ bất hợp lý và chưa tương xứng với tổng số tiếtcủa bộ môn Ngữ văn nói chung và của phân môn Tiếng Việt nói riêng Điều đó đã tácđộng tiêu cực đến kết quả học tập Ngữ văn của học sinh chúng ta hiện nay

Việc giảng dạy kiến thức mới là hết sức quan trọng nhưng nếu không có ôn tậpthì các kiến thức cũng sẽ không được củng cố một cách bền vững trong tư duy của họcsinh

II Thực trạng

Trong thực tế giảng dạy các tiết tiếng Việt vẫn thường được giáo viên lựa chọnkhi thao giảng hay dự giờ thanh tra nhưng nếu đúng giờ Ôn tập thì giáo viên chúng tathực sự băn khoăn lo lắng bởi giáo viên thường quan niệm các tiết ôn tập không riêng gìtiếng Việt mà tiết ôn tập của các phân môn khác và bộ môn khác cũng được xem là

“khó nhằn” không phải ở các đơn vị kiến thức mà chính là ở sự lựa chọn hệ thống

phương pháp giảng dạy hợp lý Chúng ta cần thống nhất với nhau rằng sẽ không có mộtphương pháp độc tôn hay duy nhất cho tất cả các bài ôn tập tiếng Việt mà người dạyphải căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức của từng tiết ôn tập để lựa chọn phươngpháp thích hợp, bài tập hợp lý Mặt khác, giờ ôn tập không phải là tiết học mà giáo viêntrình bày lại những kiến thức đã dạy một cách đơn điệu Muốn vậy thì người dạy phảithực sự sáng tạo và nghệ thuật để kết hợp với phương pháp khác nhằm đưa học sinh

Trang 19

(người học) vào vai trò chủ động Trong giờ ôn tập giáo viên cần kiểm tra lại kiến thức

cũ thông qua hệ thống các câu hỏi, bài tập để góp phần cũng cố kiến thức và kỹ năngcho học sinh Phần đông giáo viên do lúng túng chưa chọn được phương pháp thích hợpcho tiết dạy ôn tập tiếng Việt nên lệ thuộc vào Sách giáo viên thiếu sáng tạo và linh hoạttrong việc đa dạng hoá kiến thức và bài tập không đơn giản hoá đựoc kiến thức cơ bảntrong tài liệu sách giáo khoa mà đôi khi chính giáo viên chúng ta cũng vì do lúng túngphương pháp mà đã vô tình làm phức tạp thêm nội dung các kiến thức của SGK, khônghiểu ý đồ của người biên soạn dẫn tới không hình thành và không rèn luyện được kỹnăng làm bài tập cho học sinh Vì vậy cho nên học sinh khi vận dụng kiến thức để làmbài, nói và viết đều rất lúng túng dẫn tới kết quả học tập không như mong muốn Trongchương trình Ngữ văn THCS hiện nay, số lượng các tiết ôn tập tiếng Việt chiếm một tỷ

lệ rất nhỏ so với tổng số tiết của môn Ngữ văn nói chung và cũng vì vậy mà giáo viênchúng ta có quan niệm xem nhẹ các giờ ôn tập coi đó là những giờ làm bài tập có sẵntrong Sách giáo khoa Như vậy, giáo viên chưa thực hiện đúng chức năng đặc trưng của

ôn tập Tiếng Việt nói riêng cũng như các giờ ôn tập các phân môn khác nói chung

Từ thực tế đó nên trong khuôn khổ tài liệu này chúng tôi đề nghị một số phươngpháp và gợi ý nội dung cho các bài ôn tập tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THCShiện nay để các đồng nghiệp cùng tham khảo và định hướng nội dung ôn tập

III Định hướng chung

Ở môn Ngữ văn lớp 6 THCS tài liệu phân phối chương trình môn Ngữ văn ápdụng cho cấp THCS bắt đầu từ năm học 2007-2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ có

2 tiết Ôn tập tiếng Việt là tiết 66 của tuần 17 học kỳ I (cấu tạo từ, nghĩa của từ, phân

loại từ theo nguồn gốc, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ các loại dấu câu) các đơn vị kiếnthức này đều là những kiến thức cơ bản trọng tâm của các cấp học phổ thông mà khôngphải riêng chương trình THCS Vì vậy, trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinhhiểu thế nào là từ vựng? Từ vựng là vốn từ của một ngôn ngữ… thực tế nhiều giáo viênchưa hiểu khái niệm từ vựng nên trong giảng dạy có những nhầm lẫn không đáng cóhoặc có những ví dụ mà độ tin cậy và tính khoa học chưa chính xác, tiết 130, 131 tuần

33 của học kỳ 2, còn khung phân phối chương trình của Sở GDĐT Hà Tĩnh thì có 03tiết ôn tập tiếng Việt Về nội dung các tiết Ôn tập trong chương trình Ngữ văn 6 chủ yếu

Trang 20

là kiến thức về từ vựng, cụ thể là phần Tiếng Việt Ngữ văn 6 tập 1 tập trung vào các vấn

đề về từ vựng như: từ mượn, Nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, danh từ

và cụm danh từ, tính từ và cụm tính từ, động từ và cụm động từ, số từ, lượng từ, chỉtừ…Ở tập 2 ngoài tiết học phó từ tập trung chủ yếu vào các vấn đề về câu và các biệnpháp tu từ Cụ thể:

từ cũng như cách sử dụng đúng các loại dấu câu…Vì vậy, tiết Ôn tập tiếng Việt nàygiáo viên cần xác định đúng mục tiêu yêu cầu và chuẩn kiến thức cơ bản để chọn cácđơn vị kiến thức và bài tập để giảng dạy mà không nhất thiết phải dạy hết các kiến thứcnhư có trong SGK Giáo viên cần phải cụ thể hoá các sơ đồ 1…5 trong SGK bằng hệthống bài tập và đối với các tiết dạy ôn tập Tiếng Việt giáo viên có thể không kiểm trabài cũ mà lồng ghép hoạt động này thông qua hoạt động làm bài tập của học sinh để

Trang 21

củng cố các kiến thức kỹ năng…giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm bài tập pháthiện như sau:

Bài tập1: Hãy kể các từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy có ở ví dụ sau:

a Nắng cuả mùa thu là sắc lá vàng ngập lối ta đi, là những bông cúc nở xoè bên hiên nhà lặng lẽ Nắng mùa thu là mênh mang sắc vàng trái thị, của những cây rạ mẹ phơi Mùa đông nắng hiếm hoi ngậm ngùi, một chút nao nao nuối tiếc…Bất chợt một chiều đông vài giọt nắng rớt xuống bên hiên, cô bé ngơ ngác nhìn, đưa tay ra hứng…

(Lương Đình Khoa)

b.Buổi sáng sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ Gió bấc hun hút thổi Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà quấn lấy người đi đường…

Bài tập 2:

Hãy chia các từ đã cho sau đây thành 2 nhóm: nhóm từ ghép và nhóm từ láy

May mắn; kiến lửa; phập phồng; chông chênh; đinh ba; ba dọi; ăn chơi, cà tím; làng xóm; mời mọc; đường sá; mương máng; lặng lẽ; gần gũi; cột cờ; cá cờ; ngơ ngác, ngậm ngùi…

Lưu ý: Từ láy hay còn gọi là láy từ cũng chính là một trong những biện pháp tu từ từ

vựng Trong quá trình giảng giáo viên cần lưu ý để học sinh hiểu được nội dung củađơn vị kiến thức này…

Đối với sơ đồ 2 (trang 170) như sau:

Giáo viên cần chú ý củng cố lại khái niệm về nghĩa gốc và nghĩa chuyển để học sinhhiểu và vận dụng trong quá trình sử dụng từ thông qua hệ thống bài tập

Giáo viên có thể tham khảo các bài tập sau đây:

Bài tập 1:

chuyểnNghĩa của từ

Trang 22

Nghĩa cuả từ “vàng”trong những ví dụ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa

Từ “đầu”trong những ví dụ sau từ nào được dùng với nghĩa gốc từ nào được dùng

với nghĩa chuyển Hãy giải nghĩa từ trong từng ví dụ cụ thể:

a Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh…

(Tố Hữu)

b Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông…

c Ngang lưng thì thắt bao vàng

Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài…

(Ca dao)

Cũng trong nội dung tiết ôn tập này phần phân loại từ theo nguồn gốc là một trongnhững đơn vị kiến thức khó đối với học sinh đặc biệt là kiến thức có nguồn gốc từ tiếngHán hay từ Hán-Việt Trước hết cần phải giúp học sinh hiểu được khái niệm từ Hán -Việt:

Từ Hán-Việt là những từ có nguồn gốc Hán nhưng phát âm theo tiếng Việt Trongchương trình Ngữ văn THCS từ Hán -Việt đựơc bố trí ở lớp 7 với số lượng là 2 tiết như

Trang 23

vậy quả là quá ít so với yêu cầu thực tế cuộc sống hiện nay Đối với tiết ôn tập này,giáo viên nên xây dựng một hệ thống bài tập để minh hoạ cụ thể cho sơ đồ của SGK vàcuối cùng giáo viên nên sử dụng sơ đồ của SGK để củng cố và hệ thống hoá kiến thứccho học sinh như vậy thì tiết dạy ôn tập vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả Thường thì tiết ôntập tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THCS có khối lượng kiến thức khá lớn,chẳng hạn như tiết ôn tập này có tới 5 sơ đồ ôn tập kiến thức vì vậy trong thời gian 45phút giáo viên không thể hướng dẫn học sinh ôn tập và củng cố rèn luyện kiến thức nhưSGK đã trình bày mà giáo viên cần lựa chọn bài tập, đơn vị kiến thức để ôn tập cho họcsinh.

Tiết 130: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy)

Tiết ôn tập này đối với học sinh lớp 6 có một ý nghĩa quan trọng là củng cố lại cácđơn vị kiến thức về dấu câu cụ thể là dấu chấm và dấu phẩy để rèn luyện cho các em kỹnăng về sử dụng các loại dấu câu nói chung và dấu chấm, dấu phẩy nói riêng

Như chúng ta đã biết ngôn ngữ là hình thức giao tiếp rất quan trọng nó bổ sungnhững hạn chế của ngôn ngữ nói (cả về không gian và thời gian) Dấu câu là dấu hiệuhình thức của câu nó giúp người viết thể hiện được ý định của mình một cách chính xác,

rõ ràng và logíc khoa học kể cả các sắc thái tình cảm của cuộc sống con người…

Dấu câu được dùng để nhận biết hành phần này với thành phần kia Vì vậy, về nguyêntắc ngữ pháp chung có thể dùng các dấu câu theo vị trí ở sau mỗi câu, giữa các thànhphần câu so với nòng cốt C-V, hay thành phần tách xen…

Định hướng nội dung tiết dạy:

a Trước hết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững công dụng của dấu chấm Cụthể như sau:

1.Dấu chấm (.)

Thường được dùng để kết thúc câu tường thuật (hay trần thuật, câu kể)

Ví dụ:

a Giời chớm hè Cây cối um tùm Cả làng thơm Cây hoa lan nở trắng xoá

b Sớm Chúng tôi tụ hội ở góc sân Toàn chuyện trẻ em Râm ran

(Duy Khán)

Trang 24

Ngoài ra do mục đích tu từ, hay mục đích nhấn mạnh mà dấu chấm còn được dùng ởcuối câu đặc biệt Ví dụ:

Bài thơ anh, anh mới làm một nửa.

Còn một nửa cho mùa thu làm lấy

- Anh dắt em vào cõi Bác xưa,

Vườn xoài hoa trắng nắng đu đưa

(Tố Hữu)

- Học ăn, học nói, học gói, học mở (Tục ngữ)

- Dùng để tách ranh giới thành phần chuyển tiếp với nòng cốt C-V của câu chính

Ví dụ:

a Tóm lại, đó là một công việc khó đối với tôi

b Tuy vậy, tôi cũng buồn Buồn đến nỗi không ngủ được (Ma Văn Kháng)

Trang 25

- Dùng để tách bộ phận được nhấn mạnh với nòng cốt của câu.

Ví dụ:

Y đi may một bộ hàng tơ, ba mươi đồng, thật (Nam Cao)

Tiết 131: Ôn tập về dấu chấm hỏi (?) dấu chấm than (!)

Ở tiết ôn tập này giáo viên tiếp tục sử dụng hệ thống bài tập để củng cố và rèn luyện

kỹ năng sử dụng dấu chấm hỏi, và dấu chấm than một cách chính xác qua đó cũng nhằmgiúp học sinh nhận biết câu nghi vấn và câu cảm thán hay câu hỏi tu từ thông qua dấuhiệu hình thức

Nhưng trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu được công dụng của dấu chấm

hỏi (?) và dấu chấm than (!).

- Dấu chấm hỏi: (?)

Dấu chấm hỏi là loại dấu câu được dùng để kết thúc câu nghi vấn trực tiếp hoặc câu hỏi

tu từ

a Con có nhận ra con không ?

b Con đã nhận ra con chưa ?

(Bức tranh của em gái tôi- Ngữ văn 6- Tạ Duy Anh)

Lưu ý: Đối với loại câu nghi vấn gián tiếp thì không dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu Ví

dụ: Cô ấy không hiểu thế nào là phép lịch sự giao tiếp

- Dấu chấm hỏi còn được dùng để biểu thị sự thắc mắc, sự hoài nghi của người nói vềmột tình huống nhất định Trong những trường hợp này dấu chấm hỏi được sử dụng

không cần lời bình chú mà đôi khi còn thêm cả dấu chấm than (!)

Ví dụ:

- Đố cậu trên đầu tớ có tất cả bao nhiêu sợi tóc ?

- Một triệu, năm vạn, hai nghìn, bốn trăm hai mươi mốt sợi

- ??? !!!

Nếu không tin thì cậu thử đếm thử xem

- Dấu chấm hỏi có khi được dùng trong câu hỏi nhưng kì thực là lời đáp

Ví dụ:

a Em có phải là cô bé lọ lem không ?

b Sao anh lại tò mò như vậy ?

Trang 26

Bài tập 1:

Hãy dùng dấu chấm hỏi để điền vào dấu ngoặc đơn ( ) trong đoạn văn sau:

Cha mẹ các con không thiết tha lắm với việc thấy các con có học thức Cha mẹ thích cho các con làm việc đồng áng hoặc vào làm nhà máy sợi để kiếm thêm dăm xu ( ) Cả thầy cũng không có gì để trách mình ư ( ) Thầy đã chẳng sai các con tưới vườn thay vì học hành đó sao ( ) Và khi thầy muốn đi câu cá hương, thầy có ngại ngùng cho các con nghỉ học đâu ( )

(Buổi học cuối cùng - A Đôđe)

Bài tập 2:

Đoạn đối thoại sau đây có dấu chấm hỏi nào dùng chưa đúng không ? Vì sao?

- Bạn đã có lần nào đến thăm động Phong Nha chưa ?

- Cháu của ngoại giỏi lắm mà ! (Nguyễn Quang Sáng)

+ Dùng để biểu thị sự gọi đáp, hiệu triệu

Ví dụ:

- Im ! Khổ lắm ! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ (Kim Lân)

Trang 27

Bài tập 1:

Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp trong những ví dụ sau :

a Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta

b Chúng tôi mời các bạn đến thăm động Phong Nha quê tôi

c Thôi Ba đi nghe con

d Ba về Ba mua cho con một cây lược nghe ba

e Ôi tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này

c Thế thì hay quá ! Anh ta…ra sao ? (Lỗ Tấn)

d Ấy, sao lại khách tình thế ! Chẳng phải là trước kia, vẫn gọi nhau bằng anh em cơ

mà ? Cứ gọi là anh Tấn như trước kia thôi ! (Lỗ Tấn)

e Bác Thứ đâu rồi ? Bác Thứ làm gì đấy ? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ Đốt nhẵn !Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết…cải chính cái tinlàng Chợ Dầu theo Việt gian ấy mà Láo ! Láo hết ! Toàn là sai sự mục đích cả

(Kim Lân)

Bài tập 3

Điền dấu câu thích hợp vào văn bản sau:

…“Mẹ vị thiên thần của cuộc đời mỗi con người dù bao nhiêu tuổi ai cũng đã từng được

mẹ sinh ra

Mẹ cho vóc dáng mẹ cho tâm hồn mẹ là bóng mát trên đường dài đày nắng gió mẹdắt dìu vượt biển đầy giông tố dù quá khứ hiện tại hay tương lai cuộc đời của con vẫn làtấm lòng của mẹ

Ngọn nến lung linh soi sáng trong đêm dài tình mẹ ngời sáng giữa lòng nhân gian” Tiết 123, lớp 7 cũng giống như kiểu bài ôn tập như tiết 126 ở lớp 6, tài liệu SGK chỉđưa ra sơ đồ như sau:

Trang 28

1 Các kiểu câu đã học:

Với sơ đồ này thì nhiều giáo viên lúng túng không biết chọn nội dung kiến thức như thếnào để hướng dẫn cho học sinh ôn tập trong thời lượng 1 tiết 45phút Để bảo đảm chuấnkiến thức kỹ năng và thời gian giáo viên có thể tham khảo một số bài tập sau :

Bài tập 1:

Đọc lại đoạn văn bản sau và phân loại câu theo mục đích phát ngôn

Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra

sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói Đùng đùng, cai lệ giậtphắt cái dây thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !

- Tha này! Tha này!

Câu nghi vấn Câu trần

thuật

Câu cầukhiến

Câu cảmthán Câu bình thường Câu đặc biệt

Các kiểu câu đơn

Phân loại theo mục đích

Trang 29

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !

(Tắt đèn - Ngô Tất Tố, Ngữ văn 8, tập 1, trang 30)

và tiếng chấu chuộc nhảy tõm xuống nước…

(Sương Nguyệt Minh)

e Trời ngả chiều Ánh nắng trườn qua khóm lan, len vào tận bên trong cửa sổ, nằm vắtngang khung tranh Không gian bức tranh hoàn toàn vàng rười rượi Duy chỉ có suối tócđen tuyền của người đàn bà trong tranh, phần phật bay Cuồn cuộn bay Mãnh liệt Cô

Trang 30

ấy cũng là người cay đắng Thăng trầm Thân phận Với chị, cô ấy là người có tâm hồnđồng điệu tinh tế Cô ấy sẽ hiểu chị Cảm thông Chia sẻ.

(Nguyễn Bính Hồng Cầu)

g Gió Và tôi thấy đau, ướt ở má (Lê Minh Khuê)

Giáo viên lưu ý học sinh: Người ta cũng gọi câu đặc biệt là câu không xác định thànhphần

Phần này, giáo viên có thể không đưa ra sơ đồ trên như SGK mà sau khi hướng dẫnhọc sinh làm các bài tập thì hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ về các loại dấu câu theo bản

đồ tư duy hoặc vẽ lại sơ đồ như trên nhưng mục tiêu cuối cùng của tiết ôn tập là họcsinh hiểu tác dụng và biết sử dụng đúng các dấu câu đã học Sau đây là một số bài tập

Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến để trối trăng Ông cụ thều thào dặn con:

- Đừng uống trà…uống ruợu con nhé!

Các loại dấu câu

phẩy

Dấu chấmlửng

Dấu gạchngang

Trang 31

- Đừng đánh cờ… đánh bạc con nhé!

Anh con trai vốn là người có hiếu, luôn nghe lời bố Sau khi bố qua đời anh đã lao vào uống rượu, đánh bạc đến nỗi bán cả sản nghiệp do bố để lại.

Câu chuyện thứ 2:

Nhà văn nổi tiếng Đức Tê-o-do Phon-ta-nơ (1819-1898) hồi còn làm biên tập ở

Beclin có nhận được tập bản thảo gồm mấy bài thơ của một nhà thơ trẻ gửi tới, kèm bức thư trong đó tác giả viết: “Tôi không chú ý lắm đến các dấu câu, nhờ ông thêm vào

hộ cho” Phon-ta-nơ gửi trả lại ngay những bài thơ đó Trong bức thư trả lời tác giả, ông viết: “ Lần sau gửi bản thảo, xin ông chỉ ghi những dấu câu thôi, còn thơ thì tôi sẽ điền vào ”

(Theo Nụ cười bác học)

Bài tập 2

Trình bày tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau:

… “Nào là ga Tiên An - Ga Hà Thanh- ga Quảng Trị- ga Mĩ Chánh - ga Hiền Sĩ - ga Văn Xá-ga An Hoà - ga An Cựu - ga Hương Thuỷ-ga Phú Bài- ga Nong - ga Truồi - ga Cầu Hai - ga Nước Ngọt - ga Thừa Lưu - ga Lăng Cô - ga Liên Chiểu - ga Nam Ô - ga Tua Ran ”…

(Nhớ Huế - Nguyễn Tuân)

Gợi ý: Dấu gạch ngang ở đây được dùng thay cho dấu phẩy (vốn chỉ sự liệt kê bình thường) để nhấn mạnh, làm nổi bật những cái được liệt kê Trong dòng tưởng tượng cuả

tác giả như có một con tàu đang vượt băng giới tuyến để trở về với Huế, với Đà Nẵngthân thương Theo hành trình của con tàu từ Bắc vào Nam, các nhà ga cứ lần lượt nốinhịp chạy lướt qua trước nhà văn và biết bao nỗi nhớ niềm thương cũng trải dài như nốiliền một dải nước non…

Lớp 8

Tiết 59: Ôn luyện về dấu câu ( trang 150, SGK Ngữ văn 8, tập 1 )

Đây là tiết ôn luyện mà không phải là tiết ôn tập, vậy nên trọng tâm chuẩn kiến thức

và kỹ năng của kiểu bài này là vừa ôn tập kết hợp với rèn luyện kỹ năng sử dụng cácloại dấu câu thông qua hệ thống bài tập, trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên :

Ngày đăng: 18/06/2015, 19:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w