BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT – Ý THỨC TRONG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY

28 795 4
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT – Ý THỨC TRONG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM    Tiểu luận Triết học Đề tài: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT – Ý THỨC TRONG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY Giảng viên hướng dẫn: Thầy NGUYỄN NGỌC KHÁ Thầy NGUYỄN CHƯƠNG NHIẾP Học viên thực hiện: LÊ THỊ HẰNG NGA Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Văn Tp.HCM, tháng 1 năm 2011 Tiểu luận Triết học Lê Thị Hằng Nga MỤC LỤC 2 Tiểu luận Triết học Lê Thị Hằng Nga MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu thế của thời đại hiện nay là sự phát triển: phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học. Bước chuyển biến của thời đại “bùng bổ thông tin” đã tác động mạnh mẽ tới giáo dục. Nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới – giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giai đoạn chuyển mình từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và tri thức. Yếu tố quyết định cho sự thành công của sự nghiệp ấy là con người, vì vậy phải chăm lo phát triển nguồn lực con người. Nhà trường phải thay đổi nội dung và phương pháp giáo dục để chuẩn bị cho xã hội một lớp người lao động mới, có những năng lực và phẩm chất phù hợp với yêu cầu của đất nước trong thời kì mới. Bên cạnh đó, xu thế phát triển, đổi mới phương pháp giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới buộc Việt Nam cũng phải đổi mới. Xu thế ấy đã được UNESCO đề xướng với bốn trụ cột: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Ngữ văn là môn học đã được giảng dạy từ lâu ở trường phổ thông và có tác động mạnh trong việc hình thành nhân cách cho học sinh, cho nên không chỉ ở nước ta mà ở hầu hết các nước tiên tiến, vấn đề chất lượng dạy học Văn ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục xã hội. Với cải cách giáo dục, môn Văn đã đạt được những bước tiến đáng kể. Thế nhưng, một vấn đề đang còn khó khăn và cần tìm hướng giải quyết hiện nay, đó là vấn đề phương pháp dạy học Văn trong trường phổ thông. Báo Nhân Dân có hai bài nêu vấn đề phương pháp dạy học với những nhận xét khá quan trọng: “Có thể nói phương pháp là vấn đề gay gắt cốt lõi nhất của chất lượng”; “Yếu nhất của đội ngũ này (giáo viên) là phương pháp giảng dạy”. Như vậy đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Văn nói riêng đang là một vấn đề bức xúc của nhà trường chúng ta. Mặc dù phát biểu cách đây đã khá lâu, nhưng có thể lấy câu nói của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng sau đây làm tư tưởng chỉ đạo việc đổi mới dạy học Ngữ văn trong nhà 3 Tiểu luận Triết học Lê Thị Hằng Nga trường phổ thông: “Ngày nay, sự hiểu biết của con người luôn luôn đổi mới. Cho nên dù học được trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất hạn chế. Thế cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình…”. Người viết thật sự rất tâm đắc với điều này và tin rằng đó cũng là suy nghĩ chung của những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và phát triển của đất nước. Càng nhìn ra thế giới, chúng ta càng mong muốn xúc tiến gấp việc đổi mới phương pháp khoa học và giáo dục. Cũng như các môn học nói chung, Ngữ văn không tách khỏi sự tác động của điều kiện, môi trường hoạt động giáo dục trong mối quan hệ với hoàn cảnh, tình hình chính trị - xã hội chung của đất nước. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chế độ nào, nhà trường ấy”. Thêm vào đó, trong quá trình học tập Triết học, chúng tôi càng nhận thấy rõ ràng mối quan hệ này. Vì vậy người viết đã chọn đề tài: “Vận dụng mối quan hệ vật chất – ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay” để tiến hành nghiên cứu. Trong đề tài này, người viết đặc biệt tập trung nghiên cứu vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức và sự ảnh hưởng của nó đến việc đổi mới mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn. 2. Lịch sử vấn đề Ngay từ thời cổ đại, Socrat đã đưa ra một phương pháp dạy học hướng tới sự nâng đỡ học sinh trong quá trình tự mình đi tìm kiến thức, gọi là phương pháp “bà đỡ”. Nhưng chỉ đến thời hiện đại thì tính tích cực của phương pháp này mới phát triển mạnh. Thế kỉ XVII, Komenxki, nhà giáo dục nổi tiếng đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách… hãy tìm ra các phương pháp cho các giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. Tư tưởng này ngày càng được hoàn thiện và bổ sung bởi những đóng góp của các nhà sư phạm, các nhà giáo dục. Quan điểm dạy học đã có hệ thống và cơ sở cho nên trong thời gian qua, các nhà trường trên thế giới đều thực hiện việc đổi mới. Ở Pháp, người ta đã tiến hành cải cách giáo dục (1935), chuyển sang cách dạy định hướng và quan sát. Ở Nhật đã sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực để đào tạo con người hiện đại của họ. Ở Mỹ, nhà sư phạm nổi tiếng J. Deway đã đưa ra một phương 4 Tiểu luận Triết học Lê Thị Hằng Nga châm được xem là cách tân của khoa học sư phạm: “Học sinh là mặt trời xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”. Và ở nhà trường nước ta cũng đang tiếp cận xu hướng này, tuy vậy do mới vận dụng nên những chuyển biến về phương pháp chỉ là khởi đầu. Hơn 20 năm qua, gắn với những thành tựu chung của công cuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện trên đất nước ta, sự nghiệp giáo dục đào tạo đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, tạo nguồn động lực đưa nhà trường tiến kịp với yêu cầu của thời đại mới đặt ra. Sự chuyển biến của quá trình giáo dục – đào tạo đã làm thay đổi nhận thức về mục đích, nội dung và phương pháp dạy, đưa đến cuộc cách mạng thực sự về quan điểm giáo dục. Nguyên bộ trưởng Bộ Giáo dục Trần Hồng Quân đã từng nói: “Cuộc cách mạng về phương pháp đang diễn ra trên thế giới có phạm vi rất rộng bao gồm các phương pháp lựa chọn nội dung, các phương pháp dạy học, các phương pháp sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại… và chính cuộc cách mạng về phương pháp này sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới”. Trong bối cảnh đó, các môn học ở nhà trường đều có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp với bước phát triển mới của chiến lược giáo dục, góp phần hoàn thiên mô hình nhân cách học sinh, người chủ nhân tương lai của đất nước. Môn Văn, môn học giữ vị trí quan trọng trong nhà trường lại càng phải nhanh chóng bước vào đổi mới, khắc phục sự trì trệ, xơ cứng kéo dài. Nhìn vào tiến trình học Văn, qua việc phê phán, xóa bỏ những cách thức dạy học cũ – được gọi là phương pháp truyền thống – và thay thế bằng một số phương pháp dạy học Văn mới, tình hình dạy học Văn có sự chuyển biến, ý định về cuộc canh tân phương pháp dạy học được khởi xướng. Tuy nhiên, việc đề xuất phương pháp dạy học Văn đó vẫn chưa hội tụ đủ điều kiện để tạo ra những chuyển biến thực sự sâu rộng, vững chắc làm cho việc đổi mới phương pháp dạy học có khả năng hiện thực. Thực tế dạy học Văn ở trường THPT vẫn còn đặt ra nhiều đòi hỏi cấp thiết, bởi vì các phương pháp dạy học Văn được lựa chọn chưa khẳng định rõ ưu thế của nó như chủ định. Vì thế, người giáo viên Văn gặp lúng túng, dễ bị níu kéo trở lại mối mòn của phương pháp dạy học cũ. Từ đó, vấn đề mấu chốt của phương pháp dạy Văn mới là ở sự thuyết phục của những cơ sở lý luận khoa học và tính khả thi của 5 Tiểu luận Triết học Lê Thị Hằng Nga nó qua thực tế dạy học. Có như vậy phương pháp dạy học mới trở thành công cụ hiệu nghiệm giúp cho người dạy, người học vươn lên hoàn thành nhiệm vụ dạy học đặt ra. Việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học Văn đòi hỏi người giáo viên Văn phải bằng suy nghĩ mới, phải tìm ra những cách thức dạy học thích hợp, sáng tạo để làm cho việc cảm thụ tiếp nhận tác phẩm văn chương được tiến hành theo đúng đặc trưng, tính chất của môn học đặc thù. Bởi vậy việc thường xuyên quan tâm tìm tòi và lựa chọn những cách thức dạy học tích cực, hiệu quả cần được xem là mối quan tâm hàng đầu của người giáo viên trong hoạt động dạy học hiện nay. Muốn vậy, chúng ta phải tiến hành một cách xác lập toàn diện hệ thống cơ sở lý luận khoa học cũng như kiểm chứng qua thực tiễn dạy học để đề xuất phương pháp dạy học đạt kết quả tốt nhất. 3. Giới hạn đề tài Hiện nay các phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng xuất hiện khá nhiều và tập trung lại thành một hệ thống phương pháp giáo dục. Ở đây, người viết chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực tế khách quan và quy luật khách quan và việc vận dụng một số phương pháp dạy học nhất định dựa trên những điều kiện cụ thể (khảo sát thực tế tại một trường THPT ở Q 6, Tp.HCM). Trong quá trình tiến hành công việc, người viết gặp một số khó khăn về tài liệu, về kinh nghiệm thực tế nên việc áp dụng phương pháp mới vào bài giảng còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, với ý nghĩ muốn góp một phần nhỏ vào công việc đổi mới phương pháp đang rất cần thiết của ngành giáo dục hiện nay, người viết có thêm cơ sở để tự tin vào công việc mình thực hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành tiểu luận một cách hệ thống, hoàn chỉnh và chính xác người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu; Phương pháp khảo sát, thực hành. 6 Tiểu luận Triết học Lê Thị Hằng Nga NỘI DUNG Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I.1. VẬT CHẤT Theo Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau: Vật chất là cái tồn tại khách quan cho dù cái tồn tại ấy con người có nhận thức được hay chưa nhận thức được. Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người. Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất. I.1. Ý THỨC I.1.1. Bản chất của ý thức Thứ nhất, ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người. Là sự phản ánh chủ động, có chọn lọc gắn liền với nhu cầu, mục đích của con người. Nghĩa là, không phải mọi sự tác động của thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người cũng hình thành nên ý thức. Là quá trình xâm nhập của lý trí vào hiện thực, làm hiện thực bộc lộ các thuộc tính, trên cơ sở đó, con người nắm bắt được bản chất và qui luật của hiện thực. Tính năng động sáng tạo của ý thức còn được biểu hiện dưới dạng ý tưởng. Ý tưởng dù tồn tại dưới dạng nào bao giờ cũng dựa trên những tiền đề vật chất nhất định. Thứ hai, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là hình ảnh tinh thần, không mang tính vật chất, nó nằm trong bộ óc con người nên nó gắn liền với trình độ tổ chức kết cấu của bộ óc. Ý thức gắn liền với tâm tư, tình cảm, nhu cầu, sở thích, trạng thái, xúc cảm của con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì nội dung 7 Tiểu luận Triết học Lê Thị Hằng Nga của ý thức mang tính khách quan, do thế giới khách quan qui định, chứ không thể xuyên tạc thế giới khách quan. Thứ ba, ý thức mang bản chất xã hội. Ý thức gắn liền với các mối quan hệ xã hội đan xen chằng chịt với nhau. Chính bản chất xã hội của ý thức là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt ý thức của con người với tâm lý của động vật. I.1.2. Kết cấu của ý thức I.1.2.1. Kết cấu chiều ngang Tri thức là yếu tố quan trọng nhất. Theo Mác, tri thức là phương thức tồn tại của ý thức. Tình cảm là những rung động của con người trong các quan hệ với hiện thực. Nhờ có tình cảm mà tri thức mới có sức mạnh và là cơ sở cho hành động. Niền tin là một trong nhưng hoạt động tinh thần định hướng hoạt động của con người. Ý chí biểu hiện sức mạnh của con người giúp vượt qua nhưng khó khăn, trở ngại để thực hiện mục đích của mình. Tình cảm, niềm tin, ý chí là quan trọng nhưng không được tuyệt đối hóa nó. Nếu tuyệt đối hóa nó thì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan duy ý chí. I.1.2.2. Kết cấu chiều dọc Tự ý thức là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng gần như đã trở thành bản năng, thành kĩ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm chưa có sư truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí. 8 Tiểu luận Triết học Lê Thị Hằng Nga I.2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC I.2.1. Vai trò quyết định của vật chất với ý thức Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, còn ý thức là sự phản ánh vật chất vào trong bộ óc con người. Các Mác đã chỉ ra rằng: “Ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất đã được chuyển vào bộ óc con người và được cải biến trong đó”. Biểu hiện của mối quan hệ này trong đời sống xã hội là tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội (lĩnh vực vật chất quyết định lĩnh vực tinh thần). Cụ thể là nhân tố vật chất (điều kiện khách quan, quy luật khách quan) quyết định nhân tố tinh thần (tư tưởng, đường lối, quan điểm, lý luận, đường lối chính sách, mục tiêu, phương pháp, biện pháp, giải pháp,…). Vật chất quyết định ý thức thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: không có vật chất thì sẽ không có ý thức (có thực mới vực được đạo, có bột mới gột nên hồ,…). Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức: nội dung của ý thức mang tính khách quan, do thế giới khách quan quy định. Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức: bản chất sáng tạo và bản chất xã hội của ý thức cũng phải dựa trên những tiền đề vật chất nhất định. Thứ tư, vật chất quyết định phương thức tồn tại và kết cấu của ý thức. I.2.2. Sự tác động trở lại của ý thức với vật chất Ý thức có sự tác động trở lại với vật chất bởi vì: ý thức là ý thức của con người, gắn liền với tính tích cực, năng động của con người (nhân tố chủ quan); ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo của thế giới khách quan. Nếu ý thức phản ánh phù hợp với vật chất thì nó sẽ thúc đẩy các quá trình vật chất phát triển. Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với vật chất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các quá trình vật chất. Tự bản thân ý thức không thể có sức mạnh để tác động vào vật chất mà phải thông quan hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức quyết định sự thành công hay thất bại của 9 Tiểu luận Triết học Lê Thị Hằng Nga con người trong thực tiễn. Vì mọi hoạt động của con người, đặc biệt là hoạt động thực tiễn, đều được diễn ra dưới sự chỉ đạo của ý thức. Nếu ý thức phản ánh đúng bản chất của các quy luật khách quan, con người xác định mục tiêu, phương hướng một cách đúng đắn, đề ra biện pháp, giải pháp một cách phù hợp thì hoạt động thực tiễn của con người sẽ thành công. Ngược lại, nếu ý thức phản ánh sai, con người đề ra biện pháp, giải pháp không phù hợp, không đúng đắn thì con người sẽ thất bại. I.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Thứ nhất, vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng nguyên tắc khách quan, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan. Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại với vật chất nên cần phải phát huy tính năng động, chủ quan, nghĩa là cấn phải phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức. Thứ ba, chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí cũng như bệnh bảo thủ, trì trệ. Thứ tư, khi giải thích bất kì một hiện tượng xã hội nào đều phải tính đến cả những điều kiện vật chất lẫn những nhân tố tinh thần, phải tính đến cả những điều kiện khách quan lẫn những nhân tố chủ quan, phải tính đến vật chất và ý thức. 10 [...]... Triết học Lê Thị Hằng Nga Chương II VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN II.1 VẬT CHẤT QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC – THỰC TẾ KHÁCH QUAN, QUY LUẬT KHÁCH QUAN QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC II.1.1 Nhân tố vật chất và ý thức trong hoạt động dạy học II.1.1.1 Nhân tố vật chất trong hoạt động dạy học Trong hoạt động thực tiễn, nhân tố vật chất là thực. .. khổ bài viết nhỏ này, người viết xin chỉ tập trung vào vai trò của quyết định của nhân tố vật chất với nhân tố ý thức trong việc định hướng đổi mới phương pháp, lựa chọn phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT 19 Tiểu luận Triết học Lê Thị Hằng Nga Chương III ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT BÌNH PHÚ, Q.6, TP HCM Việc thay đổi hay triển khai, áp dụng vào thực tế dạy. .. trò quyết định của nhân tố vật chất với nhân tố ý thức trong lịch sử dạy học văn ở nhà trường nước ta Thực tế khách quan nói chung và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nói riêng là một trong những điều kiện quan trọng trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông Tuy nhiên trong lịch sử giáo dục nước ta, vấn đề cơ sở vật chất kĩ thuật của công tác... xác định, dù có phương pháp tốt thì “mũi tên phương pháp sẽ bay vô hướng trong không gian Hệ thống phương pháp dạy học môn Ngữ văn có hiệu lực hay 22 Tiểu luận Triết học Lê Thị Hằng Nga không là tùy thuộc vào mục tiêu có chính xác, cụ thể hay không Điều cần lưu ý trong đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở THPT hiện nay là phải tìm cách để học sinh cũng quan tâm và thấm nhuần mục tiêu môn Ngữ văn trong. .. vật chất trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói riêng và đổi mới phương pháp dạy học nói chung là một công việc cần nghiên cứu, thống kê, tìm hiểu công phu và khoa học Ta biết rằng thực tế khách quan và quy luật khách quan thể hiện nội dung cũng như phương pháp dạy học, cho nên sự thay đổi về chương trình và phương pháp cũng sẽ làm thay đổi thực tế khách quan và quy luật khách quan Trong. .. Triết học Lê Thị Hằng Nga II.1.1.2 Nhân tố ý thức trong hoạt động dạy học Nhân tố ý thức trong hoạt động thực tiễn của con người là tri thức, tình cảm, ý chí, lý tưởng của con người (chủ thể hoạt động) Trong hoạt động dạy học, nhân tố ý thức bao gồm: mục tiêu của hoạt động dạy học; phương hướng, chủ trương của hoạt động dạy học; phương pháp dạy học; cách thức tổ chức dạy học, … II.1.2 Vai trò quyết định. .. sách vở , nhà trường 2 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT Bình Phú Vấn đề phương pháp dạy học nổi lên như một yêu cầu cấp thiết bởi dạy như cũ thì không những việc dạy Văn không hay, mà sự đào tạo cũng không hay” (Phạm Văn Đồng) Dạy học Văn phải là một quá trình liên kết nhiều khâu: dạy cách viết cách nói, dạy đọc văn, cảm thụ văn để cuối cùng hiểu cái kì diệu của văn học. .. dùng dạy học và trình độ tâm sinh lý của học sinh, bởi đây là những yếu tố có ảnh hưởng quyết định hơn cả đến việc đổi mới, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp Cơ sở vật chất của trường học là tất cả các phương tiện vật chất được giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình giáo dục, giảng dạy Khác với trước kia, nhà trường chỉ lấy việc dạy chữ làm mục đích chủ yếu, nhà trường. .. Sử dụng băng hình về nhà văn và tác phẩm văn chương trong dạy học văn ở trường trung học phổ thông, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, TP HCM, 1996 12 Nguyễn Quang Tuấn, Đổi mới cách dạy và học môn Ngữ văn, http://dantri.com 13 Nguyễn Thanh Hùng (chủ biên), Phương pháp dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông những cấn đề cập nhật, NXB Đại học Sư phạm, 2006 14 Nguyễn Thị Bích Hạnh – Trần Thị Hương, Lý luận... Lý luận dạy học, Khoa Tâm lý giáo dục, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2004 27 Tiểu luận Triết học Lê Thị Hằng Nga 15 Nguyễn Trọng Bình, Đổi mới phương pháp dạy học Văn: còn tùy thuộc vào cơ sở vật chất, trường lớp, http://www.giaoduc.edu.vn 16 Phan Thái Sơn, Bàn về đổi mới phương pháp dạy học Văn, http://dethi.violet.vn 17 Phan Trọng Luận (chủ biên), Phương pháp dạy học Văn, NXB Đại học Sư phạm, . TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM    Tiểu luận Triết học Đề tài: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT – Ý THỨC TRONG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY Giảng. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN II.1. VẬT CHẤT QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC – THỰC TẾ KHÁCH QUAN, QUY LUẬT KHÁCH QUAN QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC II.1.1. Nhân tố vật chất và ý thức trong hoạt động dạy học II.1.1.1 pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng ở các địa phương cụ thể, các trường cụ thể cũng khác nhau. Bên cạnh đó, đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT

Ngày đăng: 02/06/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Lịch sử vấn đề

    • 3. Giới hạn đề tài

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

  • NỘI DUNG

  • Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

    • I.1. VẬT CHẤT

    • I.1. Ý THỨC

      • I.1.1. Bản chất của ý thức

      • I.1.2. Kết cấu của ý thức

    • I.2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

      • I.2.1. Vai trò quyết định của vật chất với ý thức

      • I.2.2. Sự tác động trở lại của ý thức với vật chất

      • I.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

  • Chương II. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

    • II.1. VẬT CHẤT QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC – THỰC TẾ KHÁCH QUAN, QUY LUẬT KHÁCH QUAN QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

      • II.1.1. Nhân tố vật chất và ý thức trong hoạt động dạy học

      • II.1.2. Vai trò quyết định của nhân tố vật chất với nhân tố ý thức trong lịch sử dạy học văn ở nhà trường nước ta

    • II.2. Ý THỨC CÓ SỰ TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI VỚI VẬT CHẤT

  • Chương III. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT BÌNH PHÚ, Q.6, TP HCM

    • 1. NHÂN TỐ VẬT CHẤT

      • 1. Thực tế khách quan

      • 2. Quy luật khách quan

    • 2. NHÂN TỐ Ý THỨC

      • 1. Mục tiêu và nội dung dạy học môn Ngữ văn

      • 2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT Bình Phú

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan