VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN...12 II.1.. Vì vậy người viết đã chọn đề tài: “Vận dụng mối quan hệ vật chất – ý thứ
Trang 1Giảng viên hướng dẫn: Thầy NGUYỄN NGỌC KHÁ
Thầy NGUYỄN CHƯƠNG NHIẾPHọc viên thực hiện: LÊ THỊ HẰNG NGA
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Văn
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Giới hạn đề tài 6
4 Phương pháp nghiên cứu 7
NỘI DUNG 8
Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 8
I.1 VẬT CHẤT 8
I.2 Ý THỨC 8
I.2.1 Bản chất của ý thức 8
I.2.2 Kết cấu của ý thức 9
I.3 MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 10
I.3.1 Vai trò quyết định của vật chất với ý thức 10
I.3.2 Sự tác động trở lại của ý thức với vật chất 10
I.3.3 Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 11
Chương II VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 12
II.1 VẬT CHẤT QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC – THỰC TẾ KHÁCH QUAN, QUY LUẬT KHÁCH QUAN QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 12
II.1.1 Nhân tố vật chất và ý thức trong hoạt động dạy học 12
II.1.2 Vai trò quyết định của nhân tố vật chất với nhân tố ý thức trong lịch sử dạy học văn ở nhà trường nước ta 14
Trang 3II.2 Ý THỨC CÓ SỰ TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI VỚI VẬT CHẤT 20
Chương III ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT BÌNH PHÚ, Q.6, TP HCM 22
III.1 NHÂN TỐ VẬT CHẤT 23
III.1.1 Thực tế khách quan 23
III.1.2 Quy luật khách quan 24
III.2 NHÂN TỐ Ý THỨC 24
III.2.1 Mục tiêu và nội dung dạy học môn Ngữ văn 25
III.2.2 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT Bình Phú .25
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xu thế của thời đại hiện nay là sự phát triển: phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, khoahọc Bước chuyển biến của thời đại “bùng bổ thông tin” đã tác động mạnh mẽ tới giáo dục Nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới – giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đạihóa; giai đoạn chuyển mình từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và tri thức.Yếu tố quyết định cho sự thành công của sự nghiệp ấy là con người, vì vậy phải chăm lophát triển nguồn lực con người Nhà trường phải thay đổi nội dung và phương pháp giáodục để chuẩn bị cho xã hội một lớp người lao động mới, có những năng lực và phẩm chấtphù hợp với yêu cầu của đất nước trong thời kì mới
Bên cạnh đó, xu thế phát triển, đổi mới phương pháp giáo dục của các nước trong khuvực và trên thế giới buộc Việt Nam cũng phải đổi mới Xu thế ấy đã được UNESCO đề
xướng với bốn trụ cột: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
Ngữ văn là môn học đã được giảng dạy từ lâu ở trường phổ thông và có tác động mạnhtrong việc hình thành nhân cách cho học sinh, cho nên không chỉ ở nước ta mà ở hầu hết cácnước tiên tiến, vấn đề chất lượng dạy học Văn ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầucủa các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục xã hội Với cải cách giáo dục, mônVăn đã đạt được những bước tiến đáng kể Thế nhưng, một vấn đề đang còn khó khăn vàcần tìm hướng giải quyết hiện nay, đó là vấn đề phương pháp dạy học Văn trong trường phổthông Báo Nhân Dân có hai bài nêu vấn đề phương pháp dạy học với những nhận xét khá
quan trọng: “Có thể nói phương pháp là vấn đề gay gắt cốt lõi nhất của chất lượng”; “Yếu nhất của đội ngũ này (giáo viên) là phương pháp giảng dạy” Như vậy đổi mới phương
pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Văn nói riêng đang là một vấn đề bức xúccủa nhà trường chúng ta
Mặc dù phát biểu cách đây đã khá lâu, nhưng có thể lấy câu nói của cố thủ tướngPhạm Văn Đồng sau đây làm tư tưởng chỉ đạo việc đổi mới dạy học Ngữ văn trong nhà
Trang 5trường phổ thông: “Ngày nay, sự hiểu biết của con người luôn luôn đổi mới Cho nên dù học được trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất hạn chế Thế cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình…” Người viết thật sự rất tâm đắc với điều này và tin rằng đó cũng là suy nghĩ chung
của những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và phát triển của đất nước
Càng nhìn ra thế giới, chúng ta càng mong muốn xúc tiến gấp việc đổi mới phươngpháp khoa học và giáo dục Cũng như các môn học nói chung, Ngữ văn không tách khỏi sựtác động của điều kiện, môi trường hoạt động giáo dục trong mối quan hệ với hoàn cảnh,
tình hình chính trị - xã hội chung của đất nước Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chế độ nào, nhà trường ấy” Thêm vào đó, trong quá trình học tập Triết học, chúng tôi càng nhận
thấy rõ ràng mối quan hệ này Vì vậy người viết đã chọn đề tài: “Vận dụng mối quan hệ
vật chất – ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay” để tiến hành nghiên cứu Trong đề tài này, người viết đặc biệt tập
trung nghiên cứu vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức và sự ảnh hưởng của nó đếnviệc đổi mới mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
2 Lịch sử vấn đề
Ngay từ thời cổ đại, Socrat đã đưa ra một phương pháp dạy học hướng tới sự nâng đỡhọc sinh trong quá trình tự mình đi tìm kiến thức, gọi là phương pháp “bà đỡ” Nhưng chỉđến thời hiện đại thì tính tích cực của phương pháp này mới phát triển mạnh Thế kỉ XVII,
Komenxki, nhà giáo dục nổi tiếng đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách… hãy tìm ra các phương pháp cho các giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” Tư tưởng này ngày càng được hoàn thiện và bổ
sung bởi những đóng góp của các nhà sư phạm, các nhà giáo dục Quan điểm dạy học đã có
hệ thống và cơ sở cho nên trong thời gian qua, các nhà trường trên thế giới đều thực hiệnviệc đổi mới Ở Pháp, người ta đã tiến hành cải cách giáo dục (1935), chuyển sang cách dạy
Trang 6châm được xem là cách tân của khoa học sư phạm: “Học sinh là mặt trời xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục” Và ở nhà trường nước ta cũng đang tiếp cận xu hướng
này, tuy vậy do mới vận dụng nên những chuyển biến về phương pháp chỉ là khởi đầu.Hơn 20 năm qua, gắn với những thành tựu chung của công cuộc đổi mới sâu sắc, toàndiện trên đất nước ta, sự nghiệp giáo dục đào tạo đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ,tạo nguồn động lực đưa nhà trường tiến kịp với yêu cầu của thời đại mới đặt ra Sự chuyểnbiến của quá trình giáo dục – đào tạo đã làm thay đổi nhận thức về mục đích, nội dung vàphương pháp dạy, đưa đến cuộc cách mạng thực sự về quan điểm giáo dục Nguyên bộ
trưởng Bộ Giáo dục Trần Hồng Quân đã từng nói: “Cuộc cách mạng về phương pháp đang diễn ra trên thế giới có phạm vi rất rộng bao gồm các phương pháp lựa chọn nội dung, các phương pháp dạy học, các phương pháp sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại… và chính cuộc cách mạng về phương pháp này sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới”.
Trong bối cảnh đó, các môn học ở nhà trường đều có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợpvới bước phát triển mới của chiến lược giáo dục, góp phần hoàn thiên mô hình nhân cáchhọc sinh, người chủ nhân tương lai của đất nước Môn Văn, môn học giữ vị trí quan trọngtrong nhà trường lại càng phải nhanh chóng bước vào đổi mới, khắc phục sự trì trệ, xơ cứngkéo dài
Nhìn vào tiến trình học Văn, qua việc phê phán, xóa bỏ những cách thức dạy học cũ –được gọi là phương pháp truyền thống – và thay thế bằng một số phương pháp dạy học Vănmới, tình hình dạy học Văn có sự chuyển biến, ý định về cuộc canh tân phương pháp dạyhọc được khởi xướng Tuy nhiên, việc đề xuất phương pháp dạy học Văn đó vẫn chưa hội tụ
đủ điều kiện để tạo ra những chuyển biến thực sự sâu rộng, vững chắc làm cho việc đổi mớiphương pháp dạy học có khả năng hiện thực Thực tế dạy học Văn ở trường THPT vẫn cònđặt ra nhiều đòi hỏi cấp thiết, bởi vì các phương pháp dạy học Văn được lựa chọn chưakhẳng định rõ ưu thế của nó như chủ định Vì thế, người giáo viên Văn gặp lúng túng, dễ bịníu kéo trở lại mối mòn của phương pháp dạy học cũ Từ đó, vấn đề mấu chốt của phươngpháp dạy Văn mới là ở sự thuyết phục của những cơ sở lý luận khoa học và tính khả thi của
Trang 7nó qua thực tế dạy học Có như vậy phương pháp dạy học mới trở thành công cụ hiệunghiệm giúp cho người dạy, người học vươn lên hoàn thành nhiệm vụ dạy học đặt ra.
Việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học Văn đòi hỏi người giáo viên Văn phảibằng suy nghĩ mới, phải tìm ra những cách thức dạy học thích hợp, sáng tạo để làm cho việccảm thụ tiếp nhận tác phẩm văn chương được tiến hành theo đúng đặc trưng, tính chất củamôn học đặc thù Bởi vậy việc thường xuyên quan tâm tìm tòi và lựa chọn những cách thứcdạy học tích cực, hiệu quả cần được xem là mối quan tâm hàng đầu của người giáo viêntrong hoạt động dạy học hiện nay Muốn vậy, chúng ta phải tiến hành một cách xác lập toàndiện hệ thống cơ sở lý luận khoa học cũng như kiểm chứng qua thực tiễn dạy học để đề xuấtphương pháp dạy học đạt kết quả tốt nhất
3 Giới hạn đề tài
Hiện nay các phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học môn Ngữ vănnói riêng xuất hiện khá nhiều và tập trung lại thành một hệ thống phương pháp giáo dục Ởđây, người viết chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực tế khách quan và quy luật kháchquan và việc vận dụng một số phương pháp dạy học nhất định dựa trên những điều kiện cụthể (khảo sát thực tế tại một trường THPT ở Q 6, Tp.HCM) Trong quá trình tiến hành côngviệc, người viết gặp một số khó khăn về tài liệu, về kinh nghiệm thực tế nên việc áp dụngphương pháp mới vào bài giảng còn nhiều thiếu sót Tuy nhiên, với ý nghĩ muốn góp mộtphần nhỏ vào công việc đổi mới phương pháp đang rất cần thiết của ngành giáo dục hiệnnay, người viết có thêm cơ sở để tự tin vào công việc mình thực hiện
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tiểu luận một cách hệ thống, hoàn chỉnh và chính xác người viết đã sửdụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu; Phươngpháp khảo sát, thực hành
Trang 8NỘI DUNG Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I.1 VẬT CHẤT
Theo Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Vật chất là cái tồn tại khách quan cho dù cái tồn tại ấy con người có nhận thức đượchay chưa nhận thức được
Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lêngiác quan của con người
Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất
I.1 Ý THỨC
I.1.1 Bản chất của ý thức
Thứ nhất, ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ
óc con người Là sự phản ánh chủ động, có chọn lọc gắn liền với nhu cầu, mục đích của conngười Nghĩa là, không phải mọi sự tác động của thế giới khách quan vào trong bộ óc củacon người cũng hình thành nên ý thức Là quá trình xâm nhập của lý trí vào hiện thực, làmhiện thực bộc lộ các thuộc tính, trên cơ sở đó, con người nắm bắt được bản chất và qui luậtcủa hiện thực Tính năng động sáng tạo của ý thức còn được biểu hiện dưới dạng ý tưởng Ýtưởng dù tồn tại dưới dạng nào bao giờ cũng dựa trên những tiền đề vật chất nhất định Thứ hai, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Ý thức là hình ảnh tinhthần, không mang tính vật chất, nó nằm trong bộ óc con người nên nó gắn liền với trình độ
tổ chức kết cấu của bộ óc Ý thức gắn liền với tâm tư, tình cảm, nhu cầu, sở thích, trạng thái,xúc cảm của con người Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì nội dung
Trang 9của ý thức mang tính khách quan, do thế giới khách quan qui định, chứ không thể xuyên tạcthế giới khách quan.
Thứ ba, ý thức mang bản chất xã hội Ý thức gắn liền với các mối quan hệ xã hội đanxen chằng chịt với nhau Chính bản chất xã hội của ý thức là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt
ý thức của con người với tâm lý của động vật
I.1.2 Kết cấu của ý thức
I.1.2.1 Kết cấu chiều ngang
Tri thức là yếu tố quan trọng nhất Theo Mác, tri thức là phương thức tồn tại của ý
thức
Tình cảm là những rung động của con người trong các quan hệ với hiện thực Nhờ có
tình cảm mà tri thức mới có sức mạnh và là cơ sở cho hành động
Niền tin là một trong nhưng hoạt động tinh thần định hướng hoạt động của con người.
Ý chí biểu hiện sức mạnh của con người giúp vượt qua nhưng khó khăn, trở ngại để
thực hiện mục đích của mình
Tình cảm, niềm tin, ý chí là quan trọng nhưng không được tuyệt đối hóa nó Nếu tuyệtđối hóa nó thì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan duy ý chí
I.1.2.2 Kết cấu chiều dọc
Tự ý thức là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên
ngoài
Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng gần như đã trở
thành bản năng, thành kĩ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạngtiềm tàng
Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái
độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm chưa có sư truyền tin bêntrong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí
Trang 10I.2 MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
I.2.1 Vai trò quyết định của vật chất với ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, vật chất có trước, ý thức có sau, vậtchất quyết định ý thức, còn ý thức là sự phản ánh vật chất vào trong bộ óc con người CácMác đã chỉ ra rằng: “Ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất đã được chuyển vào bộ óc con người
và được cải biến trong đó”
Biểu hiện của mối quan hệ này trong đời sống xã hội là tồn tại xã hội quyết định ýthức xã hội (lĩnh vực vật chất quyết định lĩnh vực tinh thần) Cụ thể là nhân tố vật chất (điềukiện khách quan, quy luật khách quan) quyết định nhân tố tinh thần (tư tưởng, đường lối,quan điểm, lý luận, đường lối chính sách, mục tiêu, phương pháp, biện pháp, giải pháp,…).Vật chất quyết định ý thức thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: không có vật chất thì sẽ không có
ý thức (có thực mới vực được đạo, có bột mới gột nên hồ,…)
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức: nội dung của ý thức mang tính khách
quan, do thế giới khách quan quy định
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức: bản chất sáng tạo và bản chất xã hội
của ý thức cũng phải dựa trên những tiền đề vật chất nhất định
Thứ tư, vật chất quyết định phương thức tồn tại và kết cấu của ý thức.
I.2.2 Sự tác động trở lại của ý thức với vật chất
Ý thức có sự tác động trở lại với vật chất bởi vì: ý thức là ý thức của con người, gắnliền với tính tích cực, năng động của con người (nhân tố chủ quan); ý thức là sự phản ánhnăng động sáng tạo của thế giới khách quan
Nếu ý thức phản ánh phù hợp với vật chất thì nó sẽ thúc đẩy các quá trình vật chất pháttriển Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với vật chất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển củacác quá trình vật chất
Tự bản thân ý thức không thể có sức mạnh để tác động vào vật chất mà phải thôngquan hoạt động thực tiễn của con người Ý thức quyết định sự thành công hay thất bại của
Trang 11con người trong thực tiễn Vì mọi hoạt động của con người, đặc biệt là hoạt động thực tiễn,đều được diễn ra dưới sự chỉ đạo của ý thức Nếu ý thức phản ánh đúng bản chất của cácquy luật khách quan, con người xác định mục tiêu, phương hướng một cách đúng đắn, đề rabiện pháp, giải pháp một cách phù hợp thì hoạt động thực tiễn của con người sẽ thành công.Ngược lại, nếu ý thức phản ánh sai, con người đề ra biện pháp, giải pháp không phù hợp,không đúng đắn thì con người sẽ thất bại.
I.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Thứ nhất, vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi
hỏi xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng nguyên tắc khách quan, tôn trọng và hànhđộng theo các quy luật khách quan
Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại với vật chất nên cần phải phát huy tính năng
động, chủ quan, nghĩa là cấn phải phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức
Thứ ba, chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí cũng như bệnh bảo thủ, trì trệ.
Thứ tư, khi giải thích bất kì một hiện tượng xã hội nào đều phải tính đến cả những điều
kiện vật chất lẫn những nhân tố tinh thần, phải tính đến cả những điều kiện khách quan lẫnnhững nhân tố chủ quan, phải tính đến vật chất và ý thức
Trang 12Chương II VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
II.1 VẬT CHẤT QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC – THỰC TẾ KHÁCH QUAN, QUY LUẬT KHÁCH QUAN QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
II.1.1 Nhân tố vật chất và ý thức trong hoạt động dạy học
II.1.1.1 Nhân tố vật chất trong hoạt động dạy học
Trong hoạt động thực tiễn, nhân tố vật chất là thực tế khách quan, quy luật khách quantrong miền hoạt động của con người
Thực tế khách quan trong hoạt động dạy học bao gồm một số yếu tố cơ bản sau: Điều
kiện kinh tế - xã hội ở địa phương nơi diễn ra hoạt động dạy học; cơ sở vật chất, trang thiết
bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy học; trình độ tâm sinh lý của học sinh;…
Ở đây, người viết xin được tập trung làm rõ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùngdạy học và trình độ tâm sinh lý của học sinh, bởi đây là những yếu tố có ảnh hưởng quyếtđịnh hơn cả đến việc đổi mới, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp
Cơ sở vật chất của trường học là tất cả các phương tiện vật chất được giáo viên và học
sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình giáo dục, giảng dạy Khác vớitrước kia, nhà trường chỉ lấy việc dạy chữ làm mục đích chủ yếu, nhà trường chỉ là một hệthống phòng học Ngày nay, mục đích đó đã thay đổi, tất yếu nhà trường phải có một cấutrúc tương ứng Trường lớp là bộ phận quan trọng của cơ sở vật chất nhà trường, đó là tậphợp những tòa nhà, mặt bằng, không gian… nơi thực hiện quy trình công nghệ của hoạtđộng giáo dục đào tạo
Cái cốt lõi của cơ sở vật chất trường học chính là thiết bị dạy học Nhận định về thiết
bị dạy học, V.P.Golov viết: “Phương tiện dạy học là một trong những điều kiện quan trọngnhất để thực hiện nội dung giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh trong quá trình dạyhọc” Thiết bị dạy học là công cụ lao động của người giáo viên; là công cụ nhận thức của
Trang 13học sinh như N.M.Sacmaep đã nói: “Đối với học sinh, thiết bị dạy học là công cụ mà nhờ đócác em hiểu biết được thế giới xung quanh chúng” Chính vì vậy, Nghị quyết 40/2000/QH10của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đổi mới giáo dục phổ thông đãnêu rõ: “Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thựchiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”.
Quy luật khách quan trong hoạt động dạy học bao gồm một số quy luật: quy luật nhận
thức, quy luật tâm lý, quy luật xã hội,…
Ta biết rằng, bản chất của quá trình dạy học là hoạt động nhận thức độc đáo của họcsinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên Lênin đã xác định con đường biện chứng của nhậnthức là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng lại đến thựctiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực kháchquan.” Đối với học sinh phổ thông, quá trình nhận thức có đặc điểm riêng: Từ chỗ quan sát
và tri giác trực tiếp để hình thành các biểu tượng và khái niệm khoa học; học sinh tri giáccác hình ảnh của các vật và các hiện tượng, lúc này hiện tượng thực tiễn đã được trừu tượnghóa một bước, để thực hiện con đường này cần trang bị cho nhà trường mô hình, bản đồ,tranh ảnh, các phương tiện nghe nhìn; học sinh nhận thức được hiện thực xung quanh quangôn ngữ và kí hiệu, để thực hiện con đường này cần có sách vở, báo chí, biểu đồ
Như chúng ta đã biết, quá trình học được thực hiện thông qua những hoạt động tâmsinh lý của người học; cũng như vậy, quá trình dạy phải thông qua những hoạt động tâmsinh lý của người dạy Những hiện tượng tâm lý về các mặt nhận thức như cảm giác, trigiác, biểu tượng, ký ức, tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ, chú ý, về mặt tình cảm và xúc cảm,say mê, xúc động, về mặt ý chí và hành động, kỹ năng kỹ xảo, lý tưởng, niềm tin… lànhững hiện tượng tâm lý thường xuyên xảy ra trong quá trình dạy học Những quy luật tâm
lý đóng vai trò quan trọng, cơ bản trong việc xây dựng các quy tắc về dạy học, đặc biệt làphương pháp dạy và học
Trong quá trình giáo dục, xảy ra những mối quan hệ xã hội như quan hệ giữa thầy vàtrò, giữa trò và trò, giữa thầy và thầy, giữa cá nhân với tập thể, giữa tập thể này với tập thể
Trang 14II.1.1.2 Nhân tố ý thức trong hoạt động dạy học
Nhân tố ý thức trong hoạt động thực tiễn của con người là tri thức, tình cảm, ý chí, lýtưởng của con người (chủ thể hoạt động) Trong hoạt động dạy học, nhân tố ý thức baogồm: mục tiêu của hoạt động dạy học; phương hướng, chủ trương của hoạt động dạy học;phương pháp dạy học; cách thức tổ chức dạy học,…
II.1.2 Vai trò quyết định của nhân tố vật chất với nhân tố ý thức trong lịch sử dạy học văn ở nhà trường nước ta
Thực tế khách quan nói chung và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nói riêng là một trongnhững điều kiện quan trọng trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nângcao chất lượng dạy học ở trường phổ thông
Tuy nhiên trong lịch sử giáo dục nước ta, vấn đề cơ sở vật chất kĩ thuật của công tácgiáo dục, mặc dù là không thể thiếu nhưng chưa được xem là một trong những vấn đề cơbản, ngang hàng với những vấn đề mục tiêu, nội dung, phương pháp,… Sở dĩ như vậy là vì
từ thời xa xưa, hễ có thầy có trò và một ít giấy bút để viết là có thể tổ chức được công việcgiáo dục; nội dung và phương pháp giáo dục là ở thầy, còn chỗ học có thể là trong nhà,ngoài sân, một mái chùa…Về sau, với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về cơ sở vật chất kĩthuật cho công tác giáo dục tăng lên không ngừng Ngày nay, cơ sở vật chất kĩ thuật còn mở
ra những khả năng đưa đến những thay đổi lớn trong phương pháp giáo dục
Bên cạnh đó, chúng ta đang sống trong thế giới tràn ngập thông tin, học sinh thời nay
dễ dàng tiếp cận với những nguồn tri thức mới, phong phú, ngoài trường học nên đặc điểmtâm sinh lý cũng có nhiều thay đổi so với thế hệ học trò ngày trước Điều này cũng có tácđộng quan trọng đến việc đổi mới và lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp Tất cả đóđều thể hiện rõ vai trò quyết định của nhân tố vật chất đến nhân tố ý thức trong hoạt độngdạy học
II.1.2.1 Nhà trường phong kiến
Dưới chế độ phong kiến trì trệ hàng ngàn năm, thực tại khách quan và quy luật kháchquan không tác động nhiều đến phương pháp dạy học, hình mẫu lớp học phổ biến là thầy