Bộ giáo dục và đào tạoTrờng đại học vinh
Nguyễn XUÂN LINH
Trang 2Và đặc biệt xin cảm ơn các em học sinh ở trường THPT Lê Hữu Trác 1 đã giúp tôihoàn thành quá trình thực nghiệm trong luận văn này.
Cuối cùng, dù rất cố gắng, song chắc chắn luận văn này vẫn còn nhiều hạn chế nênkhó tránh khỏi những thiếu sót Tôi kính mong các đồng nghiệp, quý Thầy, Cô và Hộiđồng chấm luận văn góp ý cho những thiếu sót trong luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn!
Nguyễn Xuân Linh
Trang 3BẢNG CHỮ
VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BGD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạoCBGV: Cán bộ giáo viên.
CBQL: Cán bộ quản lýGD&ĐT: Giáo dục và đào tạo.
GV: Giáo viên.HS: Học sinh.
K: Khá
KTH: Không thực hiệnKTX: Không thường xuyênNXB: Nhà xuất bản.
PPDH: Phương pháp dạy - học.QLGD: Quản lý giáo dục.
SGK: Sách giáo khoa.SGV: Sách giáo viên.
SL: Số lượngT: Tốt
TB: Trung bìnhTHCS: Trung học cơ sở.THPT: Trung học phổ thông.
TL: Tỷ lệ
TX: Thường xuyênUBND: Ủy ban nhân dân
Y: Yếu
MỞ ĐẦU
Trang 41 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mụctiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nướccông nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế Nhân tố quyết định thắng lợi củacông cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người, là nguồnlực, người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằngdân trí được nâng cao Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (01/2011) tiếp tục khẳngđịnh "GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn lực, bồi dưỡng nhântài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con ngườiViệt Nam Phát triển giáo dục đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là
quốc sách hàng đầu; đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển." (Văn kiện Đạihội Đảng lần thứ XI Tr.77).
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong xuthế đổi mới, hội nhập và mở cửa, nước ta đã và đang tăng cường mối quan hệ hợptác với nhiều nước trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa,giáo dục, quốc phòng, an ninh, khoa học-kỹ thuật, du lịch Do vậy giáo dục đàotạo cần đào tạo đội ngũ nhân lực có đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu mới của xãhội và thị trường lao động như năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo vànăng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, đặc biệt là các vấn đề mang tính quốc tế.Do đó nguồn nhân lực mới không chỉ giỏi chuyên môn mà cần phải thông thạongoại ngữ Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, là công cụ để mọi người khám phá thếgiới, tiếp cận tri thức nhân loại và là nhân tố quan trọng đối với các nước đang pháttriển như Việt Nam chúng ta.
Xác định tầm quan trọng đó, Nghị quyết Đại hội Đảng Việt Nam lần thứ XIvề chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 chỉ rõ:"Đổi mới mạnh mẽ nộidung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học Tích cựcchuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Mở
rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ" (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứXI Tr.131-132).
Trang 5Để đáp ứng những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục đào tạoViệt Nam trong những năm qua đã thực hiện đổi mới toàn diện và đã có những chuyểnbiến tích cực, đạt được một số thành tựu nhất định Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại,yếu kém: "Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đạihóa ", "Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân của nhiều yếukém khác " (Kết luận của Bộ Chính Trị khóa X(4/2009) về việc tiếp tục thực hiện Nghịquyết TW2-khóa VIII, phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020).
Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáodục để phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình Thời gian qua, công tác đổimới PPDH đã được triển khai sâu rộng và đã đạt được nhiều thành quả đáng kể.Nhiều CBQL trường học có hiểu biết sâu sắc về quản lý đổi mới PPDH đã gópphần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mớicủa đất nước.
Vấn đề quản lý công tác đổi mới PPDH các bộ môn nói chung, môn TiếngAnh nói riêng ở các trường THPT huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh đã có nhữngthành tựu đáng kể, chất lượng học tập bộ môn đang chuyển biến theo chiều hướngtích cực Song trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, vấn đề quảnlý công tác đổi mới PPDH ở các trường THPT huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh vẫncòn một số hạn chế Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng vấn đề quản lý công tác đổimới PPDH môn Tiếng Anh ở các trường THPT huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh từđó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nàytrong nhà trường là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý công tácđổi mới PPDH Riêng việc nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và xác lập cácbiện pháp quản lý công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở các trường THPThuyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệthống và mang tính khoa học.
Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài: "Một số biện phápquản lý công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở các trường THPT huyện
Trang 6Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh" để nghiên cứu.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu làm rõ thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý công tácđổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THPT huyện Hương Sơn tỉnh HàTĩnh.
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý công tác đổi mới PPDH mônTiếng Anh ở các trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý công tác đổi mới PPDH môn TiếngAnh ở các trường THPT huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng và thực hiện được các biện pháp quản lý công tác đổi mớiPPDH, thì có thể nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPThuyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu một số vấn đề về cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác đổimới PPDH Tiếng Anh ở trường THPT.
- Khảo sát thực trạng vấn đề quản lý công tác đổi mới PPDH Tiếng Anh ởcác trường THPT huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh và nêu nguyên nhân của thựctrạng.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác đổimới PPDH môn Tiếng Anh các trường THPT huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích tổng hợp khái quát những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tàinghiên cứu
- Đọc và nghiên cứu các văn bản về chủ trương chính sách của Nhà nước vàcác văn bản của ngành giáo dục.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 76.2.1 Phương pháp quan sát
- Dự giờ nhằm quan sát công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.
- Dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi họp rút kinh nghiệm các giờdạy và các hoạt động có liên quan nhằm xác định rõ các biện pháp chỉ đạo công tácđổi mới PPDH môn Tiếng Anh các trường THPT huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
6.2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu
Sử dụng hệ thống bảng câu hỏi, các phiếu trưng cầu ý kiến với lãnh đạo,cán bộ chỉ đạo môn Tiếng Anh Sở GD&ĐT, CBQL, các tổ trưởng chuyên môntiếng Anh, GV Tiếng Anh và HS các trường THPT huyện Hương Sơn tỉnh HàTĩnh nhằm thu thập số liệu để đánh giá thực trạng vấn đề quản lý công tác đổi mớiPPDH môn Tiếng Anh và đề xuất các biện pháp.
6.2.3 Phương pháp trò chuyện - phỏng vấn
Trao đổi với GV và CBQL của các trường THPT đóng trên địa bàn huyệnHương Sơn tỉnh Hà Tĩnh để tìm hiểu những thông tin bổ sung cho phương phápquan sát (kèm mẫu phỏng vấn) và nhằm để xác định nguyên nhân của thực trạngvấn đề quản lý công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trong các trường THPThuyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
6.2.4 Phương pháp thực nghiệm
Chọn HS ở 2 khối lớp (2 lớp 10 và 2 lớp 11) tại 1 trường THPT Lê Hữu Trác1 để thực nghiệm: Ở mỗi khối lớp; 1 lớp GV sẽ sử dụng PPDH cũ, và 1 lớp GV sẽáp dụng công tác đổi mới PPDH Sau 3 tháng thử nghiệm so sánh kết quả kiểm tracủa HS 2 lớp cùng khối để thấy hiệu quả của các PPDH được đổi mới.
6.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ.
Các phương pháp thống kê toán học sử dụng trong nghiên cứu khoa học quảnlý giáo dục.
Trang 87 PHẠM VI NGHIÊN CỨUNội dung
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lý công tác đổi mớiPPDH môn Tiếng Anh ở 4 trường THPT huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh Việc họcTiếng Anh của HS chỉ được nghiên cứu ở khía cạnh hiệu quả đạt được ở công tácđổi mới PPDH, từ đó mang lại hứng thú trong học tập của HS, giúp các em tiếp thubài học nhanh hơn và kết quả thể hiện qua những dữ liệu của hai năm học 2010-2011, 2011-2012.
Địa điểm
- Đề tài được nghiên cứu ở 4 trường THPT công lập ở huyện Hương Sơn.
Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh.8 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn cung cấp một số thực trạng vấn đề quản lý công tác đổi mới PPDHmôn Tiếng Anh, rút ra những mặt mạnh để đạt được và phân tích những hạn chế củavấn đề công tác quản lý đổi mới PPDH ở các trường THPT trong tình hình hiện nay.Luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm ứng dụng vào quản lý công tác đổi mớiPPDH, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý công tác đổi mới PPDH môn TiếngAnh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
9 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu; Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục điềutra, nghiên cứu Luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác đổi mới PPDH Tiếng
Anh trường THPT.
Chương 2: Thực trạng vấn đề quản lý công tác đổi mới PPDH môn Tiếng
Anh các trường THPT huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác đổi
mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THPT huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
Trang 9Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANHỞ TRƯỜNG THPT
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1.1 Trên thế giới
Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới PPDH là một vấn đề được đề cập và bàn luậnrất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua Các nhà nghiên cứu PPDH đã không ngừng nghiêncứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đáp ứng nhu cầuhọc tập ngày càng cao của nhân loại Những năm gần đây, định hướng đổi mớiPPDH đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của HSdưới sự tổ chức hướng dẫn của GV, phương pháp này đòi hỏi HS tự giác chủ độngtìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và ý thức vận dụng linh hoạt, sángtạo các kiến thức kỹ năng đã thu nhận được Công tác đổi mới PPDH theo hướngcoi trọng người học, coi HS là chủ thể hoạt động khuyến khích các hoạt độnghọc tập tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong suốt quá trình dạy học là cầnthiết Trong dạy học ngoại ngữ (Tiếng Anh ở trường THPT), quan điểm này càngđúng vì không ai có thể thay thế người học trong việc nắm các phương tiện ngoạingữ và sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp củamình Từ lâu, các nhà sư phạm đã quan tâm đến vai trò của hứng thú nhận thứctrong quá trình học tập A.Kômenski xem tạo hứng thú là một trong các con đườngchủ yếu để “làm cho học tập trong nhà trường trở thành niềm vui” KĐ.Usinski xemhứng thú là một cơ chế bên trong bảo đảm học tập có hiệu quả Hứng thú là yếu tốdẫn tới sự tự giác Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý đảm bảo tính tíchcực và độc lập sáng tạo trong học tập các bộ môn nói chung và môn Tiếng Anhnói riêng Phát huy tính tích cực học tập xem như một nguyên tắc dạy học bảo đảmchất lượng và hiệu quả đã được nói đến từ lâu nhưng được nghiên cứu phát triểnmạnh mẽ trên thế giới trong các thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XX Những năm gần
Trang 10đây, trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục và dạy học ởnước ngoài và trong nước thường nói tới việc cần thiết chuyển từ “dạy học lấyGV làm trung tâm” sang “dạy học lấy HS làm trung tâm” Có thể xem “dạy học lấyHS làm trung tâm” là một tư tưởng, một quan điểm, một cách tiếp cận mới về hoạtđộng dạy học [4]
Phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm đã có ảnh hướng lớn đến PPDHhiện đại và thay thế cho PPDH trực tiếp hay phương pháp dạy lấy GV làm trungtâm Phương pháp mới này khuyến khích HS tự học hỏi, tự phát huy sáng kiến, GVđóng vai trò hướng dẫn PPDH lấy HS làm trung tâm đã bắt nguồn từ thế kỷ thứ18 với nhà giáo dục, triết gia Pháp nổi tiếng Jean Jacques Rousseau Tiếp đếnlà sự đóng góp của các nhà giáo dục Pestalozzi, Francis, Parker, Ovide, Decroly vàMaria Montessori Quan điểm dạy học này đặt trên căn bản học tập cá nhân, họctập nhóm, học tập nghiên cứu, học tập hỗ tương, học tập các giá trị nhân bản và họctập qua tài liệu, tiện nghi kỹ thuật Có thể kể đến nguồn gốc và đặc điểm của PPDHnày.
- Phương pháp dạy họclấy HS làm trung tâm khởi sự với Jean JacquesRousseau Ông là nhà giáo dục, triết gia nổi tiếng của Pháp Jean Jacques Rousseauđã mở đường cho nhiều nhà giáo dục khác trong việc phát triển quan điểm vềphương pháp giảng dạy
- Phương pháp dạy họclấy HS làm trung tâm với Johann Pestalozzi: Pestalozzilà nhà giáo dục Thụy Sĩ Ông đóng góp một cách lớn lao vào việc phát triển quanđiểm giáo dục hiện đại “PPDH lấy HS làm trung tâm” Điều này có nghĩa là tất cảcác điều học hỏi phải được hướng về HS lấy “HS làm trung tâm” thay cho” lấy GVlàm trung tâm” Để thực hiện “PPDH lấy HS làm trung tâm” này người thầy đóng vaitrò hướng dẫn, giải thích khi cần thiết, thúc đẩy các sinh hoạt giáo dục, kiểm soát sựtiến triển học tập của HS.
- Phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm với Friedrich Froebel:“Froebel” là nhà giáo dục có cùng quan điểm với Pestalozzi về “PPDH lấy HS làmtrung tâm” Ông là nhà giáo dục người Đức Theo ông, giáo dục có hai ý nghĩa:
Trang 11GV có nhiệm vụ hướng dẫn HS vượt qua các khó khăn để tự tin, tự lập; mặtkhác, GV cũng có nhiệm vụ sửa chữa những lỗi lầm của HS Giáo dục ở đây chínhlà sự quan tâm của GV đến từng cá nhân HS Học đường, theo Froebel, khôngphải chỉ là một cơ sở để HS tiếp nhận một số kiến thức, cũng không phải là nơicác em thu nhận những kiến thức qua sách vở, qua GV, mà chính là nơi HS đượcgiáo dục về sự liên quan giữa cá nhân, cộng đồng và thiên nhiên.
- Phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm với Francls, Parker:
Parker là nhà giáo dục Mỹ, là giám đốc Trung tâm giáo dục Quincy thuộc tiểubang Massachusetts từ 1875 Ông chỉ trích đường lối giáo dục cổ điển bắt buộc HSphải thực hiện những chỉ thị, những hướng dẫn của GV với kỷ luật nghiêmkhắc Ông đưa ra đường lối giáo dục mới với việc tìm hiểu tâm lý và khả năng tiếpnhận kiến thức của mỗi cá nhân HS, để khuyến khích óc sáng tạo, động lực thúcđẩy học, với không khí học tập sống động trong lớp học Năm 1883, Parker trởthành CBQL trường sư phạm Cook County tại Chicago và đã áp dụng quanđiểm giáo dục lấy HS làm trung tâm để đào tạo GV Năm 1899, ông thành lậpHọc viện Chicago, sau trở thành Đại học Sư phạm trong Đại học Chicago.
- Phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm với Ovide Decroly: OvideDecroly là bác sĩ, nhà tâm lý người Bỉ, rất quan tâm đến tình trạng phát triển kiếnthức của trẻ em bình thường cũng như những trẻ em khuyết tật Do đó, ông nhiệtthành với việc giáo dục trẻ em Năm 1901, ông thiết lập trung tâm giáo dục trẻ emkhuyết tật – Institude of Abnormal Children Tại đây, Decroly tổ chức sinh hoạt lớphọc như tại gia đình Nhờ vậy, mặc dù gặp khó khăn về thể chất, các em học tập vuivẻ, hứng thú và gặt hái được kết quả khả quan Quan điểm và phương pháp giáodục của ông là lớp học cần phải được tổ chức như “một phòng thực tập –workshop classroom” Chương trình dạy học phải đặt trên căn bản thực tế, phântích nhu cầu HS và chia thành bốn loại: thực phẩm, gia cư, sinh hoạt và phòngngừa PPDH phải được chú trọng đến trình độ kiến thức, tâm lý cá nhân để khuyếnkhích HS học hỏi, phát triển kiến thức qua các tài liệu cũng như trò chơi giáo dục.Đây là quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm.
Trang 12- Phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm với mô hình New Zealand Hainhà tâm lý giáo dục New Zealand là Graham Nuthall và Adrienne Alton-Lee trongcác năm 1990, 1992, 1993 đã xuất bản 3 nghiên cứu: “Predicting, Learning fromstudents Experience of Teaching-Tiên đoán học hỏi kinh nghiệm giảng của giáosinh”, “Research on Teaching and Learning – Nghiên cứu về dạy học và học hỏi” và“Understanding in how to Learn in Classroom” về “Phương pháp dạy lấy HS làmtrung tâm” [26]
Trong lĩnh vực dạy học đã được nhiều nhà triết học đồng thời là nhà giáo dụcđã đề cập đến Ở phương Tây, từ trước công nguyên, Xôcrat (469-339) đãquan niệm giáo dục phải giúp con người tìm thấy và tự khẳng định chính bản thânmình Ông cho rằng để nâng cao hiệu quả dạy học cần có phương pháp giúp thếhệ trẻ từng bước tự khẳng định, tự phát hiện tri thức, phù hợp với chân lý.
Ở phương Đông, Khổng Tử (551-479 trước CN) quan niệm PPDH là dùngcách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi ngườihọc phải tích cực suy nghĩ, phải hình thành nề nếp, thói quen trong học tập.
Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục thực sự có sự biếnđổi về lượng và chất Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, các nhà nghiêncứu đã đi sâu nghiên cứu về vai trò và trách nhiệm của đội ngũ CBQL trong việcquản lý hoạt động dạy học trong nhà trường P.V.Zimin, M.I.Konđakốp,N.I.Saxerđôtôp đã đi sâu nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học, giáo dụctrong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong công tác quản lý của CBQL.[27]
Karen F.Osterman hiện là giáo sư kiêm chủ nhiệm khoa Khoa học cơ bản,nghiên cứu chiến lược và lãnh đạo Đại Học Emmanual thuộc Đại học Quốc tếvà lấy bằng tiến sĩ Đại học Washington Sự nghiệp dạy học và nghiên cứu của bàchú trọng động lực trong hoàn cảnh xã hội, đặc biệt nhấn mạnh công tác quản lý vàquá trình tác động đến hành vi của người thầy trong lớp học Công trình của bàđược in trên báo “Khoa học quản lý”.
Trang 13Robert B.Kottkamp là giáo sư tiến sĩ kiêm trưởng khoa Khoa học cơ bản,nghiên cứu chiến lược và lãnh đạo Đại học Hofstra Ông nhận bằng cử nhânĐại học DePauw, rồi bằng Thạc sĩ giáo dục và bằng tiến sĩ Đại học Washington.Mục đích dạy học và nghiên cứu của ông là tìm hiểu khó khăn trong học tập, hoạtđộng tư duy và đổi mới dạy học cũng như quản lý giáo dục Ông là đồng tác giảbốn công trình nghiên cứu và đã xuất bản trong tạp chí Phi Delta, Kappan Côngtrình mới đây của ông khảo sát quá trình thực hành phương pháp “Để Tôi Học”, vàquản lý nhắm tới đánh giá hiệu quả trong quản lý giáo dục với sự hỗ trợ của Hiệphội Quản lý Giáo dục Đại học Mỹ [15]
1.1.2 Ở Việt Nam
Trước hết phải nói đến quan điểm về giáo dục của Chủ tịch Hồ ChíMinh (1890 – 1969) Người đã nói rõ về PPDH “phải nâng cao và hướng dẫn việctự học” hoặc “Lấy tự học làm cốt, do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” Quan điểmnày cho thấy muốn mang lại hiệu quả dạy học thì cần phải lựa chọn những PPDHđề cao năng lực tự học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của ngườihọc.[12]
Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đã cónhiều nhà khoa học, nhà giáo dục Việt Nam nghiên cứu về quản lý nhà trường,quản lý hoạt động dạy học như Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Chúng, Hà Sĩ Hồ,Nguyễn Văn Lê, Hoàng Tâm Sơn, Nguyễn Văn Tường Mặc dù mỗi tác giả đi sâuvào những bình diện khác nhau của hoạt động dạy học nhưng tất cả đều hướng đếnviệc giải quyết mối quan hệ giữa GV và nhà quản lý những nội dung quản lý hoạtđộng dạy học của CBQL Tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định “Dạy học và giáodục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường, quản lý nhàtrường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của người thầy” [28]
Tác giả Bùi Hiền nghiên cứu về phương pháp hiện đại dạy-học ngoại ngữNXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999.
Hoàng Cơ Chinh nghiên cứu về đổi mới quản lý quá trình dạy học nhằm thựchiện công tác đổi mới PPDH Nghiên cứu giáo dục, 2000.
Trang 14Lê Nguyên Long, thử đi tìm những PPDH hiệu quả Nhà xuất bản giáo dục,1998.
Tác giả Phạm Hùng Quang, Một số điều kiện đổi mới PPDH, Nghiên cứugiáo dục, 2000.
Bên cạnh, còn có các tác giả như Vũ Thị Lợi, Nguyễn Hạnh Dung, Dương ThịNụ, Hồ Thị Thanh Hà, Phạm Văn Khải, Đặng Văn Hùng, Thân Trọng Liên Nhânđã nghiên cứu về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.
Đặc biệt là ngày 03/01/2009 tại Thành Phố Vinh tỉnh Nghệ An, Bộ GD&ĐTđã tổ chức hội thảo: “Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở các trường phổthông” Hội thảo do Phó Thủ Tướng, nguyên Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT, GS NguyễnThiện Nhân chủ trì.
Ngoài ra, qua nghiên cứu ở thư viện trường Đại học Vinh, chúng tôi nhận thấycó một số tác giả đã chọn vấn đề nghiên cứu gắn với đề tài chúng tôi để làm luậnvăn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý Giáo dục Trong các đề tài này, cácnhà nghiên cứu quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lýcho đội ngũ CBQL các trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học và đưa ra cácbiện pháp chung nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường.
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1.2.1 Quản lý
Quản lý là một hoạt động lao động tất yếu trong quá trình phát triển của xãhội loài người, nó được bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác laođộng Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: “ Quản lý là tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện nhữngmục tiêu dự kiến” [28,31]
Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Hoạt động quản lý gồm hai quá trình tíchhợp vào nhau, quá trình "Quản" gồm sự coi sóc giữ gìn để duy trì tổ chức ở trạngthái ổn định, quá trình "Lý" gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào pháttriển" Như vậy quản lý chính là hoạt động tạo ra sự ổn định và thúc đẩy sự pháttriển của tổ chức đến một trạng thái mới có chất lượng cao hơn.
Trang 15Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn có thể thấy rõ: Quản lý là quá trình tácđộng có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việcvận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất cáctiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra.
Như vậy: Quản lý PPDH của CBQL là quá trình tác động có mục đích, có tổchức, của CBQL đến cách thức làm việc của thầy và trò nhằm đạt được mục đíchdạy học Vì PPDH luôn luôn hoạt động trong mối quan hệ chặt chẽ với các thành tốkhác của quá trình dạy học như: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Phương tiện -Hình thức - Kết quả, nên quản lý PPDH cũng cần tiến hành đồng bộ với các thànhtố đó, đặc biệt cần tác động vào mối quan hệ Thầy - Trò.
1.2.2 Chức năng quản lý phương pháp dạy học của cán bộ quản lý.
Có nhiều quan điểm về các chức năng cơ bản của quản lý Theo các tài liệucủa UNESCO, công tác quản lý nói chung có bốn chức năng cơ bản, đó là kế hoạchhoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Iu.K Babanxki (Nga) lại vận dụng quan điểm của C.Marx về bản chất quátrình lao động vào quá trình dạy học và cho rằng, "Xét về mặt điều khiển học, quátrình dạy học gồm ba yếu tố: Tổ chức và thực hiện hoạt động học tập nhận thức,kích thích hoạt động nhận thức, kiểm tra và đánh giá kết quả" [5].
Như vậy theo Babanxki chức năng quản lý PPDH nhìn chung gồm ba yếu tố,đó là: Kích thích động viên, tạo động lực; Tổ chức hoạt động và kiểm tra đánh giá.Yếu tố kích thích động viên, tạo động lực được đặt lên hàng đầu và được xem là vấnđề rất quan trọng Trong thực tiễn quản lý từ xưa tới nay, các nhà quản lý dù ở bấtkỳ cấp độ nào cũng rất coi trọng vấn đề kích thích động viên, tạo động lực.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng trong hoạt động quản lý của người CBQL cần lưuý năm vấn đề cơ bản về mặt chức năng, đó là: Kích thích động viên, tạo động lực;Kế hoạch hóa; Tổ chức hoạt động; Chỉ đạo hoạt động và Kiểm tra, đánh giá, trongđó bốn chức năng mang tính công cụ, còn chức năng kích thích động viên, tạo độnglực là chức năng cơ sở để thực hiện tốt bốn chức năng còn lại, nó có mặt trong mọihoạt động của người CBQL.
Trang 16Vận dụng các chức năng cơ bản đó vào việc quản lý PPDH của CBQL có thểđề xuất các chức năng công cụ sau đây:
Kế hoạch hoá hoạt động đổi mới PPDH là việc đưa toàn bộ hoạt động đổi mớiPPDH vào kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, các biện pháp thực hiện và đảm bảocác nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra Kế hoạch về đổi mới PPDH có thểtách riêng hoặc nằm trong kế hoạch tổng thể của nhà trường, được xây dựng theotừng năm học, mang tính pháp quy, tức là được hội đồng sư phạm nhà trường thôngqua và quản lý cấp trên trực tiếp phê duyệt Cần dựa trên những định hướng lớn vềđổi mới PPDH của Đảng, các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý giáodục và căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường về tổ chức bộ máy, về nguồn lựcvà các điều kiện khác, để xây dựng kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH Kế hoạchphải mang tính cụ thể, tức là xác là định được mục tiêu cần đạt, dự kiến được nguồnlực để thực hiện (nhân lực, tài lực, vật lực), phân bố thời gian hợp lý và quyết địnhnhững biện pháp có tính khả thi để thực hiện.
Tổ chức hoạt động đổi mới PPDH là quá trình phân phối và sắp xếp nguồnlực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu về đổimới PPDH đã đề ra Chức năng tổ chức có vai trò hiện thực hóa mục tiêu kế hoạchvà tạo nên sức mạnh của tập thể, nếu việc phân phối và sắp xếp các nguồn lực đượctổ chức một cách khoa học và hợp lý Để thực hiện được vai trò quan trọng này, cầnphải hình thành một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống quản lý Đó là: Việc xâydựng và phát triển đội ngũ nhân sự; Là những quy định về cơ chế hoạt động phốihợp giữa chuyên môn với các đoàn thể trong nhà trường, cùng bảo đảm thực hiệnmục tiêu đã đề ra; Là sự phân bổ nguồn lực và quy định thời gian cho các bộ phậnnhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định Trong quá trình hoạt động của nhà trường,cần phải xác lập được một mạng lưới các mối quan hệ tổ chức và giải quyết tốt cácmối quan hệ giữa các bộ phận bên trong nhà trường, cũng như mối quan hệ giữa nhàtrường với cộng đồng xã hội.
Chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH là quá trình tác động cụ thể của CBQL tớimọi thành viên của nhà trường, nhằm biến những nhiệm vụ chung về đổi mới PPDH
Trang 17của nhà trường thành hoạt động thực tiễn của từng người Thực hiện chức năng chỉđạo là thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai việc đổi mới PPDH Thườngxuyên điều chỉnh, sắp xếp, phối hợp và giám sát mọi người và các bộ phận thựchiện tốt kế hoạch theo sự bố trí đã xác định trong bước tổ chức.
Kiểm tra hoạt động đổi mới PPDH là quá trình xem xét thực tiễn, để pháthiện đánh giá thực trạng về đổi mới PPDH, khuyến khích những nhân tố tích cực,phê phán những lệch lạc và đưa ra quyết định điều chỉnh kịp thời, nhằm giúp các bộphận và các cá nhân đạt được các mục tiêu về đổi mới PPDH đã đề ra Trong quátrình thực hiện chức năng kiểm tra, cần phải xác định được chuẩn kiểm tra, đolường việc thực thi nhiệm vụ, so sánh, đối chiếu với mục tiêu đã đề ra và đưa raquyết định điều chỉnh cần thiết Cần thường xuyên đánh giá, sơ kết những thay đổicó được, mà không phải đợi đến cuối kỳ hay cả năm học.
Ngoài bốn chức năng công cụ trên đây, cần nhấn mạnh một chức năng cơbản rất quan trọng trong hoạt động quản lý đó là: Chức năng kích thích, động viên,tạo động lực Người CBQL có thể là một người xây dựng kế hoạch giỏi giang, mộtnhà tổ chức tài ba, một người chỉ huy sáng suốt, một kiểm tra viên mẫu mực, nhưngngười đó vẫn có thể thất bại trong hoạt động quản lý nếu không biết khuyến khích,động viên, tạo động lực cho mọi thành viên cùng hoạt động.
Động lực là nhân tố thúc đẩy, phát triển hoạt động của con người Vì vậy, đểtạo động lực cho hoạt động đổi mới PPDH, CBQL cần hình thành, phát triển, kíchthích động cơ dạy học của thầy, động cơ học tập của trò Với GV, để tạo nên độnglực của việc đổi mới PPDH, CBQL cần tác động đến nhu cầu được tôn trọng, đượctự khẳng định mình, đồng thời có sự động viên về tinh thần và bồi dưỡng bằng vậtchất thích đáng, tương xứng với khả năng và sự cống hiến của mỗi người Với HS,để xây dựng động cơ học tập đúng đắn, trước hết cần xây dựng nhu cầu, hứng thúhọc tập và xa hơn là ước mơ, hoài bão Hứng thú học tập có thể được hình thành từnội dung, phương pháp phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, từ truyền thốnghiếu học của gia đình dòng họ, từ phong trào học tập của địa phương Tuy nhiên,PPDH và mối quan hệ thầy trò có ảnh hưởng trực tiếp đến hứng thú và quan trọng
Trang 18hơn là nó nằm trong tầm tay điều khiển của người thầy Vì vậy việc xây dựng độngcơ học tập có mối quan hệ biện chứng với đổi mới PPDH.
1.2.3 Phương pháp dạy học
Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là methodos, theonghĩa thông thường dùng để chỉ những cách thức, thủ đoạn nhất định, được chủ thểhành động sử dụng để thực hiện mục đích đó vạch ra Cũng theo nghĩa chặt chẽ vàkhoa học, phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về cácquy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm thực hiệnmục đích nhất định.
"Phương pháp" nói chung là một khái niệm rất trừu tượng vì nó không mô tảnhững trạng thái, những tồn tại tĩnh trong thế giới hiện thực, mà nó chủ yếu mô tảphương hướng vận động trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của conngười PPDH là tổ hợp các cách thức hoạt động, tương tác giữa thầy và trò trongquá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học PPDH là một trong những yếutố quan trọng nhất của quá trình dạy học và luôn là trung tâm chú ý của các nhà giáodục các nước.
"Phương pháp là sự vận động của nội dung", cho nên cùng với sự biến đổicủa nội dung dạy học thì PPDH cũng đang được đổi mới theo hướng hiện đại hoá
1.2.4 Đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới PPDH là đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động dạy học để xâydựng cách thức, phương pháp học tập của HS theo hướng phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo qua đó bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, rèn luyệnkỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Việc đổi mới PPDH đòi hỏi phải tìm kiếm các PPDH mới và cải tạo cácphương pháp cổ truyền cho phù hợp với nội dung hiện đại, theo hướng nâng caotính tích cực độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực nội sinh của người học, đổi mớicách điều khiển quá trình dạy học và đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường Cụ thểlà:
Trang 19Các PPDH phải góp phần hình thành động cơ nhận thức, các phương phápnhận thức, bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh trithức.
Các PPDH mới phải nhằm nâng cao tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS,phát huy năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn Trong bối cảnh nền kinh tế thịtrường, mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế tri thức, việc cạnh tranh trên lĩnhvực "Trí tuệ" đang diễn ra rất gay gắt, cách thức đào tạo con người có trí tuệ, giàutính sáng tạo càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Các PPDH phải phản ánh trong mình nó những thành tựu của các phươngpháp riêng của mỗi khoa học, các phương pháp triết học và các phương pháp khoahọc chung, bởi vì việc nắm vững các phương pháp này có tác dụng đến việc pháttriển tính độc lập, sáng tạo của mỗi HS.
1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠYHỌC TIẾNG ANH
1.3.1 Phương pháp dạy học Tiếng Anh
Dạy học là một phương pháp Vì vậy việc dạy bất cứ môn học nào cũngđều phải tuân theo một trình tự nhất định đó là “lựa chọn”, “phân cấp” và “trìnhbày” Trước hết ta phải lựa chọn, vì không thể dạy cả kho tàng kiến thức củanhân loại Sau đó ta phải phân cấp để dạy (cái gì trước, cái gì sau) vì ta khôngthể dạy toàn bộ chương trình đã được chọn lọc trong cùng một lúc được.
Cuối cùng ta phải trình bày để người học tiếp thu vì ta không thể dạy mà khôngtrình bày được - trực tiếp (miệng nói, tai nghe, tay viết, mắt quan sát; gián tiếp(phim ảnh, đèn chiếu, giáo cụ trực quan, máy ghi âm ) Chính những việc làmnày là thể hiện về “phương pháp” và dần dần “phương pháp” được hình thành,chọn lọc và phát triển qua thực nghiệm.
Nhìn lại quá trình phát triển của phương pháp dạy ngoại ngữ từ trước đếnnay, ta thấy xuất hiện nhiều quan điểm, nhiều phương pháp khác nhau Mỗiphương pháp, mỗi quan điểm đều có nét đặc thù riêng nhằm giải quyết một tìnhhuống cụ thể trong việc dạy và học ngoại ngữ cho một đối tượng, một xã hội cụ thể
Trang 20nào đó Trong lịch sử phát triển của giáo học pháp Tiếng Anh đã có hàng trămphương pháp xuất hiện, nhưng ảnh hưởng của chúng hoàn toàn khác nhau Cónhững phương pháp đã trở thành quan điểm và ảnh hưởng rất lớn đối với việcdạy và học ngoại ngữ trên toàn thế giới (ngữ pháp - dịch - nghe - nói ), có phươngpháp chỉ giới hạn trong một số vùng, lĩnh vực nhất định, có phương pháp chỉ làbiến tướng của phương pháp khác.
Có 2 nhóm phương pháp:
- Các phương pháp dựa trên cơ sở hình thức / ngữ pháp (formbased) Phương pháp ngữ pháp – dịch (Grammar - Translation Method) Phương pháp trực tiếp (Direct Method)
Phương pháp nghe - nói (Audio - Lingual Method)
- Phương pháp dựa trên cơ sở chức năng (function - based)Phương pháp giao tiếp (Communicative Approach)
2) Về dạy học ngữ pháp: dạy các qui luật và các cách biến hóa bao gồm cáctrường hợp ngoại lệ Khi dạy các thầy giáo chú trọng đến việc diễn giải các quitắc khó, phức tạp của ngữ pháp tiếng nước ngoài (target language) Thầy giáo sửdụng tiếng mẹ đẻ của người học trong quá trình dạy học.
3) Về dịch: dạy dịch một cách máy móc từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng nướcngoài và ngược lại Dịch từng từ, từng câu riêng lẻ, phi tình huống Chú trọng cácviệc dịch các văn bản cổ điển.
4) Về từ vựng: dạy từ vựng riêng lẻ HS chủ yếu học và ghi nhớ theo bảng từ.Không tính đến mối liên hệ giữa những từ trong câu và mối liên hệ giữa những bàihọc trước và bài học sau.
Trang 215) Về kỹ năng: ít chú trọng kỹ năng nghe - nói, chỉ chú trọng đến việc đọc vàdịch, chủ yếu là những bài văn cổ điển chứ không phải ngôn ngữ giao tiếp hằngngày.
Tóm lại: phương pháp ngữ pháp - dịch bắt nguồn từ việc học tiếng Latinnhư một từ ngữ, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm nổi bật của phương phápnày như sau:
Sử dụng tiếng mẹ đẻ là phương tiện triển khai ý nghĩa của ngữ liệu Tập trunggiải quyết các vấn đề ngữ pháp.
Trong phương pháp này từ “trực tiếp” độc lập với từ “gián tiếp” mà giántiếp có nghĩa là dịch.
Phương tiện có vẻ rất đơn giản Muốn làm cho người học hiểu, chỉ cần“chỉ trỏ” Vì vậy người ta cần dùng một sơ đồ vật, hình vẽ, điệu bộ.
So với phương pháp truyền thống, phương pháp trực tiếp đã có tiến bộ hơn.Trong khi chỉ trỏ, người ta phải dùng lời nói kèm theo Như vậy ngôn ngữnói chiếm ưu thế, tuy nhiên đây chỉ là một biểu hiện bề mặt, vì thực ra còn mộtkhoảng cách quá thực tế bên ngoài với những khuôn mẫu biểu đạt dạy cho ngườihọc và muốn hay không muốn cũng còn tồn tại “cái dịch” trong đầu người học.
Trang 22Hơn nữa người ta không thể chỉ trỏ được tất cả mọi thứ, và vô hình chung,người ta đã dạy một ngôn ngữ giả tạo (artifical language), không đúng với thứ ngônngữ mà người học cần phải có.
C PHƯƠNG PHÁP NGHE - NÓI
Phương pháp này xuất hiện vào những năm 40 tại Mỹ, bắt nguồn từ nhu cầuđào tạo ngoại ngữ của quân đội Mỹ Cha đẻ của phương pháp này là nhà ngôn ngữC.C.Fries và R.Lado Phương pháp này dựa trên cơ sở tâm lý học hành vi(Behaviourism) và ngôn ngữ học cấu trúc (Structural linguistics)
Những người theo phương pháp này đưa ra một số giả thuyết, từ nhữnggiả thuyết đó họ vận dụng vào việc dạy và học như sau:
1 Ngôn ngữ là nghe - nói: vì vậy chú trọng đến kỹ năng nghe - nói
2 Các kỹ năng ngôn ngữ là các thành tố của ngôn ngữ Vì vậy, dạy nghe nói - đọc - viết theo một trật tự sắp sẵn như vậy.
-3 Mỗi ngôn ngữ có cấu trúc duy nhất Và mọi cấu trúc ngôn ngữ còn có thểmô tả và hệ thống hóa Vì vậy ta phải sử dụng thành quả của sự phân tích, đối chiếungôn ngữ để dạy chính cấu trúc ngoại ngữ đang học.
4 Ngôn ngữ là thói quen được hình thành qua luyện tập Vì vậy phải luyệnHS với các bài luyện mẫu câu.
5 Tin vào nguyên tắc củng cố tích cực của thuyết hành vi, do đó cố tránh đểHS phạm lỗi, tìm mọi cách ngăn chặn lỗi của HS.Từ những giả thuyết trên, trongquá trình lên lớp phương pháp này có một số đặc thù như sau:
a Về ngữ pháp
Mỗi lần chỉ dạy một cấu trúc và luyện tập cấu trúc ấy qua thực hành mẫu câu.Các qui luật ngữ pháp được học theo lối qui nạp, thầy giáo không giải thích nhưtrong phương pháp dịch.
b Về từ vựng
Dạy từ vựng trong văn cảnh chứ không dạy riêng lẻ Ngữ liệu dùng để dạy họcchủ yếu là các mẫu đối thoại Vì vậy từ vựng phản ánh cuộc sống hằng ngàychứ không phải thiên về ngôn ngữ văn học như trong phương pháp dịch.
Trang 23c Về kỹ năng
Dạy kỹ năng nghe - nói - đọc Viết theo trật tự nhất định đó Xem kỹ năngnghe - nói là quan trọng Chú ý đến đến trọng tâm và ngữ điệu Trong phương phápnày, thầy giáo phải tích cực sử dụng thiết bị hỗ trợ như các phương tiện nghe -nhìn để luyện các kỹ năng - kỹ xảo cho HS.
Theo phương pháp này, người dạy chủ yếu dùng kỹ thuật nháy lại – ghi nhớ(min - mem technique) Tuyệt đối tránh dùng tiếng mẹ đẻ của HS Cố ngăn chặnkhông cho HS phạm lỗi Vì vậy thường sử dụng các mẫu câu và các bản điền thế đểluyện tập.
D PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP
Bản chất của tính giao tiếp là dùng mọi biện pháp làm cho quá trình dạyvà học ngoại ngữ giống hoặc gần giống với giao tiếp tự nhiên Nói một cáchkhác, phương pháp giao tiếp được xây dựng trên cơ sở: quá trình dạy và học ngoạingữ là mô hình của quá trình giao tiếp tự nhiên Theo quan điểm này, cũng như bấtkỳ một mô hình nào khác, quá trình dạy và học ngoại ngữ phải có những bình diệngiống như quá trình giao tiếp thực Thí dụ: Trong cuộc sống thực tế, con người chỉgiao tiếp với nhau bằng cách này hay cách khác khi họ có nhu cầu giao tiếp, sau đótùy theo tình huống giao tiếp cụ thể con người tìm cách thỏa mãn nhu cầu giao tiếpcủa mình, quá trình giao tiếp kéo dài bao lâu tùy thuộc vào động cơ, hứng thú giaotiếp, vào trình độ hiểu biết chung cũng như trình độ của những người giaotiếp cho nên quá trình dạy theo quan điểm giao tiếp phải tạo điều kiện cho HSnảy sinh các nhu cầu giao tiếp, dạy ngoại ngữ trong các tình huống giao tiếp.
Tóm lại, khái niệm trung tâm của quan điểm giao tiếp chính là khái niệm giaotiếp Ở đây chúng tôi trình bày vấn đề trên cơ sở định nghĩa về giao tiếpcủa Leontiev “Giao tiếp bằng lời nói là quá trình tác động qua lại và hiểu biết lẫnnhau giữa mọi người như là một cơ chế nội bộ trong đời sống của tập thể người”
1 Việc xác định ngôn ngữ là một dạng hoạt động đa dạng của con người có ý
nghĩa rất to lớn đối với giáo học pháp ngoại ngữ Thí dụ: Từ định nghĩa trên đâycác nhà giáo học pháp đã đi đến những kết luận có ý nghĩa thực tiễn như:
Trang 24a) Giao tiếp là một loại hoạt động cho nên khi dạy ngôn ngữ điều quan trọngsố một là dạy hành động (Thí dụ: hành động ngữ âm, hành động ngữ pháp, hànhđộng lời nói ) chứ không phải là dạy kiến thức ngôn ngữ.
b) Hoạt động của con người bao giờ cũng gắn với mục đích, cho nên khi dạyngoại ngữ cần luyện cho HS có thói quen dù nói bất kỳ một câu nào cũng cần phảibiết nói để làm gì, nói với ai, nói cái gì, nói như thế nào, nói vào lúc nào, và nói ởđâu Đồng thời, khi sử dụng ngoại ngữ như là một phương tiện giao tiếp phải chúý đến tác động của mỗi câu nói, nghĩa là phải biết điều gì đã xảy ra trước khi tiếnhành giao tiếp và điều gì sẽ được thay đổi sau khi tiến hành giao tiếp.
c) Hoạt động của con người bao giờ cũng gắn bó với hoàn cảnh tiến hành hoạtđộng, cho nên khi dạy ngoại ngữ như một phương tiện giao tiếp cần chú ý đến tìnhhuống giao tiếp Mỗi hiện tượng ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm đều dạy trong lời nói,và mỗi lời nói đều gắn với tình huống cụ thể.
2 Những đặc trưng của phương pháp giao tiếp.
Nắm vững ngôn ngữ tức là phải có năng lực giao tiếp Vì vậy mục tiêutối hậu của quan điểm này là dạy năng lực giao tiếp.
Sử dụng ngoại ngữ một cách hợp lý.
Sử dụng phương pháp dịch khi HS cần hoặc có lợi cho HS
Chấp nhận việc phạm lỗi của HS trong quá trình học (về ngữ âm, ngữ pháp,từ vựng)
Việc rèn luyện được thực hiện, nhưng không chiếm vị trí quan trọng
Những bài đàm thoại được sử dụng để dạy xoay quanh chức năng giaotiếp và thường không được học thuộc lòng.
Mọi phương tiện (thủ pháp, giáo cụ trực quan, máy ghi âm) cho HS học tốtđều được chấp nhận, phù hợp với lứa tuổi, hứng thú, động cơ )
GV bằng mọi cách phải tạo điều kiện tối đa để động viên, giúp các em hoạtđộng, sử dụng ngoại ngữ để học tập.
Trang 253 Quan điểm giao tiếp với việc giải quyết mối quan hệ GV, HS và SGK.
a Vai trò của học sinh
Mục đích cuối cùng của việc dạy và học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp làluyện cho HS có được năng lực sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp.Như vậy, theo quan điểm này trọng tâm của quá trình dạy và học là HS SGK vàGV có nhiệm vụ hỗ trợ cho HS nắm được năng lực giao tiếp.
Việc xem HS là trọng tâm của quá trình dạy và học kéo theo một loạt vấn đềphải giải quyết trong giáo học pháp hiện đại.
Vấn đề cá thể hóa trong quá trình dạy học sao cho quá trình dạy học thỏamãn đến mức tối đa các mục đích học ngoại ngữ của HS.
Mỗi HS là một cá thể, mỗi cá thể có một phương thức hoạt động trí tuệ riêng.Theo quan điểm giao tiếp chúng ta thấy cách dạy theo con đường qui nạp là thíchhợp, nghĩa là thông qua thực hành giáo tiếp để rút ra các qui tắc ngữ pháp chứkhông phải là ngược lại.
Vấn đề gây hứng thú trong khi dạy ngoại ngữ Muốn tạo cho HS hứng thúhọc ngoại ngữ điều quan trọng số một là quá trình dạy và học ngoại ngữ phải phùhợp với nhu cầu của HS và tạo điều kiện cho HS có nhu cầu giao tiếp ngoại ngữ.Quan điểm này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách nhìn đối với các lỗi của HStrong quá trình giao tiếp Tạo điều kiện cho HS sử dụng Tiếng Anh càng ngày càngtốt.
Ex: Please give I this books.
Theo quan điểm giao tiếp, trong câu này có rất nhiều lỗi, nhưng chúng ta vẫnhiểu được ý HS muốn gì Do đó GV có thể động viên HS thấy được ngoại ngữ thựcsự là phương tiện giúp các em thỏa mãn nhu cầu giao tiếp Về tâm lý các em khôngngại nói Tiếng Anh và các em sẽ tích cực sử dụng Tiếng Anh trong lớp và trong giaotiếp thực Cuối cùng, GV mới nhắc nhở HS những lỗi các em vừa mắc phải và ởnhững bài sau khi những hiện tượng này xuất hiện, GV cần lưu ý luyện để HS tránhlập lại những lỗi cũ.
Trang 26b Vai trò của sách giáo khoa
Theo quan điểm giao tiếp, SGK không phải chỉ là nơi cung cấp ngữ liệu, màlà phương tiện dạy và học quan trọng có nhiệm vụ phối hợp hành động của thầy vàtrò, hướng hoạt động của thầy và trò đi đúng hướng nhắm đạt tới mục đích đãđịnh Chính vì thế các SGK ngoại soạn theo quan điểm giao tiếp lấy hành động lờinói là đơn vị chủ yếu để sắp xếp, tổ chức ngữ liệu và phân chia bài học.
Bài tập chủ yếu trong SGK mới là bài tập tình huống, bài tập giao tiếp chứkhông phải là những bài tập máy móc kiểu chia động từ sau, biến đổi hàng loạtdanh từ số ít nhiều, giống đực cái Nói một cách chính xác là những bài tậpnày chiếm tỉ lệ rất nhỏ và chúng chỉ có giá trị khi chúng phục vụ cho giao tiếpsau đó.
c Vai trò của giáo viên
Theo quan điểm giao tiếp, GV là người có nhiệm vụ dẫn dắt HS đạt tới mụcđích giao tiếp Trong quá trình dạy và học, HS phải là trung tâm, HS là người trựctiếp thường xuyên sử dụng ngôn ngữ như là một phương tiện giao tiếp Trong quátrình giao tiếp GV là người tư vấn tin cậy nhất của HS GV xuất hiện mỗi khi HSgặp khó khăn, giúp HS vượt khó khăn về ngôn ngữ, xong lại để HS tự thực hànhngôn ngữ Do đó trong giờ ngoại ngữ, GV không nên giúp nhiều mà chỉ giúp khinào thật cần thiết khi HS gặp khó khăn trong quá trình thực hành giao tiếp.
1.3.2 Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh
Đổi mới là thay đổi và làm cho tiến bộ hơn so với hiện trạng Trong suốtnhững năm của thập niên 1950, khái niệm về đổi mới được xem như là kết quả củasự phát triển tri thức riêng lẻ bởi những nhà nghiên cứu và phát minh độc lập Ngàynay, đổi mới được xem là kết quả của tiến trình tương tác và trao đổi lẫn nhau giữacác chủ thể phụ thuộc lẫn nhau.
Phương pháp dạy học: Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hi lạp(methods) có nghĩa là con đường để đạt mục đích dạy học.
Phương pháp dạy học là cách thức hành động của GV và HS trong quá trìnhdạy học Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những hình thức cụ thể.
Trang 27Cách thức và hình thức không tách nhau một cách độc lập PPDH là những hìnhthức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác địnhnhằm đạt được mục đích dạy học PPDH là những hình thức và cách thức,thông qua đó và bằng cách đó GV và HS lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xãhội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể.
Đổi mới PPDH môn Tiếng Anh là PPDH chọn giao tiếp là phương hướngchủ đạo, năng lực giao tiếp (communicative competences) là đơn vị dạy học cơbản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học (dạy học trong giaotiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp) PPDH này sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể,chủ động, tích cực của HS trong việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ vì những mụcđích thực tiễn và sáng tạo HS cần phải được trang bị cách thức học Tiếng Anhvà ý thức tự học tập, rèn luyện Người học là chủ thể, cần phải biết cách tự học đểcó thể nắm vững tiếng nước ngoài.
Tiêu chí cơ bản của PPDH mới là hoạt động tự lập, tích cực chủ động của HStrong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ Tiêu chí chủ yếu đểđánh giá kết quả học tập của HS là năng lực giao tiếp năng lực ứng xử bằng ngônngữ trong các tính huống giao tiếp cụ thể.
Đổi mới PPDH Tiếng Anh là dựa trên phương pháp giao tiếp đã sử dụngngười GV phải biết lựa chọn phân cấp và trình bày cho phù hợp với giáo trình,trình độ HS và đặc biệt là phù hợp với sự phát triển của xã hội Trong thực tế hiệnnay giờ học ngoại ngữ (Tiếng Anh) đang sử dụng phương pháp giao tiếp tuy nhiênngười GV phải xác định lấy HS làm trung tâm, GV chỉ là người hướng dẫn, tạođiều kiện tối đa để giúp cho HS tham gia tích cực vào bài học các em phải hoạtđộng và sử dụng ngoại ngữ trong giờ học đồng thời GV phải biết tổ chức cho cácem hoạt động theo cặp nhóm (tuỳ thuộc vào nội dung bài học) để những HS khá,giỏi sẽ giúp đỡ những HS yếu, kém tham gia vào bài học, điều này cũng giúp choHS yếu về bộ môn cảm thấy thích thú hơn trong giờ học ngoại ngữ, các em khôngcó cảm giác bị bỏ rơi.
Trang 28Do đó đổi mới PPDH Tiếng Anh là đòi hỏi người GV phải nắm vững ngônngữ, có năng lực giao tiếp, chấp nhận lỗi của HS trong quá trình học (về ngữ âm,ngữ pháp, từ vựng) việc rèn luyện được thực hiện, nhưng không chiếm vị trí quantrọng.
Những bài text, dialogue được sử dụng để dạy xoay quanh chức năng giao tiếpvà thường không được học thuộc lòng.
Mọi phương tiện (thủ pháp, giáo cụ trực quan, máy casstte, projector )giúp cho HS học tốt đều được chấp nhận phù hợp với lứa tuổi, hứng thú, động cơ
1.3.3 Quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh
1.3.3.1 Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Yêu cầu đổi mới PPDH đã được các tác giả sách quán triệt vào quá trình lựachọn nội dung SGK, vào việc trình bày SGK và SGV GV và CBQL trường THPTcần nắm được những yêu cầu và quy trình đổi mới các PPDH Đặc biệt CBQLchịu trách nhiệm trực tiếp việc này cần quan tâm và đặt vấn đề đổi mới PPDH ởđúng tầm của nó trong sự phối hợp với các hoạt động toàn diện của nhà trường.Ban giám hiệu cần trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, đổi mới dù nhỏcủa GV và cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ GV vận dụng các PPDH thích hợpvới môn học, đặc điểm HS, điều kiện dạy và học ở địa phương làm cho hoạtđộng đổi mới PPDH ngày càng được mở rộng và có hiệu quả hơn Tuy nhiên đổimới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vậndụng một cách hiệu quả các PPDH hiện có theo quan điểm dạy và học tích cực kếthợp với các phương pháp hiện đại.
Quan điểm giao tiếp là quan điểm đặc thù của môn ngoại ngữ nói chung vàmôn Tiếng Anh (nói riêng) trong nhà trường Quan điểm giao tiếp qui định “Tínhgiao tiếp của hoạt động dạy học ngoại ngữ”
Môn ngoại ngữ đòi hỏi nhận thức và giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa kiếnthức và kĩ năng - hai thành tố chủ yếu của nội dung dạy học.
Kĩ năng là trung tâm, là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học Kiến thứclà điều kiện, là phương tiện, là nền tảng Chỉ có kiến thức mà không có khả năng thìkhông có khả năng giao tiếp, ngược lại, chỉ có kĩ năng mà không có kiến thức
Trang 29thì khả năng giao tiếp bị hạn chế và không phát triển được.
Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp (cácmẫu lời nói) dưới dạng: nghe, nói, đọc, viết Muốn rèn luyện được năng lực giaotiếp cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống: môi trườngnày chủ yếu do GV tạo ra dưới dạng những tình huống giao tiếp cụ thể.
Học ngoại ngữ HS đồng thời tiếp cận với đất nước, nền văn hóa xa lạ Mứcđộ tiếp cận thông tin càng cao thì việc dạy học ngoại ngữ càng thuận lợi Điều nàyđòi hỏi nhiều thiết bị dạy học (nghe - nhìn, nghe - nói) và nhiều hình thức dạy họclinh hoạt.
Mục đích của việc dạy học ngoại ngữ không nhằm hướng HS vào việc nghiêncứu hệ thống ngôn ngữ, mà nhằm giúp các em sử dụng hệ thống ngôn ngữ đónhư một công cụ giao tiếp, nghĩa là nhằm rèn luyện cho HS năng lực giao tiếp.Năng lực giao tiếp này được hiểu bằng khả năng sử dụng sáng tạo những quy tắcngôn ngữ để thực hiện giao tiếp theo tình huống.
1.3.3.2 Nội dung quản lý đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh THPT
Quản lý công tác đổi mới PPDH các bộ môn nói chung và môn Tiếng AnhTHPT nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người CBQL nhằmđể nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường THPT hiện nay Để thựchiện tốt vấn đề quản lý công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trong trường THPTthì người CBQL phải thực hiện tốt các nội dung quản lý công tác đổi mới PPDHsau:
a) Quản lý giáo viên Tiếng Anh với công tác đổi mới PPDH bộ môn
Đổi mới PPDH Tiếng Anh là yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng dạyhọc, vì thế bằng nhiều hình thức khác nhau, các biện pháp khác nhau, người CBQLphải chỉ đạo chặt chẽ công tác đổi mới phương pháp theo hướng kích thích tínhtích cực, chủ động của HS Do đó, để quản lý công tác đổi mới PPDH của GVthực hiện ở các giờ lên lớp được tốt, người CBQL cần:
Trang 30+ Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐThướng dẫn (đối với môn Tiếng Anh) Tuy nhiên phải biết vận dụng linh hoạt, sángtạo đối với hình thức giáo dục và học tập cụ thể của nhà trường sao cho kích thíchđược tính tự giác và nhu cầu lĩnh hội vốn kiến thức, vốn hiểu biết, lòng say mê tìmtòi của HS.
+ Phải tác động đến GV để GV có nhận thức là chính GV có vai trò quantrọng trong công tác đổi mới PPDH vì từ dạy học theo phương pháp cũ (dạy họcthông báo, giải thích, minh họa) sang dạy học theo phương pháp đổi mới, GVkhông còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thànhngười thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập, hoặc theo nhóm để HSchiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành kỹ năng, thái độ yêu cầu của chương trình.
+ Chỉ đạo GV thực hiện công tác đổi mới PPDH đó là dạy học lấy HSlàm trung tâm và trong môn Tiếng Anh cần thực hiện tốt 4 kỹ năng: nghe(Listening) - nói (Speaking) - đọc (Reading) - viết (Writing) trong tiết dạy tuynhiên, đặc biệt chú trọng hai kỹ năng nghe – nói.
b) Quản lý việc thực hiện chương trình Tiếng Anh THPT
Thực hiện chương trình dạy học là yêu cầu cần thiết để đảm bảo kế hoạchđào tạo theo đúng mục tiêu; đây là pháp lệnh của nhà nước do Bộ GD&ĐT banhành Muốn quản lý tốt việc thực hiện chương trình Tiếng Anh THPT, CBQL phảinắm vững chương trình theo qui định của bộ GD&ĐT, quán triệt cho GV phải tuânthủ một cách nghiêm túc, không được tùy tiện thay đổi, làm sai lệch chương trình.
Để thực hiện tốt điều này, CBQL phải nắm vững những vấn đề sau:
+ Những nguyên tắc cấu tạo chương trình Tiếng Anh THPT, nội dung vàphạm vi kiến thức bộ môn.
+ PPDH đặc trưng môn Tiếng Anh THPT và hình thức tổ chức dạy học bộmôn.
+ Đảm bảo thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình về mặt số tiết, về thờigian, về trình tự, nghiêm cấm việc cắt xén chương trình.
Trang 31c) Quản lý việc thực hiện các phương pháp dạy học bộ môn
PPDH là quá trình trong đó GV tổ chức các hoạt động học tập của HS,hướng dẫn HS tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động vàgiải quyết các tình huống có vấn đề cũng như tạo cơ hội để HS tích cực tham giahoạt động thực hành giao tiếp qua các hoạt động cá nhân, theo cặp và theo nhóm.Để có được phương pháp dạy Tiếng Anh tốt, GV cần được đào tạo cơ bản, cótrình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, có khả năng kết hợp hài hòa cácphương pháp và kỹ thuật dạy – học, sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy họcvà các tài liệu hỗ trợ nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
Hiện nay có ba phương pháp thường được sử dụng nhiều để dạy họcmôn Tiếng Anh (cũng như những ngoại ngữ khác) là: Phương pháp ngữ pháp –dịch, Phương pháp nghe – nói và Phương pháp giao tiếp.
d) Quản lý học sinh với công tác đổi mới phương pháp dạy học
Để quản lý HS với công tác đổi mới phương pháp giáo dục môn Tiếng Anh,người CBQL cần phải căn cứ trên tiêu chí cơ bản của công tác đổi mới phươngpháp giáo dục là hoạt động tự lập, tích cực, chủ động của HS trong việc giải quyếtcác nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ.Tiêu chí chủ yếu để đánh giá kết quả họctập của HS là năng lực giao tiếp,năng lực ứng xử bằng ngôn ngữ trong các tìnhhuống giao tiếp cụ thể.Trên cơ sở này người CBQL chỉ đạo đến GV cần phải hìnhthành và phát triển những năng lực và phẩm chất ở HS trong quá trình học tậpngoại ngữ là:
-HS chủ động lựa chọn kiến thức và thao tác tư duy thích hợp để có nhữngứng xử ngôn ngữ cần thiết, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
-HS biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình ra bên ngoài bằng lờinói, bài viết thông qua ngoại ngữ.
-HS biết cách làm việc theo cặp, nhóm, hợp tác với bạn khi cần thiết trongquá trình luyện tập ngôn ngữ theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao.
-HS biết cách tự học, biết chủ động trình bày những ý định của mình thôngqua giao tiếp nói hoặc viết.
Trang 32e) Quản lý môi trường, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất phục vụ đổi mới PPDH
Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học bao gồm nhiều loại như: phònghọc, lớp học, bàn ghế, bảng, cơ sở thực hành, dụng cụ thí nghiệm và các trang thiếtbị kỹ thuật, sách báo tư liệu, đồ dùng dạy học Đổi mới để mỗi phòng học trở thànhmột môi trường học tập thuận lợi là bộ phận khởi đầu của quá trình chuẩn hóa cơsở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường học.
Hiệu quả đạt được trong công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Anh phụthuộc một phần vào môi trường, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất của nhàtrường.
Các yếu tố này tuy không trực tiếp làm thay đổi công tác đổi mới PPDHvà nhận thức học tập của HS nhưng chúng cũng rất quan trọng vì chúng tạo điềukiện hỗ trợ công tác đổi mới PPDH đạt hiệu quả Quản lý tốt môi trường, phươngtiện dạy học, cơ sở vật chất sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chấtlượng đổi mới PPDH.
Để quản lý tốt môi trường, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất CBQL cầnđảm bảo cho GV có đủ phương tiện dạy học bằng việc khai thác triệt để các nguồncung cấp và hằng năm cần có kế hoạch mua sắm, bổ sung các phương tiện dạyhọc và tăng cường tổ chức khai thác, sử dụng các phương tiện phục vụ công tác đổimới PPDH.
Để quản lý tốt CBQL chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu nộidung chương trình dạy học, số tiết của bộ môn, từng khối lớp cần có thiết bị, đồdùng dạy học và đối chiếu với các thiết bị mà nhà trường hiện có, qua đó cán bộthiết bị sẽ lập kế hoạch dự trù các thiết bị và đồ dùng dạy học cần thiết để phụcvụ cho công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Anh nói riêng và các bộ môn khác nóichung CBQL chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn tổ chức các chuyên đề về sử dụngcác phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao trong các tiết dạy đồng thời CBQL cũngchỉ đạo cụ thể việc sử dụng thiết bị trong công tác đổi mới PPDH thành nề nếp vàtự giác của GV.
Trang 33Hằng năm, CBQL chỉ đạo tiến hành kiểm kê vào một thời điểm nhấtđịnh Sau mỗi lần kiểm kê phải xác nhận rõ thực trạng từng loại Xây dựng nội quybảo quản, sử dụng đối với từng loại cơ sở vật chất Quy định rõ trách nhiệmcủa từng người đối với tài sản mà họ phụ trách hoặc mượn Mỗi khi có hư hỏng,mất mát phải quy rõ trách nhiệm và xử lý minh bạch.
Ngoài ra, nhà trường tiến hành kịp thời những yêu cầu bổ sung, sửa chữa thaythế những thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết Trong đó định rõ những thứ xinmua sắm, bổ sung, dự trù xin ngân sách, hoặc dựa vào nhân dân, hội cha mẹ HScùng đóng góp.
f) Quản lý tổ chức dạy học theo phương pháp đổi mới
Tổ trưởng bộ môn kết hợp với lãnh đạo trường tổ chức các hoạt động nhằmthực hiện mục tiêu đề ra Cụ thể là:
- Quản lý chương trình và lập kế hoạch dạy học.
-Chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: soạn giáo án theo hướng đổi mới PPDH, lên lớp, dự giờ.
- Phân công GV dạy học theo đúng năng lực.
- Tổ chức tốt việc sử dụng và bảo quản các trang thiết bị phục vụ cho dạy học và học tập theo hướng đổi mới.
- Tổ chức, tiến hành kiểm tra công tác đổi mới PPDH.- Tạo động lực đổi mới PPDH cho GV.
CBQL cần chỉ đạo tổ chuyên môn là phải tạo ra được điều kiện để giúpcho mọi thành viên hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nếu được tổ chức tốt cácbuổi sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ trở thành nơi để các thành viên trao đổi và học tập,chia sẻ các kinh nghiệm trong dạy học, dự giờ rút kinh nghiệm về công tác đổimới PPDH điều này sẽ giúp cho GV thể hiện những sáng tạo trong dạy học vì cácPPDH rất đa dạng, muốn lựa chọn được phương pháp thích hợp cho từng bài, từngchương, từng phần, người dạy phải biết giá trị của từng phương pháp, nội dung sửdụng nó, nó hoạt động như thế nào, khi nào thì dùng để cho kết quả cao, và mỗiPPDH dù tốt nhất vẫn có những mặt mạnh và mặt yếu, cho nên khi thực hiện
Trang 34cần phối hợp hai hay nhiều phương pháp vì không có một phương pháp nàođược gọi là vạn năng.
Để quản lý tốt hoạt động này người CBQL phải nắm vững các yêu cầusau:
+ Nắm vững lý luận đổi mới PPDH, nội dung và PPDH môn Tiếng Anh.+ Nắm vững định hướng đổi mới PPDH, quan điểm đổi mới PPDH, bản chấtcủa “tích cực hóa hoạt động học tập của HS” trong dạy học ngoại ngữ vànhững căn cứ của đổi mới PPDH ngoại ngữ.
g) Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy học Tiếng Anh
- Những nghiên cứu về lý luận dạy học đã chỉ ra rằng: muốn nâng cao chấtlượng dạy học thì cần thiết phải quan tâm đến hoạt động học tập của HS, phảithông qua việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS Do đó, một trong nhữngcơ sở để đánh giá kết quả dạy học chính là việc kiểm tra đánh giá kết quả học tậpHS.
- Chương trình mới thực hiện việc đánh giá kết quả học tập của HS theođịnh hướng: Kế thừa các ưu điểm của cách đánh giá truyền thống và đặt việc đánhgiá bằng trắc nghiệm khách quan đúng với vị trí của nó; phối hợp đánh giá thường
xuyên và định kỳ giữa các hình thức đánh giá khác nhau bằng viết và vấn đáp ;
đặc biệt, việc kiểm tra, thi đều thực hiện theo trình độ chuẩn của chương trình mới.- Trong phạm vi quản lý dạy học, CBQL quản lý hoạt động học của HSthông qua phản ánh của đội ngũ GV về kết quả học tập rèn luyện của HS.
- CBQL cần phải quản lý việc kiểm tra của GV đối với HS để đánh giá kếtquả học tập của HS và kết quả dạy học của GV tránh chỉ dừng lại ở mức độ đolường bằng điểm số Cụ thể là: quản lý kế hoạch kiểm tra của GV; có kế hoạchkiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ và hết năm học; yêu cầu chấm, trả bài đúngthời hạn, có sửa chữa hướng dẫn cho HS; phân công bộ phận quản lý tổng hợp tìnhhình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định kỳ.
- Thông qua việc tổ chức các kỳ kiểm tra chung để đánh giá đúng thực chấtkết quả học tập của HS, từ đó có kế hoạch phụ đạo cho HS yếu kém về học lực,
Trang 35phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những HS có năng khiếu Mặt khác, thông qua việckiểm tra nghiêm túc, đánh giá công bằng và khách quan giúp GV điều chỉnh hoạtđộng dạy của mình, kích thích tính tự giác học tập của HS.
- CBQL cần chỉ đạo việc kiểm tra HS cả 4 kỹ năng: nghe-nói- đọc-viết để từ đó thu được kết quả cao của việc thực hiện đổi mới PPDH bộ môn
h) Quản lý trình độ của giáo viên
- GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, nhất là trong giai đoạn hiệnnay với nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là thực hiện việc triển khai dạy họctheo chương trình dạy học mới đòi hỏi GV phải có đủ trình độ đáp ứng yêu cầumới Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ GV có ý nghĩa hết sứcquan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học Để dạy tốt môn Tiếng Anhđòi hỏi GV phải năng động sáng tạo và phải có những tài liệu hỗ trợ như: tự điển,sách tham khảo liên quan đến kiến thức trong chương trình, tạp chí, sách báo nướcngoài liên quan đến môn học các thông tin trên mạng Internet phục vụ cho việcdạy và học Tiếng Anh và đồng thời GV phải có PPDH phù hợp với từng nộidung bài dạy và luôn có sự nâng cao trình độ chuyên môn để không những truyềnđạt kinh nghiệm của bản thân cho HS mà còn cập nhật những tri thức mới, khôngđể lạc hậu với thời đại trong lĩnh vực dạy học của mình.
Để quản lý trình độ của GV Tiếng Anh CBQL cần tập trung vào một sốviệc sau:
- Dự giờ thăm lớp, kiểm tra hướng dẫn thực hiện kế hoạch bài học.- Tổ chức chuyên đề về công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.
- Tổ chức thao giảng, hội thi tạo điều kiện cho đội ngũ GV có điều kiện họchỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, tài chính GV tự học, tự bồi dưỡng,tham dự các lớp bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề, chuẩn hóa và trênchuẩn cho đội ngũ GV.
Trang 36Tiểu kết chương 1
Trong quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý trườngTHPT vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật Nó đòi hỏi người CBQL phải nắm vữngnhững vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêngvà phải nắm vững các nội dung, nguyên tắc quản lý nhà trường Một trong nhữngcông tác quản lý trường THPT là công tác quản lý hoạt động dạy và học Vấn đềquản lý công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Anh THPT là rất khó khăn và phứctạp, đòi hỏi người CBQL phải có sự hiểu biết cơ bản về môn Tiếng Anh, phải nắmđược định hướng đổi mới PPDH Tiếng Anh ở trường THPT đó là quan điểm đổimới PPDH, bản chất của “tích cực hóa hoạt động học tập của HS” trong dạy họcngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng Và dạy học ngoại ngữ theo quanđiểm giao tiếp, bên cạnh đó nhà quản lý còn phải biết dự kiến và hoạch định côngviệc, có trình độ kỹ năng và nghiệp vụ quản lý, tổ chức tốt các hoạt động nhằmhướng vào công tác đổi mới PPDH giúp cho nhà trường thực hiện được mục tiêugiáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Trang 37THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PHƯƠNGPHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN
HƯƠNG SƠN TỈNH HÀ TĨNH
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC CỦA HUYỆNHƯƠNG SƠN.
2.1.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội.
Hương Sơn là một huyện trung du miền núi phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, phía bắcgiáp huyện Thanh Chương và Nam Đàn (Nghệ an); Phía đông giáp huyện Đức Thọ; phíanam giáp huyện Vũ Quang; phía tây giáp tỉnh Bô-li-khăm-xay của nước bạn Lào Khíhậu khắc nghiệt (Mưa bão, lũ quét, gió lào) Diện tích 950,2 km2(Rừng chiếm hơn 4/5diện tích); Dân số gần 12 vạn người, không có dân tộc thiểu số Kinh tế chủ yếu là nông- lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chiến tỉ trọng rất nhỏ Giao thông vận tải có hai tuyếnchính: Quốc lộ 8 (Đông - Tây) và đường Hồ Chí Minh (Bắc - Nam), mạng lưới giaothông nông thôn được bê tông hóa; Có cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo thông với nước bạnLào GDP năm 2010 khoảng 1074 tỉ đồng (BQ540 UDS/Người); tốc độ tăng trưởng năm2010 đạt 10,8% Là vùng quê có truyền thống, nhiều dòng họ nổi tiếng Hiếu học như;dòng họ Đinh Nho; Nguyễn Khắc; Hà Huy là quê hương của Đại danh y Hải thượngLãn ông Lê Hữu Trác Mặc dù là huyện miền núi, có đường biên giới dài, có cửa khẩuquốc tế, nhưng tình hình chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tốt.
2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triểngiáo dục.
Những thuận lợi
Hương Sơn là huyện miền núi, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, trải dài theođường Quốc lộ 8A và đường Hồ Chí Minh là điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế Hệthống điện, đường, trường trạm phát triển nhanh và đồng bộ, đời sống nhân dân ngàycàng được cải thiện, một bộ phận người dân có điều kiện kinh tế khá Có nguồn nhân lựcdồi dào, mặt bằng dân trí tương đối cao, người dân luôn có ý thức phát huy truyền thốngvăn hoá, truyền thống hiếu học của quê hương Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyệntheo hướng dịch vụ - du lịch - công nghiệp làm cho ngành nghề phát triển đa dạng, dẫntới dịch chuyển cơ cấu lao động, tạo điều kiện cho việc phân luồng sau THCS và THPT.
Trang 38nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện đã có những chính sách xã hội phù hợp làm cho mứcsống của người dân được cải thiện, con em có điều kiện học tập tốt hơn Công tác xã hộihoá giáo dục, khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh làm cho các chương trình pháttriển giáo dục được thực hiện một cách thuận lợi như: Xây dựng trường chuẩn quốc gia,phổ cập giáo dục, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các nhà trường
Những khó khăn
Mức sống và khả năng tích luỹ của một bộ phận lớn người dân còn thấp, đặc biệt làđời sống của bà con vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ hộ đói nghèo còn 12,4% Thu nhập bìnhquân đầu người còn thấp Hàng năm phải chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, dịch bệnh.Hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển kinh tế - xã hội, thương mại dịchvụ chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ Du lịch đã có bước phát triển tuy nhiên chưa trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn Đất canh tác bình quân trên một đầu người dân thấp; tình trạng dânđông, thiếu nguồn lao động được đào tạo, thiếu việc làm đang là khó khăn lớn nhất củahuyện Kinh tế của nhân dân trong vùng còn thấp, trình độ dân trí chưa cao, giao thông đilại khó khăn, nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục của một số cán bộ địa phươngcòn hạn chế.
Nguồn đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học, các cơ sở giáo dục từ ngân sáchhuyện còn hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.Phòng học bộ môn, phòng thư viện đạt chuẩn, trang thiết bị các phòng học bộ môn, trangthiết bị dạy học hiện đại hầu như chưa có, các trường được nối mạng Internet còn ít chưađáp ứng được yêu cầu của nội dung, chương trình dạy học mới đặc biệt là việc ứng dụngcông nghệ thông tin vào công tác quản lý và dạy học còn hết sức khó khăn
2.1.3 Giáo dục phổ thông huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 22 tháng 7 năm 2010 Ban chấp hành Đảng bộ Huyện đã ban hành Nghịquyết 07 - NQ/HU “ Về phát triển sự nghiệp GD&ĐT giai đoạn 2010-2015 và nhữngnăm tiếp theo” Sau khi nghị quyết được ban hành, các trường học, các cơ sở giáo dụctrong toàn huyện đã tổ chức học tập, quán triệt và tổ chức thực nghiêm túc và sâu rộng.Được sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, điều hành của chính quyền, sự chỉ đạo sâu sát củaSở GD&ĐT Hà Tĩnh, sự ủng hộ nhiệt tình của các lực lượng và tổ chức xã hội, đặc biệtlà sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ các thầy cô giáo và các em HS, giáo dục Hương Sơnđã có những chuyển biến rõ nét Hệ thống trường lớp ngày càng được cũng cố về mọi
Trang 39cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" Giữ vững và ổn định được quy môphát triển trường lớp, làm tốt công tác huy động và duy trì sĩ số HS trong từng năm họcở các ngành học, cấp học.
Chất lượng giáo dục toàn diện cũng có những chuyển biến tích cực 100% xã, thịtrấn được công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, giữ vững phổ cập giáodục THCS, lộ trình phổ cập giáo dục bậc Trung học có những bước đi thích hợp và cóhiệu quả Kết quả được phản ánh qua số liệu thông kê các năm học: Kết quả thi tuyểnsinh ĐH-CĐ ở bậc THPT, năm 2009 có 588 đậu vào các trường ĐH (trong đó có 489HS phổ thông thuộc 4 trường THPT công lập), năm 2010 có 657 đậu vào các trườngĐH (trong đó có 555 HS phổ thông), năm 2011 có 850 đậu vào các trường ĐH,CĐ(trong đó có 572 HS phổ thông) Đặc biệt năm 2009 trường THPT Hương Sơn được BộGD&ĐT xếp thứ 176 trong tốp 200 trường THPT trên toàn quốc có HS thi ĐH đạt 27điểm trở lên, trường THPT Cao Thắng có 1 HS đạt thủ khoa khối A của trường Đại họcVinh.
Tuy nhiên, GD&ĐT Hương Sơn vẫn còn một số khó khăn tồn tại, đặc biệt trongcông tác quản lý, chưa đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới toànĐảng, toàn dân đang tiến hành Vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập ở mục sau.
Số liệu cụ thể từ năm 2009 đến năm 2012:
Trang 40(Nguồn số liệu do Phòng GD&ĐT Hương Sơn cung cấp)
Bảng 2.2: Thống kê số lớp trong hệ thống giáo dục huyện Hương Sơn từ năm2009 đến năm 2012.
(Nguồn số liệu do Phòng GD&ĐT Hương Sơn cung cấp)
Bảng 2.3: Thống kê quy mô trường, lớp cấp THPT huyện Hương Sơn.
Trường
Năm học2009-2010
Năm học2010-2011
Năm học2011-2012
(Nguồn số liệu do các trường THPT huyện Hương Sơn cung cấp)
Qua đó ta thấy sự phát triển số lượng HS Mầm non; Tiểu học và THCS liên tụcgiảm, số lượng HS THPT tương đối ổn định Mạng lưới trường lớp ổn định
2.1.3.1 Đội ngũ giáo viên Tiếng Anh cấp THPT
Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học trong nhà trường nói riêngphần lớn phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ GV do đó việc phát triển đội ngũ GV đủ vềsố lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu là cơ sở để nhà trường thực hiện tốtnhiệm vụ được giao, là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lýcủa nhà quản lý.