1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

110 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 788,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHPHẠM THỊ HOÀNG HIỀN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ HOÀNG HIỀN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ

THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60 14 05

VINH, 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm trân trọng và chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng cảm

ơn sâu sắc tới trường Đại học Vinh, khoa Sau Đại học, các cơ quan liên quan đãtạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia học tập, nghiên cứu khoa học để nângcao trình độ nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ được giao

Xin được bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các Thầy Cô giáo, cácnhà khoa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tậpcũng như trong nghiên cứu của khóa học Đặc biệt tác giả xin được trân trọng tỏ

lòng biết ơn tới Nhà giáo, PGS -TS Hà Văn Hùng, người đã tận tình trực tiếp

hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tác giả hoàn thành luận văn Thạc sỹ chuyênngành Quản lý giáo dục này

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tới BGH, các đơn vị phòng, khoa,trung tâm Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hoá, Sở GD&ĐT Thanh Hoá,phòng GD&ĐT Thành phố Thanh Hoá, các bạn bè đồng nghiệp, người thân, đãtạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thànhkhóa học

Mặc dù trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, bảnthân đã rất nỗ lực và cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi những hạnchế, thiếu sót Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhàkhoa học, các Thầy, Cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoànthiện hơn

Xin chân thành cảm ơn./

Vinh, tháng 12 năm 2011

Tác giả

Phạm Thị Hoàng Hiền

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 61.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 61.2 Các khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài 71.3 Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học 271.4 Tiểu kết chương 1 49Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN

ÂM NHẠC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THANH HÓA,

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và giáo dục ở Thành phố Thanh Hóa 512.2 Thực trạng dạy học môn Âm nhạc ở các trường Tiểu học Thành phố

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường

Tiểu học Thành phố Thanh Hóa 602.4 Đánh giá chung về thực trạng 73

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 783.2 Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy

học môn nhạc ở các trường tiểu học thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 863.3 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở các trường Tiểu học

Trang 4

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

UBND : Uỷ ban nhân dân

HĐND : Hội đồng nhân dân

Trong mỗi thời kì lịch sử, nền giáo dục Việt Nam đã có những đóng góp

to lớn vào sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Sựnghiệp Giáo dục và Đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng conngười, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trang 5

Đảng và Nhà nước ta đã xác định : Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàngđầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển Cùng với khoa học và côngnghệ, giáo dục và đào tạo được coi là nền tảng, là động lực để thực hiện côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giaiđoạn 2001-2010 đã xác định mục tiêu “Xây dựng một nền giáo dục Việt Namhiện đại, khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhậpquốc tế; nền giáo dục này phải đào tạo được những con người Việt Nam có nănglực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giảiquyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh,trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [4]

Hoạt động dạy học là hoạt động chính, chủ yếu trong nhà trường, quyếtđịnh trực tiếp tới nguồn nhân lực Chất lượng giáo dục và đào tạo vừa là mụctiêu số một, vừa là động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển;đồng thời là điều kiện cơ bản bảo đảm cho những con người được đào tạo ra có

đủ năng lực và phẩm chất thực hiện được những nhiệm vụ xã hội, góp phần tíchcực vào công cuộc phát triển nền kinh tế - xã hội Vì vậy nâng cao chất lượnggiáo dục, chất lượng dạy học là nhiệm vụ thường xuyên, là sợi chỉ đỏ xuyên suốtquá trình dạy học nói riêng và xuyên suốt toàn bộ lịch sử phát triển của nhàtrường và của hệ thống giáo dục nói chung

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “ Ưu tiênhàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chương trình, nộidung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăngcường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy

nghĩ của học sinh, sinh viên” [17].

Trang 6

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản ViệtNam cũng nêu rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chấtlượng nguồn nhân lực Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy vàhọc, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo

dục toàn diện ” [4].

Một nền giáo dục toàn diện là giáo dục cả Đức – Trí - Thể - Mỹ, giáo dục

Âm nhạc là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, với vai trò :Giáo dục đạo đức, phát triển trí tuệ, phát triển thể chất và giáo dục thẩm mỹ, vaitrò giáo dục Âm nhạc nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, trong sáng

về đạo đức, phong phú về tinh thần và thể chất Giáo dục Âm nhạc trong nhàtrường phổ thông nhằm từng bước nâng cao trình độ văn hoá ÂN của Học sinh,góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước, đáp ứng nhiệm vụ giaotiếp ÂN của học sinh Việt Nam và quốc tế Sự kết hợp giữa Âm nhạc với cácmặt giáo dục khác “Không chỉ là một trong những phương tiện để nâng cao sảnxuất xã hội mà còn là phương thức duy nhất để đào tạo ra những con người pháttriển toàn diện” [4]

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn liền với đời sống tình cảm củacon người, đặc biệt là đối với lứa tuổi học trò lại càng không thể thiếu được Vìvậy môn học này sẽ giúp cho học sinh có tinh thần sảng khoái để tiếp thu cácmôn học khác tốt hơn đồng thời nó tạo cho học sinh có những ước mơ chotương lai, là phương tiện để giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và tâm sinhquan cho học sinh từ đó giúp học sinh có được sự khéo léo, chính xác, tinh thần

tổ chức kỉ luật cao, một tác phong nhanh nhẹn, nếp sống lành mạnh, có tínhtrung thực thật thà, có ý chí quyết tâm vượt khó

Quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt động dạy học môn

Âm nhạc nói riêng ở các trường Trung học cơ sở và Tiểu học tại Thành phốThanh Hoá đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành tích đáng kể trong sự

Trang 7

nghiệp giáo dục của tỉnh Thanh Hoá Tuy nhiên vẫn đang còn nhiều bất cập như:

sự nhìn nhận và sự phát triển vẫn chưa được đồng đều, môn học ÂN ở một sốtrường vẫn bị coi như là môn học phụ, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, đội ngũ giáoviên ở một số trường vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ

Vì vậy, trong công tác quản lý chất lượng hoạt động dạy học môn ÂN vẫnkhông tránh khỏi những hạn chế yếu kém Đã có một số tác giả đã từng nghiêncứu và đưa ra những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạyhọc ÂN Tuy nhiên, các tác giả mới tập trung nghiên cứu biện pháp QL nhằmnâng cao chất lượng hoạt động dạy học ÂN tại các trường THCS tại Thành phốThanh Hoá và Huyện Nga Sơn Nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về quản

lý hoạt động dạy học ÂN tại các trường Tiểu học nói chung và tại Thành phốThanh Hoá nói riêng Để góp phần vào việc khắc phục những hạn chế yếu kémtrong công tác quản lý và chất lượng giảng dạy môn ÂN tại các trường Tiểu học

trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu" Một số

biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường Tiểu học Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa"

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngdạy học môn Âm nhạc ở các trường tiểu học Thành phố Thanh Hoá, từ đó gópphần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học trên địa bàn

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Âm

nhạc ở các trường tiểu học Thành phố Thanh Hoá

4 Giả thuyết khoa học

Trang 8

Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý có tính khoa học và khả thi thì sẽnâng cao được chất lượng hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường tiểuhọc Thành phố Thanh Hoá.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trườngTiểu học

- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các

trường tiểu học tại Thành phố Thanh Hoá

- Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý

nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở các trường tiểu học tại

Thành phố Thanh Hoá

5.2 Phạm vi nghiên cứu.

Nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động dạy học Âm

nhạc ë các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hoá

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa, các vănkiện, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực giáo dục nhằm định hướng lýluận chung; các công trình nghiên cứu về Quản lý Nhà nước, Quản lý giáo dục,Quản lý nhà trường, Quản lý bộ môn Âm nhạc trong hệ thống giáo dục phổthông và giáo dục Tiểu học

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra, khảo nghiệm lấy ý kiến quacác phiếu điều tra để thu thập thông tin, dữ kiện

6.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

Trang 9

Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá để xử lý

số liệu thu thập được, định lượng để viết

7 Dự kiến những đóng góp của luậnvăn.

7.1 Góp phần hệ thống hoá cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học môn

Âm nhạc ở trường Tiểu học

7.2 Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các

trường tiểu học tại Thành phố Thanh Hoá

7.3 Đề xuất được một số biện pháp quản lý mang tính cần thiết và khả thi

nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở các trường Tiểu học Thànhphố Thanh Hóa

8 Cấu trúc của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường Tiểu học Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Chương 3: Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạyhọc môn Âm nhạc ở các trường tiểu học Thành phố Thanh Hóa, tỉnh ThanhHóa

Trang 10

là động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển; Vì vậy nâng caochất lượng giáo dục, chất lượng dạy học là nhiệm vụ thường xuyên, là sợi chỉ đỏxuyên suốt quá trình dạy học nói riêng và xuyên suốt toàn bộ lịch sử phát triểncủa nhà trường và của hệ thống giáo dục nói chung.

Quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt động dạy học môn

Âm nhạc nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng khẳng định vai trò của công tácquản lý trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học

Đã có một số tác giả nghiên cứu về dạy học bộ môn Âm nhạc; đổi mớiphương pháp giảng dạy bộ môn Âm nhạc; về quản lý Nhà nước, quản lý giáodục và quản lý nhà trường như:

-Thái Văn Thành (2007)- Quản lý Giáo dục và quản lý nhà trường- NXB,Đại học Huế 2007 [36]

- Nguyễn Ngọc Bảo (1997), Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Tiểuhọc, NXB Giáo dục, Hà Nội [2]

- Nguyễn Minh Toàn và Nguyễn Hoành Thông (2000)“Âm nhạc vàphương pháp dạy học T1 + T2” [35]

- Hoàng Long- Hoàng Lân (2005), Phương pháp dạy học Âm nhạc Tiểuhọc”, NXB Giáo dục [24]

Trang 11

- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007)- Phương pháp dạy học các môn học ởTiểu học , NXB Giáo dục [10]

- Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2006) - Đổi mới phương pháp dạy học âmnhạc Tiểu học, NXB Giáo dục [7]

- Đoàn Tiến Dũng (2009)– Một số biện pháp QL hoạt động dạy học môn

Âm nhạc ở các trường THCS Thành phố Thanh Hoá, Luận văn Thạc sĩ khoa họcgiáo dục, Đại học Vinh [20]

- Mai Thị Cúc ( 2010) – Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chấtlượng dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS huện Nga Sơn, tỉnh ThanhHóa, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Vinh [16]

Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tài liệu về quản lý hoạtđộng dạy học, hướng dẫn rèn luyện kỹ năng dạy học nói chung, hoạt động vàphương pháp giảng dạy ÂN phổ thông nói riêng Song vẫn còn quá ít các nghiêncứu về quản lý hoạt động dạy học ÂN bậc Tiểu học Đã có một số tác giả đãtừng nghiên cứu và đưa ra những biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạtđộng dạy học âm nhạc Tuy nhiên, các tác giả mới tập trung nghiên cứu biệnpháp QL nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ÂN tại các trường Trung học

cơ sở Nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về biện pháp quản lý nâng caochất lượng hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường Tiểu học tại Thành

phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá

1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài

1.2.1 Quản lý

Quản lý là sự công tác liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể(người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặtchính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các chínhsách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môitrường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng Đối tượng quản lý có thể

Trang 12

trên quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị, có thể là một con người,

sự vật cụ thể Quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành tập hợp người, công cụ,phương tiện tài chính, để kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt mục tiêuđịnh trước Chủ thể muốn kết hợp được các hoạt động của đối tượng theo mộtđịnh hướng quản lý đặt ra phải tạo ra được “quyền uy” buộc đối tượng phải tuânthủ Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trính xã hội

và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra Sự tác độngcủa quản lý, phải bằng cách nào đó để người chịu quản lý luôn luôn hồ hởi, phấnkhởi đem hết năng lực, trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức vàcho cả xã hội Quản lý là một môn khoa học sử dụng trí thức của nhiều mônkhoa học tự nhiên và xã hội nhân văn khác như: toán học, thống kế, kinh tế, tâm

lý và xã hội học Nó còn là một “nghệ thuật” đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế đểđạt tới mục đích

Quản lý là một hoạt động, một dạng lao động có tính đặc thù, có tổ chức, là mộthoạt động đa dạng phức tạp có nhiều cách tiếp cận khác nhau trên cơ sở phươngpháp luận khoa học để nghiên cứu các khía cạnh các yếu tố, các lĩnh vực quản lý

để làm đối tượng của sự nghiên cứu

Do sự đa dạng về các hoạt động quản lý và cách tiếp cận với quản lý dẫnđến sự phong phú các quan niệm, các định nghĩa theo nhiều cách của học giả,học thuyết khác nhau Có thể điểm qua một số khái niệm về QL như:

- Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt độngquản lý (Management) là tác động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản

lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành vàđạt được mục đích của tổ chức” [14, tr 1]

- Theo tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ: “Quản lý là hoạt độngthiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể và

Trang 13

khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người nhằm thực hiện cácmục tiêu chung của tổ chức” [12].

- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là một quá trình tác động gâyảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêuchung” [3]

- Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ thì “Quản lý là một quátrình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tácđộng đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêunày đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”[20]

- Tác giả Nguyễn Văn Lê và Nguyễn Sinh Huy cho rằng: “Quản lý là mộtcông việc mang tính khoa học song nó cũng mang tính nghệ thuật” Ông chorằng mục đích của công việc quản lý chính là nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mụctiêu đề ra Ông viết “Quản lý là một hệ thống xã hội khoa học và nghệ thuật tácđộng vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt hiệu quả tối

ưu theo mục tiêu đề ra” [21]

Từ những khái niệm về quản lý nêu trên ta có thể hiểu: Nói đến QL làđiều hành, điều khiển chỉ huy Về bản chất, nội dung đều là tổ chức, điều khiểnhoạt động một nhóm (hay nhiều nhóm xã hội cùng nhau thực hiện mục đích,nhiệm vụ hoạt động chung)

Hoạt động quản lý bao giờ cũng là hoạt động hướng đích Khi xem xét vềđối tượng quản lý các quan điểm đều thống nhất với nhau ở các yếu tố cơ bảntrong hoạt động quản lý là:

- Người chỉ huy, điều khiển (chủ thể QL)

- Người hoặc đồ vật bị chỉ huy, điều khiển (khách thể QL)

- Phải có mục đích, nhiệm vụ hoạt động chung

Trang 14

Như vậy từ các yếu tố trên ta thấy yếu tố quan trọng và có thể coi đó làxuất phát điểm của hoạt động quản lý là con người điều khiển, điều hành, tiếptheo là đối tượng quản lý Quản lý tồn tại với tư cách là một hệ thống, quản lý

có cấu trúc và vận động trong một môi trường nhất định Hệ thống quản lý đượctạo bởi các yếu tố: Cơ chế quản lý , chủ thể quản lý , đối tượng quản lý và mụctiêu quản lý

* Bản chất của quản lý:

Bản chất của quản lý có thể xem xét ở 2 góc độ: về phương diện chính trị

xã hội, về phương diện kỹ thuật tổ chức

- Phương diện chính trị-xã hội: quản lý là quá trình phối hợp nỗ lực củanhiều người để đạt đến những mục tiêu chung Về góc độ này hoạt động quản

lý mang tính giai cấp và được tiến hành vị lợi ích giai cấp thống trị xã hội Sựkhác biệt này thể hiện qua mục tiêu và quan hệ giữa người quản lý và người

bị quản lý

- Về phương diện kỹ thuật-tổ chức: quản lý là quá trình điều khiển, giữa

hệ thống hình thức và thủ pháp, phương pháp tiến hành, điều hành công việc.Điều khiển là chức năng của những hệ thống có tổ chức (sinh học, xã hội, kỹthuật) nó bảo toàn cấu trúc xác định của các hệ, duy trì chế độ hoạt động và thựchiện hoạt động, xem xét theo góc độ này quản lý phản ánh sự tiến bộ xã hội,nên quản lý không mang tính giai cấp

Tóm lại: Bản chất của quản lý là sự tác động có ý thức có mục đích của chủ thểquản lý vào đối tượng quản lý nhằm thiết lập, duy trì, đổi mới một tổ chức, phốihợp các hành động của tổ chức đó nhằm đạt đến các mục tiêu quản lý [3]

Trang 15

Sơ đồ 1: Bản chất của quản lý

* Chức năng quản lý:

Khi nói về hoạt động quản lý và người quản lý cần tìm hiểu là người quản

lý cần phải làm gì, tức là tìm hiểu những chức năng quản lý Hiện nay người tathống nhất QL có 4 chức năng cơ bản và là 4 khâu có sự liên quan chặt chẽ vớinhau, đó là:

+ Chức năng lập kế hoạch

+ Chức năng tổ chức

+ Chức năng chỉ đạo

+ Chức năng kiểm tra

a Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng cơ bản nhất trong các chức

năng quản lý, là cái khởi điểm của một chu trình quản lý Lập kế hoạch là quátrình xác lập mục tiêu, thời gian, biện pháp, dự báo trước kế hoạch và quyết địnhphương thức để thực hiện mục tiêu đó Nói cách khác lập kế hoạch là xác địnhtrước xem phải làm gì, làm thế nào, khi nào và ai làm Căn cứ thực trạng banđầu của tổ chức và căn cứ vào mục têu cần phải hướng tới để cụ thể hóa bằngnhững nhiệm vụ của tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đoạn Từ đó tìm ra conđường, biện pháp đưa đơn vị đạt được mục tiêu

Công cụ, phương pháp quản lý

Chủ thể

quản lý

Khách thểquản lý

Nội dungquản lý

Mục tiêuquản lý

Trang 16

b Chức năng tổ chức: Là quá trình thiết lập cấu trúc quan hệ giữa các

thành viên, các bộ phận Từ đó, chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lýmột cách có hiệu quả bằng cách điều phối các nguồn lực của tổ chức như nhânlực, vật lực và tài lực Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức phảiđảm bảo các yêu cầu: tính tối ưu, tính linh hoạt, độ tin cậy và tính kinh tế Trongquá trình xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý cần tính đến các nhân tố ảnh hưởngtrực tiếp và gián tiếp đó là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống cụ thể có ảnhhưởng trực tiếp đến quá trình tổ chức thực hiện

c Chức năng chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thể quản lý

nhằm điều hành tổ chức nhân lực đã có của đơn vị vận hành theo đúng kế hoạchvạch ra Lãnh đạo bao hàm cả liên kết, liên hệ, uốn nắn hoạt động của người,động viên, khuyến khích họ hoàn thành nhiệm vụ Trong chức năng chỉ đạo, chủthể quản lý phải trực tiếp ra quyết định (mệnh lệnh) cho nhân viên dưới quyền

và hướng dẫn, quan sát, phối hợp, động viên để thuyết phục, thúc đẩy họ hoạtđộng đạt được các mục tiêu đó bằng nhiều biện pháp khác nhau

d Chức năng kiểm tra: Là hoạt động của chủ thể quản lý tác động đến

khách thể quản lý thông qua một cá nhân, nhóm hay tổ chức đề xem xét thực tế,đánh giá, giám sát thành quả hoạt động, đồng thời uốn nắn, điều chỉnh các saisót lệch lạc nhằm thúc đẩy hệ thống sớm đạt được mục tiêu đã định Để tiếnhành kiểm tra, cần phải có các tiêu chuẩn, nội dung và phương pháp kiêm tra,dựa trên các nguyên tắc khoa học để hình thành hệ thống kiểm tra thích hợp

Ngoài 4 chức năng quản lý trên, nguồn thông tin là yếu tố cực kỳ quantrọng trong quản lý Vì thông tin là nền tảng, là huyết mạch của quản lý, không

có thông tin thì không có quản lý hoặc quản lý mơ hồ, mắc sai phạm Nhờ cóthông tin mà có sự trao đổi qua lại giữa các chức năng được cập nhật thườngxuyên, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả [12] [13]

Trang 17

Sơ đồ 2: Quan hệ của các chức năng quản lý

Tóm lại: Trong hoạt động QL đã hình thành nên các chức năng QL, việc

phân loại các chức năng QL được thực hiện theo nhiều căn cứ khác nhau Songvẫn cho phép chúng ta xác định chức năng QL chung đó là chức năng lập kếhoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra Các chứcnăng QL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau và trong mỗi thờiđiểm khác nhau sẽ có những chức năng có thể trở nên quan trọng hơn các chứcnăng khác

1.2.2 Quản lý giáo dục.

* Khái niệm về quản lý giáo dục (QLGD)

Quản lý giáo dục là một lĩnh vực mà từ trước đến nay đã được rất nhiềunhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và đưa ra những định nghĩa về khái niệm QLGDkhác nhau

+ Theo tác giả Thái Văn Thành thì: “Quản lý giáo dục, quản lý trường học

có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích tự giác, hệ thống, có kếhoạch) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên vàhọc sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy

Lập kế hoạch

Chỉ đạo

Trang 18

động cho họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia mọi hoạt động của nhà trường,nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu với việc hoàn thành những mục tiêu

dự kiến” [26]

+ Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống nhữngtác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáodục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảngthực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thế hệtrẻ, đưa hệ giáo dục tới các mục tiêu dự kiến, tiến tới trạng thái mới về chất”.[23]

+ Theo tác giả Nguyễn Gia Quý “Quản lý quá trình giáo dục là quản lýmột hệ thống toàn vẹn bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổchức giáo dục, người dạy, người học, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy vàhọc, môi trường giáo dục, kết quả giáo dục” [24]

Như vậy QLGD là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kế hoạch hóa, nhằmbảo đảm sự vận hành bình thường các cơ quan trong hệ thống giáo dục Hệthống giáo dục là một hệ thống xã hội, QLGD cũng chịu sự chi phối của quyluật xã hội và tác động của quản lý xã hội Trong QLGD các hoạt động quản lýhành chính nhà nước và quản lý sự nghiệp chuyên môn đan xen vào nhau, thâmnhập lẫn nhau không tách biệt tạo thành hoạt động quản lý thống nhất

Từ những khái niệm nêu trên đưa đến cách hiểu chung nhất là: QLGD làquá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm, phương pháp chung nhất của khoa họcquản lý vào lĩnh vực QLGD

Quản lý giáo dục là hoạt động của các chủ thể và đối tượng quản lý thốngnhất với nhau trong một cơ cấu nhất định nhằm đạt mục đích đề ra của quản lýbằng cách thực hiện các chức năng nhất định và vận dụng các biện pháp, nguyêntắc, công cụ quản lý thích hợp

Trang 19

1.2.3 Quản lý nhà trường.

1.2.3.1 Khái niệm quản lý nhà trường

Trường học là một hệ thống xã hội mà ở đó tiến hành quá trình giáo dụcđào tạo Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội trong đó diễn ra quátrình giáo dục đào tạo Nhà trường là một bộ phận của cộng đồng xã hội vàtrong hệ thống giáo dục quốc dân đó chính là cơ sở

+ Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lốigiáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trườngvận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạođối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [23] [26]

Có thể hiểu quản lý nhà trường bao gồm 2 loại:

- Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường

- Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường

Như vậy, quản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quanquản lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảngdạy, học tập, giáo dục của nhà trường Quản lý nhà trường cũng bao gồm nhữngchỉ dẫn, quyết định của những thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quantrực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức hội đồnggiáo dục nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiệncho việc thực hiện phương hướng phát triển đó

Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồm cáchoạt động quản lý giáo viên, quản lý HSSV, quản lý quá trình dạy học, giáo dục;quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học; quản lý tài chính; quản lý lớphọc như nhiệm vụ của giáo viên, quản lý mối liên hệ giữa nhà trường và cộngđồng

Trường học là một hệ thống xã hội đặc trưng bởi quá trình giáo dục Giáodục là quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách còn đào tạo là hướng vào một

Trang 20

nghề nhất định Theo đó, từ trường phổ thông đến các trường chuyên nghiệp,dạy nghề người ta thường dùng là đào tạo Các thành tố để tạo thành quá trìnhgiáo viên và đào tạo trong nhà trường, bao gồm:

+ Mục tiêu giáo dục, đào tạo

+ Nội dung giáo dục, đào tạo

+ Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đào tạo

+ Lực lượng giáo dục, đào tạo (gồm giáo viên, CBVC)

+ Đối tượng giáo dục đào tạo (người học)

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo

+ Bộ máy tổ chức, quản lý

+ Môi trường đào tạo

Quản lý nhà trường là một bộ phận của QLGD nói chung, không cótrường học thì không thể có giáo dục đúng nghĩa của nó Theo tác giả TrầnKiểm, Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể là một chuỗi tác động hợp lý(có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức, sư phạm củachủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến lực lượng giáo dục trong

và ngoài nhà trường nhằm tác động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vàomọi hoạt động của trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việchoàn thành những mục tiêu dự kiến [26]

Khái niệm trên cho thấy: Quản lý nhà trường là QLGD được tổ chức, thựchiện ở trong một phạm vi không gian nhất định của một đơn vị giáo dục - đàotạo – nhà trường Quản lý với từng bậc học khác nhau, với loại hình khác nhau

để đảm bảo đạt được mục tiêu quản lý đặt ra Tuy nhiên dù quản lý nhà trường ởbậc học nào, loại hình trường nào thì cũng phải bảo đảm những yếu tố cơ bảnchung nhất là:

- Xác định rõ mục tiêu quản lý của nhà trường đó là những mục tiêu hoạtđộng của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động Mục tiêu đó

Trang 21

được cụ thể hóa trong kế hoạch năm học, chính là các nhiệm vụ, chức năng mànhà trường phải thực hiện trong năm học.

- Xác định cụ thể nội dung các mục tiêu, trên cơ sở đó hoạch định cácmục tiêu một cách tổng thể, chủ thể quản lý cụ thể hóa nội dung từng mục tiêu,đây là những điều kiện để cho mục tiêu trở thành hiện thực khi được tổ chứcthực hiện trong năm học

- Nhà trường là một cơ sở giáo dục - đào tạo, là một đơn vị độc lập, nhàtrường thực hiện sứ mệnh chính trị của mình là dạy học và giáo dục thế hệ trẻ

Tóm lại: Quản lý nhà trường là một khoa học và mang tính nghệ thuật, nó

được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của khoa học quản lý, đồng thời

nó có những nét đặc thù riêng đó là những quy định ở bản chất của sự lao động– lao động sư phạm của người giảng viên – bản chất của quá trình dạy học –giáo dục, mà là đối tượng của nó là học sinh, sinh viên Học sinh, sinh viên vừa

là đối tượng, vừa là chủ thể hoạt động của chính bản thân mình Sản phẩm giáodục - đào tạo của nhà trường là nhân cách học sinh, sinh viên được rèn luyện,phát triển theo yêu cầu của xã hội Có thể nói rằng quản lý nhà trường là quátrình tổ chức giáo dục - đào tạo hoàn thiện và phát triển nhân cách học sinh, sinhviên một cách khoa học và có hiệu quả chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của xãhội

1.2.3.2 Nội dung công tác quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một bộ phận của QLGD nói chung, không cótrường học thì không thể có giáo dục đúng nghĩa của nó Theo Nguyễn NgọcQuang, quản lý trường học là tập hợp những tác động tối ưu (công tác, tham gia,

hỗ trợ, phối hợp, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh

và cán bộ khác” [23]

Khái niệm trên cho thấy: Quản lý nhà trường là QLGD được tổ chức, thựchiện ở trong một phạm vi không gian nhất định của một đơn vị Giáo dục - Đào

Trang 22

tạo - Nhà trường Quản lý với từng bậc học khác nhau, với loại hình khác nhau

để đảm bảo đạt được mục tiêu quản lý đặt ra Tuy nhiên dù quản lý nhà trường ởbậc học nào, loại hình trường nào thì cũng phải bảo đảm những yếu tố cơ bảnchung nhất là:

- Xác định rõ mục tiêu quản lý của nhà trường đó là những mục tiêu hoạtđộng của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động Mục tiêu đóđược cụ thể hóa trong kế hoạch năm học, chính là các nhiệm vụ, chức năng mànhà trường phải thực hiện trong năm học

- Xác định cụ thể nội dung các mục tiêu, trên cơ sở đó hoạch định cácmục tiêu một cách tổng thể, chủ thể quản lý cụ thể hóa nội dung từng mục tiêu,đây là những điều kiện để cho mục tiêu trở thành hiện thực khi được tổ chứcthực hiện trong năm học

- Nhà trường là một cơ sở giáo dục - đào tạo, là một đơn vị độc lập, nhàtrường thực hiện sứ mệnh chính trị của mình là dạy học và giáo dục thế hệ trẻ

Tóm lại: Quản lý nhà trường là một khoa học và mang tính nghệ thuật, nó

được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của khoa học quản lý, đồng thời

nó có những nét đặc thù riêng đó là những quy định ở bản chất của sự lao động– lao động sư phạm của người giảng viên – bản chất của quá trình dạy học –giáo dục, mà là đối tượng của nó là HS,SV Học sinh, sinh viên vừa là đốitượng, vừa là chủ thể hoạt động của chính bản thân mình Sản phẩm Giáo dục -Đào tạo của nhà trường là nhân cách HS,SV được rèn luyện, phát triển theo yêucầu của xã hội Có thể nói rằng quản lý nhà trường là quá trình tổ chức giáo dục

- đào tạo hoàn thiện và phát triển nhân cách học sinh, sinh viên một cách khoahọc và có hiệu quả chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của xã hội

1.2.4 Hoạt động dạy học.

Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tácđộng qua lại giữa GV và HS nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa

Trang 23

học, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đóphát triển năng lực tư duy và hình thành thế giới quan khoa học Hoạt động dạyhọc có ý nghĩa vô cùng to lớn:

- Dạy học là con đường thuận lợi nhất giúp học sinh trong khoảng thờigian ngắn có thể nắm được một khối lượng tri thức nhất định

- Dạy học là con đường quan trọng nhất, giúp học sinh phát triển một cách

có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ nói chung và đặc biệt là tư duy sáng tạo

- Dạy học là một trong những con đường chủ yếu góp phần giáo dục chohọc sinh thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức

- Như vậy, dạy học là hoạt động đặc trưng nhất, chủ yếu nhất của nhàtrường Hoạt động này diễn ra theo một quá trình nhất định, gọi là quá trình dạyhọc Như vậy, chúng ta có khái niệm hoạt động dạy học (hay còn gọi là quátrình dạy học) như sau:

Hoạt động dạy học là toàn bộ quá trình hoạt động của giáo viên và họcsinh, do giáo viên hướng dẫn nhằm giúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiếnthức, kỹ năng, kỹ xảo và trong quá trình đó phát triển được năng lực nhận thức,năng lực hành động, hình thành những cơ sở của thế giới quan khoa học Nóimột cách khái quát, hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy của thầy và hoạtđộng của trò [26]

- Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học: người giáo viên đóng vaitrò là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của họcsinh, giúp học sinh tìm tòi và khám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quảchức năng học của bản thân; điều này được thể hiện:

Trang 24

+ Kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của họcsinh trong quá trình dạy học bằng cách tạo nên nhu cầu, động cơ, hứng thú, khêugợi tính tò mò, ham hiểu biết của người học, làm cho họ ý thức rõ trách nhiệm,nghĩa vụ học tập của mình

+ Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, qua đó mà

có những biện pháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của

họ cũng như trong công tác giảng dạy của mình

- Vai trò của học sinh trong quá trình dạy học: Trong quá trình dạy học,dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động,

tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thu nhận,

xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó ngườihọc thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình

Điều này được thể hiện:

+ Tiếp nhận nhiệm vụ và kế hoạch học tập do giáo viên đề ra

+ Thực hiện những hành động và thao tác nhận thức học tập nhằm giảiquyết nhiệm vụ đề ra

+ Tự điều chỉnh hoạt động nhận thức học tập của mình dưới tác độngkiểm tra, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của bản thân

+ Phân tích kết quả hoạt động học tập dưới sự lãnh đạo của giáo viên (tựkiểm tra, tự đánh giá) qua đó mà cải tiến hoạt động học tập

Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học thống nhất biệnchứng với nhau, trong đó sự nỗ lực của giáo viên và của học sinh trùng với nhautạo nên sự công hưởng của chính quá trình dạy học đó Hai mặt hoạt động nàyphối hợp chặt chẽ với nhau, kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào hoạt độngkia và ngược lại Nếu thiếu một trong hai hoạt động thì quá trình dạy học khôngdiễn ra Mối quan hệ thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học được thểhiện như sau:

Trang 25

- Giáo viên đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu nhận thức, những nhiệm vụ, yêu cầunày có tác dụng đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích tư duy củahọc sinh, học sinh tự đưa ra nhiệm vụ học tập cho mình.

- Học sinh ý thức được nhiệm vụ cần giải quyết, có nhu cầu giải quyếtnhiệm vụ, biến các nhiệm vụ khách quan thành yêu cầu chủ quan, giải quyếtnhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của giáo viên ở các mức độ khác nhau

- Giáo viên thu tín hiệu ngược từ học sinh để giúp cho học sinh điều chỉnhhoạt động học, đồng thời giúp cho giáo viên tự điều chỉnh hoạt động dạy củamình Học sinh cũng thu tín hiệu ngược trong để tự phát hiện, tự đánh giá, tựđiều chỉnh hoạt động học tập của mình

- Giáo viên phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh và của mình.Vậy:

Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiểncủa người giáo viên; người học tự giác, tích cực, chủ động biết tự tổ chức, tựđiều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm

vụ dạy học

1.2.5 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học.

- Khái niệm về biện pháp: Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp là cách làm,cách giải quyết một vấn đề cụ thể

- Khái niệm về biện pháp quản lý hoạt động dạy học: Là cách quản lý củangười lãnh đạo nhà trường với toàn bộ quá trình hoạt động của giáo viên và họcsinh trong nhà trường

- Khái niệm về biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc: Làcách thức quản lý toàn bộ quá trình hoạt động dạy và học môn Âm nhạc trongnhà trường của Hiệu trưởng đối với giáo viên bộ môn và học sinh

1.2.6 Quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc

Quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc là hệ thống các tác động có định

Trang 26

hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnhhoạt động dạy Âm nhạc của giáo viên và hoạt động học Âm nhạc của học sinh

để đạt được mục tiêu dạy học Âm nhạc đề ra [27]

Quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc thực chất là QL quá trình truyền thụtri thức Âm nhạc của đội ngũ giáo viên và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng,hình thành thái độ tình cảm cần thiết trong lĩnh vực Âm nhạc của học sinh, quản

lí CSVC phục vụ dạy học Âm nhạc; Quản lí hoạt động của tổ chuyên môn trong đó cơ bản là QL quá trình dạy Âm nhạc của giáo viên với quá trình học

Âm nhạc của HS trong nhà trường

Nội dung QL hoạt động dạy học Âm nhạc là:

- QL mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học Âm nhạc

- QL nội dung, phương pháp dạy học Âm nhạc

- QL hoạt động dạy Âm nhạc của GV

- QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

- QL việc đổi mới PPDH

- QL hoạt động học Âm nhạc của HS

- QL hoạt động tổ chuyên môn

- QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học Âm nhạc

- QL cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học Âm nhạc

Về cơ bản quản lý hoạt động dạy học ÂN chính là quá trình quản lý hoạtđộng dạy môn ÂN của người thầy, vì thế đòi hỏi người quản lý phải nắm vữngmục đích, nội dung, yêu cầu của hoạt động dạy học Âm nhạc để đưa ra nhữngquyết định QL đúng đắn đồng thời cũng đảm bảo mềm dẻo, linh hoạt để đưahoạt động dạy học vào kỷ cương, nề nếp, nhưng vẫn phát huy được khả năngsáng tạo của GV trong việc thực hiện được nhiệm vụ của mình

Trang 27

1.2.7 Chất lượng; Chất lượng dạy học Âm nhạc; Chất lượng quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc

có thể so sánh dễ dàng với các sản phẩm khác cùng loại có các giá trị, giá cảkhác nhau

Theo từ điển tiếng Việt thì “chất lượng là phạm trù triết học biểu thịnhững thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đốicủa sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác”

Chất lượng được hiểu là mức độ đạt được các mục tiêu đặt ra hay thoảmãn yêu cầu của khách hàng và được đo bằng các chuẩn mực xác định

Chất lượng của một sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm ấy với mụctiêu mà nhà sản xuất đề ra và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

- Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu đặt ra

Đảm bảo chất lượng là thuật ngữ chung đề cập đến một loạt các cách tiếpcận, các biện pháp được sử dụng để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và

Trang 28

chất lượng dạy học âm nhạc nói riêng Đó có thể là những quan điểm, chủ trương,chính sách, mục tiêu hành động được sử dụng một cách đồng bộ, phù hợp nhằmđảm bảo rằng sứ mạng và mục tiêu giáo dục đang được thực hiện, các chuẩn mựcchất lượng đang được duy trì và nâng cao.

1.2.7.2 Chất lượng dạy học Âm nhạc

Chất lượng dạy học là sự phù hợp của phẩm chất trình độ, năng lực ngườihọc được hình thành với các mục tiêu dạy học đặt ra (chuẩn kiến thức, kỹ năng,thái độ của HS)

Chất lượng dạy học Âm nhạc là mức độ đạt được mục tiêu dạy học môn

Âm nhạc đề ra, nói cách khác chính là mức độ đạt được yêu cầu đặt ra về kiếnthức, kỹ năng Âm nhạc

Để đánh giá chất lượng dạy học Âm nhạc cần dựa vào các tiêu chí sau[27]:

a) Chất lượng học tập Âm nhạc của học sinh: Thể hiện ở chất lượng tiếp

thu trên lớp, sự chuẩn bị bài ở nhà, khả năng cảm thụ âm nhạc, chất lượng của

sự tự học, tự rèn luyện và kết quả học tập của học sinh

- Chất lượng tiếp thu trên lớp, là sụ kết hợp giữa học sinh và giáo viên,giáo viên hát mẫu, hướng dẫn bài, HS chú ý lắng nghe và bắt chước làm theotheo giáo viên

- Chuẩn bị bài ở nhà: ôn lại các bài hát, các bài tập đọc nhạc đã học.

- Chất lượng tự học Âm nhạc, khả năng cảm thụ âm nhạc, hoạt động này

phụ thuộc vào năng khiếu của mỗi HS Giáo viên khuyến khích việc tự học sựcảm thụ âm nhạc của các em giúp các em phấn khởi và yêu thích môn học

- Kết quả học tập của học sinh, phản ánh chất lượng giảng dạy của GV và

chất lượng học tập của HS Kết quả này được đánh giá bằng khả năng cảm thụ

và thái độ học tập của HS

Trang 29

b) Chất lượng dạy học Âm nhạc của GV

Chất lượng dạy học của giáo viên dựa vào các tiêu chí: Năng lực chuyênmôn, kế hoạch dạy học, thực hiện đúng chương trình, chất lượng về giáo án,thiết kế bài giảng chất lượng giờ dạy, chất lượng đánh giá kết quả học tập củaHS

- Năng lực chuyên môn: Giáo viên phải có năng lực về chuyên môn giảngdạy môn âm nhạc, thường xuyên rèn luyện và nâng cao chất lưọng về chuyênmôn, luôn cập nhật những kiến thức, những đổi mới của ngành giáo dục nóichung, của bộ môn Âm nhạc nói riêng Luôn luôn đổi mới về phương phápgiảng dạy,các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, cấp học

- Kế hoạch giảng dạy: GV xây dựng kế hoạch giảng dạy cho cả năm học

(từng tiết, từng tuần, tháng, học kì, năm học), xác định rõ mục tiêu, kế hoạchcông tác giảng dạy, các chỉ tiêu mà BGH nhà trường phân công đồng thời xácđịnh được các biện pháp để đạt được chỉ tiêu đó

- Thực hiện chương trình dạy học GV cần thực hiện đúng đủ, không được

tuỳ tiện thay đổi làm sai lệch nội dung chương trình dạy học

- Giáo án, thiết kế bài giảng: Giáo viên soạn thiết kế bài giảng với đầy đủ

các mục tiêu, yêu cầu, kiến thức, hoạt động giảng dạy đảm bảo có chất lượng vàhiệu quả

c) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Âm nhạc của học sinh

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phải đạt được những yêucầu cơ bản sau:

- Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trườngthông qua điểm số, đánh giá được chất lượng học tập của HS

- Phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản hướng dẫn đánh giá xếploại HS theo quy định Đánh giá xếp loại HS một cách công bằng, chính xác,tránh những biểu hiện không đúng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS

Trang 30

Việc lên lớp của Giáo viên phải đảm bảo các yêu cầu :

+ Xây dựng giờ lên lớp đạt “chuẩn”, ngoài những quy định chung củangành cần thường xuyên bổ sung, điều chỉnh để thực hiện được tiến độ chungcủa trường và của giáo viên

+ Phải xây dựng nề nếp trong giờ học nhằm đảm bảo tính nghiêm túctrong mọi hoạt động góp phần nâng cao chất lượng dạy học

+ Phải yêu cầu học sinh thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những quy chế,quy định của lớp học, của nhà trường

1.2.7.3 Chất lượng quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc.

Là chất lượng quản lý hoạt động dạy và học môn Âm nhạc trong nhàtrường của Hiệu trưởng đối với giáo viên bộ môn và học sinh Chất lượng quản

lý hoạt động dạy học nói chung, dạy học Âm nhạc nói riêng cần chú trọng đếncác khâu như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả ngườihọc Chất lượng quản lý hoạt động dạy học được đánh giá bởi chất lượng quản lýquá trình dạy của GV và quá trình học của HS Chất lượng quản lý hoạt động dạyhọc là chất lượng của giá trị, tri thức, kỹ năng và thái độ của người học thông quaquá trình tổ chức dạy học

Để đảm bảo chất lượng, trong QL hoạt động dạy học cần chú trọng chấtlượng QL các yếu tố cơ bản sau:

+ Quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp dạyhọc và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học;

+ Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng cho hoạt động dạy học: nhưđội ngũ GV, CSVC, kỹ thuật, quy mô đào tạo, tài chính, môi trường sư phạm…

và mối quan hệ trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm nâng caochất lượng dạy học

Trang 31

1.3 Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học

1.3.1 Hoạt động dạy học Âm nhạc ở trường Tiểu học.

1.3.1.1 Mục tiêu của dạy học Âm nhạc ở Tiểu học.

Giáo dục Âm nhạc ở trường Tiểu học là một hình thức giáo dục nghệthuật mang tính đặc thù Nó có khả năng liên kết, sử dụng cũng như hỗ trợ, xenlồng vào tất cả các hình thức nội dung giáo dục khác làm cho chúng đạt đến hiệuquả cao trong việc thực hiện những mục tiêu giáo dục của nhà trường là đào tạocon người toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mĩ Với nhiệm vụ, chức năng chủ yếucủa mình, giáo dục của Âm nhạc có vai trò quan trọng chủ yếu là: Giáo dục đạođức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển trí tuệ, phát triển thể chất

Mục tiêu giáo dục âm nhạc, dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học là:

- Hình thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu cho Học sinh

- Bước đầu giúp cho các em làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát

và thói quen tập hát đúng

- Tạo cho Học sinh sự hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc, qua

đó giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm chođời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, góp phần giáo dục tính tập thể, tính

kỷ luật, tính chính xác, tính khoa học

- Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh hướng tớiđiều thiện, cái đẹp Góp phần làm thư giãn đầu óc trẻ em, làm cân bằng các nộidung học tập khác ở bậc Tiểu học

Trình độ văn hoá âm nhạc là một bộ phận nhỏ để tạo thành một trình độvăn hóa chung ở mỗi cấp học, bậc học Trình độ văn hoá Âm nhạc được tạo nênbởi một quá trình tập hát, nghe nhạc và những hiểu biết mang tính phổ thông về

âm nhạc

1.3.1.2 Nhiệm vụ của dạy học Âm nhạc

- Thông qua nội dung, chương trình của môn học, và hoạt động văn nghệ

Trang 32

trong nhà trường, tạo cho các em lòng yêu mến nghệ thuật âm nhạc với thị hiếuđúng đắn, lành mạnh, góp phần giáo dục toàn diện và hài hoà nhân cách

- Cung cấp cho Học sinh những kiến thức về nghệ thuật âm nhạc, các kỹnăng về học hát, tập đọc nhạc, và một số hoạt động phát triển khả năng âm nhạc

- Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc nhằm bồi dưỡngtình cảm khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo…góp phần cùng cácmôn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho Học sinh

- Gieo mầm những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệlàm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi, lành mạnh

1.3.1.3 Các nguyên tắc trong dạy học Âm nhạc [22] [27]

- Nguyên tắc phát triển tai nghe: Chú ý rèn luyện phát triển tai nghe và

giọng hát, làm cho tai nghe của học sinh ngày càng nhạy bén hơn

- Nguyên tắc trực quan: Là phương pháp đưa ra những cái cụ thể để học

sinh quan sát, gợi lên tính tích cực của học sinh Giáo viên phải thị phạm chínhxác kết hợp với các phương tiện trực quan (Nhạc cụ, băng hình, CD,VCD,DVD, máy chiếu, tranh ảnh, hình vẽ…) Thông qua tiếng đàn, giọng hát và tácphẩm cùng những hiện tượng âm nhạc cụ thể để lý giải các kiến thức lý thuyết

- Nguyên tắc thực hành: Quá trình học sinh tiếp thu âm nhạc luôn luôn

phải coi trọng thực hành, luyện tập, đó là nhiệm vụ trong tâm của môn họcnhạc

- Nguyên tắc sáng tạo: Luôn luôn phải khơi dậy sự sáng tạo của Học

sinh, tôn trọng và phát huy những sáng tạo của các em Kích thích năng lực tựlực, hoạt động âm nhạc của Học sinh, tạo cho các em tính mạnh dạn, lòng tự tin

Trang 33

- Đổi mới phương pháp giảng dạy, thường xuyên nâng cao chất lượnggiảng dạy.

- Cần biết kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động chính khoá với hoạt độngngoại khoá

1.3.1.4 Nội dung, chương trình dạy học Âm nhạc ở trường Tiểu học [6] [7] [8]

Dạy học âm nhạc ở Tiểu học chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Âm nhạc là một phần trong môn Nghệ thuật, được thựchiện ở các lớp 1,2,3 Ở các lớp này, âm nhạc lấy việc dạy học hát là chủ yếu.Bên cạnh các bài hát là một số hoạt động kết hợp nhằm phát triển khả năng âmnhạc Ở các lớp 1,2,3 chỉ có sách cho GV, không có SGK cho HS

Nội dung dạy học âm nhạc ở giai đoạn này gồm có: Dạy hát các bài hát,giới thiệu một số nhạc cụ, một số truyện kể âm nhạc, nghe nhạc, phân biệt âmthanh cao thấp, dài ngắn, nhanh chậm…và một số ký hiệu chép nhạc

- Giai đoạn 2: Âm nhạc là một môn học độc lập ( có SGK cho HS và sáchhướng dẫn giảng dạy cho GV), được thực hiện ở lớp 4,5 Nội dung dạy học ởhai lớp này, ngoài dạy học hát, học sinh còn được học “ tập đọc nhạc” và một sốhoạt động phát triển khả năng âm nhac

Để phục vụ cho mục tiêu của môn học là “ Xây dựng cho HS có một số

kiến thức và năng lực mang tính văn hoá Âm nhạc”, phương pháp dạy học âm

nhạc ở Tiểu học có những đổi mới cho phù hợp với chương trình và yêu cầugiáo dục âm nhạc của nhà trường phổ thông cụ thể là:

a, Dạy hát: Dạy học âm nhạc ở Tiểu học chủ yếu là dạy hát qua việc dạyhát để giáo dục và phát triển khả năng âm nhạc của các em Thông qua việc dạyhát rèn luyện cho các em những kỹ năng ca hát thông thường như: Tư thế hát,cách lấy hơi, giữ hơi thở trong khi hát, hát rõ lời, cách hát đồng đều trong tập thểlớp Dạy hát là một quá trình giáo dục ÂN bao gồm: Luyện giọng, học bài hát,

Trang 34

luyện tai nghe và ghi nhớ âm điệu, có thể hát kết hợp hát và vận động phụ hoạhoặc làm động tác biểu diễn

Dạy học bài hát là một hoạt động mang tính tương tác giữa Thầy và trò.Thầy hát mẫu hoặc đàn giai điệu từng câu cho HS hát theo được diễn ra liên tụckhi dạy học một bài hát mới Sự tương tác giữa thầy và trò, giữa trò với trò cònthể hiện trong quá trình luyện tập biểu diễn Giáo viên chỉ huy cho HS hát đồngđều, hát diễn cảm, mỗi HS phải hoà giọng hát của mình trong giọng hát của tậpthể theo đúng giai điệu, tiết tấu của bản nhạc

Trong nội dung dạy hát ở lớp 4, lớp 5 có 1 số điểm khác với lớp 1,2,3 đólà: Khi dạy hát giáo viên giới thiệu về bản nhạc để giúp các em tìm hiểu và củng

cố khả năng ghi nhớ nốt nhạc Phát huy tính tích cực của HS khi học từng câuhát Giới thiệu về các hình thức trình bày bài hát như hát đơn ca, song ca, tam

ca, tốp ca

Dạy hát cho Học sinh không chỉ đơn thuần làm công việc truyền thụ bàihát để các em hát đúng giai điệu và lời ca mà còn phải kết hợp hoạt động Tâm

lý trẻ em ưa hoạt động nên phải có hoạt động kết hợp với bài hát Sự cảm nhận

âm nhạc cũng từ đó mà sâu sắc hơn, có ý nghĩa hơn

- Hát kết hợp vận động ( múa phụ hoạ): Âm nhạc và múa có mối liênquan hết sức mật thiết Khi hát kết hợp với chuyển động thân thể hoặc thể hiệnbằng những động tác múa minh hoạ làm cho sự cảm nhận âm nhạc, đặc biệt vềphương diện tiết tấu càng sâu sắc hơn Học hát có kết hợp vận động hoặc múa làmột hoạt động vừa thể hiện phương pháp dạy học vừa mang ý nghĩa giáo dục

âm nhạc Mỗi bài hát đều có nhịp điệu, tiết tấu riêng Tìm ra những động tác vậnđộng thân thể,những động tác minh hoạ cho lời ca hoặc một vài động tác múađơn giản kết hợp với bài hát sẽ làm cho việc học tập âm nhạc của HS nhẹ nhàng,thoải mái và hào hứng hơn

Trang 35

- Hát kết hợp trò chơi: Mỗi trò chơi kết hợp được chọn lựa để thể hiệnmột trong số những yếu tố âm nhạc như: Cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc,tốc độ…Các trò chơi đó có tác dụng và phù hợp với nội dung của từng bài dạy.

- Hát kết hợp gõ đệm: Dạy học sinh biết 3 cách gõ đệm thường dùng vàbiết cách phân biệt được 3 cách gõ đệm đó là: Gõ đệm theo phách ; Gõ đệmtheo nhịp, Gõ theo tiết tấu lời ca ( Mỗi tiếng của lời ca có 1 tiếng gõ đệm)

b, Phát triển khả năng âm nhạc: Học sinh được nghe những bài hát chọnlọc, những trích đoạn nhạc không lời Nghe và phân biệt những âm thanh caothấp, dài, ngắn Tập sử dụngmột vài nhạc cụ gõ với các tiết tấu đơn giản, nghe

và nhận biết được màu sắc âm thanh,hình dáng một vài loại nhạc cụ dân tộc.Ngoài ra học sinh còn được nghe những câu chuyện về kể chuyện ÂN, nhữngbài viết về ÂN và đời sống

- Kể chuyện âm nhạc: Dạy kể chuyện âm nhạc cần có tranh ảnh minhhoạ và cho HS nghe hát, nghe nhạc Mỗi câu chuyện âm nhạc đưa vào sách giáokhoa đều mang ý nghĩa giáo dục để HS có thêm hiểu biết và thấy được tác dụngcủa Âm nhạc với đời sống xã hội

- Nghe bài hát, nghe nhạc: Khi cho HS nghe nhạc, dù nhạc có lời haynhạc không lời đều phải giới thiệu tên bài, tên tác giả, giới thiệu qua về nội dung

độ quy định Nội dung và yêu cầu thực hành đơn giản, trong quá trình dạy, Giáo

Trang 36

viên có thể đọc mẫu, có thể đàn cho HS nghe giai điệu, tuy nhiên không dạy đọctheo kiểu dạy “ hát nốt nhạc” truyền miệng.

1.3.1.5 Phương pháp dạy học Âm nhạc ở Tiểu học [6] [9]

a) Phương pháp dùng lời

Bao gồm: Diễn giải, giải thích, đặt câu hỏi, gợi ý, phương pháp này dùngxen kẽ với các phương pháp khác giúp HS chủ động trong quá trình tiếp thu, qua

đó GV có thể đánh giá khả năng và năng lực của HS

* Diễn giải: Giới thiệu khái quát nội dung, ý nghĩa của bài hát Có hai

cách: nêu trước hoặc nêu sau khi hát mẫu Trong quá trình giảng dạy dùng từđơn giản, ngắn gọn dễ hiểu, không dài dòng lan man

* Giải thích: Dùng trong khi gặp các từ khó, từ địa phương Khi giải thích

cần rõ ràng cụ thể và giải thích xen kẽ với luyện tập

* Gợi ý và đặt câu hỏi: Thường sử dụng khi dẫn dắt vào bài hoặc đàm

thoại về nội dung bài hát, câu truyện Yêu cầu đặt câu hỏi phải rõ ràng sát vớinội dung

+ Tranh ảnh, mô hình có màu sắc hấp dẫn, hình ảnh đẹp, rõ nét phát vớinội dung giới thiệu

Trang 37

+ Khi sử dụng băng, đài… phải đảm bảo về âm thanh, âm lượng, nội dunggiai điệu Phải kiểm tra trước khi sử dụng.

+ Khi GV đàn hát phải chính xác hài hoà, giọng hát truyền cảm thể hiệnsắc thái tình cảm

d) Phương pháp hướng dẫn luyện tập, thực hành

Quá trình học sinh tiếp thu âm nhạc luôn luôn phải coi trọng luyện tập,thực hành, đó là nhiệm vụ trong tâm của môn học nhạc Phương pháp này đượclặp đi lặp lại nhiều lần, sử dụng nhiều trong quá trình tập hát và tập đọc nhạc.Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý:

+ Nắm vững mục đích, yêu cầu cụ thể của việc luyện tập

+ Cần luyện tập có hệ thống liên tục, từ đơn giản đến phức tạp, đồng thờiphải sửa sai kịp thời kể cả những lỗi sai nhỏ

+ Luyện tập dưới nhiều hình thức khác nhau Khi học có thể chia thànhnhiều nhóm, tổ, để các em tự phát hiện chỗ sai của bạn sau đó nhận xét đánh giá

GV phát hiện khả năng nghe của HS

+ Trong quá trình luyện tập GV cần khuyến khích, động viên tinh thầncủa các em như cho điểm, khen ngợi…

đ) Phương pháp ôn tập: Vận dụng những cách hát ôn khác nhau như: Hátđuổi, hát đối đáp, hát nối tiếp, hát nhạc điệu của bài hát bằng các âm tượngthanh như tiếng đàn, tiếng kèn, tiếng trống

e) Phương pháp trình bày tác phẩm âm nhạc: Giáo viên trình bày bài hát,bản nhạc một cách trọn vẹn, có cảm xúc thể hiện đúng tính chất của tác phẩmđó

1.3.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc ở trường Tiểu học

1.3.2.1 Quản lý mục tiêu, kế hoạch dạy học môn Âm nhạc [6] [9]

- Trong quản lý hoạt động dạy học âm nhạc, cán bộ quản lý phải nắmvững mục tiêu, kế hoạch dạy học môn Âm nhạc

Trang 38

+ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cánhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt NamXHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tụchọc lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS

Cán bộ quản lý trước hết phải có quan điểm rõ ràng trong việc quản lýmục tiêu và chỉ đạo toàn bộ hoạt động dạy, học trong nhà trường nói chung vàmôn Âm nhạc nói riêng Phải có cách nhìn nhận đúng đắn về giáo dục toàn diện

có nghĩa không nên xem nặng môn này, xem nhẹ môn kia Từ đó, giáo dục tưtưởng cho giáo viên và học sinh có nhận thức đúng đắn về dạy và học môn Âmnhạc Môn Âm nhạc phải được bình đẳng như tất cả cả các môn học khác trongtrường

- Tổ chức chỉ đạo cho GV thực hiện và quán triệt sâu sắc mục tiêu, kếhoạch dạy học môn học

+ Yêu cầu GV phải tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về mục tiêu môn học.+ Yêu cầu GV lập kế hoạch giảng dạy môn học

+ Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc theo dõi biểu bảng, sổ sách,phiếu báo giảng, lịch kiểm tra học tập…

- Động viên, kích lệ, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế koạchdạy học môn học

1.3.2.2 Quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp dạy học

Âm nhạc

a) Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học Âm nhạc

Chương trình môn Âm nhạc ở Tiểu học được chia thành 2 giai đoạn:

Trang 39

- Giai đoạn 1: Âm nhạc là một phần trong môn Nghệ thuật ( Âm nhạc –

Mỹ Thuật – Thủ công) trong số 6 môn bắt buộc, được thực hiện ở các lớp 1,2,3

Ở các lớp này, âm nhạc lấy việc dạy học hát là chủ yếu Bên cạnh các bài hát làmột số hoạt động kết hợp nhằm phát triển khả năng âm nhạc

- Giai đoạn 2: Âm nhạc là một môn học độc lập trong số 9 môn bắt buộc,được thực hiện ở lớp 4,5 Ở hai lớp này, ngoài dạy học hát, học sinh còn đượchọc “ tập đọc nhạc” và một số hoạt động phát triển khả năng âm nhac

Cấu trúc chương trình âm nhạc Tiểu học được xây dựng trên 3 phân môn: + Học hát: Quy định dạy và học 55 bài hát

+ Tập đọc nhạc: Chỉ đọc ở lớp 4 lớp 5

+ Phát triển khả năng âm nhạc

Các phân môn này được dạy kết hợp với nhau trong từng năm học vớithời gian 35 tuần/ năm học, mỗi tuần một tiết, mỗi tiết 35 phút Các phân môngắn kết với nhau để hình thành cho HS những hiểu biết sơ đẳng về cái hay cáiđẹp trong âm nhạc, đồng thời trang bị cho HS một số kiến thức, kỹ năng về cahát và tập đọc nhạc trong từng năm học với thời gian mỗi tuần một tiết

* Phân môn học hát: Quy định dạy và học 55 bài hát và một số bài hát bổ

sung, thay thế hoặc dùng cho ngoại khoá

- Thể loại: Bao gồm các ca khúc thiếu nhi, các ca khúc quần chúng, cakhúc nghệ thuật, dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài

- Hình thức: Các bài hát ở hình thức một đoạn, hai đoạn, ba đoạn đơn

Trang 40

- Âm vực: Các bài hát có âm vực phù hợp với độ tuổi

- Qua việc học các bài hát, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng ca hátthông thường như:

+ Tư thế ngồi, đứng hát

+ Hơi thở (cách lấy hơi)

+ Phát âm, nhả chữ

+ Hát theo tay chỉ huy

Qua việc dạy hát để giáo dục và phát triển khả năng âm nhạc rèn luyệncho các em có ý thức tham gia hoạt động ca hát, từ đó giáo dục học sinh yêuthích nghệ thuật ca hát Trong quá trình dạy hát kết hợp với gõ đệm theo bàihát, vận động phụ hoạ, múa đơn giản hoặc trò chơi âm nhạc, bước đầu tập chocác em biết hát diễn cảm đúng với tốc độ, sắc thái, nội dung lời ca và tính chất

âm nhạc Hát tự nhiên, thoải mái, biết hoà giọng hát của mình với giọng hát củatập thể

* Phân môn tập đọc nhạc: Chỉ học ở lớp 4,5.

- Trong chương trình lớp 4 có một số bài luyện tập cao độ, trường độ theo

ký hiệu ghi nhạc, có 8 bài TĐN Các bài TĐN sử dụng cao độ từ nốt Đô1 đếnĐô2, sử dụng các hình nốt đen, trắng, móc đơn và các bài tập đều viết trên nhịp2/4

- Trong chương trình lớp 5 có 8 bài TĐN, các bài sử dụng nhịp 2/4 và 3/4,cao độ dùng từ nốt Đô1 đến Đô2; trường độ dùng nốt đen, trắng, móc đơn, nốttrắng chấm dôi; có 1 bài dùng nốt đen chấm dôi đặt trước móc đơn

Qua môn học giúp cho Học sinh phát triển tai nghe hỗ trợ cho việc họchát chuẩn xác về cao độ trường độ Hình thành những khái niệm ban đầu về việcghi chép và một số kỹ năng giải mã các ký hiệu âm nhạc ở mức độ đơn giản vàthường gặp trong các bài hát thiếu nhi Nâng cao thẩm mỹ âm nhạc, giúp chocác em nhận thức được tính khoa học, tính nghệ thuật trong âm nhạc Giúp cho

Ngày đăng: 19/12/2013, 13:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng – Văn Hoá TW (2006), Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội X của Đảng. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội Xcủa Đảng
Tác giả: Ban Tư tưởng – Văn Hoá TW
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
2. Nguyễn Ngọc Bảo (1997), Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Tiểu học, NXB Giáo dục. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Tiểu học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo
Nhà XB: NXB Giáo dục. Hà Nội
Năm: 1997
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009- 2020, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009- 2020
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Bộ GD-ĐT (2000), Quyết định của Bộ trưởng bộ GD-ĐT về ban hành điều lệ trường Tiểu học và Trung học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định của Bộ trưởng bộ GD-ĐT về ban hành điều lệtrường Tiểu học và Trung học
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Năm: 2000
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học - NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học -
Nhà XB: NXB Giáo dục
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Một số vấn đề về đổi mới Quản lý Giáo dục Tiểu học vì sự phát triển bền vững - NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về đổi mới Quản lý Giáo dụcTiểu học vì sự phát triển bền vững
Nhà XB: NXB Giáo dục
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2007)Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học – NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểuhọc
Nhà XB: NXB Giáo dục
12. Trần Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ ( 1999) - Đại cương về Khoa học Quản lý, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về Khoa học Quản lý
13. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc( 1996)- Đại cương về Quản lý, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về Quản lý
14. Mai Thị Cúc ( 2010) - Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượngdạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
16. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1996
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
19. Đoàn Tiến Dũng (2009) – Một số biện pháp QL hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS thành phố Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp QL hoạt động dạy học môn Âmnhạc ở các trường THCS thành phố Thanh Hoá
20. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thế Ngữ ( 1998)- Giáo dục học ( Tập 2) NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học (
Nhà XB: NXB Giáo dục
21. Nguyễn Sinh Huy – Nguyễn Văn Lê, Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương
Nhà XB: NXB Giáodục Hà Nội 1997
21. Địa chí Thành phố Thanh Hoá ( 1999), NXB Văn hoá Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Thành phố Thanh Hoá
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
22. Hoàng Long- Hoàng Lân (2005), Phương pháp dạy học Âm nhạc, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Âm nhạc
Tác giả: Hoàng Long- Hoàng Lân
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2005
23. Nguyễn Ngọc Quang (1992), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1992
24. Nguyễn Gia Quý (2000) Lý luận về QL giáo dục và QL nhà trường, Đề cương bài giảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận về QL giáo dục và QL nhà trường

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Bản chất của quản lý - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Sơ đồ 1 Bản chất của quản lý (Trang 15)
Sơ đồ 2: Quan hệ của các chức năng quản lý - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Sơ đồ 2 Quan hệ của các chức năng quản lý (Trang 17)
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của mụn Ấm nhạc ở trường Tiểu học - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của mụn Ấm nhạc ở trường Tiểu học (Trang 61)
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của môn Ấm nhạc ở trường Tiểu học - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của môn Ấm nhạc ở trường Tiểu học (Trang 61)
Bảng 2.2: Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc ở cỏc trường Tiểu học, TP Thanh Hóa - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.2 Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc ở cỏc trường Tiểu học, TP Thanh Hóa (Trang 62)
Bảng 2.2: Đội ngũ  giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc ở cỏc trường Tiểu học, TP Thanh Hãa - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.2 Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc ở cỏc trường Tiểu học, TP Thanh Hãa (Trang 62)
Bảng 2.4. Cỏc biện phỏp quản lý mục tiờu, kế hoạch dạy học mụn Âm nhạc. - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.4. Cỏc biện phỏp quản lý mục tiờu, kế hoạch dạy học mụn Âm nhạc (Trang 64)
Bảng 2.5. Cỏc biện phỏp quản lý chương trỡnh, nội dung dạy học - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5. Cỏc biện phỏp quản lý chương trỡnh, nội dung dạy học (Trang 66)
Bảng 2.5. Các biện pháp quản lý chương trình, nội dung dạy học - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5. Các biện pháp quản lý chương trình, nội dung dạy học (Trang 66)
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị giờ lờn lớp và hồ sơ chuyờn mụn của GV - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị giờ lờn lớp và hồ sơ chuyờn mụn của GV (Trang 67)
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp và hồ sơ chuyên môn của GV - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp và hồ sơ chuyên môn của GV (Trang 67)
Bảng 2.7. Cỏc biện phỏp quản lý hoạt độngdạy học của GV - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.7. Cỏc biện phỏp quản lý hoạt độngdạy học của GV (Trang 68)
Bảng 2.7. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của GV - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.7. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của GV (Trang 68)
Bảng 2.9. Cỏc biện phỏp quản lý cụng tỏc đổi mới phương phỏp dạy học - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.9. Cỏc biện phỏp quản lý cụng tỏc đổi mới phương phỏp dạy học (Trang 71)
Bảng 2.10. Cỏc biện phỏp quản lý hoạt động học tập của học sinh - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.10. Cỏc biện phỏp quản lý hoạt động học tập của học sinh (Trang 72)
Bảng 2.10. Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.10. Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh (Trang 72)
Bảng 2.11: Cỏc biện phỏp quản lý việc kiểm tra,đỏnh giỏ học sinh và giỏo viờn - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.11 Cỏc biện phỏp quản lý việc kiểm tra,đỏnh giỏ học sinh và giỏo viờn (Trang 73)
Bảng 2.12. Thống kờ số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.12. Thống kờ số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (Trang 75)
Bảng 2.12. Thống kê số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.12. Thống kê số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (Trang 75)
Bảng 2.13. Cỏc biện phỏp quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.13. Cỏc biện phỏp quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (Trang 76)
Bảng 2.13. Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.13. Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (Trang 76)
Bảng 3.1. Kết quả thăm dũ về tớnh cần thiết và tớnh khả thi của cỏc biện phỏp dược đề xuất - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.1. Kết quả thăm dũ về tớnh cần thiết và tớnh khả thi của cỏc biện phỏp dược đề xuất (Trang 98)
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi của  các biện pháp dược đề xuất - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường tiểu học thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp dược đề xuất (Trang 98)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w