1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở quận 3 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

100 716 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 557 KB

Nội dung

Để đạt được mục đích dạy học, người dạy và người học phải cộng táctrong việc phát huy các yếu tố chủ quan của họ phẩm chất và năng lực cánhân nhằm xác định nội dung, lựa chọn phương pháp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM QUANG TRUNG DUNG

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 3

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60 14 05

VINH, 2011 LỜI CẢM ƠN

Trang 2

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo khoa Sau đại học trường Đại học Vinh và các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ đề tài luận văn của mình.

Tôi chân thành cảm ơn Quận ủy, UBND Quận, Phòng Giáo dục & Đào tạo Quận 3

và các thầy cô giáo các trường THCS trên địa bàn quận cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thực hiện

đề tài.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư, Tiến sĩ Hà Văn

Hùng - Người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn

thành luận văn này.

Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thành nhiệm

vụ khoá học nói chung và hoàn thành đề tài luận văn nói riêng Kết quả nghiên cứu ban đầu, có thể còn nhiều thiếu sót Kính mong các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để tôi tiếp tục nghiên cứu bổ sung để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 12 năm 2011

Tác giả luận văn

Phạm Quang Trung Dung

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

1.1 Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 4

1.3 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS 16

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY

HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 26 2.1 Khái quát tình hình kinh tế- văn hóa - xã hội – giáo dục

2.2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN 3

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

BCH TW: Ban chấp hành Trung ương

CNH - HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

GD - ĐT: Giáo dục – Đào tạo

PCGDTHĐĐT: Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi

HĐND: Hội đồng nhân dân

UBND: Ủy ban nhân dân

HSTNTHCS Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

ĐH, CĐ, THCN Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghệp

TNCS Thanh niên cộng sản

HTCĐ Học tập cộng đồng

BDTX Bồi dưỡng thường xuyên

GDTX Giáo dục thường xuyên

Trang 5

hay đang phát triển, giáo dục luôn luôn ở vị trí tiêu điểm của sự phát triển.Chính sách giáo dục được coi là chính sách ưu tiên Quốc gia nhằm tạo gia tốccho sự phát triển Nó là chìa khoá để đất nước phát triển kinh tế, xã hội, vănhoá, khoa học, chính trị hài hoà đồng bộ cân đối với nhau Bài học thành côngcủa các cuộc cải cách giáo dục ở nhiều quốc gia là ở chỗ quốc gia có đượcmột quan điểm đúng đắn và hiện thực hoá thành các chính sách năng động khixác định được giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh của quá trình pháttriển

Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹthuật và đem lại thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân, vì lẽ đó có thể giáodục đồng nghĩa với sự phát triển và có thể khẳng định rằng không có giáo dụcthì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, vănhoá Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: "Giáo dục Đào tạo làquốc sách hàng đầu" để tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội

Do vậy, chất lượng giáo dục phải được nâng cao nhằm tạo nền tảng để nước

ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [ 9]

Giáo dục nước ta qua các năm đổi mới đã thu được những thành tựuquan trọng Hệ thống giáo dục bước đầu đã đa dạng hoá về loại hình, phươngthức đào tạo, từng bước hoà nhập vào xu thế chung của giáo dục thế giới.Chất lượng giáo dục có chuyển biến một số mặt, song nhìn chung còn bất cập

Sự bất cập lớn nhất của nó là động thái giáo dục không theo kịp với đời sốngcủa nhân dân Hiệu quả giáo dục còn thấp chưa đáp ứng được những đòi hỏingày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, xây dựng

và bảo vệ tổ quốc Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tưduy khoa học của đa số học sinh còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu vừaphải tăng nhanh quy mô, vừa phải đảm bảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả

Trang 6

giáo dục Chính vì thế, cần phải đổi mới quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

để nâng cao chất lượng dạy học

Từ thực tế đó, trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động

dạy học ở các trường THCS, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý

nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường THCS Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ chuyên

-ngành quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu:

Đề ra một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngdạy học ở các trường THCS Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó sẽ nângcao được chất lượng dạy học ở các trường THCS Quận 3-Thành phố Hồ ChíMinh

Vận dụng các biện pháp và khảo sát tính khả thi của các biện pháp

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS

- Đối tượng nghiên cứu: biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt

động dạy học ở các trường THCS Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học

Bằng việc đề xuất và áp dụng một số biện pháp quản lý có tính khoahọc và khả thi thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học ở các trường THCSQuận 3-Thành phố Hồ Chí Minh

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động dạy học ở cáctrường THCS

Trang 7

- Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCSQuận 3 - TP Hồ Chí Minh.

- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạtđộng dạy học các trường THCS Quận 3- Thành phố Hồ Chí Minh

- Phạm vi nghiên cứu: là cán bộ quản lý trường THCS, nên chỉ nghiên

cứu những biện pháp quản lý hoạt động dạy học một số trường THCS Quận3- Thành phố Hồ Chí Minh

6 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp sử dụng thống kế toán học

7 Đóng góp của đề tài:

Góp phần nghiên cứu các vấn đề lý luận về công tác quản lý giáo dụchoạt động dạy học ở các trường THCS; đề xuất các biện pháp đổi mới côngtác quản lý hoạt động dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện ở các trường THCS Quận 3- Thành phố Hồ Chí Minh

8 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chiathành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường

THCS quận 3 – TP Hồ Chí Minh

Ch¬ng 3 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở

các trường THCS quận 3 – TP Hồ Chí Minh

Kết luận và kiến nghị

PHẦN II NỘI DUNGCHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Trang 8

1 1 Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.1.1 Hoạt động dạy học

1.1.1.1 Khái niệm hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy học là một hệ thống toàn vẹn, cân bằng động gồm cácthành tố: mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cácmối liên hệ dạy học và kết quả dạy học Trong đó có ba thành tố cơ bản nhấtlà: nội dung kiến thức, hoạt động dạy và hoạt động học; chúng tương tác vớinhau, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau tạo nên cấu trúc chức năng củaquá trình dạy học toàn vẹn nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học [27] [37]

1.1.1.2 Đặc điểm hoạt động dạy học

* Mục tiêu dạy học ở trung học cơ sở: nhằm giúp học sinh củng cố vàphát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông

cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục họcTHPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

* Về nội dung: củng cố và phát triển những nội dung đã học ở tiểu học,bảo đảm cho HS có những hiểu biết phổ thông cơ bản, có những hiểu biết tốithiểu về kỷ thuật và hướng nghiệp

* Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ độngsáng tạo phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡngphương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tácđộng đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho HS [27]

Trong quá trình dạy học, thầy là người điều khiển để HS tự giác và tíchcực học tập Thầy khơi dậy kích thích những hứng thú học tập của HS Tổchức và điều khiển HS chủ động tích cực, sáng tạo trong học tập Vai trò củathầy như một chất xúc tác cho sự phát triển năng lực tư duy và sáng tạo của

HS Nguời thầy đóng vai trò cổ vũ, đánh giá sự sáng tạo và chủ động của họcsinh

Trang 9

1.1.1.3 Bản chất của quá trình dạy học

Quá trình dạy học là quá trình hoạt động tương tác và thống nhất giữa haihoạt động dạy của giáo viên và học của học sinh, phản ánh tính chất hai mặtcủa quá trình dạy học

Quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới sự chỉđạo của giáo viên

Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn, tích hợp, cân bằng động Các thành

tố của nó tương tác với nhau theo quy luật riêng để tạo nên sự thống nhất biệnchứng giữa: dạy và học, truyền đạt và điều khiển trong dạy, lĩnh hội và tựđiều khiển trong học

Khái niệm khoa học là điểm xuất phát của dạy lại là điểm kết thúc của học.Dạy tốt, học tốt chính là đảm bảo được ba phép biện chứng của điều khiển, bịđiều khiển và tự điều khiển, đảm bảo mối quan hệ nghịch thường xuyên,vững bền [26] [29]

1.1.1.4 Mối quan hệ giữa dạy học và quản lý hoạt động dạy học.

Để đạt được mục đích dạy học, người dạy và người học phải cộng táctrong việc phát huy các yếu tố chủ quan của họ (phẩm chất và năng lực cánhân) nhằm xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, tìm kiếm các hìnhthức, tận dụng các phương tiện và điều kiện, đánh giá kết quả thu được, cáccông việc trên của họ được thực hiện theo một kế hoạch, có sự tổ chức, tuânthủ sự chỉ đạo và được sự kiểm tra, đánh giá của chủ thể quản lý (CTQL) dạyhọc Nói cụ thể hơn trong quá trình dạy học đã xuất hiện đồng thời các hoạtđộng của CTQL, người dạy và người học

CTQL dạy học tác động đến người dạy và người học thông qua việc thựchiện các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra

Người dạy: Vừa chịu sự tác động của CTQL dạy học, vừa tự kế hoạch

hoá hoạt động dạy học, tự tổ chức việc dạy và tổ chức việc học cho người

Trang 10

học, tự chỉ đạo hoạt động dạy của mình và chỉ đạo hoạt động học của ngườihọc

Người học: Tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức, tự chỉ đạo và tự kiểm tra

hoạt động học của mình theo kế hoạch, cách thức tổ chức, sự chỉ đạo vàphương thức kiểm tra đánh giá của TCQL dạy học và của người dạy

Những vấn đề tiếp tục đặt ra cho CTQL dạy học là chủ thể dạy học cần

sử dụng những phương tiện nào để đạt mục đích dạy học và các phương tiệndạy học đó do ai tạo ra cho họ, có thể hiểu các câu hỏi này như sau:

Một là, Những phương tiện thực hiện mục đích dạy học chủ yếu gồm:

Chế định xã hội và chế định GD&ĐT đối với dạy học đó là: luật pháp,chiến lược phát triển giáo dục, các quy chế, các điều lệ của Ngành và các nộiquy của mỗi cơ sở giáo dục, các yếu tố này giúp cho CTQL dạy học có cơ sở

để xác định mục đích, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức vàđánh giá kết quả của QTDH [22] [25]

Bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân lực (TC&NL) dạy học: là các yếu tố vềlực lượng dạy học như CBQL, GV, nhân viên phục vụ dạy học, HS, các tổchức hoặc cá nhân tham gia giáo dục được sắp xếp thành bộ máy tổ chức dạyhọc (được gọi chung là bộ máy TC&NL dạy học)

Nguồn tài lực và vật lực (TL&VL) dạy học: là các yếu tố về tài chính, cơ

sở vật chất, thiết bị được đầu tư cho HĐDH(gọi chung là nguồn TL&VL dạyhọc) các yếu tố này chính là phương tiện vật chất tất yếu để tạo ra sự pháttriển chung của một số thành tố khác trong QTDH Cụ thể là để cho lực lượngdạy học thực hiện nội dung, cải tiến phương pháp, tổ chức các hình thức dạyhọc nhằm tạo ra kết quả tương xứng với mục đích dạy học Như vậy yếu tốTL&VL dạy học là phương tiện tất yếu để đạt được mục đích dạy học

Môi trường dạy học: là những tác động thuận hoặc bất thuận của môitrường tự nhiên và môi trường xã hội đến quản lý dạy học, bao gồm: vấn đề

Trang 11

xã hội học tập, nhu cầu và yêu cầu nhân lực của cộng đồng và xã hội, cơ hội

và thách thức đối với giáo dục, mối quan hệ hợp tác, sự cạnh tranh phát triển,hoạt động tự vệ với những bất thuận của tự nhiên (thiên tai, ô nhiễm môitrường ) và của xã hội (dịch bệnh, các tệ nạn xã hội, ) Đó là tổng hợp cácyếu tố khách quan có tác động đến mục tiêu phát triển nhà trường và vừa làmột dạng phương tiện mang tính khách quan thực hiện mục đích dạy học

Hệ thống thông tin dạy học: đó là những dữ liệu đã được xử lý về cáclĩnh vực: chế định GD&ĐT, bộ máy TC&NL nhà trường, nguồn TL&VL giáodục của nhà trường và môi trường giáo dục Nó giống như một dạng " tàinguyên" cần khai thác để xây dựng và tạo sự bền vững cho các phương tiệnkhác, đồng thời để CTQL ra các quyết định quản lý thiết thực và có hiệu lựccao trong quản lý dạy học Cụ thể là các nhận biết của CTQL dạy học và chủthể dạy học về chế định GD&ĐT, về năng lực hoạt động của bộ máy TC&NLdạy học, về nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng và hiệu quả sử dụng TL&VLdạy học, tất cả các yếu tố này vừa là điều kiện, vừa là phương tiện cần thiết đểthực hiện mục đích dạy học [14] [19]

Hai là, các phương tiện thực hiện mục đích dạy học chủ yếu nói trên là

các yếu tố khách quan đối với người dạy và người học, các yếu tố đó chỉ cóđược nhờ hoạt động quản lý của CTQL cấp vĩ mô và cấp vi mô

Qua đó ta có thể hiểu mối quan hệ giữa quản lý dạy học và HĐDH thểhiện cụ thể như sau: chủ thể dạy học đặt ra yêu cầu cho CTQL là phải tạo racác phương tiện thực hiện mục đích dạy học để họ cộng tác tối ưu, trong việcphát huy các yếu tố chủ quan, nhằm quản lý và tự quản lý dạy học Cụ thể là

họ cần có được hệ thống chế định GD&ĐT hoàn chỉnh, bộ máy TC&NL dạyhọc có chất lượng cao, nguồn VL&TLdạy học đầy đủ và hiện đại, có đượcmôi trường dạy học thuận lợi và có đầy đủ các thông tin giáo dục nói chung

và thông tin dạy học nói riêng

Trang 12

Chủ thể dạy học vừa có trách nhiệm tạo ra các phương tiện thực hiệnmục đích dạy học và vừa phải coi chúng là các phương tiện quản lý của chínhmình để sử dụng trong quản lý HĐDH Có thể mô tả trực quan mối quan hệgiữa quản lý dạy học với HĐDH bằng sơ đồ dưới đây [4] [42]:

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa quản lý dạy học và hoạt động dạy học

1.2.2 Quản lý và quản lý hoạt động dạy học

1.2.2.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là một hoạt động lao động tất yếu trong quá trình phát triểncủa xã hội loài người Khi đề cập đến vai trò quản lý, Mác đã viết: “Bất cứ laođộng xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy môtương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà nhữnghoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự vận động củatoàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của

MỤC ĐÍCH DẠY HỌC ( TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH NGƯỜI HỌC )

VÀ PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC

CỘNG TÁC TỐI ƯU TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ TỰ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN ĐẠT VÀ LĨNH HỘI TRI THỨC NHÂN LOẠI

CHẾ ĐỊNH

GD &ĐT

DẠY HỌC

BỘ MÁY TC&NL DẠY HỌC

NGUỒN TL&VL DẠY HỌC

MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC

HỆTHỐNG THÔNG TIN DẠY HỌC

Trang 13

nó Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dànnhạc thì cần phải có nhạc trưởng ” [18] [25].

Ngày nay, nhiều người khẳng định rằng quản lý trở thành một nhân tốcủa sự phát triển xã hội Sự phát triển của xã hội loài người dựa vào ba yếu tố

cơ bản, đó là: tri thức, sức lao động và trình độ quản lý Tri thức là sự hiểubiết của con người về thế giới, lao động là sự vận dụng tri thức để tác độngvào thế giới đem lại của cải, vật chất, còn quản lý bao gồm cả tri thức và laođộng Quản lý là sự tổ chức, điều hành, kết hợp vận dụng tri thức với việc sửdụng sức lao động để phát triển sản xuất xã hội Việc kết hợp đó tốt thì xã hộiphát triển, ngược lại kết hợp không tốt thì xã hội sẽ trì trệ

Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản

lý, theo những cách tiếp cận khác nhau

Có thể điểm qua một vài quan điểm của các nhà nghiên cứu như sau: Pall Hersey và Ken Blanc Hard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực”thì xem xét “Quản lý như là một quá trình làm việc cùng và thông qua các cánhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích của

tổ chức ” [32] [42]

Theo W.Taylor: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cầnlàm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất” [46][47]

Theo quan điểm hệ thống thì: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có địnhhướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quảnhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trongđiều kiện biến đổi của môi trường

Theo tác giả H Koontz - người Mỹ thì cho rằng: "Quản lý là một hoạtđộng thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của các cá nhân đểđạt được mục đích của nhóm ( tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành

Trang 14

một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm vớithời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất" [40].

Lý luận Chủ nghĩa Mác- Lênin đã lý giải một cách đầy đủ hơn vàphản ánh chính xác những nét đặc trưng cơ bản của hoạt động quản lý Theo

lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, quản lý xã hội một cách khoa học “ là sựtác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thốngkhác nhau của hệ thống xã hội, trên cơ sở vận dụng đúng đắn những quy luật

và xu hướng khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động vàphát triển tối ưu theo mục đích đặt ra”.[20]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (Nói chung làkhách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [34 ]

Theo Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ thì: “Quản lý là hoạt động thiết yếunảy sinh khi con người hoạt động tập thể, trong đó quan trọng nhất là kháchthể con người nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức” [18]

Như vậy từ các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu Quản lý là các tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực và phối hợp mọi nỗ lực của cá nhân để đưa tổ chức tiến đến mục tiêu đã xây dựng.

Theo cách hiểu như vậy thì quản lý là một hệ thống gồm 3 thành tố cơbản:

- Chủ thể quản lý: là nơi đưa ra những tác động có mục đích, phù hợpvới quy luật chung đến đối tượng quản lý nhằm phối hợp những nỗ lực củacác cá nhân đưa tổ chức tiến đến mục tiêu Chủ thể quản lý có thể là cá nhânhoặc tập thể

- Đối tượng quản lý: là nơi chịu tác động và thay đổi dưới những tácđộng có mục đích của chủ thể quản lý Đối tượng quản lý bao gồm con người

Trang 15

trong tổ chức và các nguồn lực khác trong và ngoài tổ chức.

- Mục tiêu: là hình ảnh mong muốn của tổ chức trong tương lai, trongmột giai đoạn và hoàn cảnh cụ thể, mục tiêu là trạng thái cần có của tổ chức

để ổn định và phát triển

Các thành tố của quản lý có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, mốiquan hệ tương tác ấy thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Mô hìnhquản lý

Các chức năng của quản lý:

* Chức năng kế hoạch hoá: Là xác định mục tiêu cho bộ máy, xác định

các bước đi để tiến đến mục tiêu, xác định nguồn lực và các biện pháp để thựchiện mục tiêu

* Chức năng tổ chức: Chức năng tổ chức gồm 2 nhiệm vụ:

Một là sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và cácnhiệm vụ đảm nhận Tổ chức bộ máy phải phù hợp về cấu trúc, cơ chế hoạtđộng, phải đủ khả năng để đạt mục tiêu Công việc tổ chức bộ máy là phânchia tổ chức thành các bộ phận thực hiện các chức năng cụ thể và xây dựng

cơ chế phối hợp, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận nhằm đạtđược sự đồng bộ trong hoạt động

Hai là sắp xếp công việc hợp lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng để mọingười hướng vào mục tiêu chung

* Chức năng chỉ đạo: Tác động đến con người bằng các mệnh lệnh,

M cụctiêu

qu n lýản lý

Chủ thểquản lý

i

Đối

tượngng

qu n lýản lý

Trang 16

giao nhiệm vụ, khuyến khích động viên làm cho người được quản lý tự giác,tích cực làm việc đúng kế hoạch và nhiệm vụ được phân công Tạo động lực

để con người tích cực hoạt động bằng các biện pháp động viên, khen thưởng

và trách phạt

* Chức năng kiểm tra: Là công việc thu thập thông tin ngược để kiểm

soát hoạt động của bộ máy nhằm điều chính kịp thời những sai sót, lệch lạcđưa tổ chức tiến đến mục tiêu

Trong quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện một dãy các chức năngquản lý kế tiếp nhau, từ việc xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu phát triểncho đến kiểm tra các kết quả thực hiện và tổng kết quá trình quản lý Kết quả

có thể đạt hoặc chưa đạt các mục tiêu mong muốn Trên cơ sở các thông tinthu được, nhà quản lý lại xây dựng mục tiêu phát triển mới cho tổ chức vàmột chu trình quản lý mới lại tiếp tục Tuy nhiên các chức năng quản lý trênthực tiễn không chỉ được thực hiện một cách tuần tự mà nhiều khi đan xen lẫnnhau Thông tin là huyết mạch của quản lý, không có thông tin thì nhà quản lýkhông thể đưa ra những quyết định kịp thời và đúng đắn Chỉ có thông tinchính xác về đối tượng, nhà quản lý mới thực hiện tốt 4 chức năng quản lý.Căn cứ 4 chức năng và vai trò thông tin trong quản lý, chúng ta có thể biểudiễn một chu trình quản lý như sau:

Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ của các chức năng quản lý

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA

Trang 17

1.2.2.2 Quản lý hoạt động dạy học

Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa hai hoạtđộng: hoạt động dạy của người thầy và hoạt động nhận thức học tập của trò,

là quá trình hoạt động chung trong đó người dạy đóng vai trò lãnh đạo, tổchức điều khiển hoạt động nhận thức của người học và người học đóng vai tròtích cực chủ động, tự giác phối hợp với sự tác động của người dạy bằng cách

tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình

Bản chất của quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của dạy

và học; nó được thực hiện trong và bằng sự tương tác có tính chất cộng đồng

và hợp tác giữa dạy và học, tuân theo logic khách quan của nội dung dạy học Quá trình dạy học là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động củacon người: hoạt động dạy và hoạt động học Các hoạt động này có mục tiêu rõràng, có nội dung nhất định, do các chủ thể thực hiện đó là thấy và trò, vớinhững phương pháp và phương tiện nhất định Sau một chu trình vận động,các hoạt động dạy và học phải đạt tới những kết quả mong muốn

Hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông giữ vị trí trung tâm bởi nóchiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một nămhọc, nó làm nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dụctoàn diện của nhà trường phổ thông; đồng thời nó quyết định kết quả của nhàtrường

Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường thực chất là nhữngtác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tậpthể GV và HS, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm gópphần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạocủa nhà trường Công tác quản lý hoạt động dạy học giữ vị trí quan trọng

Trang 18

trong công tác quản lý nhà trường Mục tiêu quản lý chất lượng đào tạo là nềntảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệthống mục tiêu quản lý của nhà trường.

Quản lý quá trình dạy học là một bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn

bộ hệ thống quản lý trường học: quản lý quá trình dạy học trên lớp và quản

lý giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể do nhà trường tổ chức hoặc nhà trườngliên thông với các tổ chức giáo dục đào tạo khác

1.2.3.Quản lý chất lượng hoạt động dạy học.

* Chất lượng dạy học và đánh giá chất lượng dạy học:

“ Chất lượng dạy học chính là chất lượng của người học hay tri thức phổthông mà người học lĩnh hội được Vốn học vấn phổ thông toàn diện vữngchắc ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học ” [33-10]

Khái niệm chất lượng dạy học liên quan mật thiết với khái niệm hiệu quảdạy học Nói đến hiệu quả dạy học tức là nói đến mục tiêu đã đạt được ở mức

độ nào, sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà trường, chi phí tiền của, sức lực

và thời gian cần thiết ít nhất nhưng lại mang đến kết quả cao nhất Chất lượng dạy học ở trường phổ thông được đánh giá chủ yếu về haimặt học lực và hạnh kiểm của người học Các tiêu chí về học lực là kiến thức,

kỹ năng vận dụng và thái độ Về bản chất, hạnh kiểm phản ánh trình độ pháttriển của ý thức trong mối quan hệ với những người khác, nhà trường, giađình, xã hội và bản thân Có 4 tiêu chí đánh giá hạnh kiểm người học: Sự hiểubiết về các chuẩn mực hiện hành, năng lực nhận dạng hành vi, các tác độngchi phối hành động, sự thể hiện thái độ tình cảm

Đánh giá chất lượng dạy học là việc khó khăn và phức tạp, cần có quanđiểm đúng và phương pháp đánh giá khoa học Chất lượng dạy học liên quanchặt chẽ đến yêu cầu kinh tế xã hội của đất nước, sản phẩm dạy học được xem

Trang 19

là có chất lượng cao khi nó đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục mà yêu cầu KT-XHđặt ra với giáo dục THCS [36]

* Quản lý chất lượng hoạt động dạy học:

- Quản lý chất lượng là quản lý cái phẩm chất, giá trị của một con người,của sự vật, hiện tượng

- Quản lý chất lượng là quản lý tập hợp các đặc tính của một thực thể(hay hệ thống) nhằm giúp cho thực thể (hay hệ thống) đó đạt đến mục tiêuđịnh trước [34]

- Quản lý chất lượng hoạt động dạy học không chỉ là quản lý đơn thuần cáchoạt động dạy học mà phải quản lý đến quá trình tác động tới tất cả các thành tố

sư phạm có tác dụng hỗ trợ, giúp đỡ phục vụ cho hoạt động dạy học của thầy vàtrò trong đó chú trọng đến các khâu như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, kếtquả Quản lý chất lượng dạy học cũng không chỉ là quản lý đến chất lượng trithức văn hóa mà còn phải xem xét đến chất lượng của giá trị, ý chí, kỹ năng vàthái độ của người học thông qua quá trình tổ chức của DH [23] [29]

Quản lý chất lượng dạy học thực chất là quản lý các hoạt động toàn diệntrong nhà trường nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Trang bị cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông cơ bản, hiện đại.+ Rèn luyện cho học sinh hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng;phát triển các kỹ năng tâm lý đặc biệt là năng lực tư duy và năng lực hoạtđộng trí tuệ

+ Hình thành các phẩm chất tư cách đạo đức xã hội chủ nghĩa cho họcsinh Phương hướng chung để nâng cao chất lượng dạy học là phải cải tiếncác giải pháp sư phạm và giải pháp quản lý

Trong quản lý hoạt động dạy học THCS cần chú trọng quản lý cácyếu tố cơ bản:

Trang 20

+ Quán triệt mục tiêu, chương trình, kế hoạch và nội dung dạy họcTHCS.

+ Xây dựng và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động dạy học:đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô đào tạo, tài chính, môitrường sư phạm, môi trường xã hội và mối quan hệ trong việc lập kế hoạch, tổchức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học phảiđược xác định từ mục tiêu giáo dục THCS, tức là phát triển nhân cách họcsinh theo hướng phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa

1.3 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS

1.3.1 Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Tại Điều 2 của Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông

có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày

28/3/2011 của Bộ trưởng GD&ĐT quy định: Trường trung học cơ sở (THCS) là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân Trường

có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng Trường THCS do Phòng GD&ĐT

quản lý [2] [3]

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS: Tổ chức giảng dạy, học

tập và các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục THCS; Quản lýgiáo viên, cán bộ, nhân viên; Tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên,cán bộ, nhân viên; Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đếntrường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT; Thực hiện kế hoạchphổ cập giáo dục THCS trong phạm vi cộng đồng; Huy động, quản lý, sửdụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục; Phối hợp với gia đình học sinh,

tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục; Quản lý, sử dụng và bảo quản

cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước; Tổ chức cho giáo

Trang 21

viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội; Tự đánh giá chất lượnggiáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩmquyền kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn

khác theo quy định của pháp luật” (Điều 3 của Điều lệ trường trung học)[2].

Mục tiêu giáo dục chung trường THCS:

Trong trường THCS, người đứng đầu cao nhất là hiệu trưởng Hiệutrưởng là thủ trưởng đơn vị, là người quản lý và là người tổng chỉ huy củamột trường Điều 54 Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung 2009 quy định “Hiệutrưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường do cơquan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận”; “Hiệu trưởng cáctrường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng vềnghiệp vụ quản lý trường học” Vai trò của hiệu trưởng là vai trò của nhàquản lý, điều khiển, quyết đoán mọi mặt họat động trong nhà trường đồngthời chịu trách nhiệm cao nhất về sự quản lý của mình [36]

Mục tiêu giáo dục chung “là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàndiện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với

lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhâncách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2 - Luật Giáo dục 2009)

Mục tiêu của giáo dục THCS là “nhằm giúp học sinh củng cố và phát triểnnhững kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở vànhững hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trunghọc phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [36]

1.3.2 Quản lý hoạt động dạy học.

Quản lý dạy học là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý DH đến

chủ thể DH bằng các giải pháp phát huy tác dụng của các phương tiện quản

lý, như chế định giáo dục đào tạo, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, nguồn

Trang 22

lực (tài lực và vật lực) dạy học, thông tin và môi trường DH nhằm đạt mụctiêu quản lý DH Để quản lý tốt QTDH, trước hết phải đảm bảo cho mọingười tham gia vào quá trình này hiểu rõ mục đích và phát huy được tác dụngcủa các phương tiện thực hiện mục đích dạy học [27].

Như vậy, các phương tiện dạy học có ý nghĩa quyết định trực tiếp mức

độ đạt được mục tiêu quản lý dạy học Chất lượng và hiệu quả quản lý dạyhọc được quyết bởi chất lượng và hiệu quả các hoạt động mang tính phươngtiện dạy học Vì vậy quản lý dạy học được thông qua việc quản lý đồng bộ vàthống nhất các hoạt động mang tính phương tiện thực hiện mục đích dạy học.Quản lý dạy học (hay quản lý HĐDH) là quản lý quá trình truyền thụkiến thức của đội ngũ GV và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của

HS, quản lý các điều kiện vật chất, kỹ thuật, phương tiện phục vụ hoạt độngdạy học

Trước hết quản lý dạy học là phải quản lý tốt hoạt động dạy của ngườithầy thể hiện ở các khâu như: thực hiện chương trình, các loại hồ sơ, bài soạn,giảng bài, dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, thực hiện đánh giá kết quả dạyhọc thông qua việc chấm, chữa bài, cho điểm, theo các văn bản hướng dẫncủa Bộ GD&ĐT đã ban hành [23] [26] [45]

Bên cạnh đó quản lý hoạt động học tập của trò là một yêu cầu không thểthiếu trong quản lý QTDH, nhằm tạo ra ý thức tốt trong học tập để lĩnh hộikiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trên cơ sở đó xây dựng nền nếp học tập

và phương pháp học tập đúng đắn, nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất,quản lý dạy của thầy và học của trò thể hiện cụ thể như sau:

* Quản lý việc thực hiện chương trình.

Chương trình, nội dung dạy học là văn bản pháp quy của nhà nước xâydựng, là cơ sở pháp lý cho hoạt động dạy học Quản lý nội dung dạy học làlàm cho giáo viên nắm chắc nội dung chương trình dạy học, nắm chắc nội

Trang 23

dung sách giáo khoa; thực hiện đầy đủ nội dung chương trình, thực hiện đúngtiến độ theo quy định; chất lượng thực hiện chương trình ngày càng cao.

Hiệu trưởng quản lý việc dạy và học chính là phải dựa vào các văn bảnmang tính pháp quy của Nhà nước (văn bản luật và dưới luật, hay còn gọi làcác chế định giáo dục của nhà nước) Hiệu trưởng nhà trường phải yêu cầu

GV lập kế hoạch giảng dạy cho từng bộ môn, từng tiết dạy, đảm bảo đúngtheo biên chế năm học, cùng các tổ bộ môn theo dõi thường xuyên việc thựchiện chương trình hàng tuần, tháng, từng kỳ và cả năm học [3] [4]

* Quản lý việc soạn giảng và lên lớp của giáo viên.

Việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên bao gồm việc chuẩn bị dài hạn chotoàn năm học và từng học kỳ hoặc chuẩn bị cho từng tiết lên lớp cụ thể

- Chuẩn bị dài hạn: Giáo viên cần xây dựng được kế hoạch dạy họctừng môn học cho toàn năm hay từng học kỳ dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹchương trình dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tình hình học tậpcủa học sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch cần tính đến khả năng của nhàtrường trong việc cung ứng những điều kiện vật chất kỹ thuật cho hoạt độngdạy học, khả năng tự làm các đồ dùng dạy học của thầy và trò Từ đó lựa chọnphương pháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp

- Chuẩn bị kỹ cho từng tiết lên lớp: Đó là công tác soạn giáo án, đây làviệc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp Giáo án là bảnthiết kế cụ thể về tiết lên lớp, do đó cần phải ghi rõ nội dung khoa học mà họcsinh cần nắm, các hoạt động với các cách thức và phương tiện cụ thể Thờigian phân phối trong một tiết học Để quản lý tốt công tác soạn bài và chuẩn

bị giờ lên lớp của giáo viên Hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp :

+ Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài

+ Thống nhất cơ bản về nội dung và hình thức thể hiện các loại bàisoạn với tính chất chỉ dẫn

Trang 24

+ Hướng dẫn việc sử dụng sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng bài,bài soạn mẫu trong việc soạn bài.

+ Quy định về việc dùng các bài soạn đã có

+ Phân lịch hội ý nhóm chuyên môn để thảo luận thống nhất những nộidung phương pháp soạn bài, những thay đổi cần bổ sung, đòi hỏi phươngpháp hay cải tiến giờ dạy đi tới giờ dạy tốt

- Giữa Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn có

sự phân công kiểm tra, ký giáo án, theo dõi nắm bắt tình hình soạn bài củagiáo viên qua các buổi họp, thảo luận, kiểm tra, nắm bắt tình hình qua biênbản sinh hoạt nhóm chuyên môn, sổ báo giảng [3] [26] [42]

* Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên.

Quản lý các loại hồ sơ như phân phối chương trình, kế hoạch giảng dạy,đăng ký báo giảng, giáo án các loại, sổ ghi chép nghiệp vụ, sổ bồi dưỡngthường xuyên, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ gọi tên ghi điểm, sổ đầu bài, Các loại sách như sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo,các văn bản hướng dẫn về đánh giá xếp loại học sinh,

Các loại hồ sơ trên phải được ghi chép đầy đủ, nghiêm túc đúng yêu cầuquy định và thường xuyên được tổ trưởng chuyên môn và hiệu trưởng kiểmtra Sau khi kiểm tra cần góp ý, uốn nắn các sai lệch để kịp thời sửa chữa, saocho các hồ sơ đảm bảo đúng và hợp lý nhất

Quản lý việc thực hiện ra đề kiểm tra và thực hiện các văn bản đánh giáxếp loại học sinh, về đề kiểm tra yêu cầu giáo viên phải thực hiện đầy đủ bốnyếu tố là: năng lực tiếp thu kiến thức bộ môn, năng lực phân tích, năng lựctổng hợp và năng lực sáng tạo Cần ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực trong việc

ra đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh Trong đánh giá, xếp loại học lựccủa học sinh phải đảm bảo tính công bằng, khách quan thông qua việc quántriệt và vận dụng đầy đủ các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục, cụ thể là

Trang 25

quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT được ban hànhkèm theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 và

QĐ 51 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [10]

* Quản lý hoạt động học của học sinh

Học tập là một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết củahọc sinh mới tích cực học tập Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhậnthức của học sinh trong học tập Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thểtrong hoạt động dạy học, vì vậy, quản lý hoạt động học của học sinh là khâuquan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường

Vấn đề quản lý hoạt động học tập của học sinh đặt ra với hiệu trưởngkhông phải chỉ trên bình diện khoa học giáo dục mà còn là một đòi hỏi có ýnghĩa về tinh thần trách nhiệm của nhà quản lý giáo dục đối với sự nghiệp đàotạo thế hệ trẻ Thể hiện qua một số công việc sau đây :

+ Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học sinh

+ Phát động phong trào thi đua học tập

+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm

+ Hiệu trưởng chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường đểquản lý hoạt động học của học sinh

+ Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác + Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh Đảm bảotính khách quan, đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo tính thường xuyên có hệthống và đảm bảo tính phát triển của học sinh, đáp ứng được nhu cầu của mụctiêu giáo dục [38]

* Quản lý đổi mới phương pháp dạy học và bồi dưỡng đội ngũ

"Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và tròtrong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy nhằmthực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học" [39 ]

Trang 26

Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới PPDH theohướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập,như vậy có thể khẳng định PPDH là một trong những yếu tố quan trọng nhấtcủa QTDH Cùng một nội dung dạy học, nhưng nội dung đó có được học sinhlĩnh hội một cách đầy đủ, sâu sắc, chủ động, có được những tri thức, kỹ năng,

kỹ xảo cần thiết, khơi dậy được niềm say mê và hứng thú tìm hiểu, phát hiện

và sáng tạo, đồng thời gợi lên những tình cảm lành mạnh trong sáng, tất cảnhững điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp dạy học mà người thầy

tổ chức thực hiện

Quản lý đổi mới PPDH, hiệu trưởng có thể thông qua các tổ chức đểquản lý con người và quản lý công việc Cụ thể là hiệu trưởng có thể quản lýPPDH thông qua các tổ chức:

- Tổ chuyên môn

- Tổ chủ nhiệm và các đoàn thể khác trong nhà trường

- Đội ngũ giáo viên

- Tập thể học sinh

- Hội cha mẹ học sinh và các lực lượng khác ngoài nhà trường

Để quản lý đổi mới PPDH, hiệu trưởng cần tổ chức cho mọi GV học tập

và nắm vững định hướng của đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực học tậpcủa học sinh Đổi mới PPDH vừa phù hợp với xu thế PPDH của thế giới vừađáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH- HĐH đấtnước, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh dạy học của nước ta Bên cạnh đócần quản lý chặt chẽ việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệuquả dạy học

Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chấtlượng dạy học, bởi vậy hiệu trưởng cần tạo nên động lực của việc tự học, tựbồi dưỡng suốt đời của giáo viên, bằng việc xây dựng cơ chế quản lý, chính

Trang 27

sách hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho tự học, tự bồi dưỡng;đồng thời hiệu trưởng phải là người gương mẫu đi đầu trong công tác tự học

tự bồi dưỡng Bên cạnh đó hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch để các tổchuyên môn thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên thông quacác sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, đúc rút SKKN…

* Quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ dạy học.

- Quản lý hệ thống lớp học, phòng học, các phòng học bộ môn, bàn,ghế

- Quản lý trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho dạy và học

- Quản lý phòng thư viện và sách báo, tài liệu

- Quản lý tốt đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên và đồ dùng thínghiệm, thực hành tự làm của học sinh

Hiệu trưởng cần xác định mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, để lập

đề án phát triển với các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng với cấp uỷ

và chính quyền địa phương thảo luận, góp ý để có phương án xây dựng CSVCtrường học kiên cố hoá hiện đại hoá Đồng thời, hiệu trưởng phải có kế hoạch

sử dụng và bảo quản các CSVC hiện có trên cơ sở phát huy tối đa các đồ dùngdạy học, không để lãng phí, hư hỏng và làm mất mát các đồ dùng, hoặc sửdụng sai mục đích, hiệu trưởng cần quan tâm kiểm tra, đôn đốc giáo viên,động viên GV sử dụng thường xuyên đồ dùng dạy học để giờ dạy thêm sinhđộng và bài dạy đạt kết quả tốt

* Quản lý môi trường giáo dục.

- Là những tác động nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đẩymạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trườngnhằm tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và giáodục học sinh nói chung [4]

Trang 28

Kết luận chương 1

Qua việc nghiên cứu lịch sử quản lý dạy học, nghiên cứu những kháiniệm công cụ phục vụ đề tài, những lý luận cơ bản về dạy học, quản lý dạyhọc, đồng thời nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác giáodục, chúng tôi nhận thấy:

Quản lý là hoạt động tất yếu của mọi hoạt động xã hội, những hoạtđộng có sự tham gia của nhiều người nhằm phối hợp, điều khiển sự nỗ lực cốgắng của các cá nhân trong tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu chung.Trình độ hoạt động xã hội ngày càng cao đòi hỏi trình độ, năng lực quản lýphải ngày càng tinh xảo, hiện đại đáp ứng được sự phát triển của tổ chức

Để phát triển giáo dục cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệuquả quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là thực hiện những tác động có mụcđích, có kế hoạch, phù hợp với quy luật phát triển đến các thành tố của hệthống giáo dục làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo quan điểm, đườnglối giáo dục của Đảng và tiến đến mục tiêu giáo dục Quản lý giáo dục có 2cấp độ là quản lý vĩ mô và quản lý vi mô, bản chất của quản lý giáo dục cấp

vi mô là quản lý nhà trường Trong nhà trường hoạt động cơ bản nhất là hoạtđộng dạy học, vì vậy quản lý hoạt động dạy học là nội dung quản lý cơ bản,quan trọng nhất trong nội dung quản lý nhà trường

CBQL các trường học nói chung và bậc THCS nói riêng cần phải xâydựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp nhằm đạt được mụctiêu giáo dục đã đề ra Những vấn đề lý luận được đề cập trong chương 1 là

cơ sở để chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng hoạtđộng dạy học ở các trường THCS Quận 3 trong giai đoạn hiện nay

Trang 29

Đến ngày 27/3/1959 chính quyền Sài Gòn cũ có Nghị định số 110-NVchia Sài Gòn – Chợ Lớn thành 8 quận, đánh số từ 1 đến 8, với 54 phường;trong đó diện tích Quận 3 như cũ với 5 phường: Đài Chiến sĩ, Bàn Cờ, ChíHòa, Trương Minh Giảng và Yên Đỗ.

Sắc lệnh số 100-SL/NV ngày 15/6/1966 của chính quyền Sài Gòn cũnới rộng thêm xã An Khánh thuộc Quận Thủ Đức tỉnh Gia Định và chia Sài

Gòn – Chợ Lớn thành 9 quận với 56 phường (thêm 2 phường An khánh và Thủ Thêm); trong đó Quận 3 vẫn như trước.

Sắc lệnh số 73-SL/NV ngày 01/7/1969 của chính quyền Sài Gòn cũ lậpthêm 2 quận mới: Quận 10 và Quận 11 bằng cách bớt một số phường thuộcQuận 3, Quận 5 và Quận 6 Sau khi bớt phường giao cho Quận 10 thì Quận 3

có diện tích như ngày nay là 492 ha và chia thành 9 phường

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước30/4/1975, Quận 3 được giữ nguyên 9 phường, đến tháng 6/1976 phân chiathành 25 phường, đánh số từ 1 đến 25

Trang 30

Quyết định số 67-HĐBT ngày 12/9/1981 của Hội Đồng Bộ Trưởng

(Chính phủ) giải thể 3 phường:

- Phường 2 sáp nhập vào phường 1 và phường 7

- Phường 4 sáp nhập vào phường 3

- Phường 6 sáp nhập vào phường 5 và phường 7

Quận 3 còn lại 22 phường

Quyết định 147-HĐBT ngày 26/8/1982 của Hội Đồng Bộ Trưởng (Chính phủ) giải thể tiếp 2 phường:

- Phường 16 sáp nhập vào phường 15 và phường 17

- Phường 18 sáp nhập vào phường 21

Quận 3 còn lại 20 phường, không đánh số lại

Quyết định số 145-HĐBT ngày 17/9/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng

(Chính phủ) phân vạch lại địa giới hành chánh các phường của Quận 3 Quận

3 được phân vạch lại thành 14 phường (từ phường 1 đến phường 14).

2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Vị trí Địa lý:

Quận 3 có diện tích tương đương 4,92km2 (Theo bản đồ hiện trạng TL 1/2000 do Sở Tài Nguyên- Môi Trường đo vẽ tháng 10, 11/2004 và theo số liệu thống kê cập nhật của Phòng Thống kê Quận 3 ngày 01/01/2010), Quận 3

chỉ lớn hơn 3 quận là quận 4, quận 5 và Phú Nhuận; trong đó, phường có

diện tích cao nhất là 0,91 km2, (phường 7), phường có diện tích nhỏ nhất là 0,14 km2 (phường 1) Toàn Quận có 14 phường, 63 khu phố, 874 tổ dân phố

Quận 3 là một Quận nội thành nằm trong khu vực trung tâm của thành phố, cóđịa giới hành chánh như sau:

Phía Đông giáp Quận 1 lấy đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Thị Minh

Khai làm ranh giới (dài 4285m) Phía Tây giáp Quận 10 lấy đường Cách Mạng Tháng Tám và Điện Biên Phủ làm ranh giới (dài 4427m) Phía Nam

Trang 31

cùng giáp Quận 10 và Quận 5 lấy đường Lý Thái Tổ làm ranh giới (dài 50m).

Phía Bắc giáp Quận Phú Nhuận lấy kênh Nhiêu Lộc và Thị Nghè làm ranh

giới (dài 2276m) Phía Tây Bắc giáp Quận Tân Bình lấy kênh Nhiêu Lộc là ranh giới (dài 654m)

Về dân số:

Quận 3 là một trong ba Quận nội thành đầu tiên của Đô thành Sài gònxưa, Quận 3 với hơn 50 năm đô thị hóa đã trở thành Quận hành chính và cưtrú Đây từng là trung tâm đầu não của bộ máy cai trị thời Pháp, Mỹ và Ngụy

quyền tay sai, các sứ quán và cơ quan nước ngoài (Phủ phó Tổng thống, 7 bộ,

15 cơ quan Trung ương Ngụy và 18 tòa Đại sứ) Hiện nay, Quận 3 cũng là địa

bàn tập trung nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước từ Trung Ươngđến Thành phố Toàn Quận hiện có 45.250 hộ, 198.764 người, số lượng dân

số đứng thứ 17 trong 24 quận huyện, mật độ dân số: 38.573 người/km2, là

quận có mật độ dân số cao đứng hàng thứ 5 (sau quận 5, quận 4, quận 11, quận 10) trong 24 quận, huyện Có 20 dân tộc sinh sống trên địa bàn, dân tộc

Kinh chiếm 95,71%, Hoa: 3,78%, Khơme: 0,14%, Chăm: 1,125%, Tày:0.03% Theo tài liệu của Công an – Ban Chỉ huy Quân sự Quận 3 thống kêngày 30/6/2009 Quận 3 còn có 7.249 người có hộ khẩu thường trú tại quận,huyện khác trong thành phố đến quận 3 cư trú; có 5.162 hộ, 19.841 nhân khẩutạm trú và 85 hộ, 340 nhân khẩu người nước ngoài

Cư dân tín ngưỡng theo các Tôn giáo: Phật giáo (chiếm 35,04%) với 42 Chùa, Tịnh xá, Tịnh thất; Thiên Chúa (chiếm 16,95%) với 3 Giáo xứ, 02

Dòng, 09 Nhà thờ, 19 Nhà dòng, 13 Nhà nguyện, 01 Tòa Tổng Giám mục và

01 Trung tâm Công giáo; Cao đài (chiếm 0,24%) với 01 Thánh thất; Tin Lành (chiếm 0,56%), Hồi giáo (chiếm 0,17%),…

Trang 32

2.1.1.3 Về kinh tế - văn hóa - xã hội

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.146 tỷ đồng (Chỉ tính các doanh nghiệp ngòai quốc doanh), doanh thu thương mại – dịch vụ đạt 80.100 tỷ đồng (chỉ tính các doanh nghiệp ngoài quốc doanh)

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận 3 năm 2009 đạt 1.528 tỷ

đồng (cao hơn 30 tỉnh thành)

Số cơ sở sản xuất kinh doanh:

Tính đến 01/12/2009 trên địa bàn Quận 3 có 15.486 cơ sở với trên120.000 lao động Riêng số lượng doanh nghiệp là 3.950, đứng hàng thứ 6 sauQuận 1, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Bình Thạnh và Quận Gò Vấp,

cụ thể:

- Doanh nghiệp: 3.950 cơ sở

- Chi nhánh doanh nghiệp: 535 cơ sở

- Số hộ tiểu thủ công nghiệp: 601 hộ

- Số hộ thương mại dịch vụ: 9.444 hộ

Về trung tâm thương mại: Có 4 chợ cấp quận quản lý là chợ Bàn Cờ, chợVườn Chuối, chợ Nguyễn Văn Trỗi và chợ Bùi Phát; có 2 siêu thị làCoopmart Nguyễn Đình Chiểu, Citymart Minh Châu; có 3 trung tâm điệnmáy là Lộc Lê, Ideal, VietnamShop

Trang 33

* Văn hĩa – xã hội:

Văn hĩa: Quận 3 cĩ cơ sở hoạt động văn hĩa: Trung tâm Văn hĩa - ca

nhạc 126 đường Cách Mạng Tháng Tám; Nhà hát Nam Quang đường CáchMạng Tháng Tám; Rạp Đại Đồng đường Cao Thắng Số hộ đăng ký đạt giađình văn hĩa đạt 95%, số khu phố văn hĩa đạt 30%

Trên địa bàn quận cĩ 05 di tích cách mạng, 02 bảo tàng, 03 đình, 03 đền,

09 miếu, 10 chùa, 08 nhà thờ… Trong số các di tích nêu trên cĩ 3 di tích lịch

sử cách mạng được xếp hạng cấp quốc gia; 02 di tích kiến trúc nghệ thuật, cĩmột số cơ sở tơn giáo lớn: Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Xá Lợi, Nhà thờ TânĐịnh, Nhà thờ Cứu Thế

* Về Giáo dục và đào tạo:

- Phổ cập giáo dục phổ thơng trung học đạt 14/14 phường, tỷ lệ 100%

- Hồn thành xây dựng mới một số trường học Trường Mầm non 2, Mầmnon 4, 14A, Trường THCS Thăng Long, Trung tâm Giáo dục thường xuyên,Trung tâm chuyên khoa lao, tâm thần, đang xây dựng mới trường chuẩn quốcgia: Mầm non 6, Tiểu học Nhiêu Lộc

Phát triển mạng lưới trường lớp.

Trong 5 năm, ngành Giáo dục và Đào tạo Quận 3 luơn nhận được sựlãnh đạo của Quận ủy, các Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ 10, Chỉ

Trang 34

thị 40-CT/TW của Ban Bí thư trung ương về “Xây dựng, nâng cao chất lượngđội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”, Đại hội Đảng bộ Quận 3 lầnthứ 9, Đại hội Đảng viên Chi bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ lần thứXIV nhiệm kỳ 2005-2010; Với các cuộc vận đồng “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”; các cuộc vận động của Bộ Giáo dục và Đàotạo về “Hai không”; “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sángtạo”; với chủ đề của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh: “Sống

có trách nhiệm”, “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, “Xâydựng nếp sống văn minh đô thị”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực”, “Tất cả vì một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc văn hóadân tộc”

Quận 3 đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dụctrung học cơ sở đúng độ tuổi và đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông vàocuối năm 2005, hàng năm mức phổ cập được tăng lên

Có 4 trường THPT: Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Quý Đôn, Lê Thị HồngGấm, Maricuri; 15 trường THCS, trong đó có 11 trường công lập: Phan SàoNam, Thăng Long, Bàn Cờ, Kiến Thiết, Colette, Lê Quý Đôn, Lê Lợi, Hai BàTrưng, Lương Thế Vinh, Đoàn Thị Điểm, Bạch Đằng; 4 trường ngoài cônglập: Úc Châu, Á Châu, Việt Úc, Tây Úc, 22 trường Tiểu học và 39 trườngmầm non với khoảng 54.000 học sinh

Trang 35

BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH THCS QUẬN 3

2.1.2 Về tình hình giáo dục trung học cơ sở Quận 3

Ngành Giáo dục và Đào tạo Quận 3 hiện có 15 trường THCS như đãnêu trên (trong đó có 11 trường công lập, 4 trường ngòai công lập), mạng lướicác trường THCS phân bố tương đối đồng đều, tập trung tại các phường 1, 2,

4, 5, 6,7, 8, 11, 12 và 14 Các khu vực còn thiếu về bậc học trung học cơ sở là

0.0 20.0 40.0 60.0

0 10 20 30 40 50

Trang 36

các phường 3, 9, 10, 13,tất cả các trường công lập đều có từ những năm trướcngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, nhiều trường làtrường tư thục được quốc hữu hóa như trường THCS Phan Sào Nam, TrườngTHCS Bàn Cờ, Trường THCS Kiến Thiết, Trường THCS Bàn Cờ, TrườngTHCS Hai Bà Trưng … Năm học 2009-2010, 11 trường THCS có tổng số

16094 học sinh

2.2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS Quận 3 – TP Hồ Chí Minh

2.2.1 Khái quát về các trường THCS Quận 3 – TP Hồ Chí Minh

2.2.1.1 Mạng lưới trường lớp trên địa bàn Quận 3:

Quận 3 là Quận trung tâm Thành phố, là địa bàn cư trú hành chính củacông nhân viên chức, nhân dân lao động Do đó, từ trước ngày giải phóng đã cómột hệ thống trường phổ thông Từ sau ngày giải phóng, ta tiếp quản và tiếnhành cải tạo để đáp ứng mục tiêu Giáo dục- Đào tạo thực sự nhằm vào việc xâydựng con người mới XHCN và phát triển kinh tế Cho đến nay, những nỗ lựcnày cũng chỉ là bước đầu với nhiều khó khăn và nhiều mặt hạn chế

Hơn 30 năm qua, ngành Giáo dục – Đào tạo Quận 3 đã xây dựng một

hệ thống mạng lưới trường lớp tương đối hoàn chỉnh, gồm đủ các cấp học, cácloại hình trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trongQuận và mọi người dân có nhu cầu học tập văn hóa cũng như học nghề Tuyđược lãnh đạo Quận quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới,nhìn chung tình trạng cơ sở vật chất của hệ thống trường lớp trong Quận về sốlượng là đủ, song về chất lượng, điều kiện đủ tiêu chuẩn để phục vụ đúng yêucầu dạy và học theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chưa khả thi

Trung học cơ sở hiện có 11 trường công lập với 360 lớp và 14.621 HS

Đa số các trường có quy mô lớn (trừ trường THCS Thăng Long có

11 phòng học và Trường Lương Thế Vinh có 12 phòng học) Hệ thống trường

Trang 37

THCS Quận 3 đủ khả năng thu nhận hết học sinh trong Quận, tuy nhiênnhững năm gần đây, số dân nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh mỗi nămhọc một tăng Để đảm bảo tất cả trẻ em đều được đi học, nhiều trường phảităng sĩ số học sinh /lớp, giảm số lớp 2 buổi/ ngày theo qui định Về trang thiết

bị dạy học: mỗi trường đều có phòng thí nghiệm, phòng vi tính, phòng lab,các phòng chức năng bộ môn khác Các phòng học có bảng từ, bàn ghế, đènquạt, ánh sáng đủ chuẩn và một số trường còn đầu tư nâng cấp là trườngchuẩn quốc gia

2.2.1.2 Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Quận 3

CB QL

TS giáo viên hiện có

Loại Trình độ chuyên môn

nghiệp vụ Biê

n chế

Hợp đồng

Cán bộ quản lý Giáo viên

Đội ngũ cán bộ quản lý (ban giám hiệu) các trường trong Quận 3 là

33 người với trình độ đều đại học trở lên và đều là đảng viên Trình độchuyên môn giáo viên hầu hết cũng đều đạt chuẩn và trên chuẩn

Trang 38

Tình hình đội ngũ của ngành năm học 2009-2010 tương đối ổn định,việc bố trí, phân công cán bộ, giáo viên của các trường phù hợp với điều kiệnthực tế, đúng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tuyển dụng, đảm bảo định mứcbiên chế cho phép.

Về công tác bồi dưỡng đội ngũ trong năm 2009-2010, PhòngGD&ĐT Quận 3 đã được UBND Quận 3 đồng ý cho phép liên kết với trườngĐại học sư phạm TPHCM đào tạo lớp cử nhân quản lý giáo dục cho cán bộcốt cán và giáo viên diện qui hoạch lực lượng quản lý kế cận với 72 cán bộ,giáo viên đang theo học Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giáoviên cử đi dự tuyển và học sau đại học đến năm 2015 là 85 người Trong đó

có 19 cán bộ, giáo viên đang theo học các lớp sau đại học

2.2.2 Chất lượng dạy học cấp THCS Quận 3

Qua biểu đồ thống kê hạnh kiểm và học lực của học sinh toàn Quận

3 từ năm học 2006 đến 2010, số học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu giảm, hạnhkiểm tốt tăng Số học sinh xếp loại học lực kém giảm trong khi học sinh xếploại học lực khá giỏi đều tăng

Một trong ba mục tiêu của ngành giáo dục là “Bồi dưỡng nhân tài”

cho đất nước Chính vì vậy, ngành giáo dục Quận 3 rất quan tâm đến phongtrào “Dạy tốt – Học tốt” Quận 3 cũng là một trong những quận đi đầu vềcông tác thí điểm “Đổi mới phương pháp dạy học” Năm học 2009-2010, toànQuận đạt được những thành tích như sau:

có đảng viên

học; 1 CBQL đang nghiên cứu sinh bằng tiến sĩ

Trang 39

 517 giáo viên được công nhận chiến sĩ thi đua cấp Quận và Thành phố.

“Dạy tốt – Học tốt”

tiến là 36,45% Hiệu suất đào tạo là 98,15%

Xét về cơ sở vật chất, do yếu tố lịch sử, đa số các trường học trênđịa bàn có qui mô nhỏ, không đạt yêu cầu cho hoạt động giảng dạy Nhữngnăm gần đây, được sự quan tâm của Ủy Ban Nhân Dân Quận 3, các trường đãtận dụng nhiều nguồn kinh phí của thành phố và quận, từng bước cải tạo,nâng cấp, xây mới để có được những phòng học đúng qui cách theo qui địnhcủa ngành

Ngoài ra, ngành giáo dục Quận 3 đang có hướng sắp xếp lại vị trícác trường học cho phù hợp với địa điểm dân cư, mở rộng mặt bằng trườngnếu có điều kiện, hoán chuyển tạo quỹ đất, từ đó tạo vốn đầu tư cho giáo dục.Mỗi phường, tùy theo mật độ dân cư, được phân bố trường lớp phù hợp để tạo

thuận lợi cho tất cả con em nhân dân được đến trường, tránh “chạy trường, chạy lớp”.

2.2.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS-Quận 3 2.2.3.1 Công tác quản lý mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học

Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học lànhững yếu tố cơ bản của quá trình dạy học ở trường THCS Trên cơ sở cácvăn bản của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT về nhiệm vụ năm học, trong đó

có kế hoạch dạy học và tổ chức, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch chuyên mônđược các tổ nhóm chuyên môn góp ý và cụ thể hoá thành kế hoạch của tổ,

Trang 40

nhóm mình Từ kế hoạch tổng thể đầu năm học, ban giám hiệu xây dựng nộidung, chương trình, phương pháp hoạt động, dạy và học cho từng học kỳ,từng tháng, từng tuần để các tổ, nhóm và các bộ phận thực hiện Hệ thống cán

bộ quản lý chuyên môn: Ban giám hiệu, tổ trưởng, nhóm trưởng, ban thanhtra, các tổ chức đoàn thể cùng tham gia thực hiện và kiểm tra, đánh giá Nhàtrường đã chú trọng các hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học, dự giờ,thăm lớp, tổ chức thao giảng, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinhgiỏi, tổ chức ôn thi vào lớp 10, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, tổ chức viết

chức soạn giảng bằng giáo án điện tử ứng dụng công nghệ thông tin Đối vớihọc sinh, tổ chức phong trào thi đua học tốt, xây dựng nề nếp học tập; tổ chứcthi học sinh giỏi, thi tìm hiểu về các vấn đề văn hoá xã hội; tổ chức hoạt độngngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, kỹ năng sống, hướng nghiệp … Nhìn chung việc quản lý các yếu tố cơ bản trên ở các trường THCS đã đivào chiều sâu chuyên môn Điều đó góp phần tạo ra được phong trào thi đuadạy và học, xây dựng được đội ngũ giáo viên tận tâm, nhiệt huyết, tráchnhiệm trong dạy học

Tuy vậy, công tác quản lý mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, nội dung,phương pháp dạy học cần chặt chẽ hơn Phải đầu tư hơn nữa việc quản lý thựchiện nội dung chương trình dạy học, nhất là chương trình, nội dung dạy thêmhọc thêm; phải kiểm tra chu đáo việc thực hiện quy chế chuyên môn; phảiphát huy tính dân chủ trong công tác quản lý dạy và học…

Theo kết quả điều tra ở bảng (phụ lục 3) cho thấy, các hiệu trưởng đã tổchức cho GV nắm vững mục tiêu dạy học; cung cấp cho từng GV đầy đủ kếhoạch phân phối chương trình dạy và phổ biến kịp thời các chỉ thị của cấptrên về việc thực hiện chương trình, không được tuỳ tiện thay đổi cắt xénchương trình, chỉ có 50% số ý kiến đánh giá cán bộ quản lý đã thực hiện tốt

Ngày đăng: 19/12/2013, 13:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa quản lý dạy học và hoạt động dạy học - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở quận 3 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa quản lý dạy học và hoạt động dạy học (Trang 12)
- Mục tiêu: là hình ảnh mong muốn của tổ chức trong tương lai, trong một giai đoạn và hồn cảnh cụ thể, mục tiêu là trạng thái cần cĩ của tổ chức để ổn định và phát triển. - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở quận 3 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
c tiêu: là hình ảnh mong muốn của tổ chức trong tương lai, trong một giai đoạn và hồn cảnh cụ thể, mục tiêu là trạng thái cần cĩ của tổ chức để ổn định và phát triển (Trang 15)
Sơ đồ 1.2: Mô hìnhquản lý - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở quận 3 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Sơ đồ 1.2 Mô hìnhquản lý (Trang 15)
Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ của các chức năng quản lý - Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở quận 3 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Sơ đồ 1.3 Mối quan hệ của các chức năng quản lý (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w