MỤC LỤC
Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa hai hoạt động: hoạt động dạy của người thầy và hoạt động nhận thức học tập của trò, là quá trình hoạt động chung trong đó người dạy đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của người học và người học đóng vai trò tích cực chủ động, tự giác phối hợp với sự tác động của người dạy bằng cách tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình. Bản chất của quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của dạy và học; nó được thực hiện trong và bằng sự tương tác có tính chất cộng đồng và hợp tác giữa dạy và học, tuân theo logic khách quan của nội dung dạy học. Hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông giữ vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học, nó làm nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông; đồng thời nó quyết định kết quả của nhà trường.
Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể GV và HS, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo. Quản lý quá trình dạy học là một bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn bộ hệ thống quản lý trường học: quản lý quá trình dạy học trên lớp và quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể do nhà trường tổ chức hoặc nhà trường liên thông với các tổ chức giáo dục đào tạo khác. Nói đến hiệu quả dạy học tức là nói đến mục tiêu đã đạt được ở mức độ nào, sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà trường, chi phí tiền của, sức lực và thời gian cần thiết ít nhất nhưng lại mang đến kết quả cao nhất.
- Quản lý chất lượng hoạt động dạy học không chỉ là quản lý đơn thuần các hoạt động dạy học mà phải quản lý đến quá trình tác động tới tất cả các thành tố sư phạm có tác dụng hỗ trợ, giúp đỡ phục vụ cho hoạt động dạy học của thầy và trò trong đó chú trọng đến các khâu như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả. Quản lý chất lượng dạy học cũng không chỉ là quản lý đến chất lượng tri thức văn hóa mà còn phải xem xét đến chất lượng của giá trị, ý chí, kỹ năng và thái độ của người học thông qua quá trình tổ chức của DH [23] [29]. Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học phải được xác định từ mục tiêu giáo dục THCS, tức là phát triển nhân cách học sinh theo hướng phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu giáo dục chung “là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2 - Luật Giáo dục 2009). Mục tiêu của giáo dục THCS là “nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [36]. Trước hết quản lý dạy học là phải quản lý tốt hoạt động dạy của người thầy thể hiện ở các khâu như: thực hiện chương trình, các loại hồ sơ, bài soạn, giảng bài, dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, thực hiện đánh giá kết quả dạy học thông qua việc chấm, chữa bài, cho điểm, theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT đã ban hành [23] [26] [45].
- Chuẩn bị dài hạn: Giáo viên cần xây dựng được kế hoạch dạy học từng môn học cho toàn năm hay từng học kỳ dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ chương trình dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tình hình học tập của học sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch cần tính đến khả năng của nhà trường trong việc cung ứng những điều kiện vật chất kỹ thuật cho hoạt động dạy học, khả năng tự làm các đồ dùng dạy học của thầy và trò. - Giữa Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn có sự phõn cụng kiểm tra, ký giỏo ỏn, theo dừi nắm bắt tỡnh hỡnh soạn bài của giáo viên qua các buổi họp, thảo luận, kiểm tra, nắm bắt tình hình qua biên bản sinh hoạt nhóm chuyên môn, sổ báo giảng..[3] [26] [42]. Quản lý việc thực hiện ra đề kiểm tra và thực hiện các văn bản đánh giá xếp loại học sinh, về đề kiểm tra yêu cầu giáo viên phải thực hiện đầy đủ bốn yếu tố là: năng lực tiếp thu kiến thức bộ môn, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp và năng lực sáng tạo.
Cùng một nội dung dạy học, nhưng nội dung đó có được học sinh lĩnh hội một cách đầy đủ, sâu sắc, chủ động, có được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, khơi dậy được niềm say mê và hứng thú tìm hiểu, phát hiện và sáng tạo, đồng thời gợi lên những tình cảm lành mạnh trong sáng, tất cả những điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp dạy học mà người thầy tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng cần xác định mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, để lập đề án phát triển với các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng với cấp uỷ và chính quyền địa phương thảo luận, góp ý để có phương án xây dựng CSVC trường học kiên cố hoá hiện đại hoá. Đồng thời, hiệu trưởng phải có kế hoạch sử dụng và bảo quản các CSVC hiện có trên cơ sở phát huy tối đa các đồ dùng dạy học, không để lãng phí, hư hỏng và làm mất mát các đồ dùng, hoặc sử dụng sai mục đích, hiệu trưởng cần quan tâm kiểm tra, đôn đốc giáo viên, động viên GV sử dụng thường xuyên đồ dùng dạy học để giờ dạy thêm sinh động và bài dạy đạt kết quả tốt.
- Là những tác động nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường nhằm tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và giáo dục học sinh nói chung [4]. Quản lý giáo dục là thực hiện những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với quy luật phát triển đến các thành tố của hệ thống giáo dục làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và tiến đến mục tiêu giáo dục.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN 3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Phía Đông giáp Quận 1 lấy đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới (dài 4285m). Đây từng là trung tâm đầu não của bộ máy cai trị thời Pháp, Mỹ và Ngụy quyền tay sai, các sứ quán và cơ quan nước ngoài (Phủ phó Tổng thống, 7 bộ, 15 cơ quan Trung ương Ngụy và 18 tòa Đại sứ).
Hiện nay, Quận 3 cũng là địa bàn tập trung nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước từ Trung Ương đến Thành phố. Qua hơn 30 năm phát triển kể từ ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, hiện nay Quận 3 là một quận có các hoạt động kinh tế thuộc loại khá của Thành phố theo cơ cấu: Thương mại – Dịch vụ và Công nghiệp – Tiểu công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.146 tỷ đồng (Chỉ tính các doanh nghiệp ngòai quốc doanh), doanh thu thương mại – dịch vụ đạt 80.100 tỷ đồng (chỉ tính các doanh nghiệp ngoài quốc doanh).
Về trung tâm thương mại: Có 4 chợ cấp quận quản lý là chợ Bàn Cờ, chợ Vườn Chuối, chợ Nguyễn Văn Trỗi và chợ Bùi Phát; có 2 siêu thị là Coopmart Nguyễn Đình Chiểu, Citymart Minh Châu; có 3 trung tâm điện máy là Lộc Lê, Ideal, VietnamShop. Văn hóa: Quận 3 có cơ sở hoạt động văn hóa: Trung tâm Văn hóa - ca nhạc 126 đường Cách Mạng Tháng Tám; Nhà hát Nam Quang đường Cách Mạng Tháng Tám; Rạp Đại Đồng đường Cao Thắng. - Hoàn thành xây dựng mới một số trường học Trường Mầm non 2, Mầm non 4, 14A, Trường THCS Thăng Long, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm chuyên khoa lao, tâm thần, đang xây dựng mới trường chuẩn quốc gia: Mầm non 6, Tiểu học Nhiêu Lộc.