1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nghề phổ thông tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các quận ngoại thành thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

98 1,3K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 564,5 KB

Nội dung

Trang 1

NGUYỄN THỊ THANH NHÀN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGHỀ PHỔ THÔNG TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP HƯỚNG NGHIỆP CÁC QUẬN NGOẠI THÀNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên nghành: Quản lý Giáo dụcMã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa họcPGS.TS TRẦN HỮU CÁT

Trang 2

Nghệ An – 2012LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu, khảo sát thực hiện luận văn Tôiđã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm của quý Thầy, Cô giáo trườngĐại Học Vinh, đến nay tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình Với tìnhcảm chân thành, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy, quý Cô giáo đãgiúp đỡ tôi trong thời gian qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện của các đồng chítrong ban giám đốc và lãnh đạo các phòng, ban của Sở GD&ĐT Thành phố HồChí Minh, Ban giám đốc các Trung tâm KTTH-HN, phòng GD&ĐT, Ban giámhiệu, giáo viên, cùng bạn bè đồng nghiệp……đã tạo mọi điều kiện thuận lợigiúp đỡ và cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý giá cho đề tài nghiên cứu giúp tôihoàn thành bản luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Phó giáo sư - Tiến sĩTrần Hữu Cát, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thựchiện đề tài này.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu songbản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được ý kiếnđóng góp của các thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.

Nghệ An, tháng 9 năm 2012

Tác giả

NGUYỄN THỊ THANH NHÀN

Trang 3

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.CNTT : Công nghệ thông tin.

Trang 4

Bảng 2.5 Bảng thống kê trình độ GV trung tâm KTTH-HN 47

Bảng 2.6 Bảng thống kê độ tuổi GV trung tâm KTTH-HN 48

Bảng 2.7 Bảng thống kê số lượng GV bộ môn tại trung tâm KTTH-HN 50

Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về sử dụng PPDH 51

Bảng 3.1 Các tiêu chí đánh giá giờ dạy của GV theo hướng đổi mới PPDH nghềphổ thông 79

Bảng 3.2 Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp quản lý 83

Bảng 3.3 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp quản lý 84

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề……… 6

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới……… 6

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 8

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 13

1.2.1 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp 13

1.2.2 Quản lý; Quản lý GD 14

1.2.3 Phương pháp dạy học nghề phổ thông 16

1.2.4 Quản lý đổi mới PPDH nghề phổ thông 21

1.2.5 Giải pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông 27

1.3 Nội dung quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông……… 27

1.3.1 Quản lý hoạt động DH của GV 27

1.3.2 Quản lý hoạt động học tập của HS 29

1.3.3 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 30

1.3.4 Quản lý điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH 30

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PPDHNGHỀ PHỔ THÔNG TẠI TRUNG TÂM KTTH-HN CÁC QUẬN NGOẠITHÀNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 33

2.1 Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh và các quận ngoại thành, Thành phốHồ Chí Minh 33

2.2 Giới thiệu một số nét về các Trung tâm KTTH-HN 35

2.2.1 Trung tâm KTTH-HN quận 2 35

2.2.2 Trung tâm KTTH-HN Huyện Thủ Đức 37

2.2.3 Trung tâm KTTH-HN quận 9 38

2.2.4 Trung tâm KTTH-HN quận Bình Tân 38

2.2.5 Trung tâm KTTH-HN quận 12 39

Trang 6

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 40

2.3.1 Thực trạng hoạt động dạy nghề phổ thông 40

2.3.2 Thực trạng đổi mới PPDH nghề phổ thông 52

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông 55

2.4.1 Thực trang về quản lý đổi mới hoạt động DH của GV 55

2.4.2 Thực trang về quản lý điều kiện đổi mới PPDH 57

2.4.3 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS582.5 Đánh giá chung về thực trạng 59

2.5.1 Mặt thành công 59

2.5.2 Mặt hạn chế 59

2.5.3 Nguyên nhân của các hạn chế 60

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚIPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGHỀ PHỔ THÔNG TẠI TRUNG TÂM KTTH-HN CÁC QUẬN NGOẠI THÀNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 63

3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 63

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 63

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 63

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống 64

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi 64

3.2 Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông tại trungtâm KTTH-HN các quận ngoại thành, thành phố Hồ Chí Minh 65

3.2.1 Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và GV về sự cần thiếtcủa đổi mới PPDH nghề phổ thông hiện nay 65

3.2.2 Giải pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạmcho đội ngũ GV về đổi mới PPDH nghề phổ thông 69

Trang 7

3.2.4 Giải pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại GV theo

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 82

3.3.1 Nội dung, đối tượng khảo nghiệm 82

3.3.2 Kết quả khảo nghiệm 83

3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 93

Trang 8

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài:

Thế giới bước vào kỉ nguyên mới với những thay đổi đang diễn ra nhanhchóng hàng ngày, hàng giờ Nguyên nhân của những thay đổi đó là: sự tiến bộcủa khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa, nhu cầu ngày càng phong phúvà đa dạng của con người Tất cả những nguyên nhân nêu trên đã tạo một áplực lên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó, giáo dục và đào tạo(GD&ĐT) chịu áp lực mạnh mẽ nhất

Thông qua GD&ĐT để phát huy tất cả tiểm năng, trí tuệ của con người Vìthế, từ xưa đến nay, GD&ĐT luôn được khẳng định là nền tảng, là động lực đểphát triển đất nước Trong giai đoạn hiện nay GD&ĐT còn là động lực quantrọng để xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH) tiến tới hội nhập quốc tế, đưa đất nước từng bước phát triển bền vữngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trong toàn hệ thống quan điểmchỉ đạo của Đảng, thì GD&ĐT luôn được khẳng định giữ vai trò trung tâm, đặcbiệt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới Tiếp tục phát triển các quan điểm vềGD&ĐT, trong văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, định hướngđổi mới GD&ĐT đã được xác định một cách toàn diện và cụ thể hơn với tiếntrình phát triển của đất nước “Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam…”“Tập trung nâng cao chất lượng GD, đào tạo, coi trọng GD đạo đức, lối sống,năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp” “Đổi mới mạnh mẽnội dung và phương pháp GD, đào tạo Nội dung GD phải toàn diện cả dạy chữ,dạy nghề, dạy người” (10;17).

Trong giai đoạn GD phổ thông, trẻ được trang bị những kiến thức phổthông, cơ bản ban đầu giúp cho họ có thể đi vào đời tự nuôi sống mình và cốnghiến cho xã hội, đây là cấp học mang tính nền tảng và giữ một vai trò quan trọngtrong cả hệ thống GD quốc dân của mỗi quốc gia Vì thế, ở cấp GD phổ thông,

Trang 9

cần bảo đảm 5 nội dung GD : GD đạo đức; GD văn hóa thường gọi là trí dục;GD thể chất, thường gọi là thể dục, vệ sinh; GD lao động kỹ thuật tổng hợp; GDthẩm mỹ… Năm nội dung GD này có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau, bổtrợ cho nhau cho nên cần phải được tiến hành thực hiện một cách hài hòa, hợplý, tôn trọng như nhau, không được coi nhẹ nội dung nào Tuy nhiên, việc GDkỹ thuật tổng hợp, trong thời gian qua, chưa được quan tâm một cách khoa họcvà vừa sức đối với HS tất cả các cấp học và thực hiện cũng chưa được đồng bộcác nơi.

Từ Đại hội lần thứ VIII (1996) đến Đại hội lần thứ IX (2001), Trung ươngĐảng luôn nhấn mạnh đến tăng cường công tác hướng nghiệp, đẩy mạnh dạynghề phổ thông cho HS cuối cấp Thực hiện Nghị quyết lần thứ IX của Đảng,Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội khoá 10 và Chỉthị 14/2001/ CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới GD phổ thông, Bộtrưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thi 33/2003/CT-BGDĐT ngày 23/7/2003 vềviệc tăng cường GD hướng nghiệp cho HS phổ thông Nội dung Chỉ thị đề cập 6vấn đề, trong đó nêu rõ: “Nâng cao chất lượng và mở rộng việc dạy nghề phổthông để giúp HS tìm hiểu nghề, làm quen với một số kỹ năng lao động nghềnghiệp” Hiện nay, chương trình mới quy định: học nghề của HS THCS là 70tiết, THPT là 105 tiết.

Học nghề phổ thông là bước khởi đầu định hướng và hình thành kỹ năngnghề nghiệp cho HS và cũng là bước quan trọng của quá trình chuẩn bị nguồnnhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nhất là nguồn nhân lực chấtlượng cao cho đất nước hội nhập sâu rộng vào thế giới.

Căn cứ nhiệm vụ được quy định trong Quy chế và những hướng dẫn thìhoạt động chính của Trung tâm KTTH-HN vẫn là hoạt động dạy và học Đổimới phương pháp dạy học (PPDH) nhằm phát triển, nâng cao chất lượng hoạtđộng trung tâm KTTH-HN vừa là yêu cầu, vừa là nhiệm vụ chính trị, chuyênmôn của đội ngũ cán bộ quản lý và tập thể GV công nhân viên theo tinh thần của

Trang 10

Chỉ thị 7860/LĐHN ngày 08/08/2001 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GD laođộng hướng nghiệp của Bộ GD&ĐT với nhiệm vụ trọng tâm là: “Nâng cao nhậnthức của cán bộ quản lý và GV về ý nghĩa, nội dung và biện pháp thực hiện GDkỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho HS, tiếp tục và củng cố trung tâm KTTH- HN để nâng cao hơn nữa chất lượng Hướng nghiệp - Dạy nghề phổ thông”.

Hệ thống văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn đã nhấn mạnh về ý nghĩacủa đổi mới toàn diện hệ thống GD cũng như tầm quan trọng hoạt động dạynghề phổ thông cho HS nhưng dường như các cán bộ quản lý Trung tâm KTTH-HN vẫn chưa xem trọng công tác quản lý hoạt động đổi mới phương pháp DHnghề phổ thông Thực trạng này vẫn còn nhiều bất cập do những nguyên kháchquan lẫn chủ quan Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDHnghề phổ thông không đồng đều từ cán bộ quản lý đến tập thể GV Do đó, hoạtđộng đổi mới PPDH nghề phổ thông đang diễn ra nhiều nơi còn mang tín tự phátvà phong trào Đổi mới PPDH nghề phổ thông là một quá trình và nó chịu nhiềutác động khách quan lẫn chủ quan, vì thế cần được nghiên cứu dưới góc độ khoahọc để tìm ra giải pháp hướng đi cho vấn đề Qua đó, giúp giải quyết đồng bộ banhiệm vụ của GD: “dạy chữ”, “dạy nghề” và “dạy người”.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giảipháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp DH nghề phổ thông tại Trung tâmkỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp các quận ngoại thành, thành phố Hồ ChíMinh” nhằm góp phần đưa trung tâm KTTH-HN phát triển, nâng cao chất lượnghoạt động, đi cùng xu hướng đổi mới toàn diện hệ thống GD, thực hiện thànhcông Nghị quyết Đại hội Đảng XI.

2 Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tìm ra được các giải pháp quảnlý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông, nhằm góp phần nâng cao chấtlượng hoạt động DH nghề phổ thông tại Trung tâm KTTH-HN các quận ngoạithành, thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 11

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Công tác quản lý hoạt động đổi mới PP DH nghề phổ thông tại Trung tâmKTTH-HN.

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Giải pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông tại Trung tâmKTTH-HN các quận ngoại thành, thành phố Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học:

Việc đổi mới PPDH nghề phổ thông tại Trung tâm KTTH-HN các quậnngoại thành, thành phố Hồ Chí Minh sẽ có hiệu quả cao nếu đề xuất và thực hiệnđược một hệ thống các số giải pháp quản lý đổi mới PPDH nghề phổ thôngmang tính khoa học, khả thi.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đổi mới PPDH nghề phổ thông tạiTrung tâm KTTH-HN

5.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổthông tại Trung tâm KTTH-HN các quận ngoại thành, thành phố Hồ Chí Minh.

5.3 Đề xuất và thăm dò tính cấp thiết, tính khả thi một số giải pháp quản lýđổi mới PPDH nghề phổ thông tại Trung tâm KTTH-HN các quận ngoại thành,thành phố Hồ Chí Minh.

6 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ xin nghiên cứu tại các trung tâm KTTH-HN

quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức.

7 Phương pháp nghiên cứu:

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: - Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên quan để xây dựngcơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn như:

Trang 12

- Phương pháp điều tra- Phương pháp quan sát- Phương pháp trắc nghiệm- Phương pháp chuyên gia

Dùng để khảo sát thực trạng về hoạt động quản lý đổi mới PPDH nghề phổthông tại Trung tâm KTTH-HN các quận ngoại thành, thành phố Hồ chí Minhvà khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất trong đề tàinghiên cứu.

6.3 Sử dụng phương pháp thống kê toán học để đánh giá mặt định lượngcác kết quả khảo sát thực tiễn.

8 Đóng góp mới của đề tài:

Chỉ ra thực trạng của việc đổi mới PPDH nghề phổ thông tại Trung tâmKTTH-HN các quận ngoại thành, thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra một số giảipháp quản lý nhằm đổi mới PPDH nghề phổ thông tại Trung tâm KTTH-HN cácquận ngoại thành, thành phố Hồ Chí Minh.

9 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung

chính của luận văn gồm có 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổthông tại Trung tâm KTTH-HN các quận ngoại thành, thành phố Hồ ChíMinh.

Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghềphổ thông tại Trung tâm KTTH-HN các quận ngoại thành, thành phố HồChí Minh.

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề:

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

- Về hoạt động dạy nghề cho HS: Trong bối cảnh thế giới bước vào nền

kinh tế hậu công nghiệp, cạnh tranh bằng tri thức, và trong xu thế toàn cầu hoá,hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn lực quan trong nhất của một đất nước là nguồnnhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao GD và đào tạo thế hệ trẻ thànhnhững công dân có đạo đức, có tri thức, và nghề nghiệp, hình thành nhân cách,phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại,là một trong những mục tiêu của GD.

Mục tiêu chung của GD và Đào tạo là “Dạy chữ”, “dạy người” và “dạynghề” Năm 1996, Tổ chức GD, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc, gọitắt là Unecso, đã xây dựng bốn mục tiêu GD (bốn trụ cột) là học để biết(Learnning to know), học để làm (Learnning to do), học để chung sống(Learnning to together) và học để khẳng định (Learnning to be) Trong đó, mụctiêu trước tiên của quá trình dạy và học vẫn là “dạy chữ”, đó là “học để biết”,học để nắm bắt kiến thức của nhân loại “Dạy người”, là “học để chung sống” và“học để khẳng định” và “dạy nghề” là “học để làm”, học để có khả năng làmviệc, lao động đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội hiện đại Như vậy, mục tiêu“dạy nghề” hay “học để làm” đã được chú trọng ngay từ cấp GD phổ thông,được thể hiện trong hoạt động GD công nghệ, GD lao động, hướng nghiệp vàdạy nghề, gọi chung là GD kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

Democrite (460-370 TCN), nhà GD Hy Lạp cổ đại, ông rất coi trọng việcGD lao động Ông đã là người đầu tiên trong lịch sử đưa ra nguyên tắc “kết hợpGD với lao động và cuộc sống sinh hoạt của trẻ em” (24; 45)

Cuối thế kỷ XIX, Kerschensteiner (1854-1932) giáo sư người Đức đã đềxướng loại hình “nền GD công dân” và “nhà trường lao động” Ông cho rằng

Trang 14

“Nhà trường lao động” trang bị cho trẻ một lượng tối đa về kỷ năng, tăng cườngtri thức nghề nghiệp ngay ở tuổi học trò với mục đích tạo nên lớp người laođộng lành nghề sau này.

Trên thế giới đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực GDkỹ thật tổng hợp-hướng nghiệp như Ðức, Hà Lan, Mỹ, Liên Xô, Hàn Quốc, ẤnÐộ, Anh và hiện nay cũng đã có nhiều nước chú trọng việc GD kỹ năng nghềnghiệp dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau như: “kỹ năng cốt lõi” ở Anh,“kỹ năng thiết yếu” ở Neuzeland và “các năng lực chủ yếu” ở Úc, “bí quyết” ởMỹ Những năm cuối thế kỷ XX, các nước châu Âu như Pháp, Đức, Hà Lan,châu Á như Nhật Bản, Ôxtrâylia và đặc biệt là Liên bang Nga rất chú trọng vềdạy Kỹ thuật, Công nghệ, GD Nghề cho HS GD nghề nghiệp trong nhà trườngphổ thông ở các nước được thực hiện dưới nhiều hình thức và đây cũng là xu thếchung của tất cả các trường phổ thông có nền GD phát triển cao trên thế giới.

- Về phương pháp dạy học (PPDH), phát triển PPDH là lĩnh vực được các

nhà triết học và GD học các thời đại nghiên cứu, làm tiền đề cho sự nghiệp pháttriển GD&ĐT các thế hệ.

Vào thời kỳ đầu GD với mục đích là truyền đạo, GD đạo lý cho con ngườivì thế PPDH chủ yếu là đọc, ghi chép và học thuộc lòng, DH mang tính cách cánhân, tuy nhiên, tư tưởng GD vẫn được các nhà triết học lớn nghiên cứu như:

Khổng Tử (551-497TCN), “Vạn thế sư biểu” Phương Đông với PPDHhọc “khai phóng”, ông quan niệm rằng: “Học không phải là nhồi nhét, là biếncon người thành máy móc, khí cụ”, vì thế trong công cuộc GD, không được đểcho học trò mình đóng vai trò thụ động.

Socrate (470-399, TCN), sinh tại Athens, thành phố của những nhà triết họcHy Lạp, người khởi xướng DH bằng PP đàm thoại, đưa người học vào tìnhhuống có vấn đề, tranh luận để tìm tòi, phát hiện ra chân lý

Trang 15

Bước sang thời kỳ cận đại tư tưởng GD đã tiến bộ, coi trọng khoa học tựnhiên, kỹ thuật và các PPDH phát huy tính tích cực như: thí nghiệm, thực hành,DH dựa vào những đặc điểm tâm sinh lý HS

Comenxki (1592-1670) “ông tổ của nền GD cận đại” đưa ra một hệ thốngcác nguyên tắc DH, trong đó có nguyên tắc trực quan: trẻ em được sử dụng tấtcả các giác quan vào quá trình tri giác, đây được xem là nguyên tắc vàng ngọc,nguyên tắc quan trọng nhất trong DH

Đến thế kỷ 19 sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi GD&ĐT đáp ứng một thếhệ trẻ tự tin, năng động, dám nghĩ, dám làm, có khả năng thích ứng cao Quanđiểm mới về tâm lý, triết lý, sư phạm GD hiện đại đã hình thành và hướng dẫnvề PPGD và điều hành lớp học Trên cơ sở kế thừa và phát huy ý tưởng GD củacác thời đại trước, GD hiện đại đã xuất hiện các trào lưu thúc đẩy đổi mới PPDHtheo hướng quan tâm đến sáng kiến HS, DH nhóm

Từ thế kỷ 20, trước thành tựu rực rỡ của khoa học kỹ thuật và công nghệ,thế giới chứng kiến cuộc chạy đua tri thức giữa các quốc gia đã đặt ra cho GDyêu cầu đào tạo lớp thanh thiếu niên có đủ năng lực đáp ứng sự phát triển xã hội.Các nhà GD đã coi trọng các phương pháp khoa học tự nhiên, thực nghiệm, đưara nhiều tư tưởng GD tiến bộ với các PPDH phát huy tính tích cực như: thínghiệm, thực hành, DH dựa vào những đặc điểm tâm sinh lý HS

Các tư tưởng tiến bộ nêu trên chính là tiền đề quan trọng cho nền GD khoahọc hướng tới phát huy toàn bộ tiềm năng sẵn có của người học mà cho đến nayvẫn áp dụng

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

- Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp được dạy ở nhà trường phổ thông là

những kiến thức khoa học cơ sở của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nộidung biên soạn để giảng dạy nhằm trang bị cho HS kiến thức, kỹ năng lao độngđể chuẩn bị vào đời thành người lao động mới.

Trang 16

Vào thế kỷ XVIII, chúng ta đã bắt gặp tư tưởng “dạy nghề” của nhà GDtiêu biểu Lê Quý Đôn “Dạy con phải dạy cho có nghề nghiệp” (25;70) Bướcvào những thập niên đầu của thế kỷ XX, cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đã cónhững thay đổi, GD kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp-dạy nghề mới được bắt đầuđưa vào chương trình dạy học Vào những năm 70, một nhóm nghiên cứu dogiáo sư tiến sĩ Phạm Tất Dong cùng các cộng sự của ông đã chính thức nghiêncứu vấn đề về hứng thú và khuynh hướng nghề nghiệp của HS phổ thông để đưara chương trình hướng nghiệp dạy nghề chính khóa cho các trường phổ thông.Bên cạnh đó, vấn đề về động cơ chọn nghề, hứng thú nghề và khả năng thíchứng nghề của HS học nghề cũng được Phó giáo sư tiến sĩ Phạm Danh Ánh cùngcác cộng sự đưa ra nghiên cứu theo một hướng xây dựng phòng truyền thốngtrong các cơ sở dạy nghề, đồng thời soạn thảo tài liệu hướng nghiệp cho trườngphổ thông Trong giai đoạn này có các công trình nghiên cứu về hướng nghiệpdạy nghề và công tác quản lý của các tác giả như: Phạm Tất Dong, Phạm HuyThụ, Đặng Danh Ánh, Đoàn Chi, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quan Uẩn, Hà ThếTuyền, Lưu Xuân Mới, Nguyễn Viết Sự, đã tạo nền tảng cho hoạt động dạynghề phổ thông Trên cơ sở đó đã cho ra đời Quyết định 126-CP ngày 19 tháng3 năm 1981 của Hội đồng Chính Phủ đã nêu: “Các trường phổ thông phải tíchcực tiến hành việc hướng nghiệp cho HS nhằm chuẩn bị mọi mặt cho HS sẵnsàng đi vào lao động sản xuất sau khi ra trường” “Tổ chức cho HS thực tập làmquen với một số nghề” Quyết định 126-CP được xem như văn bản đầu tiên,chính thức quy định về hoạt động dạy nghề phổ thông cho HS trong nhà trườngvà được phát triển cho đến ngày nay.

Từ Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đến Đại hội lần thứ IX (2001), trongNghị quyết Trung ương Đảng luôn nhấn mạnh đến tăng cường công tác hướngnghiệp, đẩy mạnh dạy nghề trong nhà trường phổ thông, chuẩn bị nguồn nhânlực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước Ngày28-12-2000, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 61-CT/TW, trong chỉ thị nêu rõ: “Mở

Trang 17

rộng và hoàn thiện mạng lưới trường THCS, trung tâm GD thường xuyên, trungtâm GD kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp”.

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết 40/2000/QH10,ngày 9 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khoá 10 và Chỉ thị 14/2001/ CT-TTg11 tháng 6 năm 2001của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới GD phổ thông, Bộtrưởng Bộ GD & ĐT đã ban hành chỉ thị 33/2003/CT-BGD&ĐT ngày 23 tháng7 năm 2003 về việc tăng cường GD hướng nghiệp cho HS phổ thông Nội dungchỉ thị đề cập 6 vấn đề, trong đó nêu rõ: “Nâng cao chất lượng và mở rộng việcdạy nghề phổ thông để giúp HS tìm hiểu nghề, làm quen với một số kỹ năng laođộng nghề nghiệp” Chương trình một nghề ban đầu được quy định 90 tiết choHS THCS và 180 tiết cho HS THPT Nhưng hiện nay, chương trình một nghềđược quy định lại như sau: đối với HS THCS là 70 tiết và THPT là 105 tiết.Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, hàng năm, các Sở GD&ĐT đều có văn bảnchỉ đạo các Phòng GD & ĐT, trường THPT tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp, dạynghề phổ thông theo chương trình chính khoá và tài liệu hướng dẫn, sách giáokhoa của Bộ GD&ĐT Hiện nay, chính sách cộng điểm khuyến khích đối vớiHS học và thi nghề phổ thông khi xét tốt nghiệp THPT, THCS và xét tuyển vàolớp 10 THPT vẫn được duy trì.

Năm 2005, tác giả Nguyễn Đình Đạo đã có công trình nghiên cứu “Một sốbiện pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm Kỹ thuật tổnghợp-hướng nghiệp Phú Thọ, Hà Tây”.

- Về PPDH, từ thời phong kiến, Hồ Quý Ly sử dụng chữ nôm thay thế làm

phương tiện DH và ứng dụng những điều học vào thực tế đời sống PPGD chủyếu vẫn là cổ điển nặng về khoa cử, từ chương, đọc chép, ghi nhớ, học thuộclòng, PP thực nghiệm hoàn toàn chưa được sử dụng trong nhà trường

Khi Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam bắt đầu xuất hiện việc sử dụngPPDH của nhà trường hiện đại như: giảng giải, minh họa, trực quan, thí nghiệm,thực hành.

Trang 18

Năm 1961, Viện khoa học GD Việt Nam ra đời, Viện có chức năng nghiêncứu khoa học GD đầu tiên ở VN.

Thời kì từ 1975-1986: những nghiên cứu về PPDH đã đạt một trình độ nhất

định, cải tiến PPDH theo hướng vận dụng ưu thế của PPDH cũ phát huy tínhtích cực học tập của HS, một số tác giả đã tiếp cận từ những hướng khác nhưnghiên cứu bản chất sự học để đề xuất PPDH có hiệu quả; chuyển hóa một sốphương pháp khoa học thành PPDH như Algorit hóa, phương pháp Grap…

Giai đọan từ 1987, đánh dấu thời kì mở cửa, giao lưu học hỏi lý luận GDhọc tiên tiến của các nước trên thế giới, đổi mới tư duy GD và nghiên cứu đổimới GD phổ thông, chú ý tìm các phương pháp, biện pháp DH phát huy tính tíchcực học tập của người học Giai đoạn này, vấn đề sử dụng trang thiết bị DH vàcác phương tiện DH đã được đề cập vận dụng Việc nghiên cứu lý luận PPDHđã đạt được những kết quả nhất định như: làm rõ khái niệm, tìm tòi nhiều PPDHmới cũng như cải tiến cách sử dụng các PPDH đã có theo định hướng đổi mới,xem xét PPDH trong một hệ thống tổng thể, từ gốc độ lí thuyết đến các vấn đềkĩ thuật và công nghệ DH, đề xuất các giải pháp toàn diện và có hiệu quả thựchiện theo định hướng nhằm đáp ứng mục tiêu dạy và học của chương trình saunăm 2000 Định hướng đổi mới PPDH được xác định trong các văn bản:

Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IV “về cải cách GD” rangày 11-1-1979, nội dung chủ yếu gồm ba mặt: cải cách cơ cấu của hệ thốngGD, cải cách nội dung GD và cải cách PPGD, là một nghị quyết quan trọng, đặtnền móng cho công cuộc cải cách GD của đất nước trong những năm 80 của thếkỷ XX.

Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tháng ngày

14-1-1993 ra Nghị quyết “Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD&ĐT”, Nghị quyết

đưa ra quan điểm chỉ đạo: Cùng với khoa học và công nghệ, GD&ĐT phải được

xem là quốc sách hàng đầu Nghị quyết cũng đưa ra một số chủ trương, chínhsách và biện pháp lớn để phát triển GD&ĐT: Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại

Trang 19

chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp GD&ĐT cụ thể của từng bậchọc, cấp học, ngành học; Xây dựng đội ngũ GV và CBQL GD; Đổi mới cơ chếquản lý GD&ĐT.

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996), khẳng định: “Đổi mớiphương pháp GD&ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếptư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiếnvà những phương tiện hiện đại vào các quá trình DH, đảm bảo điều kiện và thờigian tự học, tự nghiên cứu cho HS”.

Định hướng đổi mới PPDH cũng được cụ thể hóa trong các chỉ thị củaBộ GD&ĐT, đặc biệt là chỉ thị số 15/1999 ngày 20-4-1999 của Bộ trưởng BộGD&ĐT về việc: “Đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập họctrong môi trường sư phạm”; được thể chế hóa trong Luật GD “PPGD phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợpvới đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rènluyện kỷ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho HS”( điều 24.2)

Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX

(2002), về khoa học và GD, đã đề ra nhiệm vụ phát triển GD: “Nâng cao chấtlượng, hiệu quả GD Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp GD theohướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường GD tư duy sáng tạo, năng lực tựhọc, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm Tăng cường GD hướng nghiệp, đáp ứng nhucầu nguồn nhân lực của đất nước và các địa phương, vùng, miền”.

Tại Đại hội X, Đảng chủ trương đổi mới toàn diện điều GD&ĐT, phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao Đại hội Đảng lần thứ XI, Trong Báo cáo chínhtrị của Đại hội, phần GD&ĐT cũng được khẳng định chủ trương "đổi mới cănbản, toàn diện GD&ĐT "; "thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nângcao chất lượng GD&ĐT ".

Trang 20

Xuất phát từ tư tưởng chỉ đạo đổi mới GD như đã nêu trên, Hội nghị, hộithảo khoa học và các công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đổi mớiPPDH được tổ chức với nhiều quy mô trên toàn quốc, những lý luận về PPDHmới đã được triển khai trong toàn ngành GD.

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp1.2.1.1 Vị trí, nhiệm vụ trung tâm KTTH-HN

- Quyết Định của Hội Đồng Chính phủ số 126-CP ngày 19-3-1981 ghi rõ:Bộ GD góp phần với Tổng cục dạy nghề và Bộ Đại học và trung học chuyênnghiệp hướng dẫn việc xây dựng các trung tâm hướng nghiêp ở Quận, Huyện.

Điều 30, Luật GD năm 2005: Cơ sở GD phổ thông gồm:Trường tiểu học;

Trường THCS;Trường THPT;

Trường phổ thông có nhiều cấp học;

Trung tâm kỹ thuật tổng hợp -hướng nghiệp.

“Trung tâm KTTH-HN là cơ sở GD phổ thông của hệ thống GD quốc dân”(khoản 1, Điều 2 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm KTTH-HN, banhành kèm theo Quyết đinh 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30-7-2008 của Bộ trưởngBộ GD&ĐT)

- Nhiệm vụ của Trung tâm KTTH-HN được nêu tại điều 3 của Quy chế:1 Dạy công nghệ, kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệpcho HS học chương trình GD phổ thông.

2 Bồi dưỡng GV các trường THCS, THPT về GD kỹ thuật tổng hợp,hướng nghiệp.

4 Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về GD kỹ thuật tổng hợp,hướng nghiệp, dạy nghề cho HS phổ thong…

1.2.1.2 Đội ngũ cán bộ - giáo viên và học sinh ở Trung tâm

Trang 21

- Học sinh: HS của Trung tâm KTTH-HN là HS của các trường THCS (lớp

8), THPT (lớp 11) và Trung tâm GDTX (lớp 11) HS đến học theo lịch đăng kýcủa trường phổ thông mỗi tuần một buổi, mỗi buỗi học từ 2 đến 3 tiết.

- Giáo viên: GV Trung tâm KTTH-HN là người làm nhiệm vụ GD, giảng

dạy trong Trung tâm, gồm: Giám đốc, phó giám đốc, GV dạy nghề phổ thông, tưvấn nghề GV được tuyển dụng theo quy định của ngành, có bằng cấp chuyênmôn, trình độ phù hợp Số lượng GV, cán bộ, công nhân viên do Sở GD & ĐTquy định.

GV dạy kỹ thuật và hướng nghiệp phải có bằng đại học, GV dạy nghề phổthông phải có bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc caođẳng kỹ thuật; là nghệ nhân, công nhân bậc cao đã được bồi dưỡng về nghiệp vụsư phạm.

GV có nhiệm vụ: giảng dạy lao động kỹ thuật, hướng nghiệp, dạy nghề theochương trình quy định; tham gia quản lý, nhận xét đánh giá cho HS tại Trungtâm

- Nhân viên kỹ thuật: có nhiệm vụ chuẩn bị phôi liệu, dụng cụ, địa điểm

cho HS thực hành kỹ thuật, tham gia hướng dẫn HS thực hành và lao động sảnxuất.

Tất cả CB - GV - CNV làm công tác giảng dạy phục vụ trong Trung tâm cónghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các chức trách của mình đã được giám đốctrung tâm quy định, được hưởng các chế độ chính sách chung của nhà nước đốivới GV - CB - CNV cũng như chế độ riêng của Trung tâm (nếu có).

1.2.2 Quản lý; Quản lý GD:

1.2.2.1 Quản lý:

C.Mac cho rằng: “Một nghệ sĩ độc tấu tự điều khiển lấy mình nhưng mộtdàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” Để tồn tại và phát triển, con người cầnphối hợp với nhau để cùng hướng đến việc hoàn thành mục tiêu chung Xã hộiphát triển và phân hóa, đòi hỏi phải được tổ chức và phân công, chính sự phân

Trang 22

công chuyên môn hóa và hợp tác lao động đã làm xuất hiện dạng lao động đặcbiệt - lao động quản lý (QL) Như thế, QL là một trong những hoạt động cơ bản,đặc thù nhất của con người, là một hiện tượng xã hội tất yếu khách quan.

Hiện nay thuật ngữ QL đã trở nên phổ biến nhưng vẫn chưa có một địnhnghĩa chung thống nhất Tùy theo phương pháp tiếp cận mà các nhà nghiên cứuđưa ra định nghĩa QL theo nhiều cách khác nhau

Theo từ điển Tiếng Việt: “QL là trông coi và giữ gìn; là tổ chức và điềukhiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”

F, W Taylor cho rằng: QL là biết chính xác điều muốn người khác làm vàsau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất

H.Koontz thì khẳng định: QL là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phốihợp những nổ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổchức)

Một số quan điểm cho rằng QL là hoạt động nhằm bảo đảm sự hoàn thànhcông việc thông qua sự nổ lực của người khác; hay QL là một hoạt động thiếtyếu nhằm bảo đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được mục đíchcủa nhóm Theo nghĩa chung nhất nhiều người dễ chấp nhận thì QL chính là cáchoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của người khác nhằmthu được kết quả mong muốn Hoạt động QL (management) theo định nghĩakinh điển nhất là: tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đếnkhách thể quản lý trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mụcđích.

Rút ra những ý chung từ các định nghĩa nêu trên và xét quản lý với tư cáchlà một hành động, có thể định nghĩa QL là sự tác động có tổ chức, có hướngđích của chủ thể QL tới đối tượng và khách thể QL nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Với cách hiểu về khái niệm QL như trên, QL có một số điểm cần lưu ý:Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định.

Trang 23

Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể QL và đối tượngQL.

Mục tiêu của QL được hiểu là trạng thái mong đợi, có thể có của đối tượngQL tại một thời điểm nào đó trong tương lai hặc sau một thời gian nhất định.Mục tiêu QL mang tính khách quan, đồng thời chịu ảnh hưởng của nhân tố chủquan vì mục tiêu QL do chủ thể đề ra

Ngày nay, hoạt động QL được định nghĩa rõ hơn: QL là quá trình đạt đếnmục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) lập kếhoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.

1.2.3 Phương pháp dạy học nghề phổ thông

1.2.3.1 Dạy học nghề phổ thông:

Nghề phổ thông là thuật ngữ dùng để chỉ việc dạy nghề cho HS trong nhàtrường phổ thông DH nghề phổ thông được thực hiện dưới hình thức một mônhọc trong chương trình phổ thông, có chương trình và danh mục nghề quy địnhcủa Bộ GD&ĐT Như vậy, DH nghề phổ thông là một hoạt động GD phổ thông,được thực hiện dưới hình thức như một môn học nằm trong kế hoạch DH, vàchương trình nghề chỉ quy định cho HS phổ thông bậc trung học

DH, hiểu một cách thông thường, là một quá trình hoạt động nhằm truyềnđạt kiến thức, kinh nghiệm của thế hệ đi trước cho các thế hệ sau Có nhiều quanđiểm khác nhau tuy nhiên các nhà GD cũng cùng thống nhất mục đích chính củaquá trình DH nhằm giúp cho người học nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng,kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, hình thành những cơ sở của thế giới quankhoa học

Từ đó cho thấy, hoạt động dạy nghề phổ thông cung cấp cho HS những trithức, kỹ năng lao động nghề nghiệp, tư duy kỹ thuật và GD thái độ, tác phonglao động công nghiệp thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế-xã hội hiện tại, tạođiều kiện cho việc dịch chuyển lao động nghề nghiệp trong điều kiện của xã hội.

Trang 24

Những tri thức, kỹ năng lao động nghề nghiệp được cụ thể hóa thành nhữngchuẩn tri thức kỹ thuật và chuẩn kỹ năng lao động nghề nghiệp.

Đặc điểm tư duy kỹ thuật là sự thống nhất biện chứng giữa tính lý luận vàtính thực hành Các yếu tố khái niệm và hình thượng kỹ thuật luôn tác động qualại với nhau không tách rời nhau Tư duy kỹ thuật có tính linh hoạt và cơ độngtrong quá trình đi tìm lời giải cho phương án kỹ thuật Tư duy kỹ thuật là yếu tốtâm lý có vai trò quan trọng, quy định hiệu quả làm việc và nắm vững kỹ thuậtvà đây chính là yếu tố phù hợp nghề để lựa chọn.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, hiện nay, nghề phổ thông là môn học tựchọn ở các cấp THCS, dành cho lớp 8 (gồm 70 tiết) và là môn học bắt buộc ởcấp THPT, dành cho lớp 11 (gồm 105 tiết); môn tự chọn ở trung tâm GD thườngxuyên, dành cho lớp 11(gồm 105 tiết).

Mục tiêu của hoạt động dạy nghề phổ thông là GD cho HS hiểu một số kiếnthức cơ bản về công cụ, kỹ thuật, quy trình công nghệ và về an toàn lao động, vệsinh môi trường đối với một nghề phổ thông đã học, biết đặc điểm và yêu cầucủa nghề đó; hình thành cho HS một số kỹ năng sử dụng công cụ, kỹ năng thựchành kỹ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản phẩm; phát triển hứng thúkỹ thuật và nhu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng vào lao động, thói quen làmviệc có kế hoạch, tuân thủ quy trình kỹ thuật và bảo đảm an toàn lao động, bướcđầu có tác phong công nghiệp, giữ gìn vệ sinh môi trường, có ý thức tìm hiểu vàlựa chọn nghề của HS.

Nghề phổ thông được dạy trong nhà trường phổ thông là những nghề phổbiến, thông dụng có thể phát triển tại địa phương và vì vậy việc dạy nghề phổthông có tính chất: Kỹ thuật đơn giản; nguyên liệu dễ tìm; phù hợp với điều kiệnkinh tế của địa phương; không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp trong quá trìnhDH; thời gian học ngắn nhưng đảm bảo cho HS có hiểu biết về nghề và có thểthực hiện một số sản phẩm hoàn chỉnh.

Trang 25

Tuy nhiên, cần được hiểu rõ là DH nghề phổ thông chưa phải là nghề hoànchỉnh như trong các trường dạy nghề Đối với HS đã hoàn thành chương trìnhnghề phổ thông, có đăng ký tham dự kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD&ĐT tổchức theo quy định hàng năm, HS cũng được cấp chứng chỉ Tuy nhiên, chứngchỉ này chỉ có tính pháp lý về học vấn phổ thông, không có tính pháp lý để hànhnghề trong xã hội.

Hầu hết các nghề phổ thông được dạy cho HS trong chương trình nghề phổthông đều có sơ sở lý thuyết đã được học từ các môn học phổ thông Trong DHnghề phổ thông GV định hướng cho HS vận dụng các kiến thức đã học ở cácmôn học phổ thông vào lĩnh vực nghề nghiệp đang theo học và rèn kỹ năng nghềnghiệp Như vậy khác với việc DH văn hóa, trong DH nghề phổ thông có tínhchất nhấn mạnh dạy thực hành nghề, GD phẩm chất người thợ và làm công táctư vấn hướng nghiệp nghề cho HS.

HS học nghề phổ thông với 30% thời lượng học kiến thức về lý thuyết và70% thời lượng học thực hành, đây là điểm khác biệt giữa học nghề so với họcvăn hóa trong nhà trường phổ thông Học nghề mang tính thực hành cao để rènluyện cho HS các kỹ năng lao động nghề nghiệp nhất định Học nghề phổ thôngHS được trang bị những kiến thức cơ bản nhất định về một lĩnh vực nghề nghiệpđang theo học từ đó HS được bồi dưỡng tình yêu nghề, yêu lao động và trên hếtlà tư duy sáng tạo để tạo ra sản phẩm.

Như vậy, dạy nghề cho HS phổ thông với mục đích cung cấp cho HS thôngtin nghề nghiệp ban đầu về thị trường lao động như: Nông, Lâm, Ngư nghiệp,chế biến sau thu hoạch, CNTT, Viễn thông , những khái niệm về một số nghềhoặc một số nhóm nghề cụ thể gần gũi với đời sống, phù hợp với đất nước vàthế giới, giúp các em tự mình định hướng việc chọn ngành nghề phù hợp vớinăng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình và nhu cầu xã hội Với mục tiêu như trên,Bộ GD&ĐT kỳ vọng hoạt động dạy nghề phổ thông cùng với hoạt động GDhướng nghiệp sẽ giúp HS, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, làm

Trang 26

quen với việc học nghề, rèn luyện và trải nghiệm lao động Thông qua đó giúpcác em phát hiện sở trường của mình làm hành trang bước vào đời, nhằm gópphần phân luồng và chuẩn bị cho HS lớp 9 lựa chọn các ban học ở trường THPThợp lý, lựa chọn hướng học nghề phù hợp với năng lực trí tuệ và giúp HS lớp 12lựa chọn ngành nghề, trường học phù hợp với năng lực, sở thích tránh lãng phítrong đào tạo.

1.2.3.2 Phương pháp dạy học nghề phổ thông:

Thuật ngữ “Phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là “Methodos”, cónghĩa là con đường, cách thức hoạt động để đạt được mục đích đề ra.

Trong lý luận DH, PPDH là một trong những vấn đề nghiên cứu cơ bản và

cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về vấn đề này Theo định nghĩa của Từ điểnBách khoa Sư phạm, “PPDH là cách thức làm việc của GV và HS, nhờ đó HS

nắm được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành thế giới quan và phát triển nănglực của mình”

Theo PGS TSKH Thái Duy Tuyên, dù cách tiếp cận có khác nhau, cáchphát biểu có khác nhau các nhà nghiên cứu đều thừa nhận: PPDH là tổ hợp cáccách thức cộng tác, hoạt động cùng nhau của người dạy và người học nhằm đạtđược mục đích, mục tiêu DH Hệ thống các PPDH ngày càng được hoàn thiệnvà phát triển nhằm đáp ứng nhiệm vụ DH trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể.

Hoạt động DH nghề phổ thông nhìn chung là một quá trình DH, cũng baogồm hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS Mục tiêu, nội dung,chương trình DH do Bộ GD&ĐT quy định

Do mang tính GD nghề nghiệp nên hoạt động DH nghề phổ thông có tínhthực hành ứng dụng cao, rèn luyện các kỹ năng lao động nghề nghiệp nhất địnhnên PPDH nghề phổ thông cũng mang tính đặc thù riêng

Như vậy có thể hiểu PPDH nghề phổ thông là cách thức làm việc của GVvà HS, qua đó, HS lĩnh hội được tri thức, kỹ năng cần thiết để lao động theo

Trang 27

nghề nghiệp của mình, hình thành và phát triền năng lực tự học và năng lực vậndụng tri thức một cách sáng tạo để tạo nên sản phẩm

Trong quá trình thực hiện hoạt động DH nghề phổ thông, GV vừa là ngườithầy truyền thụ kiến thức, kỹ thuật vừa là người thợ hướng dẫn chi tiết, cụ thể vàđồng thời theo dõi uốn nắn các thao tác kỹ thuật của HS để các em tạo ra sảnphẩm đạt yêu cầu

DH nghề phổ thông vừa mang tính chất dạy môn học phổ thông vừa mangtính DH nghề nghiệp vì thế cần lựa chọn kết hợp nhiều PPDH khác nhau, cácPPDH cũng cần được biến đổi linh hoạt theo nội dung DH Mục đích cuối cùngcủa việc lựa chọn, kết hợp, biến đổi PPDH là nhằm tích cực hóa hoạt động củaHS Rèn luyện kỹ năng thao tác kỹ thuật thực hành, sử dụng dụng cụ, tạo sảnphẩm theo quy trình công nghệ Do đặc điểm về dạy nghề quy định, đòi hỏi GVcần lựa chọn sử dụng PPDH thiên về trực quan, thao tác, thực hành thí nghiệm.Vì thế quá trình DH đòi hỏi sự đầu tư về các điều kiện vật chất-kỹ thuật, thiết bịDH phục vụ hoạt động DH nghề phổ thông

DH nghề phổ thông với 70% thời lượng HS được học thực hành vì thếPPDH thực hành vẫn là PP đặc thù của hoạt động DH nghề phổ thông PP dạythực hành là PPDH hướng đến việc lĩnh hội và hình thành kỹ năng, kỹ xảo hoạtđộng nghề nghiêp PP dạy thực hành là PPDH mà trong đó HS dựa vào sự quansát GV làm mẫu và tiến hành thực hành tự lực dưới sự hướng dẫn của GV, từ đórèn luyện kỹ năng thực hành.

Thông qua PP dạy thực hành nhằm giúp cho HS hoàn thiện và vận dụngđược các hiểu biết kỹ thuật, hình thành và rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo laođộng Cũng chính trong hoạt động DH thực hành nhằm hình thành và phát triểncho HS quá trình tư duy kỹ thuật Sử dụng PPDH thực hành GV còn GD cho HStác phong lao động, hợp tác, độc lập sáng tạo giải quyết vấn đề Đây cũng chínhlà yêu cầu cao nhất của việc GD nghề nghiệp cho HS phổ thông.

Trang 28

PPDH thực hành phân loại theo nội dung bao gồm thực hành nhận biết;thực hành khảo sát; thực hành kiểm nghiệm; thực hành theo quy trình sản xuất.Đối với dạy nghề phổ thông chỉ đòi hỏi PP dạy thực hành ở mức độ thực hànhnhận biết Thực hành nhận biết là xác định vật mẫu, GV phải hướng dẫn HS quasát bằng giác quan Với tâm lý lứa tuổi HS phổ thông, để việc quan sát đạt đượchiệu quả tốt, quá trình DH, GV ngoài hướng dẫn thao tác bằng tay còn cần biếtkết hợp các phương tiện DH khác, các PP so sánh, đối chiếu GV cũng cầnhướng hướng dẫn HS có kỹ năng và thói quen quan sát.

Yêu cầu ngày càng cao của tiến trình CNH, HĐH đất nước, đòi hỏi năng lựcngười lao động mới là thực hiện sản xuất theo quy trình Với mục tiêu là hìnhthành năng lực nghề nghiệp ban đầu cho HS phổ thông, GV cũng cần chú ý dạythực hành cho HS theo quy trình công nghệ nhằm rèn luyện cho HS có kỹ năngthực hiện một sản phẩm.

1.2.4 Quản lý đổi mới PPDH nghề phổ thông

Quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông được hiểu là quá trìnhtác động có hướng đích của lãnh đạo trung tâm (chủ thể quản lý) lên hoạt độngdạy của thầy và hoạt động học của trò nhằm làm quá trình DH đạt được hiệu quảtốt nhất.

Định hướng đổi mới PPDH

Định hướng đổi mới toàn diện GD, đổi mới từ mục tiêu, chương trình, nộidung DH không chỉ đặt ra cho Việt Nam mà là xu thế chung của toàn thế giớinhằm đào tạo ra các thế hệ đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng và đa dạngcủa xã hội hiện đại Đổi mới GD đòi hỏi trước hết phải đổi mới PPDH, cải tiếnPPDH truyền thống kết hợp sử dụng những PPDH mới, là một trong những nộidung quan trọng trong định hướng đổi mới toàn diện nền GD Việt Nam.

Định hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay là “phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của HS phù hợp với đặc điểm của từnglớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo

Trang 29

nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tìnhcảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS (Luật GD) Rèn luyện tư duysáng tạo, phát triển năng lực hợp tác là phẩm chất chung của mẫu người hiện đạimà xã hội đặt ra cho GD&ĐT Đảm nhận vai trò này đòi hỏi người thầy phảikhắc phục PPDH theo kiểu truyền thống gò bó một chiều, mà phải chọn lựaPPDH phù hợp để kích thích thói quen tích cực, chủ động trong học tập, tự giácchiếm lĩnh tri thức của HS, hình thành những giá trị mới như năng động, sángtạo, khả năng thích ứng, nhạy cảm với cái mới, Có thể nói, cốt lõi của đổimới PPDH là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tậpthụ động xưa nay của HS.

Dựa trên khái niệm chung về PPDH, có thể hiểu đổi mới PPDH là cải tiếncách thức làm việc kém hiệu quả của GV và HS, sử dụng những cách thức làmviệc hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng DH, phát huy tính tích cực, chủđộng sáng tạo của HS.

Đổi mới PPDH là nâng cao kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng và phối hợp cácPPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động dạy và học Trong giai đoạn hiện nay,thực hiện đổi mới PPDH theo hướng vận dụng mặt tích cực của PPDH truyềnthống, bổ sung phối hợp nhiều PPDH mới nhằm thay đổi cách thức, phươngpháp học tập của HS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo củaHS, chuyển từ học tập thụ động sang chủ động, chú trọng bồi dưỡng phươngpháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Cùng với sự phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu đã cho ra đời các lýthuyết mới, quan điểm mới bổ sung lý luận về PPDH Các nghiên cứu, trên cơsở tổng hợp, phân tích lí luận, xu thế về PPDH trên thế giới đã khẳng định địnhhướng là DH hướng vào người học - tích cực hóa hoạt động học tập của ngườihọc Các nghiên cứu đã giới thiệu những lí thuyết, kĩ thuật DH hiện đại như: DHphát hiện và giải quyết vấn đề; DH kiến tạo; DH tương tác; DH hợp tác; DH

Trang 30

phân hóa, DH hướng tới từng cá nhân HS; DH gắn với thực tiễn; Ứng dụngCNTT trong DH.

Phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS dựa trên cơ sở tâmlý học: nhân cách của trẻ được hình thành thông qua các hoạt động chủ động vàsáng tạo GV tổ chức môi trường học tập để tạo động cơ học tập cho HS, từ đótạo ra hứng thú để các em đi đến việc học tập nghiên cứu một cách tự giác.

Theo I.F.Kharlamov: Tính tích cực nhận thức (TTCNT) trong học tập làtrạng thái hoạt động của người học, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trítuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức Còn L.V.Rebrova chorằng: Tính tích cực học tập của HS là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sựgắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập của trẻ

Tác giải Đặng Vũ Hoạt lại cho rằng: TTCNT biểu hiện ở chỗ huy độngmức độ cao các chức năng tâm lý, đặc biệt là chức năng tư duy.

Theo tác giả Trần Bá Hoành: Học tập là một trường hợp riêng của sự nhậnthức, một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sựchỉ đạo của người dạy Vì vậy, nói tới tính tích cực học tập thực chất là nói tớiTTCNT

DH theo hướng phát huy TTCNT của người học liên quan đến quan điểm“DH lấy hoạt động của người học làm trung tâm” hay “DH hướng vào ngườihọc” Bản chất của tư tưởng “DH lấy hoạt động của người học làm trung tâm” làDH phục vụ nhu cầu, mục đích của người học, tạo môi trường, động cơ học tậpđể người học tự khám phá DH nhằm khơi dậy tối đa tiềm năng sáng tạo củangười học Môi trường học tập ở đây cần phải được xây dựng dựa trên hình thứchọc tập đa dạng, linh hoạt, nội dung phù hợp và mối qua hệ với tinh thần hợp tácdân chủ giúp người học đạt mục đích nhận thức.

Mô hình DH theo hướng “DH lấy hoạt động của người học làm trung tâm”có thể mô tả theo sơ đồ như sau: (20; 222)

Trang 31

Mô hình “DH lấy hoạt động của người học làm trung tâm”

Định hướng đổi mới PPDH nghề phổ thông:

Đổi mới PPDH nghề phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực tronghoạt động học tập của HS là mục tiêu của đổi mới PPDH nói chung, PPDH nghềphổ thông nói riêng Tính tích cực trong hoạt động học tập của của HS là mộttrong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng học tập Đặc trưng củadạy nghề phổ thông là kỹ thuật thực hành, theo đó, định hướng đổi mới PPDHnghề phổ thông hiện nay là:

- Đổi mới theo hướng gắn giữa lý luận và thực tiễn cuộc sống để HS hiểuđược ý nghĩa ứng dụng trong từng bài thực hành vào suộc sống Từ đó tạo choHS niềm say mê, hướng thú sáng tạo, thực hành ứng dụng có ích cho bản thân,gia đình và xã hội.

- Đổi mới theo hướng tạo môi trường học tập tích cực để HS có thể tươngtác với môi trường xung quanh, thực hiện việc học thông qua khám phá và đúckết kinh nghiệm từ hoạt động bản thân

Trong quá trình tích cực học tập, HS tự nghiên cứu, tìm tòi, để tạo ra cáimới trên nền hiểu biết quy trình kỹ thuật thực hiện, đó là phát huy cao nhất tiềmnăng sáng tạo của HS trong nghề nghiệp, đây là cơ sở để cải tiến chất lượng,mẫu mã để có những phát minh mới chứ không phải là bắt chước, làm theo cái

Trang 32

đã có, cái khuôn mẫu Từ đam mê sáng tạo, hứng thú tìm tòi phát minh sẽ khơidậy và hình thành nếp tư duy tích cực trong mỗi HS Đổi mới PPDH nhằm đạtđược ý nghĩa như trên là đạt được mục tiêu đào tạo là dạy không chỉ để cung cấptri thức mà còn dạy để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, dạy cho người học cáchtự học, tự đào tạo và dạy cho người học biết cách tự hoàn thiện bản thân mình

- Đổi mới theo hướng phân hóa, cá biệt hóa hoạt động học của HS, pháthuy năng lực tự học: Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết mới về hoạt động nhậnthức của con người, các nhà nghiên cứu GD đã đưa ra PPDH phân hóa, các biệthóa người học DH nghề phổ thông cần khai thác vận dụng tốt PP này để đảmbảo mỗi HS đều có thể làm ra được sản phẩm theo khả năng của mình DH nghềphổ thông nhằm để đạt được mục tiêu GD “dạy nghề” là yêu cầu đổi mới GDhiện nay

Hoạt động dạy nghề mang tính thực hành cao, thực hành đến từng HS đòihỏi cần thiết phải có sự phân hóa trong DH đồng thời cá biệt hóa hoạt động họcđể mỗi HS có cơ hội ngang nhau rèn luyện tay nghề, phát huy khả năng sángtạo Phân hóa, cá biệt hóa hoạt động học của HS là tạo điều kiện cho mỗi HSphát huy cao nhất năng lực phù hợp với tâm lý cá nhân Phân hóa, cá biệt hóahoạt động học của HS là tạo điều kiện cho HS có thể học tập, nghiên cứu, giảiquyết vấn đề theo quan điểm cá nhân độc lập

- Đổi mới theo hướng phát triển năng lực hành động, kỹ năng thực hànhnghề nghiệp Phát triển năng lực hành động là mục tiêu hướng đến của hoạtđộng dạy nghề nói chung, dạy nghề phổ thông nói riêng, nhằm rèn luyện nănglực giải quyết vấn đề trong cuộc sống và trong nghề nghiệp, phát triển hoạt độngtrí tuệ gắn với hoạt động thực hành thực tiễn Dạy nghề phổ thông dựa trên cơ sởứng dụng kiến thức liên môn học, chủ đề học tập mang tính phức hợp, phát triểnnăng lực giải quyết các vấn đề nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

Hoạt động dạy nghề phổ thông, tuy HS không được đào tạo nghề chuyênnghiệp nhưng ít nhiều vẫn mang tính GD nghề nghiệp vì thế đòi hỏi tính ứng

Trang 33

dụng cao trong trong thực tiễn PPDH thao tác là cần thiết, thông qua thao táchướng dẫn của GV, HS tư duy hình tượng, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp làmcơ sở để phát triển tư duy trừu tượng, nền tảng của những phát minh khoa họcnghề nghiệp HS rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thông qua môi trường học tậptrên lớp (bài thực hành tại chỗ), môi trường thực tập lao động sản xuất tại cơ sởsản xuất, môi trường thực hành thí nghiệm ở gia đình

- Đổi mới theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT và các phương tiện kỹthuật hiện đại vào DH Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học và công nghệvà thông tin, các thiết bị hỗ trợ DH hiện đại luôn cần thiết tạo điều kiện thựchiện tốt PPDH Phát triển công nghệ DH hiện đại (Technology of teaching), đâylà hướng lý luận DH ứng dụng nghiên cứu khoa học DH, chọn lựa, sử dụng tốiđa các phương pháp, phương tiện DH hiện đại, theo chiều phân hóa, cá thể hóatheo nhịp độ riêng của quá trình lĩnh hội, đặc biệt chú trọng tự học có hướngdẫn Với tính chất của DH nghề phổ thông đáp ứng thị trường lao động, PPDHnghề phổ thông cần đẩy mạnh việc đưa CNTT cùng với sự hỗ trợ của các thiết bịkỹ thuật số và và các phần mềm chuyên dụng vào dạy lý thuyết lẫn thực hành.Áp dụng rộng rãi CNTT là hướng đổi mới hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả choDH, CNTT làm phong phú nội dung và thay đổi cách dạy và học.

Đổi mới PPDH nghề phổ thông theo tinh thần đổi mới GD, trong đó cầnchú trọng chuẩn kiến thức kỹ năng nghề nghiệp, dạy phương pháp tư duy kỹthuật gắn liền với hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành, phát huy cao nhất tínhtự lực, sáng tạo trong hoạt động ứng dụng thực tiễn PPDH nghề phổ thông cầnchú trọng dạy quy trình thực hiện sản phẩm hơn là dạy thực hiện sản phẩm Trêncở sở nắm bắt quy trình với khả năng tư duy kỹ thuật HS có thể sáng tạo, ứngdụng trên nhiều sản phẩm Đây là cơ sở để HS có khả năng thích ứng vớichuyển dịch lao động nghề nghiệp theo yêu cầu xã hội.

PPDH được khuyến khích sử dụng theo đặc thù dạy nghề là kết hợpphương pháp diễn giảng với mô phỏng minh hoạ, kết hợp phương pháp trực

Trang 34

quan với thực hành thí nghiệm, phương pháp làm việc nhóm thảo luận, trình bàyvà đi thực địa… Các PPDH được sử dụng theo hướng rèn luyện khả năng tưduy kỹ thuật, kỹ năng thực hành.

1.2.5 Giải pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông

Theo Từ điển Tiếng Việt, giải pháp là: “PP giải quyết một một vấn đề”.Nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác dộng nhằm thay đổi chuyểnbiến một quá trình, một trạng thái hoặc hệ thống… nhằm đạt được mục đích.Giải pháp thích hợp sẽ giúp cho vấn đề được giải quyết nhanh hơn mang lại hiệuquả cao hơn.

Giải pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông là những cáchthức, những PP của chủ thể quản lý (lãnh đạo trung tâm) đề ra nhằm giúp choGV thực hiện hoạt động DH ghề phổ thông theo hướng phát huy tính chủ động,sáng tạo trong học tập của HS

1.3 Nội dung quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông

1.3.1 Quản lý hoạt động DH của GV:

Để quản lý tốt bất kỳ hoạt động đổi mới nào của đơn vị, CBQL cần phảixác định được nguồn lực của mình, đặc biệt là nguồn nhân lực vì nguồn nhânlực là nguồn lực quan trọng nhất Trong nhà trường, nguồn nhân lực quan trọnglà đội ngũ GV, hoạt động chính của đội ngũ GV là hoạt động DH và GD Nhưvậy, quyết định sự thành bại của hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông là độingũ giáo viên trong trung tâm KTH-HN

Nội dung đầu tiên của quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông tạitrung tâm KTTH-HN cũng phải bắt đầu từ quản lý hoạt động DH của GV.Những nội dung cơ bản trong quản lý hoạt động DH của GV theo định hướngđổi mới PPDH nghề phổ thông tại trung tâm KTTH-HN là: quản lý việc soạnbài, quản lý giờ lên lớp, quản lý việc dự giờ, đánh giá giờ dạy, quản lý việc kiểmtra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới PPDH nghề phổthông.

Trang 35

1.3.1.1 Quản lý việc soạn bài của GV.

Bài soạn là một bản kế hoạch lên lớp, là bản thiết kế để tổ chức cho họcsinh hoạt động Căn cứ vào nội dung môn học, đặc điểm tâm lý của học sinh GVsẽ thiết kế các hoạt động học tập của HS thành một chuỗi kế tiếp nhau các hoạtđộng của HS với mức độ phức tạp tăng dần, tạo thành mạch logic của bài học.Căn cứ vào kế hoạch, GV tổ chức, hướng dẫn, động viên khuyến khích HS lĩnhhội kiến thức

Để tạo sự đồng bộ, thống nhất người CBQL cần tổ chức xây dựng, phổ biếnmẫu giáo án cho một giờ học theo hướng đổi mới PPDH và quy định rõ ràngcách đánh giá bài soạn theo hướng đổi mới trở thành quy định nội bộ để mọingười thực hiện Giáo án thiết kế theo hướng tổ chức hoạt động cho HS, thôngqua hệ thống câu hỏi, nội dung thảo luận, làm việc của HS theo hướng phát huykhả năng tư duy, sáng tạo cho HS

1.3.1.2 Quản lý giờ lên lớp

Tiêu chuẩn về một bài soạn chỉ là tiền đề cho sự thành công của một tiếtdạy Từ sự nghiên cứu lí luận và thực tiễn, có thể nhận xét rằng quản lí giờ lênlớp, đặc biệt quản lí tốt mối quan hệ giữa thầy và trò có ý nghĩa quyết định trongviệc đổi mới PPDH Cần đổi mới cách đánh giá giờ dạy, chuyển từ truyền thụkiến thức, sang đánh giá khả năng tổ chức các hoạt động cho học sinh Đặc điểmcủa hoạt động dạy học nghề phổ thông cho HS là rèn luyện tư duy kỹ thuật, kỹnăng thao tác thực hành, lao động nghề nghiệp do đó, ngoài tiêu chí đánh giá giờdạy theo đặc trưng cơ bản đổi mới PPDH là: Chuyển từ DH số đông sang dạy cáthể, phát huy tính chủ động sáng tạo, DH phải thông qua tổ chức hoạt động họctập, chú trọng rèn luyện PP tự học cho học sinh; Kết hợp đánh giá của thầy và tựđánh giá của trò trên sản phẩm của HS

1.3.1.3 Quản lí hoạt động bồi dưỡng GV

Góp phần quan trọng trong quản lý hoạt động DH của GV là quản lí hoạtđộng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH đây là

Trang 36

khâu quyết định của quá trình đổi mới, tư tưởng có thông thì hành động mới tựgiác Trong phần này CBQL tạo điều kiện để GV được tiếp cận với các địnhhướng đổi mới PPDH, lý luận dạy học mới, tạo động lực cho việc tự học, tự bồidưỡng của GV, bằng việc xây dựng cơ chế quản lí, chính sách hỗ trợ, tạo điềukiện về thời gian và kinh phí cho GV Đồng thời hiệu trưởng phải là ngườigương mẫu đi đầu trong công tác tự học, tự bồi dưỡng.

1.3.2 Quản lý hoạt động học tập của HS.

Định hướng quản lý đổi mới PP học tập của học sinh, bao gồm: quản lýthái độ học tập, quản lý PP học tập đặc biệt chú trọng PP tự học của HS Hướngtới phát huy tính tích cực nhận thức của HS, biến quá trình GD thành quá trìnhtự GD, HS được thực hành, lao động sản xuất làm ra sản phẩm trên cơ sở có cácphương tiện thiết bị DH hỗ trợ và điều quan trọng là phát huy sự sáng tạo tronglao động nghề nghiệp.

Quản lý hoạt động đổi mới PP học nghề phổ thông cần tạo điều kiện đểHS phát huy khả năng tư duy kỹ thuật, khuyến khích HS đi vào hoạt độngnghiên cứu, sáng tạo tạo ra sản phẩm mới Hình thành ở HS phương pháp tựhọc, tự rèn luyện thông qua PP và hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờhọc.

Dạy học nghề phổ thông mang tính chất của GD nghề nghiệp nên việc đưaHS vào những hoạt đông ngoại khóa như tham quan nhà máy, khu công nghiệplà rất quan trọng Từ việc tiếp cận những tình huống thực tế HS hiểu quy trìnhtạo ra sản phẩm, hình thành ý thức lao động cho HS, rèn luyện khả năng giảiquyết vấn đề cho học sinh.

Quản lý hoạt động đổi mới PP học nghề phổ thông là quản lý gián tiếp,quản lý thông qua GV và thông qua Ban cán sự lớp Ban cán sự lớp là lực lượngnồng cốt có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ trung tâm quản lý các hoạt động họctập của HS trong lớp Tuy nhiên HS đến trung tâm KTTH-HN học nghề phổthông mỗi tuần chỉ có 2 tiết và đăng ký học theo nguyện vọng không theo tổ

Trang 37

chức lớp tại trường phổ thông nên CBQL trung tâm cần quan tâm hơn đến bồidưỡng hướng dẫn hoạt động tự quản cho Ban cán sự lớp nghề phổ thông

1.3.3 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Trong quản lí hoạt động DH của GV thì quản lí việc kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập của học sinh là một nội dung không thể thiếu trong quá trình quảnlý Đổi mới PPDH là đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và phươngpháp kiểm tra, đánh giá; bởi dạy – học – kiểm tra, đánh giá là một quá trìnhthống nhất, là ba khâu then chốt của quá trình sư phạm.

Trong thực tiễn giáo dục cho thấy PP kiểm tra, đánh giá kết quả học tập củaHS như thế nào thì sẽ có PP dạy và PP học như thế ấy Vì thế đổi mới PPDH,cần tiến hành cùng với đổi mới nội dung, hình thức, PP kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập của học sinh, đổi mới tiêu chí đo lường và đánh giá chất lượng họcsinh, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò Đặc thù của dạy nghề phổthông là rèn luyện tư duy kỹ thuật, kỹ năng thao tác, thực hành tạo sản phẩm nêntrong phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hoc sinh cần chú ýđánh giá cao sản phẩm mang tính sáng tạo

1.3.4 Quản lý điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH

Các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông là cácnguồn lực, trừ nguồn nhân lực là nguồn lực chính, hai nguồn lực còn lại lànguồn tài lực và nguồn vật lực.

1.3.4.1 Quản lý nguồn vật lực

Muốn đổi mới PPDH nghề phổ thông thành công cần phải đảm bảo về cơsở vật chất, thiết bị kỹ thuật DH nghề Do tính chất dạy nghề HS cần phải đượchọc thực hành rèn luyện thao tác, kỹ năng lao động nên cần phải đảm bảo điềukiện để thực hành nghề

Quản lý tốt việc đầu tư, bảo dưỡng, cơ sở vật chất thiết bị kỹ thuật dạy họcđể GV có thể sử dụng và khai thác tính năng của thiết bị phục vụ việc dạy thực

Trang 38

hành, ứng dụng nghiên cứu sao cho đạt hiệu quả về đổi mới PPDH nghề phổthông Tạo điều kiện để GV làm đồ dùng DH phục vụ việc dạy thực hành.

Quản lý việc ứng dụng CNTT, thiết bị kỹ thuật DH trong hoạt động đổimới PPDH của GV góp phần đưa hoạt động dạy nghề phổ thông đi đúng địnhhướng giáo dục ngề nghiệp cho HS phổ thông.

1.3.4.2 Quản lý nguồn tài lực:

Quản lý nguồn tài lực là quản lý việc huy động, phân bổ nguồn ngân sáchcho hoạt động đổi mới PPDH Hiện nay các đơn vị sự nghiệp đều thực hiện theoNghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thựchiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệpcông lập Việc quản lý nguồn tài lực đầu tư vào hoạt động đổi mới PPDH cầnphải công khai minh bạch rõ ràng Hiện nay các đơn vị đều xây dựng quy chếchi tiêu nội bộ từ đầu năm dương lịch được đưa ra bàn bạc và thủ trưởng đơn vịquyết định và chịu trách nhiệm

Nguồn tài lực chi cho hoạt động đổi mới PPDH bao gồm: Chi công tác đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ GV; Chi cho hoạt động tổ chức chuyên đề, thao giảng;Chi hoạt động thi đua, khen thưởng các cá nhân tập thể có những đóng góp tíchcực và đạt hiệu quả cao trong đổi mới PPDH; Chi cho đầu tư trang bị các thiếtkỹ thuật phục vụ hoạt động DH Nguồn chi phải đảm bảo theo đúng luật định vàmang lại hiệu quả cho hoạt động đổi mới PPDH

Quản lý nguồn tài lực chi cho hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thôngngoài nguồn chi từ ngân sách nhà nước, CBQL cần làm tốt công tác xã hội hóaGD, kêu gọi đầu tư các nguồn lực tài chính hỗ trợ bồi dưỡng, khen thưởng GVtích cực học tập, sáng tạo, đổi mới PPDH nghề phổ thông.

Như vậy, nội dung quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông tạitrung tâm KTTH-HN bao gồm bốn nội dung cơ bản là: Quản lý họat động DHcủa GV; Quản lý hoạt động học tập của HS; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập của HS; Quản lý điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH Các nội

Trang 39

quản lý dung này phải được thực hiện đồng bộ với nhau hỗ trợ cho nhau để đảmbảo cho hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông đạt được kết quả tốt nhất.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận về giải pháp quản lý hoạt động đổimới PPDH nghề phổ thông tại trung tâm KTTH-HN cho phép rút ra một số ýnhư sau:

Dạy nghề cho HS phổ thông là một trong những PP để GD hướng nghiệpphân luồng HS sau tốt nghiệp THCS và THPT, là một trong những con đườnggiúp HS mở cánh cửa nghề nghiệp trong tương lai.

Trong xu thế hiện nay, đổi mới PPDH phải được tất cả cán bộ quản lý GD,GV, công nhân viên trong ngành GD nhận thức một cách đúng đắn và thực hiệnthực hiện trong tất cả cơ sở GD

Đổi mới PPDH nghề phổ thông trong giai đoạn hiện nay hướng tới phát huytính tích cực nhận thức của HS, chuyển từ DH số đông sang dạy cá thể, phát huytính chủ động sáng tạo, biến quá trình GD thành quá trình tự GD, HS được thựchành, lao động sản xuất làm ra sản phẩm trên cơ sở có các phương tiện thiết bịDH hỗ trợ và điều quan trọng là phát huy sự sáng tạo trong lao động nghềnghiệp.

Nội dung công tác quản lý hoạt động đổi mới PPDH nghề phổ thông baogồm Quản lý họat động DH của GV; Quản lý hoạt động học tập của HS; Quảnlý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; Quản lý điều kiện hỗ trợđổi mới PPDH

Trang 40

Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chánh trực thuộc Trung ương có sốdân lớn nhất cả nước Đây cũng là địa phương có tốc độ phát triển dân số caonhất nước Theo kết quả điều tra dân số chính thức năm 2010 thì dân số thành

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc về khoa học GD “Khoa học GD Việt Nam – đổi mới và phát triển”(2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khoa học GD Việt Nam – đổi mới và phát triển
1. Phan Trọng Báu (2006) GD Việt Nam thời cận đại, NXB GD Khác
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Chỉ thị số 40 (2004), xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhà giáo và cán bộ quản lý Khác
3. Ban chấp hành Trung ương Thông báo 242 (2009), Kết luận của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (hóa VII), Phương hướng phát triển GD và Đào tạo đến năm 2020 Khác
4. Bộ GD và Đào tạo Chỉ thị 33 (2003),về việc tăng cường GD hướng nghiệp cho HS phổ thông Khác
5. Bộ GD Thông tư 31 (1981), về hướng dẫn thực hiện quyết định của Hội đồng Chính phủ Khác
6. Bộ GD và Đào tạo Quyết định 44 (2008), Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Khác
7. Bộ trưởng tổng thư ký Thông tư 48 (1982), Hướng dẫn thực hiện quyết định 126-Chính Phủ Khác
8. Chính phủ Chỉ thị 14 (2001) về đổi mới chương trình GD phổ thông Khác
9. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình DH – NXB GD Khác
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia Khác
11. Hội đồng chính phủ Quyết định 126 (1981), Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý HS các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường Khác
12. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới PPDH, chương trình và sách giáo khoa – NXB Đại học sư phạm Khác
13. Lê Văn Hồng - chủ biên (2009), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
14. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý GD, NXB Đại học sư phạm Khác
16. Nguyễn Duy Lợi (2008), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Tài chính Khác
17. Nguyễn Sỹ Nồng-chủ biên (2006), Môn học về thành phố Hồ Chí Minh cho cán bộ công chức, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Khác
18. Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2009), Luật GD năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, NXB Chính trị quốc gia Khác
19. Quốc hội Nghị quyết 40 (2000)về đổi mới chương trình GD phổ thông Khác
20. Trần Thị Tuyết Oanh - chủ biên (2006), Giáo trình GD học tập 1, NXB Đại học sư phạm Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Bảng thống kê số lượng HS học các bộ môn nghề phổ thông  trong  2 năm gần đây - Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nghề phổ thông tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các quận ngoại thành thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1 Bảng thống kê số lượng HS học các bộ môn nghề phổ thông trong 2 năm gần đây (Trang 51)
Bảng 2.2 cho thấy trung tâm KTTH-HN các quận ngoại thành chỉ triển khai  được từ hai đến sáu nghề phổ thông - Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nghề phổ thông tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các quận ngoại thành thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.2 cho thấy trung tâm KTTH-HN các quận ngoại thành chỉ triển khai được từ hai đến sáu nghề phổ thông (Trang 53)
Bảng 2.4 Bảng thống kê kết quả thi nghề phổ thông cấp THCS từ năm  học 2010-2011 đến nay  (nguồn được lấy từ Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí - Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nghề phổ thông tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các quận ngoại thành thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.4 Bảng thống kê kết quả thi nghề phổ thông cấp THCS từ năm học 2010-2011 đến nay (nguồn được lấy từ Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí (Trang 54)
Bảng 2.5 Bảng thống kê trình độ GV trung tâm KTTH-HN - Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nghề phổ thông tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các quận ngoại thành thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5 Bảng thống kê trình độ GV trung tâm KTTH-HN (Trang 55)
Bảng thống kê trình độ GV trung tâm KTTH-HN, khảo sát trên 07 quận  ngoại thành, thành phố Hồ CHí Minh: - Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nghề phổ thông tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các quận ngoại thành thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng th ống kê trình độ GV trung tâm KTTH-HN, khảo sát trên 07 quận ngoại thành, thành phố Hồ CHí Minh: (Trang 55)
Bảng 2.6 Bảng thống kê độ tuổi GV trung tâm KTTH-HN - Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nghề phổ thông tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các quận ngoại thành thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.6 Bảng thống kê độ tuổi GV trung tâm KTTH-HN (Trang 56)
Bảng 2.7 Bảng thống kê số lượng GV bộ môn tại trung tâm KTTH-HN - Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nghề phổ thông tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các quận ngoại thành thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.7 Bảng thống kê số lượng GV bộ môn tại trung tâm KTTH-HN (Trang 57)
Bảng khảo  sát cho kết quả 100% GV  rất thường xuyên sử dụng nhóm  phương pháp dùng lời - Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nghề phổ thông tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các quận ngoại thành thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng kh ảo sát cho kết quả 100% GV rất thường xuyên sử dụng nhóm phương pháp dùng lời (Trang 61)
Bảng 3.1 Các tiêu chí đánh giá giờ dạy của GV theo hướng đổi mới  PPDH nghề phổ thông. - Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nghề phổ thông tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các quận ngoại thành thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.1 Các tiêu chí đánh giá giờ dạy của GV theo hướng đổi mới PPDH nghề phổ thông (Trang 86)
Bảng 3.3 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp quản lý - Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nghề phổ thông tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các quận ngoại thành thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.3 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp quản lý (Trang 91)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w