Với mong muốn góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo củachủ thể học sinh trong học văn nghị luận xã hội, nâng cao chất lượng viết các bài văn nghị luận xã hội của học sinh l
Trang 1PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước ta hiện nay, đổi mới giáodục là một trong những mục tiêu trọng tâm Vấn đề quan trọng của đổi mớichính là phương pháp dạy và học Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyềnthụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tựchiếm lĩnh kiến thức Đối với môn Ngữ văn nói chung và dạng văn nghị luận xãhội nói riêng, giáo viên đã vận dụng linh hoạt khá nhiều phương pháp và kĩ thuậtdạy học tích cực như: phương pháp tích hợp, phương pháp nêu và giải quyết vấn
đề, phương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật hợp tác, kĩ thuật đặt câu hỏi… để họcsinh hứng thú, say mê môn học
Kiểu văn bản nghị luận xã hội chiếm vị trí quan trọng chương trình sáchgiáo khoa THPT hiện hành và chiếm 3/10 điểm thi THPT quốc gia Bên cạnh
đó, văn nghị luận xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển nhậnthức, hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh Do vậy việc rèn kĩnăng làm bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 nói riêng và học sinhTHPT nói chung là một việc làm thiết thực Tuy nhiên, thực tế dạy học cho thấyhọc sinh thường rất lúng túng với kiểu bài nghị luận xã hội Có nhiều nguyênnhân của tình trạng trên, trong đó chủ yếu do các em không biết cách tìm hiểu
đề, lập dàn ý trước khi viết bài Là một giáo viên Ngữ văn đang dạy ở THPT, tôi
đã cố gắng tìm tòi và thử nghiệm những phương pháp dạy học phù hợp với mônhọc và đối tượng học sinh của mình Trong quá trình đó tôi nhận thấy phươngpháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi rất phù hợp với việc dạyhọc làm văn nghị luận xã hội Phương pháp và kĩ thuật dạy học này đã đáp ứngđược yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học làm văn, phát huy đượctính chủ động, tích cực, kích thích tư duy, phát triển năng lực giải quyết vấn đềcủa học sinh
Với mong muốn góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo củachủ thể học sinh trong học văn nghị luận xã hội, nâng cao chất lượng viết các
bài văn nghị luận xã hội của học sinh lớp 12, tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề vào việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm đề xuất được các biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lậpdàn ý bài văn nghị luận xã hội một cách hiệu quả hơn, góp phần nâng cao nănglực tạo lập các dạng bài văn nghị luận xã hội của học sinh lớp 12
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nói trên, tôi sẽ lấy việc tìm hiểu đề, lập dàn ý cho
2 kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 12 làm đối tượngnghiên cứu
Trang 21.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài chỉ giớihạn trong dạy học làm văn nghị luận xã hội ở lớp 12
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết đề tài này, chúng tôi đã vận dụng tổng hợp các phương phápsau:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích lí thuyết (phương pháp nêu vàgiải quyết vấn đề, kĩ thuật đặt câu hỏi, dạy học văn nghị luận xã hội)
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: khảo sát, thống kê, so sánh
Trang 3PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1 Khái niệm dạy học nêu vấn đề
Thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “Orixtic” hay còngọi là phương pháp phát kiến hay tìm tòi
Theo V Ôkôn: “Dạy học nêu vấn đề là tập hợp những hoạt động như tổchức các tình huống có vấn đề, phát biểu vấn đề, giúp đỡ cần thiết cho học sinhtrong việc giải quyết vấn đề, kiểm tra phép giải đó và cuối cùng điều khiển quátrình hệ thống hóa, củng cố kiến thức tiếp thu được”
V Ôkôn cho rằng: “Nét bản chất nhất của dạy học nêu vấn đề không phải
là sự đặt ra những câu hỏi mà là tạo ra những tình huống có vấn đề”
T.V Kudriaxep cũng phát biểu ý tương tự: “Khái niệm về tình huống cóvấn đề và các biện pháp giải quyết nó tạo nên cơ sở của dạy học nêu vấn đề”
Như vậy, hạt nhân của phương pháp dạy học nêu vấn đề là tạo ra các tình huống có vấn đề.
Khái niệm tình huống có vấn đề
Hiện nay chưa có một định nghĩa hoàn toàn thống nhất, sau đay là một sốđịnh nghĩa đáng chú ý:
Theo M.I Mackmutov: Tình huống có vấn đề là trở ngại về trí tuệ của con người xuất hiện khi người đó chưa biết cách giải quyết hiện tượng, sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức sáng tạo có hiệu quả Nó qui định sự khởi đầu của tư duy, hành động tư duy tích cực
sẽ diễn ra trong quá trình nêu ra và giải quyết các vấn đề.
Một tác giả khác lại viết: Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lí độc đáo của người gặp chướng ngại nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt chước mà, bằng tìm tòi, sáng tạo tích cực đầy hưng phấn, và khi tới đích thì lĩnh hội được kiến thức, phương pháp giành kiến thức và cả niềm vui sướng của phát hiện.
Như vậy, có thể coi tình huống có vấn đề trong dạy học là trạng thái tâm líđặc biệt của học sinh khi gặp mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức giữacái đã biết và cái phải tìm, tự họ chấp nhận và có nhu cầu, có khả năng giảiquyết mâu thuẫn đó bằng tìm tòi tích cực, sáng tạo, kết quả là học sinh nắmđược cả kiến thức và phương pháp giành kiến thức
Một tình huống được coi là có vấn đề khi thỏa mãn ba điều kiện sau:
- Tồn tại một vấn đề
- Gợi nhu cầu nhận thức
- Gợi niềm tin vào khả năng của bản thân
Đối với quá trình dạy học làm văn nghị luận xã hội, việc học sinh lập ý cho
đề văn là một quá trình suy nghĩ trong một tình huống có vấn đề nhằm tìm rađược hệ thống ý phù hợp với đề bài
Trang 42.1.2 Kĩ thuật đặt câu hỏi
a) Câu hỏi và câu hỏi có vấn đề
Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một đòi
hỏi, một mệnh lệnh mà người học cần giải quyết
Câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) là những câu hỏi chứa đựng tình
huống nảy sinh trong quá trình học tập, tình huống đó chứa đựng một mâu thuẫnbuộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi phương hướng giải quyết Do được hìnhthành từ một khó khăn trong lí luận hay thực tiễn nên muốn giải quyết chúngngười học phải có một sự nỗ lực, một cuộc vân động trí tuệ thực sự
Đặc trưng của câu hỏi có vấn đề
Câu hỏi luôn chứa đựng một cái gì chưa biết khiến người học phải bănkhoăn, trăn trở, tìm hướng khắc phục khoảng trống của sự thiếu hiểu biết Đồngthời chứa đựng một cái gì đã biết làm cơ sở khắc phục những nghịch lí, thắcmắc, băn khoăn Giữa cái chưa biết và cái đã biết có quan hệ chặt chẽ với nhau -cái đã biết là tiền đề để tìm ra cái chưa biết, cái chưa biết là cái đích cần đạt đếncủa điểm xuất phát là những dữ liệu đã cho
Đối với những câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) còn phải bao hàm
trong bản thân nó một yếu tố tâm lí nào đó thể hiện ở tính rõ ràng, mới lạ của
sự kiện, ở tính bất thường của bài tập nhận thức (I.F Khaz la môp)
b) Kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy học
Kĩ thuật đặt câu hỏi là một trong số những kĩ thuật dạy học tích cực để kiếntạo nên chủ thể học tập tích cực và sáng tạo Nội dung của kĩ thuật này là: giáoviên chuẩn bị hệ thống các câu hỏi để học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức,phát triển nội dung bài học Trong quá trình đàm thoại, giáo viên là người tổchức, học sinh chủ động tìm tòi, sáng tạo, phát hiện kiến thức mới Kết quả họcsinh vừa lĩnh hội được kiến thức mới đồng thời biết được cách thức đi đến kiếnthức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy
Việc vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi vào giờ dạy làm văn nghị luận xã hộitrong việc tìm hiểu đề sẽ phát huy được vai trò chủ thể tích cực của học sinh, tạo
ra bầu không khí cởi mở, dân chủ giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh.giáo viên nên hạn chế sử dụng “câu hỏi đóng” (dạng câu hỏi chỉ có một câu trảlời duy nhất đúng/sai hoặc có/không) Trái lại, cần đặt các “câu hỏi mở” (dạngcâu hỏi có nhiều cách trả lời)
2.1.3 Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
Có thể nói, tìm hiểu đề là khâu đầu tiên cần thực hiện khi làm bài văn nghịluận xã hội Việc tìm hiểu đề đúng sẽ giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của
đề bài về nội dung cần nghị luận và về phạm vi dẫn chứng, thao tác lập luận.Ngược lại, nếu không xác định đúng yêu cầu của đề bài, người viết sẽ làm chobài viết lạc đề Đối với các dạng đề bài của văn nghị luận xã hội, việc tìm hiểu
đề càng trở nên cần thiết Bởi vì, theo xu hướng đổi mới cách ra đề hiện nay,nhiều đề văn nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện, một câu danh ngôn,một bản tin rất khó để học sinh hiểu được yêu cầu của đề Tình trạng lạc đề đã
Trang 5trở thành mối lo ngại ở các em trước những đề văn nghị luận xã hội theo hướngmở.
Sau bước tìm hiểu đề, lập dàn ý giúp học sinh có thể xác định được trình
tự trình bày các luận điểm trong bài viết một cách mạch lạc, khoa học, tránh sót
ý Việc không có thói quen lập dàn ý khiến nhiều học sinh mắc các lỗi như: thừa
ý, lặp ý, sót ý hoặc diễn đạt lan man, lủng củng
Tuy vậy, nếu nhìn nhận một cách công bằng và toàn diện, chúng ta thấythực trạng dạy học văn nghị luận xã hội ở lớp 12 vẫn còn nhiều vấn đề tồn tạicần khắc phục Một số giáo viên chưa chú trọng vận dụng linh hoạt các phươngpháp để phát huy chủ thể tích cực của học sinh trong dạy học Mặt khác, giáoviên không xây dựng được môi trường học tập dân chủ và hợp tác thể hiện ởviệc chưa đưa ra được hệ thống câu hỏi khích lệ học sinh trả lời Ở phần thựchành, dường như giáo viên chưa chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh phântích đề, lập dàn ý trước khi làm bài văn nghị luận xã hội một cách bài bản, có tổchức
2.2.2 Thực trạng làm văn nghị luận xã hội của học sinh
Nhiều học sinh khi được khảo sát về mục đích học tập làm văn nghị luận
xã hội đều nói rằng học vì mục đích thi cử Số học sinh học văn nghị luận xã hội
vì cần có kĩ năng sống, hiểu biết đời sống xã hội và kĩ năng giải quyết các vấn
đề trong đời sống xã hội chiếm số lượng rất ít Từ mục tiêu học tập như vậy dẫnđến các em ngại làm bài tập, lúng túng khi thực hành luyện tập, làm bài qua loanên hiệu quả học thấp Đặc biệt đa số học sinh không có thói quen, ý thức thựchiện việc phân tích đề, lập dàn ý trước khi làm bài văn nghị luận xã hội nên hiệuquả bài viết không cao Tôi nhận thấy rằng, sở dĩ ít học sinh có thói quen nàykhông chỉ vì các em không có ý thức mà còn vì việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bàivăn nghị luận xã hội không dễ dàng đối với học sinh Mặt khác, phần lớn họcsinh không biết cách bày tỏ chủ kiến cá nhân, không dám nêu những suy nghĩngược chiều, không biết cách lập luận để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình khiviết bài văn
Trang 62.3 Vận dụng kỷ thuật đặt câu hỏi, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề vào việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội
b) Nguyên tắc 2:
Giáo viên phải hướng dẫn để giúp học sinh biết cách phân tích, nhận diện
và xác định được yêu cầu, phạm vi của đề đồng thời phải biết cách tổ chức cácluận điểm, luận cứ trong một dàn ý phù hợp
* Biện pháp 1: Giáo viên đặt câu hỏi xác định cụ thể các yêu cầu để học sinh tìm hiểu đề
Khi tìm hiểu đề nghị luận xã hội, giáo viên phải đặt ra và giúp học sinh trảlời được các câu hỏi như sau:
+ (Câu hỏi xác định yêu cầu về nội dung): Vấn đề cần nghị luận của đề bài
là gì? Hoặc: hãy chỉ rõ nội dung cần nghị luận ở đề bài?
+ (Câu hỏi xác định yêu cầu về hình thức): Đề bài thuộc dạng nghị luận xã
hội nào? Những thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt nào được sử
dụng trong bài văn? Sử dụng chúng khi nào?
+ (Câu hỏi xác định yêu cầu về tư liệu): Đề bài cần sử dụng những dẫn chứng nào? Hoặc: hãy xác định phạm vi dẫn chứng của đề bài?
Các câu hỏi này nhằm giúp học sinh nhận diện dạng đề và yêu cầu của đề
Để trả lời được các câu hỏi trên giáo viên lưu ý học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựavào các từ ngữ then chốt và tùy vào loại đề để xác định Ở loại đề đóng: có địnhhướng cụ thể về nội dung, về thao tác lập luận Luận đề cũng thường là luậnđiểm của bài, thao tác lập luận được nêu rõ trong đề bài (phân tích, chứng minh,
giải thích, bình luận,…) Ví dụ:“Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”( Đi-đơ-rô) Anh/chị hãy giải thích và bình luận ý
Trang 7kiến trên? Với loại đề này, học sinh chỉ cần đọc kĩ đề bài là có thể trả lời đượccác câu hỏi xác định đề
Tuy nhiên những năm gần đây, đề bài nghị luận xã hội chủ yếu ra theo xuhướng mở Đề mở có đặc điểm chỉ nêu ra đề tài hoặc vấn đề cần bàn luận,không nêu yêu cầu về thao tác lập luận, khuyến khích học sinh trình bày nhữngsuy nghĩ và ý kiến riêng Chủ động, sáng tạo trong làm bài, tùy vào nội dung củavấn đề, đề tài mà người viết lựa chọn và quyết định các thao tác lập luận chophù hợp để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc chân thành của cá nhân mình Từ đặcđiểm đó cho nên việc tìm hiểu đề mở kích thích được nhu cầu khám phá của chủthể học sinh , khơi gợi sự sáng tạo cá nhân, rèn cho học sinh tính hoạt bát, tưduy năng động, dám nêu vấn đề Khi tìm hiểu đề mở, giáo viên phải biết đặt ra
và khuyến khích học sinh trả lời các câu hỏi để lật đi lật lại một vấn đề ở nhiềumặt, nhiều góc độ Để trả lời được các câu hỏi tìm hiểu đề học sinh cần vậndụng những hiểu biết, trải nghiệm cuộc sống và kiến thức, kĩ năng làm văn nghịluận xã hội của mình Giáo viên lưu ý cần dựa vào những căn cứ như: căn cứvào lời văn trong đề bài để xác định yêu cầu của đề, căn cứ vào đề tài được nêu
ra trong đề bài để xác định dạng bài nghị luận xã hội Cụ thể cần dựa vào các từngữ then chốt, giải thích các từ ngữ then chốt để tìm ra luận đề
Ví dụ 1 : Trong thư gửi thầy hiệu trưởng trường con trai theo học, ngài
Abraham Lincol, vị tổng thống thứ 16 của nước Mỹ, đã viết: “Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kì diệu của sách… nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh”.
Ý kiến của anh (chị) về đề nghị của tổng thống A.Lincoln
Học sinh tìm hiểu đề bằng cách trả lời các câu hỏi: Hãy chỉ rõ nội dung cần nghị luận của đề bài trên?
Đề bài trên thuộc dạng đề nghị luận xã hội nào?
Thao tác lập luận nào được sử dụng trong bài văn? Phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt kết hợp của bài?
Hãy xác định phạm vi dẫn chứng của đề bài?
Học sinh đọc kĩ đề, trả lời các câu hỏi trên, kiến tạo những kiến thức, kĩnăng cần đạt như sau:
- Vấn đề cần nghị luận: bàn về ý kiến của tổng thống Lincoln về giáo dục.Lincoln đề nghị nhà trường dạy cho học sinh:
+ Biết thu nhận kiến thức từ sách vở
+ Đặc biệt còn phải tự mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống
- Đề bài thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí Các thao tác lậpluận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận Trong đó thao tác chính là
bình luận (thể hiện ở yêu cầu của đề bài “ý kiến của anh/ chị…”) Phương thức
biểu đạt chính: nghị luận, phương thức biểu đạt kết hợp: tự sự, biểu cảm…
- Phạm vi dẫn chứng: từ thực tế cuộc sống
Ví dụ 2 : Bệnh vô cảm trong cuộc sống hiện nay.
Trang 8HS tìm hiểu đề bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi: Vấn đề cần nghị luận của đề bài là gì?
Đề thuộc dạng bài đề nghị luận xã hội nào?
Thao tác lập luận nào được sử dụng trong bài văn? Phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt kết hợp của bài là gì?
Đề bài cần sử dụng những dẫn chứng nào?
Học sinh đọc kĩ đề, trả lời các câu hỏi để xác định đề Đề bài chỉ đưa ra một
luận đề “bệnh vô cảm” không nêu rõ vấn đề cần nghị luận cũng như thao tác lập
luận Giáo viên lưu ý học sinh cần dựa vào những từ ngữ then chốt như “bệnh
vô cảm”, giải thích từ ngữ then chốt, trả lời các câu hỏi: “Bệnh vô cảm là gì?Biểu hiện của bệnh vô cảm? Nguyên nhân, tác hại của bệnh?”…Trả lời các câuhỏi trên, học sinh kiến tạo những kiến thức, kĩ năng cần đạt như sau:
- Vấn đề cần nghị luận: bàn về bệnh vô cảm trong cuộc sống hiện nay Cóthể bàn luận nhiều mặt của vấn đề như: biểu hiện của bệnh vô cảm, nguyênnhân, tác hại …
- Đề bài thuộc kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống Các thao táclập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… Trong đó thao tác chính
là bình luận Phương thức biểu đạt chính: nghị luận, phương thức biểu đạt kếthợp: tự sự, biểu cảm…
- Phạm vi dẫn chứng: từ thực tế cuộc sống
Ví dụ 3 :
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc Trong chuyến đi, giữa hai người cóxảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình
đã nặng lời miệt thị người kia Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết
lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi Người bị miệt thịlúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống Người bạn kia đã tìm cách cứu
anh Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?”
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên
đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát
và khắc ghi những ân nghĩa lên đá
(Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2004)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa câu chuyện trên
Học sinh tìm hiểu đề bằng cách và trả lời các câu hỏi: Vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện trên là gì? Ý nghĩa của vấn đề?
Đề thuộc dạng bài nghị luận xã hội nào?
Trang 9Thao tác lập luận nào được sử dụng trong bài văn? Phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt kết hợp của bài là gì?
Hãy xác định phạm vi dẫn chứng của đề bài?
Trả lời các câu hỏi trên, học sinh kiến tạo những kiến thức, kĩ năng cần đạtnhư sau:
- Vấn đề cần nghị luận: Biết tha thứ cho mọi lỗi lầm mà người khác gây ra
và biết khắc ghi những ân nghĩa mà người khác đã làm cho mình
- Đề bài thuộc kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm vănhọc Các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… Trong
đó thao tác chính là bình luận (thể hiện ở yêu cầu của đề “suy nghĩ của anh (chị)về…” Phương thức biểu đạt chính: nghị luận, phương thức biểu đạt kết hợp: tự
sự, biểu cảm…
- Phạm vi dẫn chứng: từ thực tế cuộc sống và trong lịch sử, văn học
* Biện pháp 2: Giáo viên đặt câu hỏi khái quát các yêu cầu để học sinh tìm hiểu đề
Khi học sinh đã thuần thục kĩ năng tìm hiểu đề bằng cách trả lời các câu hỏi
cụ thể xác định các yêu cầu của đề như trên, giáo viên khuyến khích học sinh trảlời các câu hỏi dạng khái quát Thay vì đặt ra nhiều câu hỏi nhằm xác định các
yêu cầu chính của đề giáo viên có thể đặt một câu hỏi như: Hãy xác định những yêu cầu cần thực hiện của đề bài ? cho học sinh trả lời Để trả lời được câu hỏi
khái quát trên tự học sinh phải đặt ra và trả lời được các câu hỏi xác định cácyêu cầu cụ thể của đề (về nội dung, về hình thức, về phạm vi tư liệu) Như vậymục đích của câu hỏi dạng khái quát là nhằm phát huy vai trò của chủ thể họcsinh trong quá trình tìm hiểu đề Từ chỗ giáo viên là người đặt câu hỏi, học sinhtrả lời chuyển thành học sinh tự đặt ra và trả lờ các câu hỏi để tìm hiểu đề Chínhtrong quá trình tự hỏi- trả lời ấy sẽ giáp các em thuần thục kĩ năng tìm hiểu đềvăn nghị luận xã hội
Ví dụ: “Người thầy thuốc tốt nhất là bản thân thiên nhiên” (Hi-pô-crat) Từ
câu nói của danh y Hi Lạp cổ đại, anh (chị) nghĩ gì về thiên nhiên và môi trườngsống ở nước ta hiện nay?
Học sinh tìm hiểu đề bằng cách đọc kĩ đề, tự đặt ra và trả lời các câu hỏi:
Vấn đề cần nghị luận của đề bài là gì?
Đề thuộc dạng bài đề nghị luận xã hội nào?
Thao tác lập luận nào được sử dụng trong bài văn? Phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt kết hợp của bài là gì?
+ Thiên nhiên là môi trường sống tốt nhất của con người
+ Thiên nhiên và môi trường ở nước ta hiện nay đang bị tàn phá và xuốngcấp nghiêm trọng (nêu rõ hiện tượng và chỉ ra những biểu hiện thực tế)
Trang 10+ Thái độ của chúng ta trước thực trạng đó hoặc hành động của chúng ta
- Yêu cầu về thao tác lập luận và phương thức biểu đạt: Các thao tác lậpluận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận Trong đó thao tác chính là
bình luận (thể hiện ở yêu cầu của đề bài “nghĩ gì về…”) Phương thức biểu đạt
chính: nghị luận, phương thức biểu đạt kết hợp: miêu tả, thuyết minh, biểu cảm
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: từ thực tế cuộc sống
* Biện pháp 3: Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh lựa chọn một kết quả tìm hiểu đề đúng
Ở biện pháp này, với 1 đề văn nghị luận xã hội, giáo viên đưa ra 3 kết quả
tìm hiểu đề, trong đó có một kết quả đúng Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy chọn phương án xác định đúng nhất yêu cầu của đề bài? yêu cầu học sinh lựa chọn
kết quả tìm hiểu đề đúng và hợp lí nhất
Ví dụ: Có ý kiến cho rằng: Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết
như việc tích lũy kiến thức Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600
chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên (Đề thi Trung học phổ thông quốcgia năm 2015)
Khi tìm hiểu đề bài trên, một học sinh tìm được 3 ý yêu cầu về nội dungnghị luận như sau:
A Lợi ích của việc rèn kĩ năng sống và tích lũy kiến thức.
B Tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống.
C Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức
Hãy giúp bạn học sinh đó chọn phương án xác định đúng nhất yêu cầu của đề?
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trên, sau đó đưa ra đáp án C, dựa vào
cụm từ cũng cần thiết như trong đề bài khẳng định vấn đề mà đề bài yêu cầu là
việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức
b) Khuyến khích học sinh tích cực tìm ý, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội bằng phương pháp nêu và giải quyết vấn đ:
Sau khi tìm hiểu đúng yêu cầu của đề bài, giáo viên tổ chức các hoạt độngdạy học nêu và giải quyết vấn đề để hướng dẫn học sinh tìm ý, xây dựng dànbài Tìm ý là hoạt động tìm, xác lập được các luận điểm của bài văn và từ đó tìmcác luận cứ Việc xác lập các ý này cần căn cứ vào nội dung cần nghị luận vàyêu cầu về cách thức nghị luận của đề bài Khi có được luận điểm, luận cứ, họcsinh sẽ tiếp tục thảo luận nhóm để sắp xếp chúng theo một trật tự logic để hoànthành việc lập dàn ý
b.1)Tìm ý
Để phát huy tính tích cực của chủ thể học sinh trong quá trình tìm ý giáoviên cần tổ chức các hoạt động dạy học nêu và giải quyết vấn đề, chẳng hạnnhư:
* Biện pháp 1: Học sinh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi để tìm ý
Giáo viên đặt học sinh vào tình huống có vấn đề (đề văn nghị luận xã hộichính là tình huống có vấn đề), tổ chức cho các em thảo luận nhóm, gợi ý cáccâu hỏi để học sinh phát hiện vấn đề Để giúp học sinh không bị lạc đề, lạc ý hay