SKKN sử dụng phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa, nhằm dúp học sinh lớp 12 nâng cáo kết quả học tập môn tin học

33 833 0
SKKN sử dụng phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa, nhằm dúp học sinh lớp 12 nâng cáo kết quả học tập môn tin học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI TÓM TẮT ĐỀ TÀI Với tiến bộ nhảy vọt trong vài chục năm trở lại đây, cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Hiện nay, trên phạm vi toàn cầu, các công cụ của công nghệ thông tin đang dần dần thay thế những công cụ truyền thống, góp phần thúc đẩy sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, giáo dục, kinh tế, xã hội. Cũng giống như cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cách sống và ngay cả cách suy nghĩ của chúng ta. Ngoài sự tò mò, ham hiểu biết, càng sớm càng tốt mỗi người phải ý thức rằng nếu không có hiểu biết nhất định về máy tính nói riêng và tin học nói chung thì khó có thể hòa nhập vào cuộc sống hiện đại. Vì vậy việc đưa tin học vào giảng dạy trong các trường phổ thông là việc làm rất cần thiết, giúp các em nắm được các kiến thức cơ bản, những lợi ích của tin học để áp dụng vào đời sống và góp phần làm nền tảng kiến thức để các em sau này có thể học tập cao hơn. 1 Giáo viên thực hiện: Phan Quốc Thế Trần Thị Trúc Phương Bộ môn: Tin học Đơn vị công tác: Trường THPT Lộc Hưng Bộ Giáo Dục Đào Tạo phát động, năm học 2008 – 2009 là năm học: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học”, hướng ứng cuộc vận động, Sở GD và ĐT Tây Ninh cũng đã có công văn hướng dẫn các trường THPT tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy – học trong bất kỳ giai đoạn nào cũng cần đến công nghệ sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng nội dung và từng kiểu bài. Với máy tính, các công cụ đa phương tiện và các phần mềm hỗ trợ, người thầy (cô) giáo sẽ dể dàng thực hiện một bài giảng điện tử uyển chuyển, sinh động và hiệu quả. Tuy vậy, qua nhiều năm giảng dạy môn Tin học 12, tôi nhận thấy đa số học sinh không hứng thú với môn học này. Nội dung chương trình tin học 12 cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu và làm quen với hệ quản trị cơ sở dữ liệu (QTCSDL) Microsoft Access. Nhằm giúp cho học sinh hiểu được cách tổ chức, quản lí dữ liệu trên máy tính và thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access giúp học sinh bước đầu làm quen với các thao tác cơ bản để có thể xây dựng một chương trình quản lí trên máy tính. Đây là những kiến thức rất cần thiết đối với học sinh vì ngày nay các chương trình quản lí được sử dụng rất nhiều để giải quyết các bài toán quản lí ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Tuy nhiên nội dung phần chương I, III, IV là những kiến thức về cơ sở dữ liệu khá trừu tượng và khô khan; nội dung chương II giúp học sinh làm quen xây dựng và thao tác với các đối tượng của Access. Nhưng khi tìm hiểu xong các đối tượng như Table, Form, Query, Report học sinh vẫn khó hình dung các đối tượng này được sử dụng trong một chương trình quản lí như thế nào. Giải pháp của chúng tôi là: “Sử dụng một phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL Microsoft Access” thay vì chỉ dùng giáo án điện tử trình chiếu và dùng hệ QTCSDL Microsoft Access để mô tả trực quan cho học sinh xem để hiểu bài và áp dụng thực hành, làm bài tập về sau. Việc sử dụng phần mềm ứng dụng giới thiệu với học sinh để giúp học sinh có cái nhìn tổng quát, biết được sản phẩm mình có thể làm được sau khi tìm hiểu về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. Thông qua việc sử dụng các đối tượng trong phần mềm để minh họa cho bài học hoặc yêu cầu học sinh làm lại các đối tượng đó khi thực hành. Từ đó giúp học sinh cảm thấy hứng thú với môn học và hiệu quả học tập cao hơn. 2 Phần mềm sử dụng để minh họa có thể là phần mềm quản lí học sinh, phần mềm quản lí thư viện, phần mềm quản lí bán hàng,… được xây dựng bằng hệ QTCSDL Microsoft Access. Ở đây tôi sử dụng phần mềm Quản lí thư viện để học sinh dễ hiểu hơn vì trong SGK có nội dung tìm hiểu quản lí mượn trả sách trong thư viện và đây cũng là hoạt động thường xuyên, quen thuộc, gần gủi của các em trong trường THPT Lộc Hưng. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 2 lớp: 12B1 và 12B5 trường THPT Lộc Hưng. Lớp 12B1 là lớp đối chứng và 12B5 là lớp thực nghiệm. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài 3, 4, 6, 7, 8 và bài 9. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến ý thức học tập, sự tiếp thu bài và kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình 8.9; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình 7,9. Kết quả kiểm chứng Ttest cho thấy p<0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng: “Việc sử dụng dụng một phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL” làm nâng cao kết quả học tập của các em. Bên cạnh đó, rèn luyện cho các em kỹ năng cơ bản để các em tự xây dựng một phần mềm quản lý đơn giản cho riêng mình, đồng thời cho các em thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý ở mọi lĩnh vực trong xã hội công nghệ thông tin. GIỚI THIỆU Học sinh của trường đa số là ở vùng sâu, điều kiện gia đình khó khăn nên ít có điều kiện tiếp xúc với tin học. Một số em có điều kiện hơn thì tiếp xúc với tin học chủ yếu để chơi game và giải trí. Do đó các em không biết đến các chương trình quản lí và không thấy được tầm quan trọng của việc quản lí dữ liệu trên máy tính. Đối với học sinh lớp 12, tin học là môn phụ, nội dung kiến thức lại khá mới mẻ, khó tiếp thu dẫn đến các em thấy chán và lơ là với môn học. Cho nên, kết quả các bài kiểm tra liên quan đến các nội dung này thường rất thấp, ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn Vì vậy việc giới thiệu với các em các chương trình quản lí thông qua các bài học trên lớp là việc làm rất cần thiết. Khi học sinh học Chương II: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, mục tiêu là để các em có kĩ năng cơ bản sử dụng Microsoft Access và bước đầu tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL. Ban đầu học sinh khá hứng thú vì được tìm hiểu một phần mềm mới. Nhưng qua các tiết học tìm hiểu các đối tượng như Table, Form, Query, Report, nhất thời 3 quan sát giáo viên thực hiện, hướng dẫn thì các em thực hiện ngay được nhưng khi tuần sau quay lại thì các em đã quên các bước thực hiện. Và có lẽ học sinh vẫn chưa hình dung được ứng dụng thực tế của Access trong việc quản lí dữ liệu như thế nào. Ví dụ: Học Microsoft Word giúp soạn thảo một văn bản đẹp, khoa học. Học Microsoft Excel giúp tạo ra các bảng tính cho phép tính toán, thống kê nhanh chóng. Vậy học Microsoft Access sẽ được ứng dụng thế nào trong thực tế? Cái mà học sinh cần là thấy một sản phẩm cụ thể được tạo ra từ những gì mình đã học và sẽ học về Access. Từ đó mới kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh để có thể đạt được mục tiêu đề ra khi tìm hiểu nội dung này. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng phần mềm quản lý thư viện xây dựng bằng Access để minh họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL Microsoft Access thay cho việc trình chiếu trên powerpoint và chỉ mô tả trực quan bằng Microsoft Access. Đồng thời khai thác nó như là nguồn động cơ kích thích sự tò mò, hứng thú, say mê môn học trong mỗi học sinh. Giải pháp thay thế: Sử dụng một phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL. Ở từng bài, cô Phương giới thiệu chương trình với học sinh trên máy chiếu. Cụ thể: Khi bắt đầu tìm hiểu Chương II - Bài 3: Giới thiệu Microsoft Access cô Phương đã giới thiệu chương trình với học sinh trên máy chiếu: - Đây là chương trình Quản lí thư viện được làm từ Access. Chương trình này có thể giúp cho người thủ thư quản lí sách trong thư viện về số lượng, thể loại, tác giả, … Có thể tìm kiếm, tra cứu sách nhanh chóng, thuận tiện khi cần. Chương trình có thể quản lí được việc mượn và trả sách của học sinh và giáo viên. Chương trình còn cho phép thống kê và lập một số báo cáo cần thiết. Vậy sau khi các em học xong nội dung chương II thì có thể tạo ra một chương trình quản lí tương tự thế này. Học sinh rất hứng thú và nhiều em thắc mắc: - Để tạo ra được chương trình thế này thì có khó không cô và có mất nhiều thời gian không? - Để hoàn thành chương trình này cũng không khó nhưng khá mất thời gian, không phải trong 1 tiết học hay một buổi mà có thể làm xong được. Chương trình này có thể làm xong trong một tuần hoặc nửa tháng. Đây là một chương trình nhỏ, đối với những chương trình lớn thì phải mất cả tháng, cả năm và có thể cần một nhóm người cùng thực hiện. Học sinh tỏ ra rất tò mò và ngạc nhiên. 4 - Qua các tiết học của chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu các kĩ năng cơ bản sử dụng Microsoft Access và bước đầu tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL. Để các em có cái nhìn thực tế và dễ hiểu bài thì qua các tiết học của chương này thầy sẽ cùng các em tìm hiểu và xây dựng lại chương trình này. Học sinh tỏ ra rất đồng tình và hứng thú. Hình 1: Giao diện đăng nhập của chương trình quản lý thư viện Khi tìm hiểu Bài 4. Cấu trúc bảng, cô Phương đã giới thiệu với học sinh các bảng dữ liệu của chương trình Quản lí thư viện ở trên, để các em có cái nhìn trực quan và thấy rõ được tầm quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu của bảng. Dưới đây là bảng lưu dữ liệu sách trong thư viện: Hình 2: Cửa sổ cấu trúc bảng T_sach 5 Hình 3: Bảng danh sách sách Các bảng trong chương trình cũng là các bài tập để học sinh thực hành thêm ở tiết thực hành. Ở Bài 6. Biểu mẫu, cô Phương cũng giới thiệu với học sinh một số biểu mẫu của chương trình để các em thấy được sản phẩm mình có thể làm được sau khi tìm hiểu bài này. Theo tôi đây là bài thú vị nhất trong chương 2. Các em có thể phát huy được tính sáng tạo của mình để thiết kế được một biểu mẫu đẹp. Vì vậy các em rất hứng thú khi xem một số biểu mẫu của chương trình. Hình 4: Biểu mẫu quản lý sách nhà trường Ở Bài 7. Liên kết giữa các bảng, qua ví dụ trong SGK/57, học sinh đã phần nào hiểu được vì sao phải lập CSDL gồm nhiều bảng rồi sau đó muốn có được thông tin đầy đủ thì phải liên kết các bảng lại với nhau. Để các em hiểu kĩ hơn và có được cái nhìn trực quan, tôi đã giới thiệu và giải thích trên cửa số liên kết của chương trình Quản lí thư viện: 6 Hình 5: Sơ đồ liên kết của chương trình quản lý thư viện - Từ cửa sổ liên kết của chương trình ta thấy các bảng liên kết với nhau thông qua các trường khóa cùng tên và một bảng có thể liên kết với nhiều bảng. Đối với Bài 8. Truy vấn dữ liệu, đây là bài tương đối khó. Học sinh phải nắm được các biểu thức và các hàm để tạo các mẫu hỏi. Qua các ví dụ và bài thực hành trong SGK thì các em đã nắm được cách tạo một mẫu hỏi, nhưng các em không hình dung được các mẫu hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trên một chương trình quản lí. Tôi đã giải thích cho các em bằng việc tạo lại form tìm kiếm sách trong chương trình Quản lí thư viện: - Hình 6: Biểu mẫu tìm tên sách 7 - Để tạo được form trên ta phải tạo một form con để hiển thị thông tin sách tìm được, form con này được tạo từ mẫu hỏi như sau: Hình 7: Mẫu hỏi ở chế độ thiết kế Ở trường tensach ta đặt điều kiện lọc là Like “*”&[timtensach], có nghĩa là tìm sách có tên được nhập vào ở ô tìm kiếm là một Textbox có tên timtensach. Nội dung SGK chỉ dừng lại ở mức học sinh biết cách tạo một mẫu hỏi. Vì vậy mục đích tôi giới thiệu với học sinh cách tạo form tìm kiếm sách trên, để các em nắm được kết quả của việc tạo mẫu hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trong chương trình quản lí, chứ không yêu cầu các em phải hiểu và nắm đuợc cách tạo một form tìm kiếm tương tự như trên. Nhưng đối với những học sinh giỏi thì sẽ rất hứng thú tìm hiểu kĩ hơn để có thể xây dựng được một chương trình quản lí. Đối với Bài 9. Báo cáo và kết xuất báo cáo, sau khi hướng dẫn xong nội dung các bước để tạo một báo cáo, tôi cũng giới thiệu với các em một số báo cáo của chương trình. Ví dụ báo cáo số sách chưa trả, báo cáo số sách mượn theo lớp, …Giúp các em thấy rõ được mục đích và ưu điểm của báo cáo và đây cũng là những mẫu báo cáo để các em thực hành thêm. Hình 8: Báo cáo thống kê sách trong thư viện 8 Với phương pháp này, nó sẽ kích thích học sinh niềm say mê, hứng thú với môn học. Đồng thời, giúp phát triển trí tuệ, khả năng tư duy của các em. Như vậy, bản thân các em tự mình nắm bắt nội dung bài học một cách chủ động, tích cực và khắc sâu nội dung kiến thức cũng như các thao tác thực hiện trên máy hơn. Nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn có một nghiên cứu khắc phục tình trạng trên và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới PPDH thông qua việc sử dụng phần mềm quản lý thư viện để minh họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL. Qua từng bài học, các em sẽ thấy được sản phẩm sau cùng cũng như chức năng, vai trò của từng đối tượng trong sản phẩm mà các em sẽ làm ra sau này. Từ đó, giúp các em say mê, hứng thú với môn học và khắc sâu nội dung hơn. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL có nâng cao kết quả học tập Tin học 12 chương II: các bài: bài 3, 4, 6, 7, 8 và bài 9 hay không? Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL sẽ nâng cao kết quả học tập các bài: bài 3, 4, 6, 7, 8 và bài 9 Tin học 12. PHƯƠNG PHÁP a) Khách thể nghiên cứu: ◊ Giáo viên: Nhóm nghiên cứu của chúng tôi gồm 2 giáo viên: - Cô Trần Thị Trúc Phương - Thầy Phan Quốc Thế Để cho khách quan, dữ liệu thu thập tin cậy: - Cô Trần Thị Trúc Phương sẽ dạy cả hai lớp: lớp 12B1 đối chứng và 12B5 thực nghiệm - Thầy Phan Quốc Thế tham dự, xây dựng bài kiểm tra và chấm điểm. ◊ Học sinh: Hai lớp tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau: - Về ý thức học tập: đều ngoan, tương đối tích cực, chủ động, tự giác. 9 Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng Lớp Số HS các nhóm Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Dân tộc khác 12B1 35 20 15 35 0 12B5 35 22 13 35 0 b) Thiết kế: Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 12B5 là nhóm thực nghiệm và 12B1 là nhóm đối chứng. Chúng tôi thiết kế bài kiểm tra riêng cho 2 lớp sau khi các em học xong bài 2 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 7.4 7.5 P= 0.36 P=0.36 > 0.05, từ đó kết luận chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương nhau. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2). Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu 1 Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động KT sau tác động Thực nghiệm (Lớp 12B5) O1 Dạy học có sử dụng phần mềm quản lý thư viện để minh họa. O3 Đối chứng (Lớp 12B1) O2 Dạy học không có sử dụng phần mềm quản lý thư viện để minh họa. O4 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 10 [...]... Chuẩn bị của giáo viên: - Cô Phương: Thiết kế bài học có sử dụng phần mềm Quản lý hoàn chỉnh (cụ thể là phần mềm quản lý thư viện) để minh họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL Microsoft Access dạy lớp thực nghiệm (12B5) và đồng thời cũng thiết kế bài học như bình thường để dạy lớp đối chứng (12B1) nhưng không có sử dụng phần mềm Quản lý thư viện để minh họa - Thầy Thế lên kế hoạch dự giờ, nghiên cứu... khoa học 27 PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013-2014 1 Tên đề tài: Sử dụng một phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa, nhằm giúp học sinh 12 nâng cao kết quả học tập môn Tin học 2 Những người tham gia thực hiện: STT 1 2 Họ và tên Phan Quốc Thế Trần Thị Trúc Phương Cơ quan công tác THPT Lộc Hưng THPT Lộc Hưng Trình độ chuyên môn ĐH ĐH Môn học phụ trách Tin. .. có sử dụng một phần mềm quản lý hoàn chỉnh nào để minh họa đã nâng cao hiệu quả học tập của học sinh 13 Đây là một phương pháp dạy học rất hay, gây sự chú ý, hứng thú, sự tò mò cho học sinh Và kích thích đến lòng yêu mến môn học hơn Khuyến nghị: Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong muốn các quý đồng nghiệp quan tâm, chia sẽ và có thể ứng dụng đề tài này trong giảng dạy Tin 12 phần chương II để. .. cộng điểm xếp loại, đề tài bị hạ một mức 7 Kết quả xếp loại đề tài: Ngày 20 tháng 03 năm 2014 Người đánh giá thứ nhất Người đánh giá thứ hai 30 PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CẤP TỈNH NĂM HỌC 2013-2014 1 Tên đề tài: Sử dụng một phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa, nhằm giúp học sinh 12 nâng cao kết quả học tập môn Tin học 2 Những người tham gia thực hiện: STT... của “dạy học có sử dụng phần mềm Quản lý thư viện để minh họa” đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn Ngoài ra, cũng giúp các em kĩ năng cơ bản để thiết kế, xây dựng độc lập một phần mềm quản lý đơn giản để quản lý dữ liệu trên máy tính, giúp các em tự tin, tính tư duy cao, tích cực, hứng thú trong học tập Điều đó giúp các em khắc sâu nội dung bài học Đồng thời cũng tích cực hóa hoạt động học của... đặt ra bây giờ đã được kiểm chứng và kết quả rất khả quan Chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ được ứng dụng rộng rãi trong khối 12 ở trường THPT Lộc Hưng KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận: “Việc sử dụng một phần mềm quản lý hoàn chỉnh (Quản lý thư viện) để minh họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL Microsoft Access cụ thể ở các bài: Bài 3, 4, 6, 7, 8 và bài 9 Tin học 12 thay cho một bài giảng chỉ mô tả... của đề tài: Sử dụng phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL Microsoft Access làm nâng cao kết quả học tập của học sinh đã được kiểm chứng 12 8.9 7.9 7.4 7.5 Trước TĐ Sau TĐ Hình 9: Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng BÀN LUẬN Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC=8.91, kết quả bài kiểm... xuất dữ liệu và bộ bộ quản lý tập tin c Bộ quản lý tập tin và bộ truy xuất dữ liệu d Bộ xử lý truy vấn và bộ truy xuất dữ liệu Câu 10: Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề phân quyền hạn truy cập sử dụng CSDL trên mạng máy tính a Người dùng cuối b Người lập trình c Nguời quản trị CSDL d Cả ba người trên Câu 11: Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề sử dụng phần mềm ứng dụng phục vụ nhu cầu... Cập nhật dữ liệu ví dụ minh họa Khai thác dữ liệu GV: Access có những khả năng nào? HS: • Tạo lập và lưu trữ các cơ sở dữ liệu gồm các bảng, mối quan hệ giữa các bảng trên các thiết bị nhớ • Tạo chương trình giải bài toán quản lí • Đóng gói cơ sở dữ liệu và chương trình tạo phần mềm quản lí vừa và nhỏ GV: Xét bài toán quản lí học sinh của một lớp GV: Để quản lí học sinh trong một lớp Gv cần làm gì? HS:... chung CSDL Câu 3: Hoạt động nào sau đây có sử dụng CSDL a Bán hàng b Bán vé máy bay c Quản lý học sinh trong nhà trường d Tất cả đều đúng Câu 4: Hệ quản trị CSDL là: a Phần mềm dùng tạo lập CSDL b Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL c Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ và khai thác một CSDL d Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL Câu 5: Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL a Tính cấu trúc,

Ngày đăng: 03/02/2015, 20:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Tổ Chuyên Môn

  • 2. Cấp Trường: Trường THPT Lộc Hưng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan