Tuy nhiên, chúng ta vẫn quen với cách thức GV là người đưa ra câu hỏi như một biện pháp kiểm tra mức độ nhớ, tái hiện kiến thức đã học của HS nhưng đặc thù môn Sinh học là môn khoa học t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN -
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Thiết kế giáo án rèn luyện kĩ năng
đặt câu hỏi cho học sinh trong dạy học Chương IV - Sinh học 11” tôi xin
được gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Các thầy cô giáo trong Tổ Phương pháp Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã luôn tận tâm, chỉ bảo nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình học tập
Các thầy cô giáo Trường THPT Phúc Yên – Vĩnh Phúc, THPT Cầu Giấy –
Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin phục
vụ khóa luận
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo, TS
Đỗ Thị Tố Như, người đã dành cho tôi sự hướng dẫn nhiệt tình và những lời
gợi ý quý báu trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường phổ thông
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Hà Thị Yến
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Đỗ Thị Tố Như, giảng viên khoa Sinh – KTNN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đề tài này chưa từng được công bố ở đâu
và hoàn toàn không trùng với công trình nghiên cứu của các tác giả khác
Hà Nội, Tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Hà Thị Yến
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỘT MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học 1
1.2 Xuất phát từ thực tiễn dạy học Sinh học ở trường phổ thông 2
1.3 Xuất phát từ vai trò của câu hỏi và việc rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS 3
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
3 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3
4 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4
4.1 Khách thể nghiên cứu 4
4.2 Đối tượng nghiên cứu 4
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
6.1 Nghiên cứu lý thuyết 4
6.2 Điều tra 5
6.3 Phương pháp chuyên gia 5
7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 5
8 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 5
PHẦN HAI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI CHO HỌC SINH 6
1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài 6
1.1.1 Trên thế giới 6
1.1.2 Ở Việt Nam 7
1.2 Cơ sở lí luận 9
1.2.1 Khái niệm câu hỏi 9
1.2.2 Kĩ năng đặt câu hỏi 11
1.2.3 Quy trình rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi 12
1.3 Cơ sở thực tiễn 20
1.3.1 Mục tiêu điều tra 20
1.3.2 Nội dung điều tra 20
Trang 61.3.3 Cách tiến hành 20
1.3.4 Kết quả điều tra 20
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ GIÁO ÁN RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV - SINH HỌC 11 23 2.1 Khái quát cấu trúc, nội dung Chương IV - Sinh học 11 23
2.1.1 Cấu trúc 23
2.1.2 Nội dung 23
2.2 Kết quả việc thiết kế giáo án rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS trong dạy học Chương IV - Sinh học 11 24
2.2.1 Giáo án bài 41 24
2.2.2 Giáo án bài 42 36
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG 49
3.1 Mục đích đánh giá 49
3.2 Nội dung đánh giá 49
3.3 Phương pháp tiến hành đánh giá 49
3.4 Kết quả đánh giá 49
PHẦN BA KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
1 Kết luận 51
2 Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7PHẦN MỘT MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Đảng và Nhà nước ta khẳng định rằng đầu tư cho giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX Đảng đã nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Tiếp tục nâng cao giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề…” [6]
Nghị quyết số 29 – NQ/TW (04/11/2013) Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; kh c phục lối truyền thụ áp đ t một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực…” [3]
Giáo dục – đào tạo đang đứng trước những thách thức lớn của thời đại vì vậy việc đổi mới PPDH là nhiệm vụ quan trọng hơn cả đối với cải cách giáo dục nói chung và cải cách bậc THPT nói riêng Vài năm gần đây các trường THPT đã có những cố gắng trong việc đổi mới PPDH và đã đạt được những tiến bộ trong việc phát huy tính tích cực của HS Tuy nhiên các PPDH truyền thống đặc biệt là phương pháp thuyết trình vẫn chiếm một vị trí chủ đạo trong
Trang 8các PPDH ở các trường THPT do đó mà việc rèn luyện các kĩ năng cho HS còn hạn chế Chính vì vậy, việc đổi mới dạy học nói chung và dạy học bộ môn Sinh học nói riêng là cấp thiết và mang tính thời sự
1.2 Xuất phát từ thực tiễn dạy học Sinh học ở trường phổ thông
Nội dung của SGK Sinh học 11 mang tính đại cương và lí thuyết trìu tượng nên việc truyền đạt kiến thức cho HS sẽ gặp nhiều trở ngại Vì vậy, trong quá trình giảng dạy đa số GV lựa chọn các phương pháp dạy học truyền thống như độc thoại, đôi khi có sử dụng câu hỏi đàm thoại nhưng chủ yếu là câu hỏi đơn lẻ, chưa có hệ thống do đó chưa phát huy được tính tích cực của
HS Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản nhất là
do trong quá trình dạy học chỉ chú trọng vào việc dạy lý thuyết mà chưa rèn luyện các kĩ năng nói chung, kĩ năng đặt câu hỏi nói riêng
Các khái niệm Sinh học đại cương ở bậc THPT nói chung và Sinh học
11 nói riêng được xây dựng trên cơ sở hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức cụ thể từ các lớp học dưới, điều đó thuận lợi cho việc sử dụng câu hỏi kích thích tư duy tích cực của HS Do đó, GV cần tăng cường câu hỏi tự lực, tích cực, coi đó là một biện pháp quan trọng có hiệu quả trong đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Tuy nhiên, chúng ta vẫn quen với cách thức GV là người đưa ra câu hỏi như một biện pháp kiểm tra mức độ nhớ, tái hiện kiến thức đã học của HS nhưng đặc thù môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm nên việc hướng dẫn HS tự phát hiện kiến thức mới, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và rèn luyện các kĩ năng cho các em là quan trọng hơn cả Vì vậy việc rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS, học bằng cách hỏi là một việc làm cần thiết
Trang 91.3 Xuất phát từ vai trò của câu hỏi và việc rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS
Hỏi là một hoạt động thường xuyên diễn ra trong quá trình dạy học, nếu được tổ chức tốt có thể tạo ra cầu nối giữa dạy và học, làm cho quá trình dạy học có hiệu quả Việc sử dụng câu hỏi trong dạy học tạo ra môi trường học tập, tạo hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo cho người học Có thể nói rằng câu hỏi vừa là động lực của hoạt động tư duy, vừa là sản phẩm của chính hoạt động đó
Tuy nhiên, chúng ta vẫn quen với việc GV thường là người đưa ra các câu hỏi, hướng dẫn HS trả lời mà ít thấy HS đặt câu hỏi trong các giờ học Quá trình HS tự đặt ra câu hỏi tạo thói quen làm việc độc lập, rèn luyện tư duy sáng tạo và đào sâu thêm kiến thức đã lĩnh hội trước đó Khi có kĩ năng này, HS sẽ có khả năng nâng cao hiểu biết của mình trong học tập không chỉ môn Sinh học mà tất cả các môn học khác, đồng thời góp phần nâng cao kĩ năng giao tiếp của các em từ việc đặt ra các câu hỏi Vì vậy, có thể khẳng định việc rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS là hết sức cần thiết
Xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới PPDH, nâng cao kĩ năng đặt câu hỏi cho HS, chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Thiết kế giáo án rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho học sinh trong dạy học Chương IV - Sinh học 11”
Trang 103 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế được các giáo án cho chương IV - Sinh học 11 theo quy trình rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi và sử dụng chúng một cách có hiệu quả sẽ góp phần hình thành và phát triển kĩ năng đặt câu hỏi cho HS
4 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS trong dạy học Chương IV- Sinh học 11
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Giáo án được thiết kế có định hướng rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài; xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi ở trường THPT hiện nay
- Thiết kế được giáo án vận dụng quy trình rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS góp phần hình thành và phát triển kĩ năng đặt câu hỏi của HS
- Đánh giá chất lượng các giáo án xây dựng được
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn bản của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về chiến lược phát triển, đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông nói riêng
- Nghiên cứu các công trình, tài liệu về kĩ năng và kĩ năng dạy học; hình thành, rèn luyện kĩ năng và kĩ năng dạy học làm cơ sở để định hướng rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS
Trang 11- Nghiên cứu các công trình, tài liệu về câu hỏi, kĩ năng thiết kế và sử dụng câu hỏi trong dạy học và việc rèn luyện các kĩ năng đó làm cơ sở cho việc vận dụng quy trình đặt câu hỏi vào dạy học
- Nghiên cứu SGK Sinh học phổ thông và các tài liệu liên quan làm cơ sở cho việc biên soạn giáo án rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS
6.2 Điều tra
Khảo sát, tìm hiểu thực tiễn về thực trạng việc rèn luyện kĩ năng đặt câu
hỏi cho HS trong dạy học của GV ở một số trường phổ thông hiện nay
6.3 Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến đánh giá của các thầy, cô giáo có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề bằng phiếu xin ý kiến chuyên gia (Phiếu số 3 - Phụ lục) về các mặt chủ
VIII PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Chúng tôi giới hạn việc thiết kế các giáo án rèn luyện cho HS kĩ năng đặt câu hỏi trong dạy học Chương IV - Sinh học 11
Trang 12PHẦN HAI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC RÈN LUYỆN KĨ
NĂNG ĐẶT CÂU HỎI CHO HỌC SINH
1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Trên thế giới
Nghiên cứu vấn đề đặt câu hỏi trong dạy học không còn là vấn đề mới trên thế giới Ngay từ những năm trước công nguyên vấn đề này đã gắn liền với tên tuổi của nhà triết học Xocrat (470 - 390 TCN) - người khởi thủy đặt câu hỏi còn gọi là phương pháp vấn đáp; Khổng Tử (551 - 479 TCN) cũng cho rằng dạy học là đưa người học vào tình huống mâu thuẫn, tức là đặt ra
cho họ những câu hỏi bẫy để kích thích người học
Cho đến nay phương pháp này được sử dụng phổ biến với nhiều mức
độ khác nhau:
Đêcac đã khẳng định “không có câu hỏi thì không có tư duy” Hay theo Allan C.Ornstein cho rằng “dạy tốt bao gồm đặt câu hỏi hay” Theo Robert Fisher, đặt câu hỏi đúng là cốt lõi của việc dạy học, có thể tạo ra cầu nối giữa
dạy và học
Trong bài báo “Teaching Students to Ask Their Own Questions”, (2011)
[19] của mình, Dan Rothstein và Luz Santana đã khẳng định việc dạy cho HS
tự đặt câu hỏi là một việc làm quan trọng, một sự thay đổi nhỏ nhưng có thể mang lại kết quả lớn Trong bài viết này, hai tác giả đã đưa ra kĩ thuật xây dựng câu hỏi (The Question Formulation Technique – viết tắt là QFT) gồm 6 bước Với kĩ thuật này, HS sẽ được yêu cầu đặt tất cả các câu hỏi, GV chỉ là người tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đó được diễn ra Do đó, HS sẽ được trau dồi kĩ năng đặt câu hỏi – một kĩ năng mà về cơ bản rất quan trọng cho việc học tập của họ
Trang 13Trên thế giới, người nghiên cứu sâu đến vấn đề “câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học” là Ivan Hannel.Trong tài liệu “Highly effective questioning”, (2006) của mình ông khẳng định “Đặt câu hỏi hiệu quả cao là cách thức giúp học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập” Ông đưa ra đầy đủ các tác dụng,
các quy tắc và quy trình đặt câu hỏi hiệu quả trong dạy học (7 bước) [18]
Kế thừa những nghiên cứu của các nhà triết học cổ đại: Piagét, Bruner, Allan C Ornstein, James H McMillan, X.L Rubinstein cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi trong dạy học Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu của các nhà sư phạm như: J.A Komenfki, J.J Ruxo, A Distecvec, K.D Usinxki lại chú trọng tầm quan trọng của người thầy giáo trong việc tổ chức, điều khiển, dẫn dắt HS bằng câu hỏi
1.1.2 Ở Việt Nam
Đánh giá trong giáo dục mới được phát triển ở Việt Nam, từ những năm
70 của thế kỉ XX, các nhà giáo dục học Việt Nam mới chú tâm đến vấn đề kĩ thuật đặt câu hỏi trong khi các nước khác trên thế giới đã quan tâm, chú trọng rất nhiều đến vấn đề này từ nhiều thế kỷ
Một số dự án và hội thảo khoa học liên quan đến việc sử dụng các kĩ thuật đặt câu hỏi được triển khai ở Việt Nam những năm vừa qua như: Chương trình dạy học cho tương lai của Intel (Teach to the Future) được triển khai từ năm 2000 khởi điểm tại 2 trường Đại học: ĐHSP Hà Nội và ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh sau đó được mở rộng ra nhiều tỉnh thành khác Chương trình này có sức lan tỏa lớn, đã có nhiều GV trao đổi về kĩ thuật xây dựng, sử dụng câu hỏi và đưa ra những sản phẩm được thực hiện với HS Đáng chú ý là hội thảo khoa học “Dạy học với câu hỏi hiệu quả” do trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào tháng 12/2010 với nhiều bài viết xoay quanh vấn đề đặt và sử dụng câu hỏi hiệu quả để phát triển năng lực người học [12]
Trang 14Gần đây, có nhiều đề tài về vấn đề đặt câu hỏi trong dạy học ở Việt Nam được các tác giả nghiên cứu sâu rộng
Tác giả Trần Bá Hoành, Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành trong tài liệu “Giáo trình lí luận dạy học sinh học đại cương ở trường phổ thông” các năm (1979), (1996) đề cập tới việc sử dụng câu hỏi trong phương pháp vấn đáp [9], [1]
Đề tài “Sử dụng câu hỏi – bài tập để tích cực hoá hoạt động nhận thức của
HS trong dạy học Sinh thái học lớp 11” của tác giả Lê Thanh Oai, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội 2003 [14] Trong công trình này, tác giả
đã tập trung vào việc nghiên cứu xác định các nguyên tắc, quy trình thiết kế và
sử dụng câu hỏi, bài tập như một phương pháp để tổ chức hướng dẫn HS tự lực phát hiện kiến thức mới trong dạy học Sinh thái học ở trường phổ thông
Tài liệu “Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học”, NXB Giáo dục, 2005 [4] của Nguyễn Hữu Châu đã trình bày một số kĩ thuật dạy học trong đó có kĩ thuật đặt câu hỏi với các nội dung cụ thể như: mục đích của việc đặt câu hỏi, phân loại câu hỏi, xử lí các câu hỏi của HS và cải tiến kĩ thuật đặt câu hỏi
Trong số các đề tài quan tâm nghiên cứu vấn đề rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi có thể kể đến đề tài: “Rèn luyện kĩ năng xây dựng và
sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa Sinh học Đại học Sư phạm để dạy Sinh học” của tác giả Đỗ Thị Tố Như, Luận án Tiến sĩ (2014) [13] Trong công trình này, tác giả đã đề xuất quy trình rèn luyện sinh viên kĩ năng tự xây dựng câu hỏi gồm 6 bước (Giảng viên đưa ra một câu hỏi trọng tâm, sinh viên tự đặt câu hỏi, sinh viên cải thiện câu hỏi của họ, sinh viên lựa chọn câu hỏi của
họ, sinh viên và giảng viên quyết định các bước tiếp theo, sinh viên suy nghĩ
về những gì đã học) và biện pháp rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên Đại học Sư phạm để tổ chức bài dạy môn Sinh học Quy
Trang 15trình với những bước chi tiết và những gợi ý khá cụ thể Đây cũng là cơ sở để chúng tôi thiết kế giáo án rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS
1.2 Cơ sở lí luận
1.2.1 Khái niệm câu hỏi
1.2.1.1 Bản chất của câu hỏi
Câu hỏi có một tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động nhận thức của con người và trong dạy học Aristole là người đầu tiên đã biết phân tích câu hỏi dưới góc độ logic và lúc đó ông cho rằng đặc trưng cơ bản của câu hỏi là buộc người bị hỏi phải lựa chọn các giải pháp có tính trái ngược nhau, do đó con người phải có phản ứng lựa chọn, hoặc cách hiểu này, hoặc cách hiểu
khác Tư tưởng bậc nhất của ông còn nguyên giá trị đó là: “Câu hỏi là một
mệnh đề trong đó chứa đựng cái đã biết và cái chưa biết” [17]:
Câu hỏi = Cái đã biết + Cái chưa biết
Như vậy, trong đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học, con người chỉ nêu ra thắc mắc, tranh luận khi đã biết nhưng chưa đầy đủ cần biết thêm
Do đó, tương quan giữa cái đã biết và cái chưa biết thúc đẩy việc mở rộng hiểu biết của con người Con người muốn biết một sự vật hiện tượng nào đó dứt khoát chỉ biết khi người đó đặt được những câu hỏi: Đó là cái gì? Như thế nào? Vì sao?
ĐêCac cho rằng, không có câu hỏi thì không có tư duy cá nhân cũng như không có tư duy nhân loại Ông nhấn mạnh dấu hiệu bản chất của câu hỏi là phải có mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết Phải có tỉ lệ phù hợp giữa hai đại lượng đó thì chủ thể nhận thức mới xác định được phương hướng mình phải làm gì để trả lời câu hỏi Khi chủ thể nhận thức đã định rõ được cái mình đã biết và chưa biết thì lúc bấy giờ mới đặt được câu hỏi, và đến lúc đó thì câu hỏi thực sự mới trở thành sản phẩm của quá trình nhận thức Như vậy, câu hỏi là sản phẩm của quá trình nhận thức Trong dạy học, người ta sử dụng
cả hai trình độ, dạy HS biết trả lời và dạy HS biết hỏi
Trang 16Muốn quá trình nhận thức đạt được hiệu quả thì cần phải làm xuất hiện hoạt động tư duy Hoạt động tư duy xuất hiện khi chủ thể gặp một vấn đề mà kinh nghiệm hiểu biết đã có không đủ để giải quyết, nhưng đã biết một phần
Do đó phải tạo được “các tình huống có vấn đề” giúp gây được sự chú ý và hứng thú, tạo ra trạng thái gắng sức về tâm lý tìm cách giải quyết vấn đề của
HS Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi
đó mâu thuẫn khách quan của nhiệm vụ nhận thức được HS chấp nhận như một “vấn đề học tập” mà họ cần và có thể giải quyết được, kết quả là họ nắm bắt được tri thức mới” [16] Vấn đề học tập là những tình huống về lý thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái đã biết và cái chưa biết, mâu thuẫn này đòi hỏi được giải quyết Như vậy, từ mâu thuẫn khách quan biến thành thắc mắc chủ quan dưới dạng câu hỏi
1.2.1.2 Vai trò của câu hỏi
Trong dạy học câu hỏi có vai trò:
- Khi dùng câu hỏi để mã hóa thông tin trong SGK thì câu hỏi và việc trả lời câu hỏi là nguồn tri thức mới cho HS
- Câu hỏi có tác dụng định hướng nhận thức, tri thức mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS
- Hệ thống câu hỏi có vấn đề được GV đặt ra trong bài học chứa đựng các mâu thuẫn sẽ đặt HS vào tình huống có vấn đề HS đóng vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức, chủ động nhận lấy kiến thức thông qua việc trả lời các câu hỏi, từ đó khắc phục lối truyền thụ một chiều
- Câu hỏi giúp HS lĩnh hội được kiến thức một cách có hệ thống
- Giúp cá thể hóa cách học một cách tối ưu, tạo điều kiện cho HS tự học và rèn luyện phương pháp học
- HS được dạy cách lắng nghe và hỏi người khác, biết cách làm việc tập thể
để phát huy sức mạnh tập thể kết hợp với làm việc độc lập
Trang 17- Dạy học bằng câu hỏi còn rèn luyện cho HS nhiều kĩ năng như kĩ năng diễn đạt, lập luận logic, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy khi đó thông tin không còn là thông tin chết nữa Thông tin được tích lũy sẽ dần dần phát sinh các ý tưởng
- Dạy học bằng câu hỏi giúp GV đánh giá HS về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ, vì câu hỏi là biện pháp phát hiện, tự phát hiện thông tin ngược chiều
1.2.2 Kĩ năng đặt câu hỏi
1.2.2.1 Khái niệm kĩ năng
Có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu vấn đề kĩ năng
Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) [15], “Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” Theo từ điển Tâm lí học (Vũ Dũng chủ biên), “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội
để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [5]
Đặc biệt, trong đề tài tác giả Đỗ Thị Tố Như (2014), Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa Sinh học Đại học Sư phạm để dạy Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Luận án tiến sĩ đã đưa ra định nghĩa
“Kĩ năng là khả năng của chủ thể có được do đào tạo, rèn luyện để thực
hiện có kết quả một hoạt động nào đó bằng cách vận dụng tri thức và
Trang 18những kinh nghiệm đã có về hoạt động đó” [13] Đây là định nghĩa định
hướng nghiên cứu cho khóa luận của chúng tôi
1.2.2.2 Kĩ năng đặt câu hỏi
Trên cơ sở định nghĩa về kĩ năng chúng tôi định nghĩa về kĩ năng ĐCH
như sau: “Kĩ năng đ t câu hỏi là khả năng của người học có được do đào tạo, rèn luyện để thực hiện có kết quả việc đ t câu hỏi, tạo ra hệ thống các câu hỏi với các mức độ khác nhau từ đó học sinh lĩnh hội được chủ đề bài học”
Trên cơ sở nghiên cứu về khái niệm kĩ năng chúng tôi đã xác định được
kĩ năng ĐCH là kĩ năng tổng hợp gồm nhiều kĩ năng thành phần (kĩ năng bộ phận cấu thành nên kĩ năng tổng hợp) Xác định được các kĩ năng thành phần
là cơ sở để chúng tôi định hướng việc thiết kế giáo án rèn luyện kĩ ĐCH cho
HS Các kĩ năng thành phần gồm:
+ Xác định nội dung bài học
+ Khả năng mã hóa nội dung thành câu hỏi
+ Diễn đạt khả năng mã hóa nội dung bằng câu hỏi
+ Chỉnh sửa, hoàn thiện câu hỏi
1.2.3 Quy trình rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi
1.2.3.1 Quy trình chung [13]
Để hình thành và phát triển kĩ năng nào đó thì chủ thể cần được đào tạo (hay tự đào tạo), rèn luyện (hay tự luyện tập) theo một quy trình nhất định Quy trình là một tập hợp các giai đoạn, các bước, các thao tác và hành vi được sắp xếp theo một trật tự hợp lí để tác động đến đối tượng nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích mà chủ thể dự kiến
Quy trình rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS gồm 6 bước:
Trang 192 HS tự đặt
câu hỏi
GV giới thiệu các quy tắc và hướng dẫn HS ĐCH, yêu cầu
HS suy nghĩ, thảo luận về nội dung của chủ đề bài học để tự đặt được các câu hỏi HS sử dụng 4 quy tắc rõ ràng để ĐCH
mà không có sự trợ giúp từ GV Bốn quy tắc sử dụng là: đ t tất cả các câu hỏi có thể; không dừng lại để thảo luận, đánh giá hay trả lời bất kỳ câu hỏi nào; ghi lại tất cả các câu hỏi một cách chính xác và trung thực; chuyển tất cả các câu khẳng định thành câu hỏi
3 HS cải
thiện các
GV cho HS thảo luận về ưu nhược điểm của từng câu hỏi, dẫn dắt HS suy nghĩ về cách biến đổi của một câu hỏi về hình
Trang 20câu hỏi của
họ
thức diễn đạt hoặc mức độ của câu hỏi Thông qua việc biến đổi các câu hỏi đó sẽ có thể ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị của thông tin mà người học có được
Kết quả của việc rèn luyện kĩ năng ĐCH không chỉ giúp người học làm
rõ được các khái niệm, hiểu được những điểm chính của bài học mà còn tăng cường kĩ năng giải quyết vấn đề và khuyến khích người học suy nghĩ ở mức
độ nhận thức cao hơn Từ việc thực hành quy trình 6 bước người học lĩnh hội được kiến thức bài học một cách chủ động và phát triển được khả năng tư duy
Trang 211.2.3.2 Ví dụ minh họa
Chúng tôi vận dụng quy trình 6 bước trên để xây dựng giáo án hướng dẫn HS đặt câu hỏi thông qua nội dung mục II, bài 41: Các hình thức sinh sản
vô tính ở thực vật, Sinh học 11 (cơ bản) có thể tiến hành các bước như sau:
Bước Hoạt động của GV Hoạt động của
HS
Kết quả
1 - GV hỏi: Tại sao lá cây bỏng
rơi xuống đất ẩm có thể mọc
thành cây con trong khi lá cây
xoài, nhãn cũng rơi xuống đất
ẩm lại không có hiện tượng
- GV: Nêu ra được các mâu thuẫn nhận thức, từ đó định hướng cho HS chủ
đề bài học
- HS: Kích thích sự
tò mò tìm hiểu, gợi lên nhiều câu hỏi để người học có thể tự mình xây dựng và khám phá phạm vi rộng hơn
1 Có mấy hình thức sinh sản vô tính ở thực vật?
2 Kể tên các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật?
3 Cho ví dụ về một số thực vật
có hình thức sinh
- GV:
+ Định hướng ĐCH dựa trên các nội dung chính cần tìm hiểu
+ Tạo hứng thú, tư duy sáng tạo cho người học
- HS: Chủ động tìm
ra kiến thức trọng tâm của bài từ việc đặt được các câu hỏi
Trang 22+ Chú ý: ĐCH theo 4 nguyên
tắc: đ t tất cả các câu hỏi có
thể; không dừng lại để trả lời
bất kì câu hỏi nào; ghi lại tất
5 Tại sao trong chu trình sống của rêu có sự thụ tinh nhƣng rêu vẫn đƣợc xếp vào kiểu sinh sản vô tính?
6 Sinh sản bằng bào tử là gì?
7 Các hình thức sinh sản sinh dƣỡng của thực vật?
8 Cho ví dụ về một số thực vật
có hình thức sinh sản sinh dƣỡng?
9 Sinh sản sinh dƣỡng là gì?
10 Hiện tƣợng hạt lạc nảy mầm
có đƣợc coi là hình thức sinh sản sinh dƣỡng không?
Trang 23cầu của câu hỏi với người trả
lời phải kể tên, trình bày hay
cho ví dụ một số thực
vật,…có hình thức sinh sản
sinh dưỡng
- GV hướng dẫn HS chỉnh
sửa câu hỏi để hoàn chỉnh
+ Cấu trúc của một câu hỏi
gồm:
“Phần dẫn + Động từ để hỏi +
Nội dung”
Phần dẫn: Quan sát hình,
video, thí nghiệm,…, nghiên
cứu thông tin sách giáo khoa
Động từ: Nêu, kể tên, cho
ĐCH đúng, đủ và ở các mức độ khác nhau
- HS: Rèn luyện được kĩ năng ĐCH
Trang 244 - GV yêu cầu mỗi nhóm lựa
chọn ra 3 câu hỏi theo các chủ
đề nhỏ sau:
+ Chủ đề 1: Tìm hiểu nội
dung “Sinh sản bào tử”
+ Chủ đề 2: Tìm hiểu nội dung
“Sinh sản sinh dưỡng”
- HS hoạt động nhóm
- GV: Định hướng nội dung bài học theo các câu hỏi thuộc chủ đề nhỏ giúp HS tìm hiểu kiến thức một cách
cụ thể hơn
- HS: Chủ động tìm hiểu các thành phần kiến thức nhỏ từ việc nhóm các câu hỏi theo chủ đề
- GV: Lựa chọn các câu hỏi thích hợp từ các câu hỏi của HS theo chủ đề
- HS:
+ Đối chiếu với câu hỏi của mình tự chuẩn hóa câu hỏi + Từ việc tự tìm hiểu
và ĐCH, HS sẽ thu
Trang 252 Quan sát hình 41.1, mô tả
chu trình sống của rêu và giải
thích tại sao trong chu trình
sống của rêu có sự thụ tinh
- GV yêu cầu các nhóm trả lời
các nhóm câu hỏi đã lựa chọn
ở thực vật: sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dƣỡng
Đặc điểm và đại diện của từng hình thức
- HS: Từ những đánh giá HS tự chỉnh sửa
và rèn luyện kĩ năng
ĐCH
Trang 261.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Mục tiêu điều tra
Điều tra thực trạng việc rèn luyện kĩ năng ĐCH cho HS trong dạy học đối với GV THPT Ngoài ra chúng tôi còn điều tra mức độ, kĩ năng ĐCH của
HS và việc rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS của GV trong giờ dạy để làm
rõ thực trạng trên
1.3.2 Nội dung điều tra
Thực trạng việc rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS trong dạy đối với
GV THPT được cụ thể trong bộ câu hỏi gồm 7 câu (Phiếu số 1 – Phụ lục) dựa trên 3 vấn đề chính sau:
1 Hiểu biết về vai trò của câu hỏi và vai trò của việc rèn kĩ năng đ t câu hỏi cho HS
2 GV đánh giá về mức độ và kĩ năng đ t câu hỏi của HS ở trường phổ thông
3 Hiểu biết của GV trong việc rèn luyện kĩ năng đ t câu hỏi cho HS trong dạy học
Ngoài ra, chúng tôi tiến hành điều tra HS (Phiếu số 2 – Phụ lục) để đánh giá mức độ đặt câu hỏi và tìm hiểu xem các em có được rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi hay không
1.3.3 Cách tiến hành
Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng việc sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến
GV (Phiếu số 1 – Phụ lục) và phiếu điều tra HS (Phiếu số 2 – Phụ lục) với các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở kết hợp dự giờ, phỏng vấn GV giảng dạy Sinh học ở trường THPT Phúc Yên
1.3.4 Kết quả điều tra
Chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến các GV có kinh nghiệm lâu năm trong giảng dạy với số phiếu phát ra là 7 phiếu với 7 câu hỏi (trắc nghiệm và câu hỏi mở) để điều tra thực trạng việc rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS
Trang 27trong dạy học đối với GV trường THPT Phúc Yên Tổng hợp và phân tích dữ liệu trong các phiếu điều tra chúng tôi thu được kết quả về các vấn đề nghiên cứu như sau:
Vấn đề 1: Hiểu biết về vai trò của câu hỏi và vai trò của việc rèn kĩ năng đ t câu hỏi cho HS (câu 1đến câu 4 – Phụ lục)
Đa số GV trong số các GV được điều tra nhận thức đúng về vai trò của câu hỏi và việc rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS Tuy nhiên, trong dạy học ngoài việc truyền đạt tri thức, thầy cô thường quan tâm đến việc rèn luyện
kĩ năng như giải quyết vấn đề, quan sát,…; kĩ năng đặt câu hỏi chưa được thầy cô quan tâm
Vấn đề 2: GV đánh giá về mức độ và kĩ năng đ t câu hỏi của HS ở trường phổ thông (câu 5, câu 6 – Phụ lục)
Đa số GV trong số các GV được điều tra cho biết trong giờ học, đôi khi
HS cũng đặt ra các câu hỏi nhưng kĩ năng đặt câu hỏi của các em chưa có,
kĩ năng ĐCH, GV chưa được trang bị lí thuyết đầy đủ về quy trình rèn luyện
kĩ năng ĐCH Điều đó dẫn tới kĩ năng này của các em còn hạn chế
Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành điều tra HS (Phiếu số 2 – Phụ lục) về kĩ năng ĐCH của các em và các em có được GV rèn luyện kĩ năng ĐCH trong
Trang 28các giờ học hay không Kết quả điều tra cho thấy: Gần 50% HS trong số HS được điều tra đặt ra các câu hỏi còn mang tính ngẫu nhiên và chưa hoàn chỉnh Số còn lại thì không bao giờ đặt câu hỏi Các em chưa được rèn luyện
kĩ năng ĐCH hoặc nếu có thì cũng chưa được hướng dẫn theo một quy trình
cụ thể
Theo chúng tôi, thực trạng trên do một số nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ HS chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc ĐCH và chưa được rèn luyện kĩ năng ĐCH theo một quy trình cụ thể
+ HS còn mang tâm lí e ngại trong việc nêu ra các câu hỏi, các thắc mắc của bản thân
- Nguyên nhân khách quan:
+ GV chưa quan tâm nhiều và cũng chưa có điều kiện để rèn luyện cho HS
kĩ năng ĐCH trong dạy học
+ GV chưa được trang bị lí thuyết đầy đủ về quy trình rèn luyện kĩ năng ĐCH
+ GV vẫn quan tâm nhiều đến việc truyền đạt kiến thức, chưa chú trọng vào việc kết hợp để rèn luyện các kĩ năng cho HS
Trang 29CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ GIÁO ÁN RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV - SINH HỌC 11 2.1 Khái quát cấu trúc, nội dung Chương IV - Sinh học 11
2.1.1 Cấu trúc
Chương IV - Sinh học 11 gồm 8 bài, chia thành phần: Sinh sản ở thực vật và sinh sản ở động vật
+ Sinh sản ở thực vật gồm 2 bài lý thuyết, 1 bài thực hành, cụ thể:
Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép + Sinh sản ở động vật gồm 4 bài lý thuyết, 1 bài ôn tập, cụ thể:
Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người Bài 48: Ôn tập chương II, III và IV
2.1.2 Nội dung
Phần sinh sản ở thực vật: Sinh sản vô tính và vấn đề nuôi cấy mô, tế bào thực vật; vấn đề giâm, chiết, ghép Sinh sản hữu tính và sự hình thành quả, hạt, sự chín của quả, hạt
Phần sinh sản ở động vật: Sự tiến hóa trong các hình thức sinh sản ở động vật: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, sự thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, đẻ trứng và đẻ con; điều khiển sinh sản ở động vật và người; chủ động tăng sinh ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
Trang 302.2 Kết quả việc thiết kế giáo án rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS trong dạy học Chương IV - Sinh học 11
2.2.1 Giáo án bài 41
BÀI 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
- Nêu được khái niệm sinh sản, khái niệm sinh sản vô tính
- Trình bày được đặc điểm của các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
- Trình bày được cách tiến hành các phương pháp nhân giống vô tính
- Nêu được vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người
2 Kĩ năng
Rèn luyện một số kĩ năng:
- Kĩ năng đặt câu hỏi
- Kĩ năng quan sát phát hiện kiến thức
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp và khái quát hóa
- Hình ảnh về các phương pháp nhân giống vô tính
- Tư liệu về nuôi cấy tế bào và mô thực vật
- Phiếu học tập: “Tìm hiểu về các phương pháp nhân giống vô tính”
Trang 31III PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp - Tìm tòi bộ phận
- Quan sát phương tiện trực quan - Tìm tòi bộ phận
* Bài 41 gồm có 3 nội dung cơ bản: Khái niệm chung về sinh sản, sinh sản vô tính; các hình thức sinh sản; các phương pháp nhân giống vô tính Với các nội dung trên chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Khái niệm chung về sinh sản, sinh sản vô tính: Vấn đáp – tìm tòi bộ phận
Các hình thức sinh sản: theo định hướng rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho HS
Các phương pháp nhân giống vô tính: Vấn đáp – tìm tòi bộ phận kết hợp với quan sát phương tiện trực quan - tìm tòi bộ phận
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Sinh sản là một trong năm đặc trưng cơ bản của thế giới sống Tất cả các loài sinh vật muốn duy trì được nòi giống của mình đều phải trải qua quá trình này Đối với thực vật thì quá trình sinh sản diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 41: “Sinh sản vô tính ở thực vật” sẽ giúp chúng ta trả lời một phần câu hỏi đó
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1: Khái niệm chung về sinh sản
gà đẻ trứng, lợn đẻ con, lá bỏng nảy chồi
- Ví dụ: Cây bưởi ra hoa
Trang 32mới đảm bảo sự phát triển
liên tục của loài đƣợc gọi là
sinh sản Vậy sinh sản là gì?
II Sinh sản vô tính ở thực vật
1 Sinh sản vô tính là gì? Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và
Trang 33cái không?
+ Em có nhận xét gì về
hình dạng và bộ gen của
con cái so với cây mẹ?
Từ đây hãy cho biết, sinh
trong khi lá cây xoài, nhãn
cũng rơi xuống đất ẩm lại
- HS thảo luận nhóm ĐCH:
1 Có mấy hình thức sinh sản vô tính ở
giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ
tế bào đã được biệt hóa của
cơ thể mẹ gọi là bào tử (được hình thành trong túi bào tử của cây trưởng thành)
b, Sinh sản sinh dưỡng
- Ví dụ: khoai tây, gừng, lá
Tế bào mẹ bào tử (2n)
tử (n) Nguyên phân Thể giao
tử (n)
Trang 34câu hỏi có thể; không dừng
lại để trả lời bất kì câu hỏi
nào; ghi lại tất cả các câu
ở thực vật?
3 Cho ví dụ về một
số thực vật có hình thức sinh sản bào tử?
4 Nêu con đường phát tán của bào tử?
5 Tại sao trong chu trình sống của rêu có
sự thụ tinh nhưng rêu vẫn được xếp vào kiểu sinh sản vô tính?
6 Sinh sản bằng bào
tử là gì?
7 Các hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật?
8 Cho ví dụ về một
số thực vật có hình thức sinh sản sinh dưỡng?
9 Sinh sản sinh dưỡng là gì?
10 Hiện tượng hạt lạc nảy mầm có được
bỏng, rau má,…
- Hình thức sinh sản sinh dưỡng:
+ Thân củ: Khoai tây
mà cá thể con có thể phát triển từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cơ thể
mẹ
Trang 35yêu cầu của câu hỏi với
người trả lời phải kể tên,
trình bày hay cho ví dụ một
số thực vật,…có hình thức
sinh sản sinh dưỡng
- GV hướng dẫn HS chỉnh
sửa câu hỏi
+ Cấu trúc của một câu hỏi
gồm:
“Phần dẫn + Động từ để hỏi
coi là hình thức sinh sản sinh dưỡng không?
- HS trình bày
- HS chỉnh sửa câu hỏi
Trang 36- GV yêu cầu mỗi nhóm lựa
chọn ra 3 câu hỏi theo các
Trang 37tả chu trình sống của rêu và
giải thích tại sao trong chu
Trang 38- GV hỏi: Nêu ưu nhược
điểm của các hình thức sinh
+ Có khả năng thích nghi cao
- Nhược điểm:
+ Thế hệ con kém đa dạng, phong phú
+ Thế hệ con kém thích nghi khi điều kiện môi trường thay đổi
Trang 39Đ i tượng
+ Vì sao muốn nhân giống
cam, chanh và nhiều loại
cây ăn quả khác người ta
thường chiết hoặc giâm
b, Phương pháp hiện đại
- Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
+ Cơ sở: Tính toàn năng của tế bào
+ Quy trình:
Các tế bào từ
mô cây
mẹ
Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp
Cây trưởng thành
Cây con đưa ra trồng
ở đất
Trang 40thành tựu của phương pháp
nuôi cấy mô tế bào hiện nay
Hoạt động 3: Vai trò của sinh sản vô tính
- GV hỏi: Cho biết vai trò
của sinh sản vô tính đối với
1 Đối với đời sống thực vật
- Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài
2 Đối với đời sống con người
- Nhân nhanh giống cây trồng