1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu cho học sinh lớp 5

69 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu cho học sinh lớp 5” là kết quả mà em đã trực tiếp

Trang 1

CÁC KIỂU LIÊN KẾT CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

CÁC KIỂU LIÊN KẾT CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học:

TS Phạm Thị Hòa

HÀ NỘI, 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, khoa Giáo dục Tiểu học, tổ Phương pháp dạy học Tiếng Việt đã tận tình truyền thụ cho em kiến thức, phương pháp giảng dạy,… giúp cho việc học tập, nghiên cứu, tiếp thu tri thức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ của em đạt kết quả như mong muốn

Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - TS Phạm Thị Hòa, người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận của mình

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến các thầy

cô giáo cùng các em học sinh trường Tiểu học Tiến Thắng A, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã giúp em trong quá trình khảo sát thực tế

Với điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế, chắc chắn đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được

sự góp ý, chỉ bảo của các quý thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu cho học sinh lớp 5” là kết quả mà em đã trực tiếp nghiên cứu, tìm tòi thông qua sự hướng dẫn của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè và nghiên cứu tài liệu

Khóa luận này là kết quả của riêng cá nhân em, hoàn toàn không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác Những điều em nói ở trên là hoàn toàn đúng sự thât Nếu sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Cấu trúc khoá luận 6

PHẦN NỘI DUNG 7

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học 7

1.1.2 Cơ sở giáo dục 16

1.1.3 Cơ sở tâm lí học 20

1.2 Cơ sở thực tiễn 22

1.2.1 Nội dung bài học về liên kết câu trong SGK TV5 22

1.2.2 Thực trạng dạy sử dụng liên kết câu trong trường TH 23

1.2.3 Thực trạng sử dụng liên kết câu của HSTH 24

1.2.4 Thực trạng việc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu ở các trường TH 28

Chương 2 HỆ THỐNG BÀI TẬP LĨNH HỘI CÁC KIỂU LIÊN KẾT CÂU TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC 30

2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lĩnh hội và sử dụng các kiểu liên kết câu 30

Trang 7

2.2 Hệ thống bài tập lĩnh hội các kiểu liên kết câu trong các văn bản

Tập đọc 31 Chương 3 HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÁC KIỂU LIÊN KẾT CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 42

KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá với những biến đổi toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học - công nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói riêng Sự phát triển của thời đại có những ảnh hưởng sâu sắc đến nền giáo dục nước nhà Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho nền giáo dục là đào tạo những con người phát triển đủ đức, đủ tài, đủ năng lực để xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, hoà nhập nhưng không hoà tan

Trước yêu cầu mới của đất nước, ngày 09 tháng 12 năm 2000 Quốc hội

đã có Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã nêu rõ việc "khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông, phù hợp với yêu cầu phát triển mới''

Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học (TH) cũng có những thay đổi cho phù hợp với thời đại TH là bậc học nền tảng, cung cấp cho HS (HS) những cơ sở ban đầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, là hành trang cần thiết giúp các em học tốt hơn ở những bậc học sau

Cũng như các môn học khác, chương trình môn Tiếng Việt cũng được biên soạn mới với mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất là hình thành và phát triển ở HS tiểu học (HSTH) kĩ năng sử dụng TV (nghe, nói, đọc, viết) để HS học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi

Chương trình TV đặt mục tiêu rèn luyện kĩ năng lên hàng đầu, để giúp

HS có thể nghe, nói, đọc, viết tốt Chương trình sách giáo khoa (SGK) TV bậc

Trang 9

Tiểu học nói chung và SGK TV 5 nói riêng không trình bày kiến thức như là các kết quả có sẵn mà tập trung xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tâp để hướng dẫn HS thực hiện hoạt động, từng bước chiếm lĩnh kiến thức đồng thời hình thành kĩ năng sử dụng TV cho riêng mình

Trong các hoạt động rèn luyện kĩ năng sử dụng câu, hoạt động rèn luyện

kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu được GV đặc biệt quan tâm Bởi lẽ liên kết câu dù là nội dung mới được đưa vào trong chương trình tiểu học nhưng lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng Liên kết câu là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất xuyên suốt trong tất cả văn bản nói và văn bản viết Nhờ có liên kết câu

mà các văn bản mạch lạc, rõ ý nghĩa hơn, cả văn bản thống nhất một nội dung, thể hiện rõ ý tưởng mà tác giả muốn truyền đạt Nhờ liên kết câu mà các câu văn trong cùng một đoạn văn, bài văn trở nên mượt mà hơn, logic, chặt chẽ hơn, dễ hiểu hơn

Tuy có vai trò đặc biệt quan trọng nhưng thời gian dành cho dạy - học liên kết câu của phân môn Luyện từ và câu không nhiều nên rất khó để có thể khắc sâu và mở rộng vốn hiểu biết về liên kết câu cho HS Trong các lỗi nói

và viết, các em còn mắc khá nhiều lỗi do chưa biết cách sử dụng liên kết câu hoặc đã biết sử dụng nhưng còn chưa phù hợp, chưa linh hoạt Hơn nữa, các công trình nghiên cứu về liên kết câu rất nhiều nhưng nghiên cứu về kĩ năng

sử dụng liên kết câu cho học sinh tiểu học (HSTH) nói chung và HS lớp 5 nói riêng còn rất ít Trong SGK, các bài tập để rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu còn nghèo nàn, trong sách tham khảo thì nằm rải rác, chưa mang tính tổng quát, chưa đi sâu cụ thể từng dạng bài Vì thế HS ít được thực hành luyện tập kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu

Hiện nay mô hình trường tiểu học mới Việt Nam (VNEN) đã được triển khai thí điểm ở gần 2000 trường tiểu học trên địa bàn cả nước Mô hình trường học mới góp phần chú trọng phát triển năng lực của từng cá nhân HS

Trang 10

Điểm khác biệt lớn nhất giữa mô hình trường học mới Việt Nam VNEN so với mô hình truyền thống là không yêu cầu bắt buộc các HS phải hoàn thành bài tập cùng một tiến độ như nhau Vì thế khi tham gia giảng dạy theo mô hình trường học mới, GV luôn phải chuẩn bị sẵn hệ thống các bài tập củng cố, ôn luyện hoặc nâng cao kiến thức cho đối tượng HS khá - giỏi khi các em đã hoàn thành xong bài học trong sách Việc cung cấp cho HS hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu là một biện pháp giúp các em ôn luyện và nâng cao cách sử dụng các kiểu liên kết câu một cách thành thạo từ đó tăng cường khả năng viết văn và giao tiếp của các em Vì vậy việc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu cho HS là việc làm cần thiết với tất cả những giáo viên (GV) đang giảng dạy theo chương trình hiện hành và theo mô hình trường học mới VNEN

Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng hệ

thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu cho HS lớp 5”

2 Lịch sử vấn đề

Dạy và học liên kết câu là một nhiệm vụ khó khăn và đã được không ít các nhà giáo dục nghiên cứu, tìm hiểu

Thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu về liên kết câu:

- Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt, Trần Ngọc Thêm (2006, NXB

Giáo dục)

- Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Diệp Quang Ban (1998, NXB

Giáo dục)

Trong hai cuốn sách này, các tác giả đã cung cấp đầy đủ kiến thức về câu

và liên kết câu trong Tiếng Việt Đây là cơ sở lí luận quan trọng cho việc dạy học liên kết câu ở Tiểu học

Thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu về việc dạy liên kết câu cho HS tiểu học Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy những công trình

Trang 11

nghiên cứu có đề cập đến vấn đề dạy học liên kết câu cho HS Tiểu học nhưng chỉ viết ở mức độ sơ bộ

- GS TS Lê Phương Nga, trong cuốn “Bồi dưỡng HS khá - giỏi Tiếng

Việt ở Tiểu học” (NXB Đại học Sư Phạm, 2015) đã nêu lên các dạng bài tập

thực hành rèn luyện kĩ năng sử dụng liên kết câu nhưng tác giả chưa đi sâu vào rèn kĩ năng cho HS từng khối lớp

- Chuyên đề dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học, Chu Thị Thủy An,

Chu Thị Hà Thanh: Các tác giả đã đưa ra những nhận xét về vai trò, sự cần thiết của việc dạy học liên kết câu trong trường Tiểu học Sách còn đưa ra các thông tin đổi mới về nội dung chương trình SGK và phương pháp dạy học theo chương trình mới Tài liệu này chỉ dừng ở mức nêu vai trò tác dụng của việc dạy học liên kết câu mà chưa đi vào các chỉ dẫn rèn kĩ năng sử dụng phép liên kết

- Có một số khóa luận tốt nghiệp Đại học và Sau Đại học bàn đến việc dạy liên kết câu Khóa luận tốt nghiệp đại học của Trần Thị Thanh Hương

(2005, Đại học Vinh) với đề tài: “Một số biện pháp hướng dẫn HS lớp 5

luyện tập về liên kết câu trong giờ Luyện từ và câu, Tập làm văn” Tác giả đã

khát quát chung về liên kết câu và đưa ra biện pháp hướng dẫn HS lớp 5 luyện tập về liên kết câu trong giờ Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bên cạnh việc kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước,

chúng tôi mạnh dạn tiến hành điều tra thực nghiệm một khía cạnh khác Đó là xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu cho

HS lớp 5

3 Mục đích nghiên cứu

Khoá luận nhằm xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu cho HS lớp 5 từ đó nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho các em

Trang 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là hoạt động xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu cho HSTH

4.1 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là hoạt động xây dựng hệ thống bài tập liên kết câu với các phép liên kết câu mà HS lớp 5 đã học, đó là liên kết

câu bằng cách lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ và từ ngữ nối

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, khóa luận đưa ra một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Tìm hiểu cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài làm căn cứ xây dựng hệ thống bài tập

- Tìm hiểu nội dung các kiểu liên kết câu trong các bài tập đọc trong SGK TV5

- Tìm hiểu thực trạng dạy và học việc sử dụng liên kết câu ở 1 số trường trong vài năm trở lại đây

- Xây dựng 1 hệ thống bài tập phong phú đa dạng giúp HS lĩnh hội các kiểu liên kết câu trong các văn bản tập đọc và rèn kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu cho HS lớp 5 trong phân môn TLV

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các tài liệu lí luận liên quan đến dạy học nói chung và đặc biệt là dạy và học liên kết câu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp này dùng để nghiên cứu khả năng thực tế của HS trong việc nhận diện và sử dụng phép liên kết câu trong học tập và giao tiếp làm cơ

sở để xây dựng hệ thống bài tập

Trang 13

- Phương pháp xử lí thông tin

Nghiên cứu, phát hiện năng lực, thực trạng nhận diện và sử dụng phép liên kết câu trong học tập của HS

Thu lượm tài liệu, kết quả khảo sát để hỗ trợ quá trình đưa ra bài tập Phân tích và vận dụng những vấn đề lí thuyết đã nghiên cứu vào thực tế giảng dạy các bài thực hành Tiếng Việt

7 Cấu trúc khoá luận

Khoá luận này gồm 3 phần: phần mở đầu và phần kết luận và phần nội dung Trong đó, phần nội dung có 3 chương chính sau:

Chương 1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2 Hệ thống bài tập lĩnh hội các kiểu liên kết câu trong các văn bản tập đọc

Chương 3 Hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu cho HS lớp 5 trong phân môn TLV

Trang 14

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học

1.1.1.1 Khái niệm liên kết câu

Ngôn ngữ học là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ qua lại,

ràng buộc và chi phối lẫn nhau Tác giả Trần Ngọc Thêm đã khẳng định liên kết câu trong văn bản là một trong những yếu tố đặc trưng, là nhân tố

quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản

Vậy liên kết câu trong văn bản là gì? Giải quyết câu hỏi này đã có nhiều

nhà nghiên cứu đưa ra những cách lí giải khác nhau về sự liên kết câu trong

văn bản:

Theo K.Boost tính liên kết như là những sợi dây kéo dài từ câu này sang

câu kia tạo thành một mạng lưới dày đặc, trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó

chặt chẽ với những câu còn lại

Tác giả Diệp Quang Ban trong “Giao tiếp, văn bản, mạch lạc, liên kết

đoạn văn” đã định nghĩa “liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn

ngữ nằm trong hai câu theo quan hệ giải thích nghĩa cho nhau Nói chi tiết

hơn, liên kết là thứ quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn hiểu được cụ

thể yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia và trên cơ sở đó hai

câu chứa chúng liên được với nhau” [4, tr.222]

Tác giả Nguyễn Quý Thành trong “Câu tiếng Việt và việc luyện câu cho

HS Tiểu học” nhận định mối liên hệ giữa các câu trong ngôn bản được gọi là

sự liên kết câu

Theo GS.TS Lê A “Tính liên kết trong văn bản là những mối quan hệ

qua lại chặt chẽ giữa các câu, giữa các đoạn, giữa các phần, các bộ phận của

văn bản.” [16, tr.26]

Trang 15

Trong số các tác giả viết về liên kết câu trong văn bản, tác giả Trần Ngọc Thêm là người trình bày khái niệm và khảo sát liên kết trong Tiếng Việt một cách hệ thống và tập trung hơn cả Có thể tóm tắt những quan điểm chính của ông như sau:

- Liên kết là mạng lưới các mối quan hệ giữa các câu trong một văn bản

- Liên kết là yếu tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu thành văn bản

- Liên kết có hai mặt là liên kết nội dung và liên kết hình thức

Như vậy, khái niệm liên kết câu trong văn bản đã được nhiều tác giả bàn đến như một trong những đặc trưng quan trọng của văn bản Tuy nhiên,

có thể nói rằng định nghĩa về tính liên kết của tác giả Phan Mậu Cảnh trong

“Lí thuyết và thực hành văn bản Tiếng Việt” mang tính khái quát hơn cả: liên kết là mạng lưới các mối quan hệ về nội dung giữa các thành tố trong văn bản được thể hiện qua những hình thức liên kết nhất định đồng thời là mối quan

hệ giữa văn bản và những nhân tố ngoài văn bản được thể hiện qua những dấu hiệu nhất định

1.1.1.2 Các kiểu liên kết câu

Các câu trong văn bản liên kết với nhau về nội dung và hình thức Hai mặt này có quan hệ biện chứng với nhau khiến văn bản là một thể thống nhất đáp ứng yêu cầu giao tiếp “Liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng

để diễn đạt sự liên kết nội dung.” [16, tr.24]

* Liên kết nội dung, theo GS Trần Ngọc Thêm, có thể hiểu như sau: tất

cả các câu trong ngôn bản đều phối hợp với nhau một cách hài hòa, bổ sung cho nhau để cùng thể hiện một nội dung Liên kết nội dung trong văn bản thể hiện trên hai bình diện: liên kết chủ đề và liên kết logíc

Liên kết chủ đề: Mỗi văn bản đều nhất quán nói về một chủ đề nhất định (chủ đề: đề tài, vật, việc được nói đến) Vì thế một văn bản có tính liên kết về nội

Trang 16

dung là các câu, các phần trong văn bản đều phải xoay quanh chủ đề chung Liên kết logíc là “sợi dây nối kết hợp lí giữa vật, việc với đặc trưng của chúng trong một câu và giữa đặc trưng này với đặc trưng kia trong những câu liên kết với nhau” [6, tr.136]

* Liên kết hình thức là “hệ thống các phương thức liên kết hình thức” [6, tr.121]

“Phương thức liên kết là biện pháp sử dụng các phương tiện ngữ âm,từ vựng ngữ pháp để liên kết câu” [18, tr.159] Mỗi cặp câu có thể liên kết với nhau bằng một hoặc nhiều phương thức

Đã có nhiều công trình khác nhau nghiên cứu về các phương thức liên kết

trong Tiếng Việt như “Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt” (Trần Ngọc Thêm,

1985), “Hệ thống liên kết lời nói trong Tiếng Việt” (Nguyễn Thị Việt Thanh, 1999), “Văn bản và liên kết trong Tiếng Việt” (Diệp Quang Ban, 1998)…

Các công trình khác nhau đưa ra cách phân loại các phương thức liên kết hình thức khác nhau, tuy nhiên chúng tôi thấy GS Nguyễn Minh Thuyết trong

“Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 5” đã nêu lên bảy phương thức liên kết câu

một cách rõ ràng, đơn giản và cụ thể Có thể trình bày ngắn gọn bảy phương thức đó như sau:

* Phương thức lặp (phép lặp) là biện pháp sử dụng trong câu đứng sau

yếu tố ngôn ngữ đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu Đây là một dạng thức liên kết phổ biến nhất trong văn bản

Trang 17

- Thứ nhất, lặp ngữ âm là một dạng của phương thức lặp mà ở đó yếu tố

được lặp là các phương tiện ngữ âm (vần, nhịp, số lượng âm tiết trong một câu) Lặp âm tiết thường có tính chất chơi chữ, mang màu sắc tu từ

Ví dụ:

Ðòn gánh / có mấu

Củ ấu / có sừng Bánh chưng / có lá Con cá / có vây Ông thầy / có sách Ðào ngạch / có dao Thợ rào / có búa

- Thứ hai, lặp từ vựng là một dạng của phương thức lặp mà ở đó yếu tố

được lặp là thực từ, cụm từ (danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, hư từ, các loại cụm từ) Lặp từ vựng là phương thức ngữ pháp quan trọng để liên kết chủ

đề (duy trì chủ đề) Tuy nhiên nếu lạm dụng dễ dẫn đến lỗi lặp và làm cho văn bản nặng nề, nhàm chán

Ví dụ:

Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài Dậy sớm học bài là một thói quen tốt Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy Rét ghê Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm Bé ngồi học bài

(Tố Hữu)

Lặp cú pháp là phương tiện liên kết logic, mang lại tính mạch lạc, chặt chẽ cho văn bản, đôi khi nó còn tạo ra giá trị nghệ thuât cao

Trang 18

* Phương thức thay thế từ ngữ (sau đây gọi tắt là phép thế hoặc phương

thức thế) là biện pháp sử dụng trong câu những từ đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ với từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu

Ví dụ:

“Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tưởng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng.”

(Nguyễn Thi)

Phương thức thế gồm 2 kiểu:

Thứ nhất là thế đại từ Đây là một dạng của phương thức thế mà ở đó

yếu tố dùng để thế là đại từ Phương thức thế đại từ không những có tác dụng duy trì chủ đề, rút gọn văn bản, tránh lặp mà còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh

Ví dụ 1:

“Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi.”

(Hải Hồ) Thứ hai là thế đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ Đây là một dạng của

phương thức thế mà ở đó yếu tố dùng để thay thế là các từ ngữ đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ Ngoài chức năng liên kết chủ đề, phương thức này còn có tác dụng giúp cho việc diễn đạt sinh động hơn và cung cấp thêm thông tin cho người đọc

Ví dụ:

Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy ông luôn điềm tĩnh Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong

Trang 19

những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng

Từ đây, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận Vào chốn gian nguy trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng

(Lê Vân)

* Phương thức tỉnh lược là biện pháp lược bỏ trong câu sau từ ngữ xuất

hiện ở câu trước để liên kết câu

Ví dụ:

Chúng ta phải tiến lên, cách mạng phải tiến lên nữa Nếu ɸ1 không tiến lên tức là ɸ2 thoái Và nếu ɸ3 thoái thì những thắng lợi đã đạt được không thể củng cố và phát triển

(Hồ Chí Minh)

Phép tỉnh lược có tác dụng duy trì chủ đề và rút gọn văn bản

* Phương thức liên tưởng là biện pháp sử dụng trong câu sau những từ

ngữ chỉ sự vật, hiện tượng liên quan gần gũi nhưng không đối lập với từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu Phép liên tưởng có tác dụng duy trì chủ đề văn bản và góp phần quan trọng trong mở rộng vốn từ cho HS

Ví dụ:

Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng Càng về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa

(Nguyễn Ðịch Dũng)

*Phương thức nghịch đối là biện pháp sử dụng trong câu sau những từ

ngữ chỉ sự vật, hiện tượng tương phản, trái ngược với từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu

Trang 20

Ví dụ:

Những vấn đề vật chất giải quyết không khó đâu Bây giờ các đồng chí gặp khó khăn, theo tôi nghĩ, một phần lớn là do không có người quản lí Có người quản lí rất tận tụy, đồng thời rất kiên trì, thì giải quyết được rất nhiều việc

(Phạm Văn Ðồng)

Do phương thức sử dụng chủ yếu các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng tương phản nên phương thức nghịch đối có tác dụng mở rộng chủ đề Phương thức này mang đậm màu sắc của một biện pháp tu từ - biện pháp tương phản

* Phương thức tuyến tính là biện pháp sử dụng trật tự trước sau trên hình

tuyến của các câu có quan hệ nghĩa chặt chẽ với nhau để tạo liên kết giữa chúng Trong liên kết bằng phép tuyến tính, nếu thay đổi trật tự của các câu thì sẽ dẫn đến sự thay đổi của nội dung văn bản Vì thế phép tuyến tính có tác dụng mang lại tính mạch lạc rất cao cho văn bản

Ví dụ:

Kháng chiến tiến bộ mạnh Quân và dân ta tiến bộ mạnh Nghệ thuật cũng cần tiến bộ mạnh

(Hồ Chí Minh)

* Phương thức nối là biện pháp sử dụng trong câu sau các từ ngữ có tác

dụng chuyển tiếp để liên kết câu Phương thức nối có tác dụng liên kết logic,

nó mang lại sự chặt chẽ, mạch lạc cho văn bản

Ví dụ:

Ngày nào cũng vậy, suốt buổi, tôi chui vào trong cùng hang, hì hục đào

đất để khoét một cái ổ lớn, làm thành cái giường ngủ sang trọng Rồi cũng

biết lo xa như các cụ già trong họ dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được

(Tô Hoài)

Trang 21

Dựa theo loại từ ngữ dùng làm phương tiện để nối, người ta chia phương thức nối thành 3 tiểu loại sau:

- Thứ nhất, nối bằng quan hệ từ: Đây là một dạng của phương thức nối

mà ở đó yếu tố dùng để nối là các quan hệ từ, chẳng hạn như: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, bằng, như, để, …

- Thứ hai, nối bằng tổ hợp từ: Đây là một dạng của phương thức nối mà

ở đó yếu tố dùng để nối là một số tổ hợp từ thường gặp như: ngoài ra, thêm

vào đó, hơn nữa, nhìn chung là, nói tóm lại, nói chung, sang đến,…

(Vân Long)

Trang 22

Hai câu văn trên tác giả vừa sử dụng phương thức lặp từ vựng (vông), vừa sử dụng phương thức liên tưởng đồng loại (cây gạo - cây vông), và phương thức nối (rồi)

Chú ý:

Trong liên kết câu người ta sử dụng các phương tiện liên kết câu Phương tiện liên kết câu là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm bộc lộ mối liên hệ giữa các câu, các bộ phận có liên kết với nhau Mỗi cặp câu có thể sử dụng một hay nhiều phương tiện liên kết câu

Có các phương tiện liên kết câu sau:

+ Phương tiện ngữ âm (vần, nhịp, số lượng âm tiết)

+ Phương tiện từ vựng (danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, hư từ, các loại cụm từ)

+ Phương tiện cú pháp (cấu trúc câu)

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác, nỗi mong Cha

(Tố Hữu)

Hai câu thơ trên vừa sử dụng phương tiện ngữ âm (lặp vần “a”, nhịp 4/3,

số lượng âm tiết là 7), vừa sử dụng phương tiện từ vựng (lặp Bác, miền Nam, nỗi) và phương tiện cú pháp (lặp cấu trúc câu chủ ngữ - vị ngữ - thành phần phụ chú) Đồng thời, hai câu thơ trên cũng sử dụng phương thức lặp (Bác, miền Nam, nỗi), phương thức thế (Bác - Cha), phương thức liên tưởng (nhớ - mong)

Trang 23

1.1.1.3 Các kiểu liên kết câu được học ở Tiểu học

Có rất nhiều phương tiện và phương thức để liên kết câu nhưng trong chương trình Tiểu học, các em chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu 3 phương thức liên kết câu đó là:

+ Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ (tuần 25, tiết 1)

+ Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ (tuần 25, tiết 2) + Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối (tuần 27, tiết 2)

SGK bố trí tiết “Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ” học đầu tiên, sau đó là tiết dạy “Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ” cuối cùng là tiết “Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối” Cách bố trí như vậy là hợp lý, vì trong nhận diện các kiểu liên kết câu, phép lặp dễ nhận diện nhất, sau đó đến phép thế và cuối cùng là phép nối Cách sắp xếp này đảm bảo tính khoa học, tăng dần về độ khó kiến thức cho các em, phù hợp với mục tiêu giáo dục

1.1.2 Cơ sở giáo dục

1.1.2.1 Bài tập

a) Khái niệm bài tập

Theo từ điển TV, bài tập là “bài ra cho HS làm để vận dụng những điều

đã học” [14, tr.33] Đây là quan niệm được nhiều tác giả của nhiều công trình nghiên cứu lí luận giáo dục và lí luận dạy học sử dụng để nghiên cứu về bài tập Quan niệm này chủ yếu phù hợp với các bài học về lí thuyết và vận dụng thực hành theo lí thuyết Đây là dạng bài mà nội dung học có sự phân biệt rạch ròi giữa lí thuyết và thực hành (phần vận dụng) trong đó lí thuyết được dạy trước và phần vận dụng được dạy sau bằng một hệ thống các bài tập Nghĩa là các bài tập ở phần lí thuyết chủ yếu giúp HS nắm chắc các khái niệm

lí thuyết, củng cố các đơn vị kiến thức vừa học

Bài tập là những nhiệm vụ, công việc được giao cho mỗi nhóm hoặc mỗi

Trang 24

cá nhân trong khuôn khổ một chương trình học tập nhằm rèn luyện kĩ năng hay tăng cường kiến thức cho người học

Từ hai định nghĩa này có thể hiểu bài tập không chỉ dùng với mục đích giúp người học củng cố vận dụng kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng tương ứng mà còn giúp họ hình thành tri thức mới, phát triển các kĩ năng khác

Trong các bài học thực hành rèn luyện kĩ năng, bài tập được coi là cơ bản, chủ yếu để thực hiện mục đích Bài tập là yếu tố không thể thiếu, có vai trò hết sức quan trọng Mặt khác theo quan điểm phát huy tính tích cực chủ động của HS trong giờ học, hệ thống bài tập hiện nay không chỉ đơn thuần là bài tập rèn luyện kĩ năng thực hành mà còn là cả một con đường để HS tự tìm kiếm, chinh phục tri thức, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho mình

Tóm lại, bài tập là một hệ thống tin xác định bao gồm điều kiện và yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi người học phải có lời giải đáp Nếu một loạt các bài tập cùng kiểu lặp đi, lặp lại tới mức độ cần thiết thì

sẽ khắc sâu kiến thức, hình thành nên những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng Thông qua đó, người học sẽ đạt tới một kết quả nào đó trong học tâp

Dạy HS sử dụng các kiểu liên kết câu là giúp các em hình thành và phát triển các kĩ năng để cuối cùng các em biết tạo lập các văn bản nói, văn bản viết có sử dụng liên kết câu chặt chẽ, hay, sinh động Muốn đạt được mục đích trên con đường ngắn nhất có tính chất bắt buộc là con đường thực hành

và thực hành thông qua hệ thống bài tập bao giờ cũng đem lại hiệu quả toàn diện, tốt nhất Nói cụ thể hơn, trong dạy thực hành rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết câu thì việc rèn luyện thông qua hệ thống bài tập là vô cùng cần thiết Vấn đề đặt ra là hệ thống bài tập đó được xây dựng như thế nào?

b) Hệ thống bài tập

Trong cuốn từ điển “Từ và ngữ Hán - Việt” khái niệm hệ thống được

Trang 25

hiểu là tập hợp những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau theo thứ tự sắp xếp có quy củ và liên tục Bản chất cốt lõi của khái niệm hệ thống được thực hiện ở hai khía cạnh Thứ nhất là nội tại có tính chất logic rất rõ của từng thành tố riêng biệt với những thành tố khác trong một dãy các thành tố Thứ hai là tính chất tổng thể hợp thành của một đối tượng từ những thành tố cùng loại hay có cùng chức năng

Như vậy, hệ thống có thể được hiểu là tập hợp những thành tố có liên hệ, quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể mới Hệ thống bài tập là một tập hợp nhiều bài tập khác nhau được xếp thành các nhóm, trong mỗi nhóm có thể có những nhóm nhỏ hơn, theo một trình tự nhằm thực hiện những chủ đích chung Thông thường để đảm bảo tính khoa học về quá trình nhận thức của người học, hệ thống bài tập được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ kiến thức đơn lẻ đến những kiến thức tổng hợp nhằm rèn luyện, phát triển tổng hợp những kĩ năng cụ thể cho người học Trong dạy học, muốn phát triển một kĩ năng của HS, người dạy phải xác định được hệ thống hành động, cách thực hiện hành động và các tình huống trong thực tế để HS thực hành luyện tập Các hành động này được cụ thể hoá bằng một hệ thống bài tập Giải quyết được toàn bộ những yêu cầu của hệ thống bài tập, HS sẽ có được những kĩ năng, kĩ xảo và năng lực tương ứng

c) Cơ sở xây dựng bài tập

Để hoạt động thực hành đạt hiệu quả, hệ thống bài tập phải được xây dựng trên những cơ sở khoa học

Trước hết các bài tập phải đáp ứng được mục tiêu môn học Các bài tập phải đảm bảo tính chính xác về nội dung, cấu tạo ngữ pháp, phong phú về hình thức, phù hợp với năng lực của HS

Khi thiết kế hệ thống bài tập cần chú ý tuân thủ một số nguyên tắc của dạy học luyện từ & câu như nguyên tắc giao tiếp; nguyên tắc tích hợp; nguyên tắc trực quan; nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của từ, câu;…

Trang 26

Ngoài ra các bài tập phải có tác dụng kích thích tư duy, phát huy tính sáng tạo HS Các bài tập được xây dựng theo kiểu bài tập ba cấp độ để HS làm quen và làm bài thật tốt, đạt hiệu quả cao

1.1.2.2 Hệ thống bài tập sử dụng các kiểu liên kết câu

Dạy HS sử dụng các kiểu liên kết câu thực chất là rèn luyện cho các em

kĩ năng phát hiện những phép liên kết được sử dụng đoạn văn, bài văn Từ đó, giúp các em kĩ năng vận dụng các phép liên kết câu trong tạo lập văn bản nói

và văn bản viết một cách thành thạo, chau chuốt

Theo GS TS Lê Phương Nga, trong cuốn “Bồi dưỡng HS khá - giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học” (NXB Đại học Sư Phạm, 2015, tr.74) hệ thống bài tập

sử dụng các kiểu liên kết câu có thể chia thành các dạng sau:

Dạng 1 Nhận diện kiểu liên kết câu

Dạng 2 Điền thế tạo liên kết câu

Dạng 3 Chuyển đổi kiểu liên kết câu

Dạng 4 Chỉ ra tác dụng của liên kết câu

Dạng 5 Viết đoạn văn có sử dụng kiểu liên kết câu đã cho

Cách phân chia này có các dạng cụ thể rõ ràng thuận lợi cho các em trong việc thực hành rèn luyện kĩ năng Tuy nhiên, các dạng bài tập này chỉ áp dụng tốt với các em HS khá - giỏi, còn với đại đa số các em HS trung bình hoặc yếu thì cách phân chia này còn khó với các em Vì thế cá nhân tôi đưa ra cách phân chia như sau:

Phần một: Hệ thống bài tập lĩnh hội các kiểu liên kết câu trong các văn

bản tập đọc

Dạng 1: Nhận diện kiểu liên kết câu trong các văn bản tập đọc

Dạng 2: Phân tích hiệu quả sử dụng của liên kết câu trong các văn bản tập đọc

Phần hai: Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu liên kết

Trang 27

câu cho HS lớp 5 trong phân môn TLV

Dạng 1 Sắp xếp câu

Dạng 2 Điền từ tạo liên kết câu

Dạng 3 Viết đoạn văn có sử dụng kiểu liên kết câu

Dạng 4 Bài tập sửa chữa lỗi văn bản

1.1.2.3 Kĩ năng

Kĩ năng là một yếu tố cơ bản trong cuộc sống hàng ngày Vậy kĩ năng là gì?

Có rất nhiều quan điểm về kĩ năng Theo Lưu Xuân Mới trong cuốn “Lí

lĩnh vực nào đó vào trong thực tế hay kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống

Cũng có quan điểm cho rằng kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi

Kĩ năng là sự kết hợp hài hòa thống nhất giữa ba thành tố nhận thức đúng - thái độ mạnh - ý chí hành động vững vàng Trong khái niệm kĩ năng có một phần trách nhiệm, niềm tin, đam mê Kỹ năng được hình thành khi chúng

ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó

Việc rèn luyện kĩ năng cho HSTH là rất cần thiết Chúng ta có miệng không có nghĩa là ta nói được ngay, ta có tay không có nghĩa là biết viết Tất

cả đều phải rèn luyện và nỗ lực không ngừng mới có thể có kĩ năng và kĩ xảo tốt được Nếu không rèn luyện thì các em sẽ không có đủ các kĩ năng cần thiết cho giai đoạn học tiếp theo

1.1.3 Cơ sở tâm lí học

- Tri giác: HS lớp 5 tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, các em thích

quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã

Trang 28

mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (các em biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ

dễ đến khó, )

- Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư

duy trực quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát Đến lớp 5, HS bắt đầu biết khái quát hóa

lý luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông các em

- Tưởng tượng: HS lớp 5, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ

những hình ảnh cũ các em đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển, các em bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em

- Ngôn ngữ: Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết của HS đã thành thạo và bắt

đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Các em có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau

- Chú ý: Lớp 5,các em dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý

của mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, các em đã có sự

nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài, Trong sự chú ý đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, các em đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định

- Trí nhớ: Giai đoạn lớp 5, ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được

tăng cường Ghi nhớ có chủ định đã phát triển Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập

Trang 29

trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em

- Ý chí: HS lớp 5 đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục

đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Nội dung bài học về liên kết câu trong SGK TV5

Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, phần liên kết câu được đưa vào từ tuần 25 học kì II lớp 5 Tuy nhiên, nội dung dạy học về liên kết câu còn khá đơn giản, bao gồm 3 tiết dạng lí thuyết và 1 tiết dạng thực hành + Tiết thứ nhất được dạy ở tuần 25 “Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ” (Tiếng Việt 5, tập 2, tr.71)

+ Tiết thứ hai cũng dạy ở tuần 25 “Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ” (Tiếng Việt 5, tập 2, tr.76)

+ Tiết thứ ba dạy ở tuần 26 “Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu (Tiếng Việt 5, tập 2, tr.86)

+ Tiết thứ tư dạy ở tuần 27 “Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối” (Tiếng Việt 5, tập 2, tr.97)

Ngoài ra còn có một số bài tâp đơn lẻ về thực hành liên kết câu đan xen trong những tiết ôn tập giữa học kì II (tuần 28, tiết 3, tiết 6, tiết 7, SGK TV 5,

tập 2, tr.100-106) và cuối học kì II (tuần 35, tiết 7, SGK TV 5, tập 2, tr.168)

Qua tìm hiểu chương trình liên kết câu ở Tiểu học, chúng tôi nhận thấy rằng:

- Về lí thuyết, mặc dù các nhà ngôn ngữ học đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra khá đa dạng và phong phú về liên kết câu nhưng theo chương trình Tiểu học các em chỉ tìm hiểu 3 phép liên kết câu đó là liên kết câu bằng phép lặp, phép thế, phép nối Khi đưa kiến thức vào chương trình, SGK không cung cấp

Trang 30

cho các em thuật ngữ phép lặp, phép thế, phép nối mà các khái niệm đuợc

diễn đạt dưới các hoạt động, cách thức hoạt động như: liên kết các câu trong

bài bằng cách lặp từ ngữ, liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ, liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối Cách trình bày này nhằm

mục tiêu rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chứ không nặng về cung cấp kiến thức ngôn ngữ và Việt ngữ học cho HS Cách trình bày hoàn toàn phù hợp vì nó đảm bảo nguyên tắc khoa học, vừa sức với từng đối tượng

Về thực hành, SGK trình bày rõ ràng, đưa ra những ngữ liệu hợp lí, gần gũi với HS, phù hợp với khả năng của các em Các yêu cầu bài tập nêu rõ ràng cụ thể Bài tập được xây dựng theo kiểu bài tập 3 mức độ, vừa tăng dần

độ khó, vừa tăng dần khả năng tư duy, suy luận cho các em Một mặt, giúp các em khắc sâu hiểu kĩ hơn về lí thuyết, mặt khác góp phần rèn luyện kĩ năng liên kết câu cho các em Cách trình bày hoàn toàn phù hợp ví nó đảm bảo nguyên tắc khoa học, vừa sức với từng đối tượng

Tuy đã có tiết dạy riêng cả về lí thuyết và thực hành nhưng HS chỉ được học về liên kết câu trong 4 tiết ở phân môn LT&C cũng như ôn tập gặp lại kiến thức trong một số tiết ôn tập Ở các phân môn khác, liên kết câu không được học đến Cách phân bố này làm cho HS được thực hành ít nên các em chỉ biết cách liên kết câu trong tiết học đó Ngoài ra, vì các em ít được vận dụng nên chưa nắm vững kiến thức, hiểu kĩ cách liên kết câu bằng phép lặp, thế, nối như nào cho đúng và hay

Từ những nhận xét trên, chúng tôi thấy rằng việc tìm ra biện pháp để rèn luyện kĩ năng sử dụng phép liên kết câu cho HSTH là một điều hết sức quan trọng và cần thiết

1.2.2 Thực trạng dạy sử dụng liên kết câu trong trường TH

Qua 2 tháng thực tập, tuy không được trực tiếp giảng dạy các tiết học về liên kết câu nhưng chúng tôi được dự giờ các tiết dạy của giáo viên hướng

Trang 31

dẫn và các giáo sinh thực tập tại trường Tiểu học Tiến Thắng A (xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) chúng tôi có một số nhận xét sau: Đối với các tiết học lí thuyết, giáo viên chỉ chú trọng làm hết các bài tập phần nhận xét và yêu cầu HS nêu phần kết luận trong SGK, chưa chú trọng kĩ năng thực hành cho HS Hệ thống câu hỏi phần nhận xét với số lượng ít và dùng hình thức trả lời miệng nên rất ít HS được tham gia trả lời bày tỏ ý kiến

cá nhân Vì thế, giáo viên chưa thật sự nắm được tình trạng hiểu bài của tất cả

HS trong lớp Phần kết luận không phải tự các em rút ra mà đọc nguyên phần ghi nhớ trong SGK, chưa phát huy tính chủ động, tích cực của HS Thông qua

hệ thống bài tâp luyện tập thực hành, HS mới dừng lại ở việc hình thành kĩ năng nhận diện, kĩ năng phân tích và kĩ năng vận dụng rất ít và gần như rất ít được rèn luyện Ở lớp 5, các em đã có kĩ năng khá tốt trong việc viết văn, tuy nhiên, sau các tiết bài tập, giáo viên thường không nêu thêm nhiệm vụ vận dụng phép liên kết câu vừa học để viết 1 đoạn văn ngắn để các em rèn luyện thực hành kĩ năng liên kết câu Đây có thể coi là học chưa đi đôi với hành vì thế, chất lượng học chưa đạt được mục tiêu đặt ra

Đối với tiết luyện tập, thực hành, nhiệm vụ chính là các em làm được hết các bài tập trong SGK, giáo viên không giao thêm nhiêm vụ khác Thêm vào

đó là cách thức tiến hành giờ lên lớp, giáo viên hướng dẫn các em cách làm bài và sau đó các em thực hiện yêu cầu, chưa phát huy tính tự giác, chủ động học tập, suy nghĩ của các em Một số bài tập còn dùng hình thức trả lời miệng nên không nêu được nhiều ý kiến cá nhân, các em thụ động hoàn toàn trong việc làm và chữa bài tập

1.2.3 Thực trạng sử dụng liên kết câu của HSTH

Để có thể xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết câu cho HSTH, chúng tôi thấy rằng phải xuất phát từ năng lực sử dụng liên kết câu của HS và yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng mà HS cần đạt được Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để làm rõ vấn đề này

Trang 32

Chúng tôi tiến hành khảo sát 96 em HS thuộc 3 lớp 5B, 5C, 5D tại trường Tiểu học Tiến Thắng A, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội Tuy địa bàn của trường nằm ở vùng nông thôn nhưng lại được sự quan tâm của phòng Giáo dục Mê Linh, chính quyền địa phương và nhân dân trong

xã nên điều kiện học tập của các em tương đối thuận lợi

Chúng tôi tiến hành khảo sát năng lực sử dụng liên kết câu của HS lớp 5 bằng 5 phiếu khảo sát Mỗi HS thực hiện các nội dung trong từng phiếu (mẫu phiếu trong phần phụ lục) tại lớp ở cuối giờ học

Trên cơ sở làm bài của HS trong các phiếu điều tra, chúng tôi chấm điểm

và rút ra bảng thống kê kết quả như sau:

Bảng 1: Kết quả khảo sát khả năng nhận diện các kiểu liên kết câu

(Phiếu điều tra số 1) Mức độ

Hoàn thành

Dưới trung bình (Dưới 5 điểm)

Trung bình (5 - 6 điểm)

Khá - giỏi

Bảng 2: Kết quả khảo sát khả năng nhận diện và phân tích tác dụng của

phép liên kết câu (Phiếu điều tra số 2) Mức độ

hoàn thành

Dưới trung bình (Dưới 5 điểm)

Trung bình (5 - 6 điểm)

Trung bình (5 - 6 điểm)

Khá - giỏi

Trang 33

Bảng 4: Kết quả khảo sát khả năng vận dụng phép liên kết câu

để sửa chữa văn bản (Phiếu điều tra số 4) Mức độ

hoàn thành

Dưới trung bình (Dưới 5 điểm)

Trung bình (5 - 6 điểm)

Khá - giỏi

Bảng 5: Kết quả khảo sát khả năng vận dụng phép liên kết câu

để viết đoạn văn (Phiếu điều tra số 5) Mức độ

hoàn thành

Dưới trung bình (Dưới 5 điểm)

Trung bình (5 - 6 điểm)

kết các bộ phận trong câu (các em còn xác định từ ngữ lặp là từ giữ) và chưa xác

định được có 2 phép liên kết câu cùng tồn tại trong một văn bản (bài 2, các em

chỉ xác định có phép lặp từ “Hạ Long” hoặc phép nối bằng từ “Tuy”)

Phiếu điều tra số 2, nhằm mục đích khảo sát khả năng nhận diện và nêu tác dụng của phép liên kết đó Kết quả thu được cho thấy, khả năng nhận diện của các em rất tốt nhưng khả năng phân tích của các em chưa cao Nhóm HS

Trang 34

đạt mức khá - giỏi đã giảm xuống 58.33% Nhóm HS đạt mức trung bình 41.67% Ở phiếu số 2, chúng tôi không chỉ yêu cầu nhận diện mà đã nâng lên một kiến thức mới yêu cầu các em phân tích Đa số các em nhận diện đúng nhưng phần phân tích tác dụng vẫn còn lúng túng, chưa biết cách diễn đạt Ví

dụ như có em nêu tác dụng của cách thay thế từ ngữ trong bài 2 là “khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa thay thế cho từ ngữ ở câu trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần” (các em chép nguyên trong SGK) Đại đa số các em chưa nêu được phép thế ở đây không những cung cấp thêm cho người đọc cách gọi khác của Bác Hồ mà còn thể hiện tình cảm kính yêu của tác giả với Bác

Phiếu điều tra số 3 nhằm khảo sát khả năng nhận diện và phân tích tác dụng ở mức độ cao hơn Qua kết quả ta thấy, có 2 em dưới trung bình đạt tỉ lệ 2.09%, tỉ lệ trung bình tăng lên so với phiếu số 2 (56.25%) và tỉ lệ khá giỏi giảm xuống còn 41.67% Trong phiếu điều tra số 3 thay vì tìm liên kết câu trong văn xuôi, chúng tôi đưa thêm vào tìm liên kết câu trong 2 câu thơ Đây

là dạng mới với các em, vì vậy xuất hiện tình trạng các em không xác định được phép liên kết ở đâu và nêu tác dụng của chúng Phần đông các em vẫn nêu lên tác dụng của phép liên kết giống với SGK, tỉ lệ các em tự nêu theo cảm nhận, suy nghí là rất ít

Phiếu điều tra số 4, chúng tôi đưa ra 2 bài tập vận dụng để khảo sát khả năng vận dụng của các em Với phiếu này những em ở mức dưới trung bình là 5.21% và số em ở mức giỏi là 48.96% Lỗi sai chủ yếu là ở bài tập

1, các em biết cách xác định phép liên kết nhưng lại chưa hiểu cách để chuyển đổi phép liên kết, hoặc thay thế chưa phù hợp Chẳng hạn, có em

thay thế cụm từ “những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân” thành cụm

từ “những người nghệ sĩ tạo hình nhân dân ấy” hoặc “những người nghệ sĩ

tạo hình nhân dân”

Ngày đăng: 14/12/2016, 15:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chu Thị Thủy An, Chu Thị Hà Thanh, (2007), Chuyên đề dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học, Tài liệu đào tạo GV tiểu học trình độ đại học, Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học
Tác giả: Chu Thị Thủy An, Chu Thị Hà Thanh
Năm: 2007
2. Hoàng Anh (chủ biên), Phạm Văn Thấu,(2004), Tiếng Việt thực hành, NXB Lí luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt thực hành
Tác giả: Hoàng Anh (chủ biên), Phạm Văn Thấu
Nhà XB: NXB Lí luận chính trị
Năm: 2004
3. Phan Mậu Cảnh, (2008), Lý thuyết và thực hành văn bản Tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết và thực hành văn bản Tiếng Việt
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
4. Diệp Quang Ban, (2003), Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết Đoạn văn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết Đoạn văn
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2003
5. Diệp Quang Ban, (2006), Văn bản, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2006
6. Diệp Quang Ban, (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản và liên kết trong tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
7. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm, (1985), Ngữ pháp văn bản và việc dạy học Tập làm văn, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp văn bản và việc dạy học Tập làm văn
Tác giả: Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1985
8. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng , Bùi Mạnh Hùng, (2001), Những tri thức và kĩ năng tiếng Việt cần được dạy học ở nhà trường phổ thông, Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt, NXB Trẻ. TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tri thức và kĩ năng tiếng Việt cần được dạy học ở nhà trường phổ thông, Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Tác giả: Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng , Bùi Mạnh Hùng
Nhà XB: NXB Trẻ. TP. HCM
Năm: 2001
9. Nguyễn Chí Hoà, (2006), Các phương tiện liên kết và tổ chức văn bản, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương tiện liên kết và tổ chức văn bản
Tác giả: Nguyễn Chí Hoà
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
10. Bùi Văn Huệ, (2004), Tâm lý học Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học Tiểu học
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2004
11. Nguyễn Thị Ly Kha, (2008), Ngữ pháp văn bản và luyện tập làm văn, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp văn bản và luyện tập làm văn
Tác giả: Nguyễn Thị Ly Kha
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2008
12. Phan Quốc Lâm, (2015), Tâm lý học Tiểu học, Tài liệu dành cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, Đại học Vinh - Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học Tiểu học
Tác giả: Phan Quốc Lâm
Năm: 2015
13. Lê Phương Nga, Lê Hữu Tỉnh, Nguyễn Trí, (1995), Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. t.1 & t.2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. t.1 & t.2
Tác giả: Lê Phương Nga, Lê Hữu Tỉnh, Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 1995
14. Hoàng Phê (chủ biên), (2010), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa
Năm: 2010
15. Nguyễn Thị Việt Thanh, (1999), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thị Việt Thanh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
16. Trần Ngọc Thêm, (2006), Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
17. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng, (2007), Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt thực hành
Tác giả: Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
18. Nguyễn Minh Thuyết, (2006), Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 5, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2006
19. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Ly Kha, Đặng Thị Lanh, Lê Phương Nga, Lê Hữu Tỉnh,(2010), SGK Tiếng Việt 5 Tập 2, NXB Giáo dục & Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt 5 Tập 2
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Ly Kha, Đặng Thị Lanh, Lê Phương Nga, Lê Hữu Tỉnh
Nhà XB: NXB Giáo dục & Đào tạo
Năm: 2010
20. Nguyễn Trí, (2003), Dạy học Tiếng Việt theo chương trình mới, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Tiếng Việt theo chương trình mới
Tác giả: Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w