NỘI DUNG I Những vấn đề chung

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (Trang 46)

II. Các lỗi thường gặp về dấu câu

NỘI DUNG I Những vấn đề chung

b. Các thành phần biệt lập

NỘI DUNG I Những vấn đề chung

I. Những vấn đề chung

Nên hiểu khái niệm "đọc thêm" trong cụm từ "Hướng dẫn đọc thêm" như thế nào? Có cách hiểu cho rằng đọc thêm là chỉ thiên về đọc tác phẩm để biết nội dung. Có

cách hiểu là dạy bình thường tất cả các phần theo đúng trình tự một tiết đọc hiểu văn bản. Nếu chỉ đơn thuần đọc tác phẩm - đọc để biết nội dung và luyện đọc cho học sinh thì giáo viên không thể giải quyết hết thời lượng của một tiết học nếu gặp văn bản đọc thêm là những bài thơ ngắn. Mặt khác cách làm này có thể phù hợp với đối tượng học sinh lớp 6, nhưng với lớp 8, lớp 9 luyện đọc không còn là mục tiêu của môn Ngữ văn nữa, thì dùng cả tiết học để chỉ luyện đọc sẽ không phù hợp. Nếu dạy tuần tự như một tiết dạy văn bản bình thường thì liệu có phù hợp với yêu cầu giảm tải của Bộ?

Trong chương trình, thời lượng dành cho các văn bản này không thay đổi, có 32 văn bản được phân bố trong thời lượng 34 tiết, các văn bản được dạy trong 1 tiểt, có một số văn bản được dạy trong 2 tiết. Do quy định giảm tải ra đời sau các tài liệu hướng dẫn giảng dạy nên các tài liệu làm căn cứ để giáo viên soạn giảng như sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kỹ năng đều không có gì thay đổi. Như vậy nếu mục đích yêu cầu không khác, thời lượng chương trình dành cho văn bản đọc thêm cũng không thay đổi, vậy thì điểm khác giữa cách dạy văn bản chính thức và văn bản đọc thêm là gì?

Phải chăng điểm khác giữa hai cách dạy đó chính là phương pháp, là cách thức tiến hành khai thác và cách hướng dẫn học sinh khai thác các văn bản này. Đọc như thế nào là đủ hay khai thác tác phẩm thế nào là vừa phải với một tiết hướng dẫn đọc thêm không còn là vấn đề, mà vấn đề ở chỗ xác định lại phương pháp dạy văn bản hướng dẫn đọc thêm và mục đích đạt được của một tiết học dạng bài này.

Qua khảo sát một số tiết dạy thực tế của giáo viên, qua nghiên cứu mục đích đưa vào chương trình các văn bản này, có thể đề xuất một số ý kiến như sau:

1. Thống nhất cách gọi: Về cụm bài này đã tồn tại hai cách gọi: sách giáo khoa gọi là bài “Đọc thêm có hướng dẫn”, phân phối chương trình gọi là bài “Hướng dẫn đọc thêm”. Xét về tính chất có thể thống nhất gọi là các văn bản được “Hướng dẫn đọc thêm”.

2. Quan điểm, thái độ: Mặc dù gọi là bài đọc thêm, nhưng những văn bản này vẫn là những tác phẩm tiêu biểu có giá trị lớn, được chọn lọc trong hàng ngàn tác phẩm để đưa vào chương trình. Những văn bản này được đặt trong hệ thống khoa học của sách giáo khoa từng khối lớp, phục vụ việc thể hiện một mảng đề tài, làm dẫn liệu cho một

phương thức biểu đạt nào đó. Vậy nên cần dạy một cách nghiêm túc, hệ thống, có thái độ coi trọng không được bỏ qua.

3. Mục đích cần đạt được của những tiết hướng dẫn đọc thêm văn bản:

Những văn bản ở tiết hướng dẫn đọc thêm cũng là những tác phẩm văn học trọn vẹn có giá trị nội dung, nghệ thuật sâu sắc, chuẩn mực, nên khi tìm hiểu, yêu cầu giáo viên hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh được các giá trị của tác phẩm. Giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản đã được định hướng trong sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức, nên việc xác định mục đích cần đạt được ở mỗi văn bản không khó. Như vậy đích đến của những tiết dạy chính thức và những tiết đọc thêm văn bản hoàn toàn giống nhau: giải mã được những giá trị của tác phẩm, cung cấp cho học sinh những kiến thức về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Vậy thì điểm khác trong phương pháp dạy hai dạng này là ở con đường đi, hay là cách thức tiến hành. Nếu như, ở tiết dạy chính thức giáo viên và học sinh cùng nhau khai thác phân tích để đạt được hiệu quả, còn ở tiết đọc thêm giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, tự đi tới đích: tự mình nắm được giá trị của văn bản.

Từ đó để thấy rằng: phải chăng mục đích thực sự của những tiết hướng dẫn đọc thêm ngoài việc cho học sinh hiểu được giá trị của văn bản, giáo viên còn phải hình thành cho học sinh khả năng, phương pháp phân tích, cách phân tích, tìm hiểu một tác phẩm văn học. Thiết nghĩ đó mới là mục tiêu chính của những tiết hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.

Trong chương trình Ngữ văn THCS, đến cuối lớp 9 học sinh mới được học kiểu bài nghị luận về tác phẩm thơ, nghị luận về tác phẩm truyện, nhưng trong toàn cấp học sinh đã được hướng dẫn "Đọc - hiểu văn bản", hay nói cách khác thường xuyên cùng giáo viên thẩm định, cảm thụ, phân tích những tác phẩm để đánh giá được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học. Thực tế từ lớp 6 học sinh đã được làm quen và rèn luyện dần với các phương pháp cảm nhận, giải mã một văn bản nghệ thuật ngôn từ. Từ lớp 7, với kiểu bài "Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học" học sinh đã bắt đầu viết những đoạn, bài phân tích cảm nhận đơn giản về tác phẩm văn học. Lên lớp 8, với kiểu bài nghị luận, học sinh kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích với các vấn đề của tác phẩm văn học. Ở lớp 9 học sinh được hoàn thiện bài viết phân tích một đoạn, một

bài thơ, truyện ngắn qua kiểu bài nghị luận về tác phẩm. Có thể thấy quá trình "đọc - hiểu văn bản" ngoài việc cung cấp kiến thức về tác phẩm văn học, giúp học sinh có những nhận thức cơ bản về nền văn học dân tộc và văn học nhân loại ở mức độ cấp THCS, thì còn có nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng phân tích, thẩm định tác phẩm văn chương cho học sinh để học sinh hình thành dần khả năng "làm văn".

Nếu cụm bài hướng dẫn đọc thêm có nhiệm vụ định hướng phương pháp phân tích, thẩm định văn bản văn học cho học sinh thì làm thế nào để hình thành cho học sinh khả năng phân tích tìm hiểu tác phẩm. Muốn rèn được kỹ năng đó cho học sinh, trước hết giáo viên phải thực sự làm chủ phương pháp phân tích văn bản đọc thêm.

Các văn bản đọc thêm khác nhau về thể loại, thời kỳ ra đời, trào lưu văn học, phương thức biểu đạt…. nên mỗi văn bản lại có một cách thức phân tích, giải mã, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức vững, vận dụng linh hoạt đối với từng văn bản.

Khi hướng dẫn đọc thêm một văn bản, giáo viên cần xác định rõ thể loại văn bản, phương thức biểu đạt của văn bản để định hướng cách phân tích phù hợp với đặc trưng thể loại. Sau khi xác định được các vấn đề trên giáo viên sẽ đưa ra được một hệ thống câu hỏi định hướng phân tích phù hợp. Mỗi thể loại tác phẩm có một cách khai thác, thẩm định mang tính đặc thù. Ngoài các vấn đề chung mà tác phẩm nào cũng cần tìm hiểu như lai lịch tác phẩm, tác giả, những yếu tố liên quan... thì mỗi văn bản là một chỉnh thể nghệ thuật cần được thẩm định đúng phương pháp, đúng với đặc trưng thể loại biểu đạt của tác phẩm đó.

Đối với văn bản thơ cần xác định rõ: thể loại thơ, thời gian ra đời của tác phẩm thơ (trung đại hay hiện đại), phương thức biểu đạt (cơ bản là trữ tình hay có xen tự sự, nghị luận). Nếu là thơ Đường luật nên phân tích theo cấu trúc hay mạch thơ, thơ trữ tình nên phân tích theo bố cục hay mạch cảm xúc trữ tình… Đối với truyện nên phân tích theo cốt truyện hay theo nhân vật, với các thể loại khác nên chọn cách nào để tiếp cận khai thác văn bản cho đúng hướng. Như vậy nếu giáo viên xác định đúng đặc trưng thể loại sẽ giúp học sinh định hướng phân tích hợp lý và rèn cho học sinh phương pháp tiếp cận từng thể loại tác phẩm văn học.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (Trang 46)