Đối với cụm bài này khi giảng dạy cũng cần phải tuân thủ các bước như một bài đọc hiểu văn bản.
Phần I: Đọc, tìm hiểu chung:
a. Tác giả: Chỉ lưu ý những yếu tố giúp cho việc khai thác tác phẩm. b. Tác phẩm:
- Thể loại, xuất xứ, bố cục …
Đây là phần định hướng cơ bản để học sinh xác định được cách phân tích, tìm hiểu văn bản.
Phần II: Đọc, tìm hiểu văn bản
a. Đọc: - Thơ (Hướng dẫn đọc diễn cảm) - Truyện: Đọc, tóm tắt tác phẩm
Nếu truyện có dung lượng ngắn, có thể cho học sinh đọc cả truyện, nếu truyện có dung lượng dài cần kết hợp đọc trích đoạn với tóm tắt nội dung truyện. Đối với đối tượng lớp 6, giáo viên có thể nêu hệ thống các sự việc cơ bản của truyện, yêu cầu học sinh dựa vào đó để kể lại truyện.
b.Tìm hiểu tác phẩm: Dẫn dắt học sinh phân tích, tìm hiểu văn bản bằng hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị.
Phần III: Tổng kết, đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. Phần IV. Luyện tập, hướng dẫn về nhà
KẾT LUẬN
Nội dung chúng tôi trình bày chỉ mang tính định hướng, mong muốn cung cấp một hướng giải quyết vấn đề tìm phương pháp dạy cụm bài "Hướng dẫn đọc thêm" để giáo viên tham khảo trong quá trình giảng dạy. Trong thực tế, chất lượng giờ dạy phụ thuộc rất lớn vào ý thức tìm tòi, chuẩn bị của giáo viên. Một tiết hướng dẫn đọc thêm
để có được thành công đòi hỏi người giáo viên phải cất công chuẩn bị chu đáo hơn, dày công hơn so với tiết dạy bình thường, bởi muốn định hướng cho học sinh người định hướng phải nắm rất vững hướng đi ấy và điểm đến của nó. Quá trình giảng dạy là một quá trình tìm tòi, rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện, vậy nên đối với những tiết dạy thêm còn cần nhiều hơn nữa những kinh nghiệm giảng dạy, những phương pháp tích cực để giờ dạy cụm bài này có hiệu quả hơn./.