Nhưng trong thực tế giảng dạy và học tập, nghị luận xã hội chưa được chú ý và coi trọng như nghị luận văn học.Bắt đầu từ năm 2009, đề thi tốt nghiệp THPT kể cả thi đại học- cao đẳng môn
Trang 1Đề tài:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 ÔN RÈN KỸ NĂNG
LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị luận là kiểu văn bản trọng tâm xuyên suốt chương trình làm văn ở bậc học THPT Nhưng trong thực tế giảng dạy và học tập, nghị luận xã hội chưa được chú ý
và coi trọng như nghị luận văn học.Bắt đầu từ năm 2009, đề thi tốt nghiệp THPT (kể
cả thi đại học- cao đẳng) môn Ngữ văn, bên cạnh những phần tái hiện kiến thức văn học, nghị luận văn học, còn có một phần bắt buộc thí sinh thành lập văn bản nghị luận khoảng 400 chữ (600 chữ đối với đề thi đại học) bàn về một vấn đề mang tính thời sự của đời sống xã hội Thang điểm đánh giá cho phần câu này khá cao, chiếm 3/10 điểm của toàn bài thi Nhưng thực tế trong các kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, số lượng thí sinh làm được câu này không nhiều, nếu có làm được thì chất lượng cũng không cao Vì sao ? Cần phải làm gì trước thực tế này ? Đó là những câu hỏi đang đặt ra cần phải giải quyết của giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12 THPT
Là người tham gia trực tiếp giảng dạy, ôn tập cho học sinh lớp 12 và chấm thi tốt nghiệp , chúng tôi thực sự trăn trở trước vấn đề này Qua đề tài nhỏ này, chúng tôi muốn đề xuất một số phương án ôn rèn kỹ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 nhằm tìm ra một hướng đi hiệu quả trong giảng dạy và học tập dạng bài này
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I Các khái niệm:
1 Nghị luận: đgt Bàn bạc và đánh giá một vấn đề (theo Từ điển tiếng Việt)
2 Văn nghị luận
Trang 2- Văn nghị luận: thể văn dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấn đề (theo Từ điển tiếng
Việt)
- Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) trình bày những ý kiến của mình bằng cách dùng lý luận bao gồm cả lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ một vấn đề nào
đó nhằm làm cho người đọc (người nghe) hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất
3 Văn nghị luận xã hội
- Nghị luận xã hội là kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội
Khái niệm xã hội được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm những vấn đề thuộc mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, giáo dục,văn hóa, môi trường, v.v…Tuy nhiên, đề tài của bài nghị luận xã hội thông thường hướng vào những vấn đề có tính chất thời sự, có ý nghĩa thiết thực
và cấp bách đối với xã hội
II Các dạng bài nghị luận xã hội
SGK Ngữ văn lớp 12 hiện hành ban cơ bản (NXB GD- 2009) chia thành 2 dạng bài chính:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
SGK Ngữ văn lớp 12 ban nâng cao có thêm dạng bài nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong một tác phẩm văn học
III Những yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội
1 Yêu cầu chung
Bài nghị luận xã hội dù ngắn hay dài đều phải đạt được những yêu cầu sau:
1 1 Bài nghị luận xã hội phải thể hiện sự hiểu biết chính xác tường tận về vấn đề hay
hiện tượng xã hội được bàn bạc
1 2 Bài nghị luận xã hội phải đảm bảo mục đích, tư tưởng đúng đắn: phải xuất phát
từ một lập trường tư tưởng tiến bộ, cao đẹp, vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội…để bàn bạc, phân tích, đánh giá và đề xuất ý kiến
Trang 31 3.Bài nghị luận xã hội cần phải đảm bảo kỹ năng nghị luận nói chung: tập trung
hướng tới luận đề của đề bài, có ý thức triển khai thành những luận điểm chặt chẽ, nhất quán, tìm được những dẫn chứng xác đáng, giàu sức thuyết phục
1 4 Bài nghị luận xã hội là một kiểu bài nghị luận có tính chất tổng hợp cao, đòi hỏi
phải sử dụng nhiều thao tác nghị luận Một mặt, bài nghị luận xã hội coi trọng việc giải thích làm sáng tỏ nội dung cụ thể của những thuật ngữ, hiện tượng, vấn đề…được
đề cập đến; mặt khác, nó đòi hỏi phải phân tích những phương diện, những khía cạnh
cụ thể của các hiện tượng, vấn đề xã hội đang bàn bạc Bài nghị luận xã hội cũng yêu cầu những nhận định, đánh giá phải có căn cứ xác đáng; những ý kiến, nhận xét cần phải được chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể
2 Yêu cầu đối với bài văn nghị luận xã hội trong bài thi Tốt nghiệp THPT
Bài văn NLXH thi Tốt nghiệp THPT yêu cầu dưới dạng một bài viết khoảng
400 chữ bàn về một vấn đề gần gũi, mang tính thời sự cấp thiết của đời sống xã hội
Ví dụ: Năm 2009, đề yêu cầu :
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách
Năm 2010: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ )trình bày suy nghĩ của
anh/chị về lòng yêu htương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay
Năm 2011: Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa
chọn được con đường đúng cho mình
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên
Năm 2012: Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời
sống xã hội
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên
Trang 4Năm 2013: Trình bày những suy nghĩ của anh/chị trước hành động dũng cảm
cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam (có trích kèm mẩu tin về hiện tượng này) trong bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 400 từ)
Với dung lượng khoảng 400 chữ thì quan trọng nhất là thí sinh phải biết cách tạo
lập một văn bản NLXH: đúng thể loại, có kết cấu logic, diễn đạt mạch lạc ; đảm bảo tối thiểu về mặt kiến thức : biểu lộ tương đối hiểu biết về lĩnh vực bàn luận, có ý kiến , quan điểm rõ ràng , có lý lẽ dẫn chứng xác đáng, có cách lập luận chặt chẽ, thuyết
phục trong quá trình giải quyết vấn đề
Vấn đề được đưa ra bàn luận ở đây không quá khó đối với học sinh lớp 12 về
cả dung lượng lẫn nội dung nghị luận Điều quan trọng là các em làm thế nào để viết
ra được những hiểu biết đó, bàn bạc về nó, có quan điểm, thái độ rõ ràng…bằng một văn bản đúng với yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
I Vai trò vị trí của văn nghị luận xã hội :
1 Trong đời sống
Nghị luận xã hội là loại văn được ứng dụng hết sức rộng rãi trong đời sống Ta
có thể dễ dàng bắt gặp nó trên bất kỳ một một phương tiện thông tin đại chúng nào, nằm dưới dạng các bài bình luận, xã luận về một vấn đề nào đó, một hiện tượng nào
đó thuộc lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, v.v…Dù tồn tại dưới dạng nói hay dạng viết thì nghị luận xã hội luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội Bởi nó giúp con người nhận thức một cách đầy đủ, cập nhật, khách quan các vấn đề liên quan đến đời sống , để từ đó định hướng tốt cho sự phát triển tích cực theo quy luật vận động của xã hội Ở Việt Nam, việc đưa câu hỏi nghị luận xã hội vào đề văn là một tín hiệu thể hiện sự phát triển của đời sống xã hội và vị trí quan trọng của loại văn này Nghị luận xã hội là một yêu cầu cần thiết trong đời sống đặc biệt là cho học sinh Bởi vì qua đó, có thể kiểm tra chính xác năng lực tư duy, óc sáng tạo, sự hiểu biết của học sinh; mặt khác tránh tình trạng lệ thuộc nhiều vào sách vở
2 Trong nhà trường
Trang 5Văn nghị luận nói chung, văn nghị luận xã hội nói riêng được đưa vào chương trình phổ thông cả hai cấp học (THCS và THPT) với vị trí trọng yếu trong hệ thống thể loại văn bản được lựa chọn đưa vào tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản
2 1 Chương trình trung học cơ sở:
Nghị luận xã hội được hướng dẫn khá kỹ ở lớp 9 với phần khái luận lẫn cách làm bài và đề cập đến cả hai loại bài NLXH, với 4 bài cụ thể:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
Nhận xét: Nhìn chung chương trình THCS chỉ mang tính giới thiệu và thực hành
NLXH ở mức độ sơ giản, chưa tập trung vào việc khắc sâu tri thức và rèn luyện kỹ năng làm bài dạng nghị luận này Nói đúng hơn đó chỉ là bước đệm để hoàn thiện ở chương trình THPT
2 2 Chương trình Trung học phổ thông (THPT)
Trong chương trình THPT, dạng nghị luận xã hội được thực hành khá kỹ, bắt đầu từ lớp 11 Bài viết số 1 ở đầu năm học lớp 11 đã được định hướng làm bài NLXH, những ngữ liệu SGK hướng dẫn học sinh tiếp cận hàng loạt các thao tác lập luận như
phân tích, bác bỏ, bình luận, so sánh… đều lấy dạng NLXH Cụ thể:
- Bài thao tác lập luận phân tích có một đoạn ngữ liệu viết về vấn đề dân số;
- Bài luyện tập thao tác lập luận phân tích có một đoạn ngữ liệu viết về vấn đề khoa học
- Bài thao tác lập luận bác bỏ có một đoạn ngữ liệu viết về vấn đề tiếng mẹ đẻ, một đoạn viết về hút thuốc lá
- Bài thao tác lập luận bình luận: ngữ liệu luyện tập một đoạn bàn về giao thông, một đoạn bàn về pháp luật
- Bài luyện tập thao tác lập luận bình luận ngữ liệu một đoạn viết về lời cảm ơn, một đoạn viết về vấn đề áo phao phòng chết đuối cho HS đi học qua sông suối
Trang 6- Bài viết số 6 lại tiếp tục được định hướng làm bài nghị luận xã hội
Đến lớp 12 thì phần nghị luận XH được đề cập ngay từ đầu năm học với hai bài lý thuyết cụ thể:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Và bài viết làm văn số 1 cũng được ấn định là văn NLXH
Nhận xét: Như vậy nghị luận xã hội có vị trí hết sức quan trọng trong nhà trường phổ
thông Ở đó học sinh không chỉ được tiếp cận dạng bài NLXH mà còn được luyện tập thực hành thành lập văn bản này
II Thực trạng vấn đề
Như trên đã trình bày, vai trò vị trí, tầm quan trọng của NLXH lớn như vậy, nhưng thực tế kết quả làm bài của học sinh trong các bài kiểm tra, thi tốt nghiệp THPT chưa cao Nhiều học sinh chưa làm tốt bài nghị luận xã hội, ít thí sinh dành điểm cao cho câu này Có khá nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung vào mấy điểm sau:
- Sự tiếp xúc với muôn mặt đời sống ít, nên dẫn đến vốn hiểu biết xã hội, kỹ năng sống của học sinh hạn chế
- Ý thức tiếp cận những vấn đề xã hội của các em chỉ mang tính quan sát mà không mang tính nhận thức cho nên biết mà không nói được một cách kỹ càng
- Số tiết dành cho việc luyện tập kỹ năng phân tích, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội trong chương trình rất ít,nhiều học sinh còn lúng túng, chưa nắm vững phương pháp làm bài
- Bài nghị luận xã hội còn bị coi nhẹ, học sinh ít chú ý rèn luyện
Thực tế bài làm của học sinh cho thấy lỗi vi phạm chủ yếu là không biết cách làm bài, không xác định được phải viết gì, viết như thế nào Nói đúng hơn không biết cách xác định từng phần nội dung cho bài viết của mình Cho nên dẫn đấn tình trạng chung là kết cấu rời rạc,nghĩ gì viết đó, thiếu tính hệ thống, lập luận lỏng lẻo không có tính logic, lý lẽ kém tính thuyết phục, thiếu dẫn chứng thực tế hoặc dẫn chứng chưa tiêu biểu, sát hợp
Trang 7Như vậy vấn đề đặt ra cấp bách cần giải quyết trong việc ôn thi làm văn NLXH
đối với lớp 12 là ôn tập lý thuyết, hướng dẫn các cách thức làm bài, thực hành rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP ÔN RÈN
I Hướng dẫn ôn tập lý thuyết
Lý thuyết làm văn NLXH không nhiều chủ yếu tập trung vào mấy đơn vị kiến thức
cơ bản sau:
- Khái lược về NLXH (bao hàm khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của nghị luận xã hội…)
- Cách làm bài NLXH
Trong hai phần này, phần khái luận chủ yếu để học sinh nhận diện được NLXH là
gì, các chủ đề của nó và bản chất của dạng văn bản này Do vậy chúng tôi chỉ hướng dẫn học sinh xem lại lý thuyết ở SGK lớp 9 đặc biệt là SGK lớp 12 Sau đó dành thời gian ôn tập cách làm văn cho 2 loại nghị luận xã hội mà SGK ngữ văn đề xuất
Sau đây là hệ thống kiến thức phần lý thuyết ôn tập:
HỆ THỐNG LÝ THUYẾT LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A/NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG , ĐẠO LÝ
1 Khái niệm, đề tài, yêu cầu và các thao tác chính:
a) Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao
tác lập luận để bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm và thái độ của mình về vấn đề tư tưởng đạo lí trong cuộc sống
Dạng đề này thường được đặt ra trực tiếp hoặc được gợi mở qua một câu tục ngữ,
danh ngôn…
b) Đề tài
Đề tài của nghị luận về tư tưởng, đạo lí là vô cùng phong phú, bao gồm:
- Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục đích sống,…
- Các vấn đề về tâm hồn, tính cách như:
Trang 8+ Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, khoan dung,…
+ Thói ích kỉ, dối trá,
+ Tính trung thực, dũng cảm, khiêm tốn,…
- Về các quan hệ gia đình như tình mẫu tử, anh em,
- Về quan hệ xã hội như tình đồng bào, tình thầy trò, bạn bè,…
- Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống
c) Yêu cầu:
- Hiểu được vấn đề cần nghị luận qua phân tích, giải thích để xác định vấn đề
- Phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ,… nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận
- Phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề
2 Các thao tác lập luận cơ bản
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận
3 Nội dung cơ bản của bài làm:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng đạo lý cần bàn
- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lý
4 Dàn bài khái quát
a) Mở bài
- Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí được đưa ra bàn luận
- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu chứa nội dung tư tưởng, đạo lý
- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai
b) Thân bài
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (giải thích từ ngữ, hình ảnh đến giải thích ý nghĩa cả ý kiến, nhận định)
Trang 9- Phân tích, lý giải, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có)
- Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, nêu ý phản đề, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động
c) Kết bài
- Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc
mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận
- Rút ra bài học
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ hành động của bản thân về vấn đề
B/NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1 Khái niệm
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân tích để tìm ra
ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá
Đề tài bàn bạc của dạng đề này thường gần gũi với đời sống,mang tính thời sự, sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh như tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, trong học đường, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt,…
2 Các thao tác lập luận cơ bản
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận
3 Nội dung cơ bản
- Nêu rõ hiện tượng bàn luận và vấn đề đặt ra trong hiện tượng đời sống bàn luận
- Phân tích mặt đúng mặt sai, mặt tích cực, mặt tiêu cực, mặt lợi mặt hại …của hiện tượng đời sống
- Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội
Trang 10đó
4 Dàn ý khái quát
a, Mở bài
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng
b, Thân bài
- Giải thích hiện tượng cần bàn luận (nếu cần)
- Nêu thực trạng của hiện tượng
- Xác định nguyên nhân của thực trạng hiện tượng
- Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hại…của vấn đề
- Đề xuất giải pháp cho vấn đề: phát huy, khắc phục…
c, Kết bài:
- Tóm tắt chốt lại vấn đề
- Rút ra bài học
- Nêu suy nghĩ và hướng hành động của bản thân đối với vân đề
II Hướng dẫn thực hành làm bài NLXH
1 Thực hành tìm hiểu đề
Trước bất cứ đề bài nghị luận nào GV đều phải hướng dẫn HV đọc kỹ, gạch chân những từ quan trọng (từ khóa) và tự đặt ra câu hỏi:
- Vấn đề đặt ra trong đề bài là gì ?
- Vấn đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống?
- Cần sử dụng thao tác nào để nghị luận?
Rồi tự đi tìm câu trả lời để từ đó định hướng cho nội dung bài làm, cơ sở để tìm ý và lập dàn ý
2 Thực hành tìm ý và lập dàn ý