Một số biện pháp rèn kĩ năngnói tiếng Việt trong giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc

27 987 3
Một số biện pháp rèn kĩ năngnói tiếng Việt trong giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON  Học phần: Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc Tiểu học Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG VIỆT TRONG GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 2 VÙNG DÂN TỘC Giáo viên hướng dẫn: Th.s.Võ Thị Hoa Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Quyền Lớp: ĐHGD Tiểu học - K08 Tam Kỳ, tháng 11 năm 2011 Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc Mục lục……….…………………………………… …………………… …Trang A. MỞ ĐẦU 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Giới hạn đề tài 5 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 B. NỘI DUNG 6 Chương I. Cơ sở lí luận về vấn đề rèn kĩ năng nói tiếng Việt trong giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc 6 1.Kể chuyện là gì? 6 2. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện trong chương trình lớp 2 7 3. Những hình thức phát triển ngôn ngữ nói trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học 7 4. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2 vùng dân tộc 8 5. Đặc điểm phân môn Kể chuyện ở lớp 2 9 6. Ý nghĩa của việc rèn kĩ năng nói tiếng Việt qua phân môn Kể chuyện.9 Chương II. Thực trạng rèn luyện kĩ năng nói tiếng Việt trong giời Kể chuyện cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trà Bui huyện Bắc Trà My 10 1. Vài nét về trường Tiểu học Trà Bui huyện Bắc Trà My 10 2. Thực trạng rèn luyện kĩ năng nói tiếng Việt trong giời Kể chuyện lớp 2 trường Tiểu học xãTrà Bui huyện Bắc Trà My 10 2.2. Về phía học sinh 14 3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh lớp 2 nói tiếng Việt kém 16 4. Một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 2 17 Để nắm bắt được kiến thức do giáo viên truyền thụ, nhất là đối với những học sinh ở cấp tiểu học, học sinh dân tộc thiểu số cần phải biết nói và sử dụng tiếng Việt thành thạo bởi học sinh sẽ phải tiếp nhận một chương trình học mang tính quốc gia, được áp dụng cho mọi học sinh trên toàn quốc, không phân biệt vùng, miền. Sau đây là một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc: 17 C. KẾT LUẬN 25 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 2 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bậc tiểu học là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu vá các môn học khác. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết. Kể chuyện là phân môn có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ đẻ, trong hoạt động giao tiếp. Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện để học sinh rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt như nghe, nói, đọc, viết trong giao tiếp chương trình. Thông qua Kể chuyện, các em được rèn không chỉ kĩ năng nghe mà còn rèn kĩ năng nói đúng, nói hay, nói rõ ràng, mạch lạc và nói một cách truyền cảm. Mặc dù trong Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học không có phân môn dành riêng cho phát triển kĩ năng nói nhưng phân môn Kể chuyện có nội dung phát triển ngôn ngữ nói. Nói là một hoạt động quan trọng và lời nói phương tiện giao tiếp chủ yếu và quan trọng trong cuộc sống. Không chỉ vậy, lời nói còn là sự thể hiện tưu duy dựa vào phương tiện ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu). Muốn nói tốt, ngoài yêu cầu phát âm còn phải vốn từ vựng, câu làm chất liệu để nói và khả nghe, nhận diện ngôn ngữ khi giao tiếp. Tiếng Việt là tiếng phổ thông, ngôn ngữ chính thức được dùng trong nhà trường, cũng là phương tiện quan trọng để giao tiếp và chiếm lĩnh tri thức. Đối với học sinh dân tộc, tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ mà là ngôn ngứ thứ hai trong giao tiếp. Chương trình dạy Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện cho học sinh dân tộc theo Chương trình mà Bộ đã quy định. Mặc dù hiện nay, nhiều tỉnh đã tổ chức hoạt động dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc trước khi bước vào lớp 1 nhưng con số đó cũng rất khiêm tốn. Khi vào lớp 1 các em sẽ được học các âm, vần, các GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 3 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc dấu tiếng Việt giống như trẻ em Kinh. Có thể khẳng định một điều: Đi học là một bước ngoặc lớn trong đời của trẻ và càng quan trọng đối với trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số. Bất cứ một phân môn, môn học nào cũng rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Trong đó giờ học Kể chuyện là một điều kiện thích hợp để rèn kĩ năng giao tiếp (nghe – nói) bằng tiếng Việt cho các em dân tộc. Lớp 2 là lớp học kế thừa của lớp 1, sửa sai (phát âm, cách dùng từ) đồng thời bổ sung những gì còn thiếu, chưa hoàn thành ở lớp 1 và trang bị kiến thức, kĩ năng mới chuẩn bị chuyển sang lớp 3. Trong chương trình lớp 2, phân môn Kể chuyện gắn liền với phân môn Tập đọc nên các em sẽ tự tin và có khả năng làm chủ ngôn ngữ của mình hơn. Thế nhưng, học sinh lớp 2 ở các vùng dân tộc gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, các em không tự tin giao tiếp với các bạn, phát âm sai thường phát âm mất dấu, sai vần và sai cả phụ âm đầu. Chủ yếu là do ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp và không thuần nhất: Trong lớp nghe giáo giảng bài đôi lúc dùng 2 thứ tiếng mới hiểu nội dung bài. Khi ra chơi và về nhà, bản làng thì các em hoàn toàn giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, dạy tiếng Việt và rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc đặc biệt là học sinh lớp 2 là rất cần thiết. Là giáo viên Tiểu học cần có những biện pháp truyền thụ tiếng Việt và kĩ năng giao tiếp cho các em để các em có cơ hội thay đổi cuộc đời, hòa nhập với cuộc sống ngày một tân tiến này. Giời học phân môn Kể chuyện là điều kiện tốt để giáo viên rèn kĩ năng nghe - nói tiếng Việt, sửa các lỗi sai khi phát âm và cung cấp thêm vốn từ cho các em. Chính vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năngnói tiếng Việt trong giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc” để nghiên cứu nhằm giúp các em nói tiếng Việt đúng và lưu loát hơn, học tập hiệu quả hơn GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 4 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề rèn luyện kĩ năng nói tiếng Việt qua phân môn Kể chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc. Đưa ra những biện pháp thiết thực để giúp các em nói tiếng Việt tốt hơn. 3. Giới hạn đề tài Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trà Bui huyện Bắc Trà My. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể: Quá trình rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 trong giờ Kể chuyện. - Đối tượng: Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng dạy - học dạy học Kể chuyện và rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trà Bui huyện Bắc Trà My. - Tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế của học sinh dân tộc lớp 2 khi nói tiếng Việt. - Đưa ra một số biện pháp thiết thực để khắc phục. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 6.2. Phương pháp điều tra. 6.3. Phương pháp phỏng vấn GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 5 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc B. NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lí luận về vấn đề rèn kĩ năng nói tiếng Việt trong giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc. 1. Kể chuyện là gì? Kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau: - Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hình kịch) còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết. - Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng. - Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn. - Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường Tiểu học a) Văn kể chuyện là văn trong truyện hoặc trong tiểu thuyết. Do đó, đặc điểm của văn kể chuyện cũng là đặc điểm của truyện. Đặc trưng cơ bản của truyện là tình tiết, tức là có sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có nhân vật với ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng. b) Kể chuyện là một phương pháp trực quan sinh động bằng lời nói. Khi cần thay đổi hình thức diễn giảng nhằm thu hút sự chú ý của người nghe, người ta cũng xen kẽ phương pháp kể chuyện. Với các môn khoa học tự nhiên, kể chuyện thường được dùng trong phần kể về tiểu sử tác giả, miêu tả quá trình phát minh, sáng chế, quá trình phản ứng hóa học c) Văn kể chuyện là một loại văn mà HS phải được luyện tập diễn đạt bằng miệng hoặc bằng viết thành bài theo những quy tắc nhất định. Vì tính chất phổ biến và ứng dụng rộng rãi của loại văn này nên nó trở thành loại hình cần được rèn kĩ năng, kĩ xảo bên cạnh các loại hình văn miêu tả, văn nghị luận. d) Kể chuyện là một môn học của các lớp Tiểu học bao gồm việc kể nhiều loại truyện khác nhau, kể cả truyện cổ và truyện hiện đại, nhằm mục đích giáo dục, giáo dưỡng, rèn kĩ năng nhiều mặt của một con người GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 6 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc 2. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện trong chương trình lớp 2 Kể chuyện có vị trí quan trọng của bộ môn Tiếng Việt lớp 2, đó là nhu cầu không thể thiếu đối với các em. Kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ đẻ, trước hết vì hành động kể là một hành động “nói” đặc biệt trong hoạt động giao tiếp. Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện để học sinh rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt như nghe, đọc, nói trong hoạt động giao tiếp. Khi học sinh kể chuyện là các em đang tái sản sinh hay sản sinh một tác phẩm nghệ thuật ở dạng lời nói. Vì truyện là một tác phẩm văn học nên kể chuyện có được cả sức mạnh của văn học. Truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Sự hiểu biết về cuộc sống, về con người, tâm hồn, tình cảm của các em sẽ nghèo đi biết bao nhiêu nếu không có phân môn học Kể chuyện trong trường học. Phân môn Kể chuyện trong chương trình lớp 2 có những nhiệm vụ cơ bản sau: - Phát triển kĩ năng nghe, nói tiếng Việt cho học sinh: kĩ năng đối thoại và độc thoại. + Kĩ năng độc thoại: Được rèn luyện thông qua các bài tập kể lại câu chuyện đã được nghe, đọc bằng lời của của các em. + Kĩ năng đối thoại: Tập dựng lại câu chuyện đã học theo vai, sử dụng các yếu tố phụ trợi trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…). - Củng, cố mở rộng vốn từ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, nâng cao sự hiểu biết của các em về đời sống thông qua những câu chuyện có nội dung phong phú. - Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trao dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ cho học sinh trong hoạt động học tập. 3. Những hình thức phát triển ngôn ngữ nói trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học - Luyện nói (lớp 1): Luyện nói theo chủ đề (kể chuyện); luyện nói theo câu có tiếng chứa âm vần đã học; hội thoại theo nội dung bài đọc hoặc về một chủ đề đợn giản, gần gủi. - Rèn luyện các nghi thức lời nói trong giao tiếp thông thường: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu… GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 7 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc - Thực hành trao đổi, trò chuyện với người khác: họp lớp, hopk Đội; giải thích vấn đề đang tao đổi; tán thành, bác bỏ hay bảo vệ kiến… - Nói thành bài: giới thiệu về bản thân, gia đình, bạn bè; thông báo tin ngắn; thuật lại câu chuyện hoặc sự việc đã nghe, đã chứng kiến… - Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc theo lời của mình; kể chuyện phân vai. 4. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2 vùng dân tộc. Học sinh lớp 2 ghi nhớ một cách máy móc, chưa có khả năng phân tích tự giác. Khả năng phân tích các hiện tượng trong tập luyện, lao động, sinh hoạt còn kém nên dễ bị kích động khi nắc nhở, sai bảo, dẫn đến biểu hiện kém tự tin, kém khả năng kiềm chế hành vi, thái độ. Về tình cảm, thái độ cư xử sinh hoạt, học tập của học sinh chưa ổn định. Các em thường xuyên xúc động, thay đổi tâm trạng vui – buồn trong các hoạt động, một thời điểm. Các phẩm chất tâm lí như: tính độc lập, sự kiềm chế, tự chủ còn thấp. Đặc điểm tâm lý còn biểu hiện đặc trưng nhân cách của học sinh lớp 2, các em vẫn còn hồn nhiên ngây thơ nhiều khả năng phát triển. Các em dễ tin, tin vào thầy cô mình, tin vào sách, tin những điều nhà trường, gia đình dạy dỗ, giáo dục. So với lớp 1, các em lớp 2 đã có nhận thức riêng lẻ khá phát triển đặc biệt là thị giác. Các em không chỉ nhận biết và gọi tên hình dạng, màu sắc của sự vật, xác định mối tương quan gần và ngắn về không gian tri giác mà có khả năng quan sát tinh tế, có mục đích. Lứa tuổi các em dễ cảm xúc trước thế giới, các sự vật và hiện tượng cụ thể hấp dẫn, lời triết lý khô khan, thiếu hình ảnh sinh động, khó gây cảm xúc ở trẻ. Trẻ lớp 2 thể hiện cường độ cảm xúc mạnh mẽ dễ xúc động, khó làm chủ tình cảm của mình, tình cảm của các em chưa bền vững. Quá ttrình học tập được điều khiển có ý thức, các em thường hay ghi nhớ máy móc, thường học đúng từng câu, từng chữ, chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết sử dụng sơ đồ lôgíc. GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 8 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc 5. Đặc điểm phân môn Kể chuyện ở lớp 2. Các em kể chuyện trong 31 tuần, tiết kể chuyện được dạy học ở tiết thứ hai của mổi tuần. Nội dung kể chuyện gắn chặt chẽ với phân môn Tập đọc: Nội dung các câu cuyện là kể lại các câu chuyện đã được học trong các bài Tập đọc. Sử dụng hệ thống tranh minh họa và các câu hỏi gợi làm điểm tựa cho các em thực hành kể chuyện Chỉ ra phương pháp luyện tập thực hành kể chuyện cho học sinh thông qua các kiểu bài kể chuyện từ dễ đến khó, từ ít tình tiết đến nhiều tình tiết. 6. Ý nghĩa của việc rèn kĩ năng nói tiếng Việt qua phân môn Kể chuyện. Lời nói là một hoạt động của con người, là sự thể hiện tư duy dựa vào phương tiện ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu…). Muốn nói tốt yêu cầu học sinh phải có vốn từ tốt và thường xuyên rèn luyện. Đối với học sinh dân tộc thì việc rèn kĩ năng nghe - nói tiếng Việt cho các em là công việc rất cần thiết, phần lớn các em khi tới trường chưa biết hoặc biết chút ít tiếng Việt, phát âm chưa chuẩn, hiểu nghĩa không chính xác. Ngôn ngữ - tiếng nói từ tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin đã đóng vai trò biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng biểu lộ văn hoá, tính cách con người. Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng. Mặt khác việc giao tiếp, ứng xử khéo léo cũng giúp chúng ta thành công về nhiều lĩnh vực. Với trẻ em, lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ngay từ khi các em còn rất nhỏ, chúng ta đã rất chú trọng: “Trẻ lên ba, cả nhà học nói” Dạy tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc không có nghĩa là chỉ dạy các em kĩ năng đọc, viết, nghe mà dạy các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong giao tiếp là một mảng vô cùng quan trọng. GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 9 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc Chương II. Thực trạng rèn luyện kĩ năng nói tiếng Việt trong giời Kể chuyện cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trà Bui huyện Bắc Trà My. 1. Vài nét về trường Tiểu học Trà Bui huyện Bắc Trà My. Trường Tiểu học Trà Bui thuộc xã Trà Bui, một xã nằm về phía tây nam huyện Bắc Trà My, có diện tích tự nhiên hơn 17.325ha với gần 5.240 dân. Ngoài thôn 1 ở bên này sông Tranh, việc đi lại tương đối thuận lợi vì có tuyến đường ĐT.616 chạy ngang qua, 5 thôn còn lại đều ở bên kia sông Tranh và bị xé lẻ bởi các sông Tam Lang, Tam Lung, suối Dê, suối Trường tiểu học Trà Bui tại có 245 em tới lớp, các em đều dân tộc Cadong, Mơnông, Xêđăng Gia đình của các tự túc tự cấp bằng nghề làm vườn rừng, chăn nuôi gia súc gia cầm, từng bước tự lực cánh sinh trong việc xóa đói giảm nghèo 2. Thực trạng rèn luyện kĩ năng nói tiếng Việt trong giời Kể chuyện lớp 2 trường Tiểu học xãTrà Bui huyện Bắc Trà My. Chương trình dạy học Kể chuyện lớp 2 cho các em vùng dân tộc cũng giống như các em người Kinh, một tuần học 1 tiết, 35 tuần các em học 31 tiết kể chuyện và nội dung câu chuyện đều là nội dung của bài Tập đọc trước đó. Cụ thể như sau: GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 10 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền [...].. .Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 11 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 10 11 12 13 14 15 16 17 19 20 21 22 23 24 25 26 28 29 30 31 32 33 34 Tập đọc Có công mài sắt, có ngày nên kim Phần thưởng... Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc vùng sâu, ít tiếp xúc với môi trường tiên tiến, có nhiều người Kinh sinh sống; gia đình chủ yếu làm nương rẫy nên thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần 4 Một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 2 Để nắm bắt được kiến thức do giáo viên truyền thụ, nhất là đối với những học. .. những học sinh ở cấp tiểu học, học sinh dân tộc thiểu số cần phải biết nói và sử dụng tiếng Việt thành thạo bởi học sinh sẽ phải tiếp nhận một chương trình học mang tính quốc gia, được áp dụng cho mọi học sinh trên toàn quốc, không phân biệt vùng, miền Sau đây là một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc: 4.1.Thay đổi hình thức dạy học Kể chuyện Dạy học phải phát... Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc Tóm lại, các em học sinh lớp 2 mặc dù đã được các cô dạy ở lớp 1 dạy cho các em nghe, nói, đọc, viết nhưng chỉ ở mức độ đơn giản Các em nói tiếng Việt rất khó khăn và hay sai về phát âm thanh điệu, phụ âm đầu 3 Nguyên nhân dẫn đến học sinh lớp 2 nói tiếng Việt kém Thứ nhất: Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt của học sinh. .. Thị Minh Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc trọng nhiều đến việc cho trẻ có những tiếp xúc ban đầu với tiếng Việt Đây là một thiệt thòi lớn của học sinh miền núi so với học sinh vùng đồng bằng, thành phố Khi vào học ở trường Tiểu học, do không nói được tiếng phổ thông, nhiều học sinh tỏ ra e dè, nhút nhát, thiếu tự tin Trong khi đó, đa số giáo viên công... dụng tiếng Việt hoặc một phần tiếng Việt Nếu làm được điều này, sẽ hỗ trợ được rất nhiều cho các em trong việc tăng cường khả năng sử dụng tiếng việt trong giao tiếp và học tập GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 26 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc D TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ giáo dục và đào tạo, SGK Tiếng Việt (tập 1, 2) , Nxb Giáo dục Việt. .. Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc Chuẩn bị: giáo viên lựa chọn có yêu cầu phân vai dựng lại câu chuyện (Trong SGK Tiếng Việt lớp 2) ; có thể dựa vào văn bản truyện kể ở SGK, soạn thành “Màn kịch ngắn” để học sinh tập diễn xuất được dễ dàng và thuận lợi Ví dụ: Câu chuyện Những quả đào (Tiếng Việt 2, Tập 2, tr 91) có thể được dựng lại thành “kịch bản’ cho. .. vốn từ: Nhiều từ đơn giản đối với học sinh bình thường không cần cung cấp nghĩa nhưng đối với học sinh lớp 2 GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 23 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc vùng dân tộc thì cung cấp nghĩa của từ và luyện tập sử dụng từ là vấn đề quan trọng trong tiết Kể chuyện nhằm phong phú hóa vốn từ cho các em Cách cung cấp nghĩa... nhân vật Bước 2: Lên lớp - Giáo viên kể chuyện 2, 3 lần, giọng kể chậm rãi, rõ ràng phù hợp với từng nhân vật trong truyện Lần 2 và 3 kể kết hợp với tranh, khi treo tranh viên phải giúp học sinh được tên của từng nhân vật trong tranh GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 18 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc - Đặt câu hỏi để học sinh nắm bắt cốt... - 24 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc C KẾT LUẬN Học sinh dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn trong những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt Thông tư 39 /20 11/TT- BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã đưa ra các chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để các em học sinh . Quyền Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc Chương II. Thực trạng rèn luyện kĩ năng nói tiếng Việt trong giời Kể chuyện cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học. tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc B. NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lí luận về vấn đề rèn kĩ năng nói tiếng Việt trong giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc. 1. Kể chuyện là gì? Kể. 10 2. 2. Về phía học sinh 14 3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh lớp 2 nói tiếng Việt kém 16 4. Một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 2 17 Để

Ngày đăng: 04/02/2015, 21:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. MỞ ĐẦU

    • 1. Lí do chọn đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Giới hạn đề tài

    • 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 6. Phương pháp nghiên cứu

    • B. NỘI DUNG

      • Chương I. Cơ sở lí luận về vấn đề rèn kĩ năng nói tiếng Việt trong giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc.

        • 1. Kể chuyện là gì?

        • 2. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện trong chương trình lớp 2

        • 3. Những hình thức phát triển ngôn ngữ nói trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học

        • 4. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2 vùng dân tộc.

        • 5. Đặc điểm phân môn Kể chuyện ở lớp 2.

        • 6. Ý nghĩa của việc rèn kĩ năng nói tiếng Việt qua phân môn Kể chuyện.

        • Chương II. Thực trạng rèn luyện kĩ năng nói tiếng Việt trong giời Kể chuyện cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trà Bui huyện Bắc Trà My.

          • 1. Vài nét về trường Tiểu học Trà Bui huyện Bắc Trà My.

          • 2. Thực trạng rèn luyện kĩ năng nói tiếng Việt trong giời Kể chuyện lớp 2 trường Tiểu học xãTrà Bui huyện Bắc Trà My.

            • 2.2. Về phía học sinh

            • 3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh lớp 2 nói tiếng Việt kém.

            • 4. Một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 2

            • Để nắm bắt được kiến thức do giáo viên truyền thụ, nhất là đối với những học sinh ở cấp tiểu học, học sinh dân tộc thiểu số cần phải biết nói và sử dụng tiếng Việt thành thạo bởi học sinh sẽ phải tiếp nhận một chương trình học mang tính quốc gia, được áp dụng cho mọi học sinh trên toàn quốc, không phân biệt vùng, miền. Sau đây là một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc:

            • C. KẾT LUẬN

            • D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan