Một số biểu hiện về sự thực hiện dân chủ chưa đầy đủ trong giáo dục-đào tạo

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục - đào tạo và ý nghĩa của nó ở nước ta (Trang 91)

- Trung với nước, hiếu với dân

2.2.3 Một số biểu hiện về sự thực hiện dân chủ chưa đầy đủ trong giáo dục-đào tạo

giáo dục-đào tạo

Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI. Thế kỷ cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, đưa loài người bước vào kỷ nguyên văn minh trí tuệ, đặc trưng bằng xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức trong xu

hướng liên kết hợp tác trong khu vực và quốc tế. Nhìn vào nền giáo dục nước ta tuy có nhiều thành tựu to lớn, song so với khu vực và so với thế giới nền giáo dục nước ta còn tụt hậu, còn có nhiều điều bất cập:

1. Về chất lượng giáo dục phổ thông, sau các lần cải cách giáo dục, chất lượng giáo dục các cấp học đã nâng cao. Do chính sách mở cửa thị trường của nhà nước, nhiều công ty nước ngoài làm ăn, đầu tư hợp tác với ta. Nền giáo dục của họ cũng có tính chất thực dụng, hướng vào giải quyết công việc kinh doanh có lãi. Trái lại ở ta nguồn nhân lực lại nặng về lý thuyết chưa nhạy bén với thị trường. Kiến thức được đào tạo lại thiếu cơ sở vật chất để vận dụng và sáng tạo, đòi hỏi chúng ta phải học tập nhiều trong quan hệ quốc tế. Với truyền thống ham học, phần lớn thanh niên muốn học đại học là nguyện vọng chính đáng song đã gây sức ép lớn cho ngành giáo dục- đào tạo, đã khó lại càng khó hơn, kể cả nhân lực giáo viên và cơ sở vật chất. Đã có xu hướng chạy theo số lượng đào tạo nhằm đảm bảo thu nhập cho tập thể nhà trường và cá nhân người lao dộng, buông lỏng chất lượng có chiều hướng giảm sút, như lời Hồ Chí Minh đã nhắc nhở " dạy học tràn lan" thể hiện nhiều ở hệ đào tạo không chính quy như: các lớp tại chức, chuyên tu, đào tạo từ xa... xa sự kiểm tra, giám sát của lãnh đạo đơn vị. Trình độ quản lý không theo kịp sự phát triển sa vào công thức thử sai.

2. Tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển quy mô, vừa đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực con người cũng như điều kiện kinh tế xã hội. Quá trình chuẩn hoá nguồn nhân lực đã thúc đẩy nhiều người tham gia học tập nâng cao trình độ. Người người đi học, nhà nhà tạo điều kiện cho con em mình đi học, mong sau này đủ chuẩn để vào làm việc. Quy mô mở nhiều trường, nhiều hình thức đào tạo tất yếu được mở ra, thiếu và yếu lại thêm nhiều, dẫn đến chất lượng có phần giảm sút so với mục đích yêu cầu. Đồng thời mặt trái của chuẩn hoá nguồn nhân lực đã tạo điều

kiện cho người học có động cơ vì bằng cấp, vì chuẩn hoá mà giảm sút chất lượng đào tạo. Nhiều hiện tượng tiêu cực đã phát sinh. Nhiều nhà giáo phải lên lớp 3 ca trong nhiều ngày không có thời gian nghiên cứu khoa học cũng như tiếp cận, cập nhật thông tin mới, nâng cao trình độ.

3. Mối tương quan giữa chất lượng và các điều kiện đảm bảo (đội ngũ nhà giáo, chương trình, sách giáo khoa, sách bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhà giáo, trường lớp, thiết bị dạy học, thời lượng học,...) trong giáo dục ở nước ta hiện nay có nhiều bất cập. Đội ngũ nhà giáo vừa thiếu vừa chưa theo kịp với chương trình mới. Trong những năm khó khăn, đội ngũ nhà giáo được đào tạo theo chương trình phần lớn theo hệ 10 + 2, 10 +3, hệ chuyển đổi... trong ngành giáo dục với thời gian dài đồng lương thấp kém họ vẫn bám trụ xây dựng trường lớp. Sau mấy lần cải cách giáo dục chất lượng giáo dục ngày càng tăng lên. Nhiều môn học mới được đưa vào chính khoá. Nhu cầu ngoại ngữ và tin học đang trở thành nhu cầu tất yếu với hệ thống từ giáo dục phổ thông và các bậc học trên. Hệ thống trường học phát triển về tận làng xã. Khối lượng giờ dạy tăng lên nhiều dẫn đến đội ngũ nhà giáo thiếu. Do dạy nhiều nên nhà giáo không có thời gian để tự nâng cao kiến thức. Một số có tâm lý đi học sẽ mất việc làm do nhiều nguyên nhân khác. Ngân sách chi trả tiền lương không đủ để tăng thêm biên chế. Lượng sinh viên được đào tạo cơ bản của ngành giáo dục thường được sắp xếp công tác ít (so với lượng cán bộ đã được đào tạo cơ bản). Phần lớn chờ chỉ tiêu cán bộ về hưu là vấn đề chung trong việc bố trí cán bộ từ bậc phổ thông đến bậc đại học. Khi cải cách chương trình sách giáo khoa mới số giáo viên này phần lớn là giảng thụ động theo sách, ảnh hưởng tới chất lượng học sinh. Việc đánh giá chất lượng người học có tư tưởng chạy theo thành tích và áp lực tâm lý xã hội. Một bộ phận rất nhỏ chạy theo cơ chế thị trường có biểu hiện sa sút về mặt đạo đức đã tạo ra tiêu cực làm giảm lòng tin đối với nhân dân.

Cải cách chương trình sách giáo khoa khối lượng kiến thức chưa tổng quát mà dàn trải. Học sinh dành quá nhiều thời gian vào học bài và giải quyết khối lượng bài tập. Nhiều sách tham khảo chưa thực sự được khảo thí của cơ quan giáo dục. Ngoài thời gian học chính khoá, học sinh phải học thêm ở trường, ở nhà thầy cô giáo, tối lại học thêm ở lớp ngoài trường chúng đang bị đánh mất tuổi hồn nhiên của tuổi thơ... Gia đình phải chịu gánh nặng chi phí học tập so với mức thu nhập chính đáng của bố mẹ.

Đào tạo đại học còn nặng theo kiểu kinh viện (trừ một số trường trọng điểm đầu ngành đào tạo chất lượng cao, cử nhân tài năng, chương trình thí điểm). Tuy nhiều trường đã có xu hướng đào tạo nhanh, nhạy với nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội. Nhưng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa chịu tìm kiếm việc làm, chưa chịu về địa phương, vùng sâu, vùng xa góp sức mình xây dựng đất nước. Vẫn còn mang tư tưởng bao cấp, trông chờ vào Nhà nước. Nhận thức của người lao động chưa thực sự bình đẳng trong các thành phần kinh tế, chưa năng động tham gia vào công ty tư nhân, các thành phần kinh tế khác tham gia vào sản xuất phục vụ nhu cầu dân sinh trong nước cũng như sản xuất hàng hoá cạnh tranh với nước ngoài.

Quản lý chất lượng đào tạo còn nhiều bức xúc, chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển giáo dục. Nặng về bằng cấp. Chưa thực sự gắn đào tạo nguồn nhân lực với phát triển kinh tế thị trường.

Kết quả đào tạo chưa phản ánh đúng quan hệ dân chủ giữa thầy và trò. Quản lý đào tạo chưa chặt chẽ (buông lỏng quản lý thống nhất hệ thống văn bằng chứng chỉ, hồ sơ lưu trữ, trách nhiệm dân sự) nên vẫn tồn đọng nhiều khiếu nại, tố cáo về giáo dục- đào tạo. Thiếu dân chủ khi xử lý sự việc áp dụng văn bản hết hiệu lực và văn bản hiện hành. Có bộ phận rất nhỏ cán bộ chạy theo lợi ích kinh tế thị trường, biểu hiện xa rời đạo đức người thầy làm suy giảm truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” của dân tộc.

Giáo dục dạy nghề chưa tương xứng với hệ thống sản xuất. Có biểu hiện này ngay cả trong chương trình giáo dục phổ thông trung học ở các trung tâm giáo dục kỹ thuật hướng nghiệp. Học sinh thành phố chưa tâm huyết với học nghề vì: Học sinh bị ép học những nghề không phù hợp với sở thích và thực tế; nhiều nghề quá lạc hậu vẫn được trung tâm giao chỉ tiêu buộc học sinh phải học; cha mẹ học sinh không thích cho con học nghề mà chỉ cố gắng cho con học đại học. Chất lượng và số lượng công nhân lành nghề qua hệ thống đào tạo chưa đáp ứng với phát triển kinh tế sản xuất hàng hoá, nhưng số lao động chưa có việc làm lại còn cao.

Trong cơ chế thị trường đã tác động mặt xấu đến thế hệ trẻ đến mức báo động về tệ nạn xã hội (ma tuý, cờ bạc, đánh đề, cá cược, nạn trộn cắp, bệnh xã hội) đang đặt ra thách thức lớn đối với ngành giáo dục-đào tạo trên hệ thống toàn quốc.

4. Làm thế nào để đảm bảo được tính khách quan và nâng cao độ tin cậy trong đánh giá chất lượng giáo dục, vấn đề thi và đánh giá chất lượng. Xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục?

5. Đổi mới công tác quản lý chất lượng giáo dục kiểm định chất lượng, thanh tra giáo dục.

Kết quả đánh giá các đợt thi phần lớn mang tính chất trả bài, học sao trả vậy theo nội dung và hình thức trình bày của thầy cô giáo dạy trực tiếp. Lớp chạy theo thành tích của lớp. Trường chạy theo thành tích của trường. Họ phải tìm mọi cách để học sinh đạt loại giỏi cao, thi đỗ tốt nghiệp có tỷ lệ đạt 95 đến 100% . Đó là kết quả đánh giá chất lượng giáo dục chạy theo thành tích.

Nếu đi tìm nguyên nhân dẫn đến kết quả như các báo cáo tổng kết thì nhiều vấn đề để bàn từ đội ngũ nhà giáo, truyền thống nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất, chế độ lên lớp, học và hành, thực hiện quy chế thi cử, áp lực gia đình, nhà trường và xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, xu hướng

hội nhập về đào tạo trong khu vực và thế giới. Đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục- đào tạo phải thực sự đi đầu giải quyết các điều bất cập trong giáo dục với sự đồng tình của xã hội.

Gần 20 năm xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong giáo dục-đào tạo, chứng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và quản lý của Nhà nước đã phần nào giải quyết được sự bức xúc của nhân dân về điều kiện, cơ hội học tập. Đồng thời nguyên nhân nối tiếp nguyên nhân chưa được giải quyết trong giáo dục -đào tạo bắt nguồn từ những nhu cầu dân trí phản ánh điều kiện xã hội nước ta đi từ nền sản xuất nhỏ chuyển dần sang sản xuất hàng hóa cần giải quyết:

1 Cơ cấu sản xuất chưa hợp lý (cơ cấu sản xuất, cơ cấu vùng miền). Cơ cấu đào tạo chưa thực sự gắn với sản xuất. Năng suất lao động thấp một phần dẫn đến giá cả hàng hoá nhìn chung cao so với mức lương thu nhập. Chứng tỏ đào tạo chưa tạo nguồn nhân lực có hàm lượng tri thức cao khi mà vai trò của khoa học kỹ thuật đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn mới mẻ nên hệ thống luật pháp chưa đáp ứng để ngăn chặn mặt trái của cơ chế thị trường. Chậm ra các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành cũng là một trong những kẻ hở cho những người trốn lậu thuế, làm ăn phi pháp trái với việc làm giàu chính đáng.

3 Thiếu dân chủ, bình đẳng trong các thành phần kinh tế. Hệ thống quản lý chưa hiện thực hoá chủ trương dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra dẫn đến cán bộ tham nhũng, cậy quyền trong cơ chế xin cho, lãng phí.

4 Công tác thi đua, khen thưởng chưa dân chủ. Trong giáo dục- đào tạo ở góc độ quản lý nặng về thành tích, thờ ơ với hệ thống kiểm tra, đánh giá chất lượng. Chỉ tiêu số lượng, chất lượng trong thi đua khen thưởng ở các cấp

trong ngành đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát huy sáng tạo trong hệ thống giáo dục.

Tóm lại, toàn bộ những hạn chế nêu trên đều phải xem xét từ động cơ học tập. Bốn mươi lăm năm trước Hồ Chí Minh đã thấy rõ cái nguy cơ "học để trang sức". Bây giờ Đảng và Nhà nước ta đang tích cực chống nạn bằng giả, học giả lấy bằng thật để " loè " thiên hạ, để kiếm chức, kiếm quyền, kiếm bậc lương... Nếu mỗi người đều khắc ghi lời Bác dặn "học để thật thà phụng sự" thì đâu có cái nạn này, di hoạ của nó sẽ lâu dài mới tan" [42, 5].

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục - đào tạo và ý nghĩa của nó ở nước ta (Trang 91)