Những hạn chế

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục - đào tạo và ý nghĩa của nó ở nước ta (Trang 67)

- Trung với nước, hiếu với dân

2.1.2 Những hạn chế

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục của Đảng đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy vậy, vẫn còn nhiều hạn chế. Hội nhập giáo dục biểu hiện chậm so với hội nhập kinh tế, tác động tới phát triển kinh tế.

Về mặt thể lực điều kiện biểu hiện năng lực, trí lực, theo một số tài liệu và ý kiến của một số chuyên gia trong ngành cho biết: tố chất và thể lực của người Việt Nam còn thấp, nhất là chiều cao, cân nặng và sức bền. Tỉ lệ trẻ sơ sinh nặng dưới 2500g chiếm 8%. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã

giảm nhiều nhưng hiện vẫn còn 28%. Con số này theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì vẫn còn ở mức cao. Trong một thời gian dài, chúng ta chưa thực sự quan tâm đến nguồn lực con người một cách xứng đáng. Cụ thể là:

_ Nhu cầu vật chất và lợi ích cá nhân người lao động chưa được chú ý đúng mức. Vì vậy, tính tích cực xã hội của con người chưa được khuyến khích và phát huy mạnh mẽ.

_ Chưa kết hợp hài hoà tính giai cấp, tính dân tộc và nhân loại trong việc phát huy nhân tố con người.

_ Biểu hiện quan liêu trong bộ máy nhà nước và "Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên là rất nghiêm trọng"[14, 76], vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân đã ít nhiều có tác động xấu, đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

_ Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chưa thực sự gắn lí luận với thực tiễn, gắn học với hành nên nhiều sinh viên khi ra trường chưa xin được việc, gây lãng phí cho gia đình và xã hội. Cơ cấu giáo dục và đào tạo giữa các ngành học chưa hợp lí. Lực lượng lao động giản đơn và công nhân kĩ thuật chiếm tới 82% số lượng lao động. Trong khi đó, các nhà kĩ thuật, phát minh, sáng chế, quản lí mới chỉ chiếm 18% (các nước phát triển, tỉ lệ này là 28% và 72%). Nửa thế kỉ trôi qua, nước ta đã đào tạo được hơn 1 triệu cán bộ có trình độ đại học với cơ cấu như sau:

+ Ngành sư phạm: 33%

+ Ngành khoa học - kĩ thuật: 25,5% + Ngành khoa học - xã hội: 17% + Ngành y, dược: 9,3%

+ Ngành khoa học tự nhiên: 6,8% [21, 235-236].

Tỉ lệ trên đây là chưa hợp lí. Vì một nước có tới 76,13% lao động nông nghiệp mà chỉ có 8,1% lao động có trình độ đại học chuyên ngành nông nghiệp là rất thấp.

Tình trạng thiếu việc làm trong một bộ phận thanh niên đang tạo ra sức ép lớn cho xã hội, gây ra những tệ nạn nhức nhối đòi hỏi phải có giải pháp giải quyết đồng bộ.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là:

Thứ nhất, nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, điểm xuất phát thấp nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy chưa đủ điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

Thứ hai, đất nước trải qua chiến tranh liên miên, mọi sức lực và của cải đều tập trung cho kháng chiến nên chưa đủ điều kiện chăm sóc con người. Thêm vào đó, hậu quả chiến tranh để lại rất nặng nề, đòi hỏi phải tiếp tục khắc phục.

Thứ ba, ảnh hưởng của tập quán, thói quen sản xuất nhỏ như ý thức tổ chức kỉ luật lỏng lẻo, tâm lí tự ti, tính vị kỉ,... chưa thể sớm khắc phục được.

Thứ tư, cơ chế thị trường diễn ra trong bối cảnh quốc tế mới, một mặt có những tác động tích cực. Nhưng mặt khác cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như sống thực dụng, hám lợi, coi thường đạo lí,... đã và đang gây ra những tác động xấu trong xã hội.

Thứ năm, chất lượng giáo dục học kết hợp với hành chưa cao, một số hiện tượng tiêu cực trong giáo dục đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đào tạo, hạn chế việc phát huy nguồn lực trí tuệ con người trong giai đoạn hiện nay. Nhiều người tài giỏi được các nước công nhận nhưng về Việt nam chưa có điều kiện cơ sở vật chất hiện đại để họ phát huy. Số người lao động

có tay nghề cao chưa nhiều. Số người được đào tạo cơ bản do nhiều lý do phải làm việc trái nghề và thất nghiệp còn nhiều.

Thứ sáu, vấn đề quản lí Nhà nước và hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, văn bản hướng dẫn thực hiện Luật lại chậm ban hành hoặc không theo kịp với môi trường hội nhập, tâm lí đố kị, ghen ghét với những người có năng lực cũng đang làm hạn chế việc phát huy nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.

Tóm lại, thành tựu về nền giáo dục nước nhà đạt được rất to lớn và từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Kinh tế xã hội phát triển, mức sống người lao động không ngừng được cải thiện chứng tỏ quyền học tập, quyền lao động và quyền được hưởng thụ giáo dục từng bước được cải thiện. Song cùng với nó cũng có nhiều nhiều bức xúc về giáo dục- đào tạo do nhiều nguyên nhân, có cả những hiện tượng thiếu dân chủ trong thực hiện Luật Giáo dục.

2.2 Vận dụng tư tưởng dân chủ trong giáo dục - đào tạo của Hồ Chí Minh ở nước ta (1986 tới nay)

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục - đào tạo và ý nghĩa của nó ở nước ta (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)