Dân chủ là quyền: Ai cũng được học hành, học suốt đờ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục - đào tạo và ý nghĩa của nó ở nước ta (Trang 35)

1.2.1.1 Dân chủ là quyền ai cũng được học hành

Tư tưởng dân chủ trong giáo dục - đào tạo trước hết là quyền ai cũng được học hành, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, vùng miền, cả đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài đều có quyền lợi và nghĩa vụ học tập. Mọi người đều có cơ hội học tập, học suốt đời.

Đòi quyền lợi cho mọi người được học tập đã được Hồ Chí Minh công bố trên nhiều văn kiện. Báo Cứu quốc số 147 ngày 21/01/1946 đăng sự kiện Người trả lời các nhà báo nước ngoài "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập, dân tộc ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”[29, 161].

cống hiến của C. Mác: "Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cái thực sự giản đơn đã bị những tầng tầng lớp lớp tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay là: con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo và v.v"... [7, 499- 500]. Ở phương Đông, Chủ nghĩa "Tam dân" của Tôn Trung Sơn với mục tiêu dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc đã có sức thuyết phục, động viên tổ chức hàng trăm triệu nhân dân Trung Quốc và thức tỉnh các dân tộc bị áp bức ở khu vực châu Á. Hồ Chí Minh đã phát triển và nói rõ hơn về vấn đề quyền con người qua khái quát góc độ văn hoá. Hồ Chí Minh đã viết trong bản thảo Nhật ký trong tù: Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Từ định nghĩa tổng quát về văn hoá đã chứa đựng ý tưởng tưởng như đơn giản “đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” nhưng rất vĩ đại. Và đó là điểm xuất phát bao gồm cả dân quyền tự do, dân tộc độc lập, hướng tới quốc tế. "Ai cũng được học hành" để sớm nhận thức được những quyền giản đơn mà cơ bản của con người trong những quan hệ con người với con người trong xã hội."Ai cũng được học" hành vừa là mục tiêu vừa là động lực vừa cụ thể hoá quyền được học tập trong giáo dục - đào tạo. Ở Người, xuất phát từ tư tưởng về dân rất đặc biệt: vì nhân dân và kết quả hạnh phúc của nhân dân. Người nói cho dân nghe, viết cho dân đọc, làm cho dân thấy, cho nên hành văn của người luôn gắn với dân từ tư tưởng, tổ chức, hành động; kết quả đều của dân, do dân và vì dân. Điều này trong nội dung học, hành, Bác đã nói

nhiều về học và hành, hành và học. Học mà không hành, hành mà không học..., thì không đủ lý luận và thực tiễn lãnh đạo cách mạng.

Người luôn phấn đấu cho mọi công dân đều có quyền được học tập. Thể hiện ở mọi lứa tuổi từ các cháu nhi đồng đến các cụ già, không phân biệt nam, nữ, giàu nghèo, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, vùng miền... kể cả người tàn tật, thiểu năng đều có quyền học tập, học suốt đời. Bác đã nêu tấm gương tiêu biểu "cháu Nguyễn Ngọc Ký tàn tật cả hai tay, dùng chân để viết mà đã cố gắng phấn đấu trở thành một học sinh giỏi" [36, 614]. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam chỉ đến thời đại Hồ Chí Minh mới thực sự công khai phụ nữ bình đẳng với nam giới, đặc biệt quan tâm quyền học tập của phụ nữ, phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc ít người.

Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích phong trào phụ nữ quốc tế và nhấn mạnh vai trò của phụ nữ An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công. Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Người rất quan tâm đến các phong trào của phụ nữ, mặc dầu bận nhiều công việc nhưng Bác có mặt động viên phong trào phụ nữ. Người đã đánh giá cao công việc gia đình và xã hội của phụ nữ: Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hàng vạn phụ nữ đã trở thành cán bộ chuyên môn các ngành và cán bộ lãnh đạo, làm giám đốc và phó giám đốc các xí nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, chủ tịch uỷ ban hành chính, bí thư chi bộ Đảng.v.v.. Đồng thời Bác cũng động viên chị em không ngừng học tập: “Để làm tốt những việc nói trên, chị em phải cố gắng học tập. Học văn hoá, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ. Có quyết tâm thì nhất định học được.”[39, 710].

Ai cũng được học hành là mọi lứa tuổi đều được học tập, học suốt đời ở nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Quyền được học tập trong độ tuổi,

quyền vừa học vừa làm việc và quyền được học tập trong độ tuổi nghỉ ngơi nghĩa là quyền được học suốt đời. Đó là dân ý được thể hiện trong luật pháp, qua tổ chức, thực hiện, qua kiểm tra giám sát về giáo dục - đào tạo. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra chính là lợi ích chính đáng của mọi công dân. Đó cũng là nội dung chính trong công tác dân vận, quy chế dân chủ, chiến lược đại đoàn kết...

Điều đặc biệt trong tư tưởng của Bác còn quan tâm đếm những con người đã từng mắc phải lỗi lầm. Ngày 07 tháng 11 năm 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 150/SL về tổ chức trại giam trong đó có nội dung tổ chức các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (V26). Hệ thống trường này đã góp phần tạo cho họ được học tập trong các trường giáo dưỡng: xoá mù chữ, dạy nghề. Làm cho họ thức tỉnh lương tâm, hoàn lương sớm trở về hoà nhập cộng đồng. Phần lớn, họ tin vào chế độ khoan hồng của chế độ dân làm chủ, nhiều người trong số họ đã vươn lên làm giàu chính đáng trở thành chủ những doanh nghiệp lớn, có nhiều người tham gia vào công tác giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú được nhân dân tín nhiệm.

1.2.1.2. Dân chủ là quyền vừa học, vừa làm, học suốt đời

V.I. Lênin khuyên chúng ta: "Học, học nữa, học mãi..". Hồ Chí Minh là tấm gương về học suốt đời. Người quan niệm: "Không phải chỉ ở tại nhà trường, có lên lớp, mới học tập, tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo được" [34, 284]. Không chỉ học ở nhà trường mà học ở mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ học ở người thầy mà học ở mọi người, học suốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. C. Mác đã có một quan niệm rất hay là: người đi giáo dục cũng phải được giáo dục. Quan điểm của Người là học không bao giờ đủ, còn sống, còn phải học. Đây là quan điểm hiện đại trong giáo dục xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. Khi nói chuyện với những cán bộ đảng viên hoạt động lâu năm, Bác bộc bạch: "Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học.

Việc lớn, việc nhỏ, tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau" [35, 465]. Bác trao đổi với các đảng viên trung niên lo công việc chung có ý ngại học tập:" Bác thường nghe nói có đồng chí mới 40 tuổi đã cho mình là già nên ít chịu học tập. Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng". Cách mạng ngày càng phát triển " công việc ngày càng nhiều, càng mới. Một mặt, Đảng phải đào tạo, dìu dắt đồng chí trẻ. Một mặt đảng viên già phải cố gắng mà học" [36, 519]. Điều này phải quán triệt trước hết là tổ chức đảng, vì đảng lãnh đạo quần chúng thì trước hết đảng viên phải không ngừng học tập. Đội ngũ trực tiếp trong giáo dục là nhà giáo. Nhà giáo không phải chỉ là thợ dạy mà trong và sau giảng dạy thì nhà giáo phải là người không ngừng học tập, nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục - đào tạo và ý nghĩa của nó ở nước ta (Trang 35)