Thành tựu giáo dục-kinh tế-xã hội.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục - đào tạo và ý nghĩa của nó ở nước ta (Trang 64)

- Trung với nước, hiếu với dân

2.1.1Thành tựu giáo dục-kinh tế-xã hội.

Năm học 2004-2005, cả nước có khoảng 22, 7 triệu học sinh, sinh viên từ mầm non đến đại học, chiếm một phần tư dân số đang theo học trong gần 38 000 trường và cơ sở giáo dục. Bậc học mầm non có 2 963 200 học sinh, trong đó nhà trẻ có 514 200 cháu, mẫu giáo có 2 449 000 học sinh. Giáo dục phổ thông có 17 586 000 học sinh trong đó bậc tiểu học 7 947 900 học sinh,

2 847 300 học sinh. Bậc trung học chuyên nghiệp có 396 400 học sinh, bậc đại học 857 400 sinh viên, bậc cao đẳng là 247 300 sinh viên. Tỷ lệ phòng học: tiểu học là 1,32 lớp/ phòng; trung học cơ sở là 1,44 lớp /phòng; trung học phổ thông là 1,38 lớp/phòng. Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được các địa phương quan tâm...Đối với đầu tư cho giáo dục, năm 2004, ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo là 29 298 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 17,1 % tổng chi ngân sách Nhà nước. Trong đó, chi thường xuyên: 23 148 tỷ đồng; chi chương trình mục tiêu: 1 250 tỷ đồng; chi đầu tư xây dựng cơ bản: 4 900 tỷ đồng. Việc tăng chi chương trình mục tiêu quốc gia cho giáo dục và đào tạo từ 600 tỷ đồng/ năm lên 1 250 tỷ đồng đã góp phần thực hiện các mục tiêu ưu tiên của ngành giáo dục và đào tạo: đổi mới giáo dục phổ thông, thay sách giáo khoa, hỗ trợ giáo dục miền núi và dân tộc, xoá bỏ mù chữ và phổ cập giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường sư phạm, tăng cường năng lục đào tạo nghề...[2, 3]. Trong những năm 60-70 cả nước có khoảng 5-6 triệu người đi học đến nay có khoảng 22,7 triệu người đi học nâng tỷ lệ người biết chữ lên 94% dân số là một tỷ lệ cao của thế giới trong khi đó thu nhập bình quân trên 400 USD/người/năm.

Trong Báo cáo Giám sát giáo dục toàn cầu năm 2005 công bố ngày 08 tháng 11 năm 2004, Việt nam được UNESCO xếp hạng 64 trên 127 nước trong cuộc thăm dò về tiến trình thực hiện mục tiêu Giáo dục cho tất cả mọi người đến năm 2015 của Liên hiệp quốc. Các tiêu chuẩn chính để xếp hạng là giáo dục cấp tiểu học, tỷ lệ người biết chữ trưởng thành, chất lượng giáo dục và sự bình đẳng về giới tính. Báo cáo cũng phân tích tỷ lệ người lớn biết chữ của Việt Nam là 90,3% cao hơn tỷ lệ trung bình của thế giới (81,7%) và các nước đang phát triển (76,4%). Trong bảng xếp hạng: Na Uy xếp số 1, cuối bảng 127 là Burkina Faso (Tây Phi). Nhất châu Á là Hàn Quốc đứng thứ 4,

Trung Quốc xếp thứ 54, Thái Lan xếp thứ 60, Việt Nam xếp thứ 64, Indonesia xếp thứ 65...

Sản phẩm giáo dục- đào tạo đã tác động chuyển dịch về kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã có hướng biến đổi tốt theo chiều hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 24,5 năm 2000 xuống 23% năm 2002 và giảm xuống 22,2% năm 2003. Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 36,7 % năm 2000 lên 38,6% năm 2002 và lên khoảng 39 % năm 2003. Tỷ trọng các ngành dịch vụ duy trì khoảng 38 %. Các ngành kinh tế đều tăng trưởng tuyệt đối. Thu nhập bình quân đấu người tăng, do vậy đời sống tiếp tục được cải thiện. Trong những năm 2003, 2004 mỗi năm có thêm hơn 1,5 triệu lao động có việc làm, trong đó có khoảng 55 000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Nhiều vụ án lớn, nạn tham nhũng của cán bộ kể cả cán bộ có chức, có quyền cao cấp được đưa ra xét xử một cách kịp thời và công minh. Đã dần hiện thực hoá chế độ dân chủ trong giáo dục -đào tạo, góp phần xây dựng lòng tin trong nhân dân

Hiện nay, đội ngũ lao động nước ta đã có bước phát triển to lớn. Lao động có trình độ cao đẳng trở lên khoảng 1.300.000 người. Trong đó, số tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, phó giáo sư và giáo sư là 13.500 người [21, 235-236]. Đội ngũ lao động này đã và đang công tác trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Họ đã có những cống hiến quan trọng trong chiến tranh giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo năm sau cao hơn năm trước và dự kiến đến năm 2010, ngân sách chi cho lĩnh vực này là 20%. Giáo dục miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng cũ được quan tâm ngày một tốt hơn.

Vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho các tầng lớp nhân dân được đầu tư đáng kể cả về cơ sở vật chất lẫn con người. Những cơ sở khám và chữa bệnh được

xây dựng đến tận các xã (kể cả vùng cao, vùng sâu). Theo tài liệu của UNDP thì tuổi thọ của người Việt Nam đã tăng lên nhiều so với trước đây. Tuổi thọ bình quân của Việt Nam khá cao so với mức thu nhập thấp của nền kinh tế và tiếp tục tăng từ 66 tuổi năm 1989, lên 71 tuổi năm 2002 và 71,5 tuổi vào năm 2003. Thể lực của người Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Chiều cao trung bình của nam thanh niên nước ta hiện nay là 1,63 m. Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm xuống đáng kể. Con người là vốn quí nhất, vì vậy, mọi chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kì đổi mới đều hướng tới việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người để đạt tới sự "phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Việc kiên trì định hướng phát triển đó đã dẫn đến kết quả là chỉ số HDI của con người Việt Nam tăng lên khá nhanh.

Có kết quả trên là cả một quá trình lịch sử hơn 70 năm của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng. Từ một dân tộc nô lệ, 95 % dân số mù chữ tự mình đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc thành công tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ số phát triển con người kết hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta đã phán ánh sự phát triển dân trí, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát triển nhân tài của một nền giáo dục Việt nam “Dân tộc- Khoa học - Đại chúng”.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục - đào tạo và ý nghĩa của nó ở nước ta (Trang 64)