rèn luyện kỹ năng cách viết bài văn nghị luận cho học sinh THCS

12 1K 0
rèn luyện kỹ năng  cách viết bài văn nghị luận cho học sinh THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

rèn luyện kỹ năng cách viết bài văn nghị luận cho học sinh THCS A/ đặt vấn đề : Văn học là một môn khoa học xã hội trong nhà trường phổ thông .Bản thân nó mang đặc thù là một môn nghệ thuật - Văn học có sức mạnh " Vũ khí vô song "( Phạm Văn Đồng ) . Nó giúp học sinh nhận thức thế giới quan từ đó giáo dục tư tưởng , tình cảm và dần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và nhân sinh quan cho học sinh .Việc dạy và học văn là một quá trình sư phạm của thầy cũng chính là quá trình tiếp nhận văn chương của trò . Thầy phải có phương pháp dạy và học văn một cách cơ thể thì mới hoàn thành được nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức một cách hệ thống .Để làm được diều này ngoài việc giáo viên phải chuẩn bị tốt kiến thức và phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới mà còn phải chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh .Trong dạy và học văn việc rèn kỹ năng cách làm các kiểu bài là việc rất quan trọng, nhưng để rèn học simh có kỹ năng viết đúng , viết đủ , viết hay một bài văn nghị luận có đan xen các yếu tốt tự sự, miêu tả, biểu cảm thì quả là một vấn đề không đơn giản đối với học sinh lớp tám . Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi thấy rằng các em học sinh rất ngại viết một bài văn nghị luận , đặc biệt là kỹ năng , cách làm một bài văn nghị luËncßn rất hạn chế : - Khi viết bài văn nghị luận các em thường mắc những lỗi nh: + Chưa biết xác định luận điểm : Luận điểm nào trình bày trước, luận điểm nào trình bày sau . + Chưa biết phối hợp giữa nêu luận diÓm và trình bày luận cứ, chưa biết cách chuyển đoạn . + Chưa biết đưa các yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận nh : đưa quá nhiều yếu tố biểu cảm làm lấn át vai trò của văn nghị luận hoặc đưa quá ít làm cho bài văn khô khan . + Chưa biết đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận hoặc lại đưa quá nhiều làm phá vỡ sự mạch lạc của bài văn nghị luận . -Cá biệt có những em không biết trình bày lập dàn ý các bước làm một bài văn nghị luận như thế nào . 1 Chính vì vậy , để các em nắm chắc được kỹ năng , cách viết một bài văn nghị luận đạt kết quả cao tôi xin được trình bày một vài sáng kiến của mình về việc rèncho học sinh kỹ năng, cách viết bài văn nghị luận có đan xen các yếu tố miêu tả , biểu cảm , tự sự để đồng nghiệp tham khảo . B/ Nội dung : Trước hết giáo viên phải hình thành cho học sinh hiểu khái niệm về luận điểm :" luận điểm trong bài văn nghị luận là nh÷mg ý kiến quan điểm chính mà người nói ( viết ) nêu ra để khẳng định một luận đề ". Các luận điểm của bài văn nghị luận cần phải chính xác , rõ ràng phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ toàn bộ luận đề .Luận điểm còn được coi là linh hồn cu¶ bài viết , nó liên kết các đoạn văn thành một khối thống nhất . Bên cạnh đó đối với từng đề bài cụ thể , học sinh phải xác định được : Luận đề của bài ,luận điểm chính , luận điểm phụ , luận cứ , luận chứng và cách lập luận . I/ Rèn kỹ năng làm văn nghị luận : 1/ Rèn kỹ năng trình bày luận điểm : a/ Rèn kỹ năng làm rõ luận điểm : Để nêu rõ luận điểm học sinh cần tập viết tốt câu chủ đề của đoạn văn . Có nghĩa là : Câu chủ đề phải viết cho gọn gàng , rõ ý . phải diễn đạt câu chủ đề sao cho gần gũi, không tách rời ,không xã cách với hình thức diễn đạt của đề bài . b/ Trình bày luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm . Tronhg một bài văn nghị luận , nếu điểm chính là luận điểm thì luận cứ dùng để nuôi luận điểm . Mét luận điểm chỉ thật sự sáng tỏ và trở lên đáng tin cậy khi nó được đảm bảo bằng các chứng cứ sát thực mà ta gọi là luận cứ . - Các luận cứ trong một đoạn văn cũng được sắp xếp theo một trình tự hợp lý . Nếu người làm văn tìm đủ các luận điểm và luận cứ thích hợp để giải quyết vấn đề và sắp xếp lại và trình bày thì đó chính là lập dàn ý . + Hệ thống sắp xếp nh trên gọi là lập luận . lập luận sẽ được coi là chặt chẽ khi giữa các luận điểm và luận cứ có sự liên hệ chặt chẽ , khăng khít với nhau : Lý lẽ sau kế thừa thành quả của lý lẽ trước và lý lẽ trước làm cơ sở cho những lý lẽ sau theo một trật tự hợp lý . 2 +Mặt khác , quá trình lập luận sẽ có thêm sức lôi cuốn nếu học sinh biết cách sắp xếp các luận điểm , luận cứ khiến cho toàn bộ bài văn là một dòng chảy liên tục . Các quan điểm ,các ý kiến của học sinh được làm nổi bật lên thì hứng thú cho người nghe được duy trì mỗi lúc một cao , cho tới tận lời nói ( dòng chữ cuối cùng của bài nghị luận ) . c/ Biết cách nêu luận điểm và trình bày luận cứ : - Việc phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ để làm rõ luận điểm diễn ra theo nhiều cách khác nhau nhưng có năm dạng chính sau đây :Diễn dịch ; Quy nạp ; móc xích ; song hành ; tổng - phân - hợp .Song trong thực tế đối tượng của ta là học sinh THCS đang tập làm văn nên ta chỉ đề cập đến hai dạng hay gặp và phổ biến nhất là : Diễn dịch , quy nạp d/ kỹ năng chuyển đoạn : Chuyển đo¹n là một công việc nhằm liên kết đoạn văn sẽ viết với đoạn văn va viết xong ở trên . Người làm văn chỉ có chuyển đoạn một cách tự nhiên khi đã xác định được cả mối liên quan với nhau , cũng như sự khác biệt giữa đo¹n văn mới viết với đoạn văn vừa viết xong .Có hiểu như vậy học sinh mới tìm được cách chuyển đoạn linh hoạt , hợp lý , tự nhiên để tạo sự gắn kết .Ngoài tác dụng trên, việc chuyển đoạn - nếu làm tốt- còn có khả năng gây ấn tượng , sự chú ý nhiều hơn . 2/ Rèn kỹ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận : a/ Trước hết giáo viên cần cho học sinh thấy được tầm quan trọng của yªó tố biểu cảm : Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận là mét hoạt động nhằm bộc lộ tình cảm của bản thân khi làm bài . Vì vậy các em không được lầm tưởng rằng : văn nghị luận không cần biểu cảm hoặc văn nghị luËnkh«ng có chỗ cho biểu cảm . b/ Trong con người chúng ta , tình cảm và lý trí không hoàn toàn đối lập nhau , tái lại có thể hoà hợp nhau , bổ sung cho nhau . c/ Văn nghị luận hy luôn là những bài văn không chỉ được viết ra bằng sự sáng suốt , mạch lạc , chặt chẽ của trí tuệ mà còn bằng tất cả nhiệt tình , sự tha thiết của tâm hồn . Thực tế còn cho 3 thấy : Một bài văn nghị luận hay không chỉ làm đầu óc mình sáng tỏ mà còn làm trái tim mình rung động . Do vậy biểu cảm là yếu tố không thể thiếu để làm nên một bài văn nghị luận có tính thuyết phục cao . d/ Nhưng yếu tố biểu cảm không chỉ qua từ ngữ ,câu cú , giọng điệu để học sinh trông thấy , nghe thấy (biểu cảm trực tiếp ) mà yếu tố biểu cảm còn nằm ngay trong nội dung . Các em cần nắm vững điều này để tránh đưa ra nh÷ngc©u văn sáo rỗng vào bài mà lại cứ tưởng nh thế là " Biểu cảm ". e/ Các em cũng cần thấy rằng : Không vì mải tạo ra yếu tố biểu cảm cho bài văn mà quên rằng : Văn nghị luận ở kiểu bài này đang giữ vai trò chính yếu . Vậy hết sức tránh :Không để yếu tố biểu cảm tách rời khái quá trình nghị luận , hoặc gây cản trở mạch lạc nghị luận hay lấn át vai trò của nghị luận . 3/ Rèn kỹ năng đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận : a/ Trong đời sống thực tế tự sự , mªu tả , biểu cảm là ba phương thức biểu đạt khác nhau . Tuy nhiên , trong một bài văn nghị luận các em cũng có thể đưa ra các yếu tố tự sự , miêu tả vào bài văn ( nh yếu tố biểu cảm ) làm cho bài văn đó tăng hiệu quả diễn đạt lên nhiều lần. b/ Rất nhiều trường hợp , do thiếu một sự kể lại ( hay tả lại ) cần thiết mà nội dung nghị luận bỗng trở nên không cụ thể , không sáng tỏ khiến người đọc thấy khó , thậm chí không tiếp nhận được ( vì không rõ , không hiểu , không tin cậy ) . c/ Các yếu tố tự sự và miêu tả chỉ đóng một vai trò phụ trợ trong bài nghị luận mà thôi . ở vị trí đó , tự sự và miêu tả không được tách rời khái quá trình nghị luận , càng không được làm mê vai trò của nghị luận . Các yếu tố tự sự , miêu tả trong văng nghị luận sẽ có ý nghĩa - và cũng chỉ có ý nghĩa - khi chóng thực sự xuất phát từ nhu cầu nghị luận . Nhờ chóng mà nội dung nghị luận trở lên rõ ràng hơn , hay hơn , đáng tin cậy nhiều hơn, sắc bén hơn . d/ Các em có thể đan xen các yếu tố tự sự , miêu tả , biểu cảm để hỗ trợ cho bài văn nghị luận khi cần thì sẽ có hiệu quả rất cao . Trong thực tế phần đông các em học sinh rất ngại học các tiết luyện tập ,, bởi vì đây là tiết thực hành vận dụng quá trình học lý thuyết . Do đó giáo viên phải có nhiều cách động viên , khích lệ ,gây 4 hứng thú cho các em ở những tiết này .Bao giờ giáo viên cũng phải luyện các kỹ năng : Tìm hiểu đề , phạm vi của đề cho, xác định các luận điểm chính rồi mới lập dàn ý của bài văn nghị luận . Sau đó mới nghĩ xem : lên gắn các yếu tố miêu tả , biểu cảm vào hệ thống luận điểm cho hợp lý để làm sáng tỏ luận điểm . Chưa dàn dựng xong dàn ý của đề văn nghị luận thì người viết chưa có cơ sở để gài các yếu tố tự sự , miêu tả , biểu cảm thế nào vào bài văn nghị luận . Giáo viên có thể luyện cho các em viết từng đoạn cho quen , thành thạo các kỹ năng rồi mới tiến tới làm thành bài hoàn chỉnh . Cứ dần dần nh thỊ các em sẽ viết đủ , viết đúng , viết hay kiểu bài này . II/ Luyện kỹ năng viết bài : Chúng ta biết rằng để có những bài viết hay , lôi cuốn người đọc thì giáo viên phải có những cách luyện viết cho học sinh . Qua những bài viết nó như được thổi hồn của người viết làm sống dậy cả cuộc sống hay cảm xúc trong tác phẩm đang ngủ yên .Bởi vì bài viết văn chính là những đứa con tinh thần vô giá đang được các em cảm nhận trên trang giấy .Vậy để có cách diễn đạt hay trong bài văn nghị luận ta có thể hướng dẫn các em những cách làm sau : 1/Cách một : Lựa chọn từ ngữ : Để diễn đạt mọt bài văn nghị luận hay các em không chỉ thực hiện dầy đủ các bước nh trên mà còn phải biết : lựa chon từ ngữ , dùng từ đúng lúc , đúng chỗ , đặc biệt là phải biết dùng từ một cách độc đáo . 2/ Cách hai : Viết câu linh hoạt : - Phải biết sử dụng câu một cách linh hoạt , tuỳ theo từng đoạn mà có nh÷ngc©u văn phù hợp . -Đôi khi phải sử dụng : câu nghi vấn để gây sự chú ý cho người đọc . 3/Cách ba : viết văn phải giầu hình ảnh. - Khi viết văn phải sử dụng các yếu tố miêu tả để có những hình tượng , và sức gợi cảm cao . +Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài viết có hình ảnh là : So sánh , liên hệ và đối chiếu . +Những từ tưởng nh mang tính trìu tượng , khô khan phải được làm rõ bằng cách : diễn đạt nó bằng những hình ảnh cụ thể và sinh động thì mới hấp dẫn người đọc . 5 4/ Cách bốn : so sánh văn học . -Làm nổi rõ chỗ giống nhau và khác nhau , soi sáng mặt kế thừa và đổi mới , đánh giá những chuyển biến của một cây bút trong những tác phẩm có cùng đề tài . - có thể so sánh hai giai đoạn văn học , hai thời kỳ v¨mn học , hai tác phẩm văn học , hai tác giả , hai chi tiết nghệ thuật của hai phong cách . 5/ Cách năm : cuộc đối thoại ngầm . Muốn lập luận cho chặt chẽ , chi tiết nên đặt mình vào địa vị người đọc vÇ giả định người đọc khong cùng ý nghĩ với mình để lập luận cho hết nhẽ . Vì thế lập luận trong văn nghị luận thường nh một cuộc đối thoại ngầm với một người nào đó . Muốn làm được nh vậy , trong văn ít dùng câu miêu tả , trần thuật , kể lể mà chủ yếu sử dụng câu khẳng định , phí định với nội dung là các phán đoán của những nhận xét , đánh giá mang ý nghĩa sâu sắc . 6/ Cách sáu : Dẫn chứng và trình bày dẫn chứng . * Cần phân biệt dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng. - DÉn chứng bắt buộc là dẫn chứng nằm trong phạm vi của đề . - Dẫn chứng mở rộng là đẫn chứng nằm ngoài phạm vi của đề mà người viết đưa vào bài để liên hệ , đối chiếu , so sánh nhằm làm sáng tỏ ý cần bàn . * Người viết phải tuân thủ những quy tắc sau trong cách trình bày dẫn chứng . - Phải coi trọng và tập trung vào dẫn chứng chính bắt buộc, tránh tình trạng dẫn chứng mở rộng lấn át dẫn chứng chính . - Cần chú ý dẫn chứng đưa vào bài và lý lẽ phải hài hoà . - Có nhiều cách đưa dẫn chứng : + Trích nguyên văn . +Chỉ cần tóm tắt . + Có khi chỉ trích vài từ , vài ý tiêu biểu của vài chi tiết . 7/ Cách bảy: Giọng văn giầu yếu tố biểu cảm . - Phải sử dụng những từ ngữ biểu cảm . -Thể hiện trong giọng điệu và cách hành văn . Trên đây là những cách luyện viết cho học sinh khi viết bài văn nghị luận có kết hợp các yếu tố miêu tả , bتu cảm , tự sự .Nếu 6 làm tốt những yêu cầu này có nghĩa là đã đáp ứng tốt yêu cầu viết văn nghị luận đúng , hay III/ Thực nghiệm : Đề bài : Văn học hÞªn thực 1930-1945 đã phản ánh nỗi thống khổ của người nông dân trước cách mạng . Bằng sự hiểu biết của mình , em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên . 1/ Xác định đề : - Thể loại : Chứng minh . - Nội dung : Nỗi thống khổ của người nông dân trước cách mạng . - Phạm vi dẫn chứng : + Tắt đèn - Ngô Tất Tố ; + Chí phèo- Nam Cao . + Lão Hạc - Nam Cao . + Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng . 2/ Lập dàn ý : */ Mở bài : - Giới thiệu dòng văn học hiện thực 1930-1945 . - Phản ánh nỗi thống khổ của người nông dân trước cách mạng */Thân bài : - Luận điểm 1: Nỗi khổ của người nông dân vì sưu cao thuế nặng . + Luận cứ 1 : Khổ vì vật chất . + Luận cứ 2 : Khổ vì tinh thần . -Luận điểm2 : Nỗi khổ của người nông dân vì nghèo đói . + Luận cứ 1:Nỗi khổ của Chị Dâu . + LluËn cứ 2: Nỗi khổ của Chí Phèo . + Luận cứ 3:Nỗi khổ của Lão Hạc . - Luận điểm 3 : Nỗi khổ của người nông dân vì những hủ tục phong kiến + luận cứ : Người mẹ trong những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng - Luận điểm 4:Bình nâng cao và mở rộng . */ Kết bài : 7 + khẳng định lại nỗi thống khổ của người nông dân trước cách mạng . + Đề cao vẻ đẹp của người nông dân . + Liên hệ , so sánh 3/ Cách viết bài : Văn học Việt Nam được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau , mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm riêng .Trong số đó dòng văn học hiện thực trước cách mạng tháng tám 1930-1945 đã đạt được rất nhiều thành công tạo nên một chỗ đứng vững chắc trên diễn đàn văn học . Văn học hiện thực 1930-1945 đã phản ánh rất nhiều nỗi thống khổ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám .Khi dân ta đang sống trong chế độ thực dân phong kiến , trong đó không thể chỉ nói đến nỗi khổ vì sưu cao thuế nặng đã được phản ánh dưới ngòi bút hiện thực . Tiêu biểu như trong tác phẩm " Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố , người dân đã phải chịu một thứ thuế rÊt vô lý mà thực dân pháp đã đặt ra : Thuế đinh - một thứ thứ thuế đánh vào đầu người - khoản tiền mà một người đàn ông từ mười tám đến sáu mươi tuổi hàng năm phải nộp cho nhà nước phong kiến thực dân . Thứ thuế bất công này đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng , điều đó được thể hiện qua những chi tiết miêu tả làng quê Việt Nam vào những ngày sưu thuế ngột ngạt và rùng rợn " Trống đánh ngũ liên , mõ đập chan chát , tù và thổi liên hồi. Ban ngày cổng làng đóng chặt để tuần phu bắt trâu ,bắt bò của những người thiếu thuế . Ban đêm , sau luỹ tre làng tiếng chó sủa , tiếng hiệu róc thổi , tiếng người thét khắp đường thôn ngõ xóm" . Người nhà lý trưởng nghênh ngang mỉa chiếc tay thước với sợi dây thõng đi bắt bắt người thiếu sưu thuế . Nhưng những bất công phi lý đó chưa dừng lại ở đó như gia đình chị Dậu đã không có tiền nộp sưu cho anh Dậu mà còn phải nộp cả xuất sưu cho chỉ em chồng đã chỊt từ năm ngoái .Người sống đã phải nộp mà người chết vẫn còn chưa hết cái khổ cực .Chẳng còn con đường nào khác chị Dậu phải dứt ruột bán cái Tí - đứa con gái đầu lòng của mình và cả lứa chã để cứu anh Dậu khái ban tay tra tÊn dã man của bon tay sai .Chịu đựng nỗi khổ về vật chất mà còn cả về tinh thần đè nặng .Chị phải bán đứa con mà mình mang nặng đẻ đau , không phải vì chị không thương con. Thương lắm chứ !giọt máu của chị , chị không thương sao được ? 8 Nhưng vì thiếu sưu , phải bán con lòng chị đau nh cắt . Chị đau đớn ,xót xa khi phải nói ra sự thật bán con . Có lẽ chị đã dằn vặt suốt bao đêm . Nỗi đau này chưa nguôi thì nỗi đau khác đã tới .Không có tiền nộp sưu cho em chồng anh Dậu bị bắt ra đình . Giữa đình làng tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết đau đớn xé lòng biết bao khi gọi mãi anh không tỉnh .chị đã " vô cùng hoảng sợ đau đớn ". biết bao nhiêu cảm xúc nỗi đau này chưa qua , nỗi đau khác đã tới cứ dồn dập trong lòng chị cũng chỉ vì thuế nặng sưu cao mà ra Biết bao nhiêu nỗi khổ mà người dân phải chịu đựng , chịu bị bọn thực dân tàn ác , bóc lột chà đạp , vùi dập cuộc sống của mình Chính sự đoạ đầy tàn ác đó đã nhấn chìm cuộc đời mỗi người dân ta trong lúc nghèo đói bần hàn . Những người nông dân chất phát xưa kia chẳng ai thoát khỏi nghèo đói đeo bám . Nhà chị Dậu vì nghèo ngay cái nhà để ở" Trông xa người ta tưởng nh cái chuồng để nhốt lợn hay chứa tro . ", thế mà vẫn sống mãi trong cái nhà ấy với bữa khoai , cháo .Chí Phèo trong truþªn ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao ." Cũng nghèo chẳng có một xu một đồng , nghèo đến nỗi một tấc đất cắm dùi cũng không có , sống nhờ lòng thương hại của mọi người. Nhưng có lẽ đáng thương nhất, khổ nhất là Lão Hạc của Nam Cao . Cái nghèo hành hạ lão suốt cuộc đời . Chỉ vì nghèo mà cuộc đời lão không có một chút niềm vui , vì cái nghèo mà lão chỊt trong đau đớn . Vì nghèo không có tiền mà con trai lão không cưới được vợ , bỏ đi làm đồn điền cao su để lão lại một mình cô đơn , buồn tủi với tuổi già cô quạnh . Chẳng biết làm gì khác , chẳng còn cách nào khác . Cái nghèo đã cướp đi niềm hạnh phúc , niềm an ủi duy nhất của lão Hạc đẩy con trai lão đi biệt xứ . Biết đời mình khổ , lão chỉ còn hy vọng duy nhất là con trai mình . Lão lao ra làm thuê , làm mướn , ăn không dám ăn , mặc không dám mặc , dành dĩn tiền cho con trai lão cũng chỉ vì mong nó thoát ra khái cảnh nghèo khổ , mong đời nó khấm khá hơn.Cái nghèo đã vùi dập , đoạ dầy con người ta nh thỊ đấy khiến cho người ta căm ghét nó . Trong cái xã hội bất công,thối nát ấy không cho con người ta được toại nguyện dù chỉ một lần . Lão Hạc ốm một trận đúng hai tháng mười tám ngày và thế là " hết " . Bao nhiêu tiền dành dụm từ việc làm thuê , từ thu hoạch mảnh vườn đều bay biến hết .Mảnh vườn thì phải để lại cho con , lão không biết sống bằng cách nào. Lão không nuôi nổi mình 9 nữa , huống chi là con chó của lão .Và lão bán cậu Vàng , bán con chó lão hết mực yêu thương vì lão nghèo đói lắm rồi , không nuôi nổi nó nữa . Một lần nữa , cái nghèo lại mang đến nỗi đau cho lão , khiến lão dằn vặt , ân hận biết bao nhiêu vì một con chó .Lão biết rằng cuộc đời lão gắn chặt với cái đói ,cái nghèo , không dứt ra được , tiền bán chã lại để ăn rồi cũng chỊt . ThỊ nên lão đã gửi tiền ông Giáo để lo ma chay khi lão chỊt và gôi cả mảnh vườn cho con trai .Cứ nghĩ lão lo quá xa nhưng chẳng ai ngờ rằng lão chuẩn bị cho một ngày cận kề , để lão thoát khỏi cái đói nghèo của cuộc sống phong kiến , bức bách. Để rồi lão rời xa những khổ đau , những cơ cực đói nghèo bằng cách tìm đến cái chết . Một cái chỊt đâu được thanh thản , an nhàn mà đau đớn vật vã còn nặng hơn những buồn đau, khổ sở .Tất cả cũng chỉ vì cái đói nghèo đưa đẩy , vì cái xã hội thực dân chỉ mang lại khổ đau , áp bức con người . Có biết bao người dân Việt Nam cũng đáng thương , cũng bị đầy đoạ bởi đói nghèo , bởi mối lo cơm áo nh lão Hạc .Thật xót xa biết chừng nào ! Nhưng xã hội phong kiến không chỉ có thỊ , nó còn trà đạp lên những người phụ nữ bất hạnh ,cắt ngang cuộc đời họ bằng những hủ tục phong kiến nặng nề .Đó là người mẹ trong " Những ngày thơ ấu " của Nguyên Hồng . Người phu nữ bất hạnh ấy đã vỊ nhà chồng để rồi bỏ lại sau lưng một thời con gái. Chồng chỊt , biết bao nhiêu khổ đau , rồi cả những tai tiếng , xì xào đã khiến người phụ nữ ấy không chịu nổi phải bỏ con đi tha hương cầu thực. Trong những quan niệm giáo điều khắc nghiệt thì đó là điều cấm kị, người phụ nữ nh thế là hư hỏng . Vì những quan niệm cứng nhắc ấy , những con người theo những giáo điều ấy đâu có hiểu những khát khao đến cháy báng , những đau đớn trong tâm hồn của một người phụ nữ giầu tình yêu thương - mẹ chú bé Hồng .Người phụ nữ ấy phải chịu bao điều tiếng xấu , chịu sự khinh rẻ của những người họ nội . Không phải tại mẹ con Hồng, không phải tại cái sự bỏ đi của mẹ Hồng mà vì cái xã hội phi nhân tính ấy . Với những quan niệm nghiệt ngã đã cướp đi của biết bao người phụ nữ hạnh phúc và quyền lợi thuộc về họ mà lẽ ra họ đáng được có , được hưởng . Có biết bao nhiêu người phụ nữ trong xã hội phong kiến bị nhÂn chìm cả cuộc đời trong những hí tục hà khắc ấy ! Họ không sống thực mà chỉ tồn tại nh một thứ công cụ của nhà chồng . Xã hội phong kiến là thỊ , kỴ có tiền , có quyền thì mặc sức vẫy vùng còn những người phụ nữ yếu ớt đáng 10 [...]... học sinh các khối 7,9 đặc biệt là học sinh khối 8 ở trường THCS Mü Léc kết quả thu ®îpc khá khả quan : Kỹ năng làm bài và cách viết bài của học sinh ngầy càng được nâng lên rõ rệt Một số em đã biết cách kết hợp các yếu tố : Miêu tả, biểu cảm , tự sự vào bài văn nghị luận mà không gượng ép , trôi chảy, lôi cuốn người đọc Như vậy giáo viên đã hình thành cho các em một kỹ năng và cách viết văn : Viết. .. cho mỗi người đọc không khỏi bồi hồi xót xa Văn học hiện thực 19301945 với những giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc , những giá trị nhân văn cao cả sẽ mãi có chỗ đứng trong lòng người đọc C/ Kết luận : Trên đây là những sáng kiến của tôi đã tích luỹ được sau nhiều năm giảng dạy và qua học hỏi , trao đổi cùng các đồng nghiệp 11 trong tổ chuyên môn Chúng tôi đã phổ biến và áp dụng rộng rãi ở học. .. chất cao quÝ của họ , không để cuộc sống chà đạp , làm như bẩn ,không để những sóng gió , bão táp của cuộc đời cuốn trôi Văn học là cuộc sống , phản ánh cuộc sống trung thực ở nhiều góc độ khác nhau Dù không được sống trong thời kì trước cách mạng nhưng qua những tác phẩm của các nhà văn hiện thực xuất sắc nh : Ngô TÊt Tè , Nam Cao , Nguyên Hồng , Nguyễn Công Hoan Cuộc sống hiện thực của người dân Việt... biết khóc thầm trong im lặng Để mặc cho những nỗi đau dày xéo xé nát con tim mà chỉ biết trách số phận cuộc đời Đã có biết bao nhiêu nỗi khổ cực mà người nông dân trước cách mạng phải chịu đựng Những nỗi khổ ấy không đơn thuần về vật chất mà còn ảnh hưởng tới cả tinh thần , không chỉ là nỗi đau hiện tại mà còn kéo dài cả ngày sau Xã hội phong kiến thối nát đã làm cho họ khổ cả cuộc đời phải khốn đốn... người đọc Như vậy giáo viên đã hình thành cho các em một kỹ năng và cách viết văn : Viết đúng, viết đủ , viết hay Nhưng dẫu sao đây củng mới chỉ là sáng kiến mang tính chủ quan của cá nhân tôi , tôi rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của các đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn ! Xác nhận của BGH Người viết 12 . rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh .Trong dạy và học văn việc rèn kỹ năng cách làm các kiểu bài là việc rất quan trọng, nhưng để rèn học simh có kỹ năng viết đúng , viết đủ , viết hay một bài. nắm chắc được kỹ năng , cách viết một bài văn nghị luận đạt kết quả cao tôi xin được trình bày một vài sáng kiến của mình về việc rèncho học sinh kỹ năng, cách viết bài văn nghị luận có đan xen. luận . I/ Rèn kỹ năng làm văn nghị luận : 1/ Rèn kỹ năng trình bày luận điểm : a/ Rèn kỹ năng làm rõ luận điểm : Để nêu rõ luận điểm học sinh cần tập viết tốt câu chủ đề của đoạn văn . Có nghĩa

Ngày đăng: 02/06/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan