1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

một số yếu tố hình thức nghệ thuật gần gũi, quen thuộc và dễ vận dụng đối với học sinh thcs trong phân tích tác phẩm văn học

13 778 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 94 KB

Nội dung

Ngôn từ nghệ thuật hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là những từ ngữ mà đó còn là các kiểu câu, là những dấu câu và cách ngắt nhịp, là vần, là giọng điệu, là sự tổ chức bố cục và kết cấu c

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đọc tác phẩm văn học, trước hết chúng ta tiếp xúc với những hình thức thể hiện cụ thể của nó: ngôn từ nghệ thuật Ngôn từ nghệ thuật hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là những từ ngữ mà đó còn là các kiểu câu, là những dấu câu và cách ngắt nhịp, là vần, là giọng điệu, là sự tổ chức bố cục và kết cấu các chương, đoạn trong tác phẩm văn học,… Phân tích tác phẩm văn học không được thoát

ly văn bản có nghĩa là trước hết phải biết nghĩa của chúng trong việc thể hiện nội dung Trong phạm vi nhà trường THCS, chúng ta chỉ xem xét một số yếu tố hình thức nghệ thuật gần gũi, quen thuộc và dễ vận dụng đối với học sinh Với

đề tài này tôi chỉ xin đề cập đến một số yếu tố hình thức nghệ thuật trong việc gảng dạy một tác phẩm thơ

II NỘI DUNG:

A Những yếu tố cần chú ý khi phân tích:

1 Yếu tố ngữ âm.

a Dấu câu

Bình thường, dấu câu chỉ có chức năng về ngữ pháp (để ngắt các thành phần câu và ngắt các câu với nhau) Nhưng trong một số trường hợp, nếu nhà văn dùng có dụng ý và dùng hợp lý thì dấu câu cũng có giá trị biểu đạt ý nghĩa (ý nghĩa bổ sung, tức giá trị tu từ) Nhà văn Tô Hoài coi dấu câu là một loại

“từ”, là hình thức của chữ trong tác phẩm là vì thế Ví dụ trường hợp dùng dấu câu ba chấm để diễn tả sự im lặng Chúng ta biết rằng trong những tình huống giao tiếp thông thường của cuộc sống, im lặng nhiều khi lại nói được rất nhiều: khi căm thù tột đỉnh, lúc xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn buồn bả, lúc xúc động dâng trào… Những cung bậc tình cảm này nhiều khi không thể mô tả được bằng lời Ví dụ dấu ba chấm trong đoạn thơ sau diễn tả sự im lặng thiêng liêng của khoảnh khắc Bác Hồ đặt chân lên đất nước sau ba mươi năm xa cách:

Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về… Im lặng Con chim hót.

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ…

(Tố Hữu – Theo chân Bác)

Trang 2

Nếu nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất thành công dấu ba chấm thì Thế Lữ cũng đã rất thành công với cách sử dụng dấu chấm hỏi trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?

Đâu những ngày mưa tuôn nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?

- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?

(Thế Lữ - Nhớ rừng) Liên tiếp các câu hỏi tu từ: “Nào đâu ?”được đặt ra trong mười dòng thơ

như xoáy sâu vào nỗi lòng vào tâm can của con hổ, cho thấy sự nuối tiếc khôn nguôi của vị chúa sơn lâm Sự nuối tiếc ấy gắn liền với tâm trạng tuyệt vọng qua

lời than: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Với 5 câu hỏi tu từ và một dấu

chấm cảm Thế Lữ đã làm nên một đoạn thơ tuyệt bút của Nhớ rừng Có thể nói dấu câu đã đóng góp rất lớn trong việc biểu đạt nội dung của bài thơ nó không chỉ có giá trị biểu đạt mà còn có giá trị biểu cảm lớn

b Cách ngắt nhịp

Không chỉ có dấu câu mà ngay cả cách ngắt nhịp (chủ yếu là trong thơ) cũng cần được xem là một “từ” đa nghĩa, một từ đặc biệt Cách ngắt nhịp thường

phụ thuộc vào dấu câu Câu thơ của Chế Lan Viên trong bài thơ Người đi tìm

hình của nước:

Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi

nhiều học sinh đọc liền một mạch đã làm mất đi bao nhiêu sức gợi cảm sâu lắng, thiết tha, một sự nuối tiếc đến xót xa do cái dấu chấm giữa dòng ấy tạo ra Dấu câu ở đây không chỉ là để tách ý, tách nghĩa mà còn để thể hiện thế giới nội tâm của nhà thơ, phần không mô tả bằng lời

Trang 3

Tuy nhiên, nhiều khi ngắt nhịp còn được thể hiện không bằng dấu câu, mà bằng một hình thức tổng hợp, phức tạp, và khi đó câu thơ có thể được hiểu ở nhiều nghĩa do cách ngắt nhịp khác nhau Chẳng hạn, câu thơ Tố Hữu:

Càng nhìn ta lại càng say

có thể ngắt nhịp 2/4:

Càng nhìn/ ta lại càng say

nhưng cũng có thể ngắt nhịp 3/3:

Càng nhìn ta/ lại càng say

và khi ấy ý nghĩa của nó cũng khác đi

Câu thơ của Xuân Diệu:

Một chiếc xe đạp băng vào bóng tối

cũng có ít nhất 2 cách ngắt nhịp:

Một chiếc xe/ đạp băng vào bóng tối

và:

Một chiếc xe đạp/ băng vào bóng tối

Hai cách ngắt nhịp ấy cùng diễn tả một “sự tình” nhưng sắc thái khác nhau Nhiều trường hợp, sự xuống dòng liên tục, sự ngắt nhịp liên tục, đột ngột của tác giả có một dụng ý hay đúng hơn có một ý nghĩa, một tác dụng trong việc thể hiện nội dung

Tóm lại khi tiếp xúc với một bài thơ, nhất là khi đọc bằng mắt, chúng ta cần lưu ý đến hình thức dấu câu và xem cách ngắt nhịp của tác giả có gì đặc biệt Làm như thế, trước hết là để đọc cho đúng, cho diễn cảm và sau đó hãy phân tích và chỉ ra ý nghĩa cũng như tác dụng của hình thức ấy trong việc biểu hiện nội dung Cũng cần lưu ý thêm rằng, dấu câu và ngắt nhịp không chỉ quan trọng đối với riêng thơ mà ngay cả với văn xuôi cũng thế

Chẳng hạn khi đọc bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đến những câu thơ:

Ra thế

Lượm ơi !

- Thôi rồi, Lượm ơi !

- Lượm ơi , còn không ?

Ngữ điệu đọc không như những câu thơ khác mà phải ngắt quãng nhịp 2/2 Câu thơ thứ nhất bị gãy đôi thành hai dòng như một tiếng nấc Đó là sự ngạc

Trang 4

nhiên, xúc động đến nghẹn ngào của nhà thơ khi nghe tin Lượm hy sinh Rõ ràng với cách ngắt nhịp này đã đem đến cho HS một sự cảm nhận ban đầu về bài thơ

c Vần và thanh điệu

Các tiếng dùng để gieo vần (bắt vần) phải có phần vần giống nhau Ví dụ:

Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang

(Hồ Chí Minh)

Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.

Vần trước hết là để liên kết các câu thơ với nhau (do đó thơ dễ học thuộc lòng) Nhưng trong một số trường hợp, sự phối hợp và tập trung một số vần nào

đó đã tạo nên âm hưởng đặc biệt cho câu thơ (khi đó vần có giá trị tư từ) :

Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn Anh đi nghe tiếng người xưa vọng Một giọng thơ ngâm một giọng đàn.

(Tố Hữu)

Ở đây vần chính là an (tan, tràn, đàn) nhưng bên cạnh đó, nhà thơ còn sử dụng rât nhiều vần khác (lan/tan, dương/sương, trắng/nắng, vọng/giọng) Trong bốn câu thơ, hàng loạt các vần liên tiếp xuất hiện, tạo ra một khúc nhạc ngân nga, diễn tả một niềm vui phơi phới như muốn hát lên trong lòng nhà thơ khi đứng trước mùa xuân của đất nước Ba Lan

Tiếng Việt có sáu thanh: ngang, huyền, hỏi, sắc, nặng Các thanh này có sự đối lập nhau Nếu đối lập nhau về độ cao ta có nhóm thanh cao: ngang, ngã, sắc

và nhóm thanh thấp: huyền, hỏi, nặng Nếu đối lập về đường đi của thanh điệu khi phát âm thanh đi thẳng thì ta có nhóm thanh bằng gồm thanh ngang và thanh huyền; nếu đi gấp khúc thì ta có nhóm thanh trắc gồm các thanh hỏi, ngã, sắc, nặng

Trang 5

Sự phối hợp luân phiên bằng, trắc tạo nhạc tính cho câu thơ Bình thường trong các câu thơ, những thanh bằng, trắc đan xen nhau, phối hợp với nhau, nhưng khi cần mô tả, khắc sâu một ấn tượng, một cảm xúc, một tâm trạng theo một cung bậc tình cảm nào đó, các nhà thơ có thể sử dụng liên tiếp cùng một loại thanh điệu trong một câu thơ (khi đó thanh điệu các thanh bằng hoặc toàn thanh trắc tạo nên những âm hưởng lạ, có giá trị nhấn, có giá trị tu từ)

Những câu thơ sau dùng toàn cạnh một nội dung nào đó:

Vỏ câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh

(Nguyễn Du)

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

(Quang Dũng)

Có khi hai loại thanh này lại sóng đôi trong hai câu thơ tạo nên thế đối lập tương phản:

Tài cao phận thấp chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương

(Tản Đà) Câu thơ trên với 5 thanh trắc liên tục diễn tả một tâm trạng như bị dồn nén, uất ức, nghẹn tắc Câu dưới lại toàn thanh bằng vừa như một tâm sự, buông thả, phó mặc, vừa như một tiếng thở dài Tương ứng với các thanh trên, trong gieo vần thơ, cũng có vần bằng và vần trắc

Gieo vần bằng:

Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười

(Truyện Kiều – Nguyễn Du) Gieo vần trắc :

Cử nhân: cậu ấm Kỷ

Tú tài: con Đô Mỹ

Học thế, thế mà thi

Khỉ ơi, ơi hỡi khỉ

(Trần Tế Xương) Phối hợp gieo cả vần bằng và vần trắc :

Trang 6

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sâu hơn ai

(Đoàn Thị Điểm – Chinh Phụ Ngân) Điều cần lưu ý khi các em đọc, phân tích tác phẩm thơ cần biết để ý yếu tố này không phải tất cả các yếu tố ngữ âm khi sử dụng khác thường đều có giá trị, nhưng một khi thấy âm điệu, âm hưởng, nhạc điệu của câu thơ không bình thường, thì ta xem chúng có giá trị biểu đạt gì không trong việc thể hiện nội dung

2 Yếu tố từ ngữ:

Ngôn từ là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của ngôn ngữ, và cũng là chất liệu quan trọng nhất để xây dựng tác phẩm văn học Các phương tiện như dấu câu, nhịp

Thứ nhất: Phân tích tác phẩm không thể thoát ly hoặc coi nhẹ yếu tố từ

ngữ Người ta nói nhiều đến chuyện phân tích hình ảnh trong tác phẩm văn học Bởi vì cách nói của văn học, cách thể hiện của văn chương là cách nói, cách viết bằng hình ảnh Nhưng hình ảnh trong tác phẩm văn học là gì nếu không phải là

do hệ thống từ ngữ tạo nên? Vì thế, phân tích hình ảnh thực ra là phân tích từ ngữ Câu thơ của Nguyễn Du tả chân dung Tú Bà:

Nhác trông nhờn nhợt màu da

Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao

(Truyện Kiều)

đã vẽ chính xác thần thái của mụ chủ nhà chứa, bọn buôn thịt bán người Ta

cũng thấy thái độ của tác giả đối với loại người như thế Chữ nhờ nhợt lột tả rõ

nét nhất chân dung của Tú Bà Thật khó diễn tả bằng những từ ngữ khác: vừa bóng nhẫy, vừa mai mái hay vàng bủng chăng? Có lẽ chỉ có thể nói như Nguyễn Công Hoan: bộ mặt “thiếu vệ sinh”

Hệ thống từ ngữ gợi hình ảnh, gợi cảm giác trong tiếng Việt rất phong phú, đa dạng: gợi về thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác

Trang 7

Muốn phân tích tốt từ ngữ, trước hết phải nắm vững nghĩa của từ (nghĩa chung và nghĩa trong văn cảnh cụ thể) sau đó luôn luôn suy nghĩa để trả lời các câu hỏi:

- Tại sao tác giả dừng từ ngữ này mà không dùng từ ngữ khác?

- Tại sao từ ngữ này xuất hiện nhiều như thế?

- Có bao nhiêu từ đồng nghĩa với từ ấy? Có thể thay từ ngữ ấy bằng một từ ngữ khác được không?

- Trong câu ấy, đoạn ấy có những từ ngữ cần lưu ý, cần phân tích? (trong một đoạn thơ, một bài thơ không phải từ nào, câu nào cũng đáng phân tích, cũng

có giá trị như nhau)

Thực tế không ít học sinh rơi vào tình trạng hoặc là phân tích tất cả, câu nào cũng phân tích, từ nào cũng khen hay, hoặc rơi vào tình trạng những từ ngữ đáng phân tích thì lại bỏ qua… từ không thích đáng thì say sưa tán tụng Trong trường hợp phân tích những tác phẩm thơ dịch (thơ Đường luật) phải thận trọng khi phân tích từ ngữ Bởi vì những từ ngữ được đưa ra bình giá chưa chắc đã phải là những từ mà tác giả dịch đúng nguyên bản

Thứ hai: để tạo cách nói, cách viết có hình ảnh các nhà thơ có thể vận dụng

nhiều cách, nhưng có thể quy về hai cách chính: dùng từ gợi tả và dùng các biện pháp tu từ:

* Dùng từ gợi tả:

- Có thể là các từ tượng hình, tượng thanh:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

(Nguyên Du)

* Dùng các biện pháp tu từ:

Ngôn từ văn học là loại ngôn từ chắt lọc từ ngôn ngữ đời thường, được nâng cấp sửa sang làm cho nó óng ả, giàu đẹp hơn Các biện pháp tu từ chính là những phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn từ văn học Có rất nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp ngữ, so

Trang 8

sánh Tất cả những biện pháp tu từ ấy đều nhằm mục đích giúp người nói, người viết có nhiều cách diễn đạt hay hơn, đẹp hơn phong phú hơn và do vậy hiệu quả cao hơn Tuy nhiên không phải cứ có tu từ là hay: tu từ chỉ hay khi dùng đúng chổ đúng cách Phân tích các biện pháp tu từ là chỉ ra tính hiệu quả của cách viết, cách nói ấy, chỉ ra vai trò và tác dụng của chúng trong việc miêu

tả, biểu đạt chứ không phải đơn thuần là chỉ gọi được tên, liệt kê các biện pháp

mà nhà thơ đã dùng Trong thực tế nhà thơ dùng nhiều tà sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau, khó có thể khuôn vào một công thức nào để định giá đạt hay không đạt, hay hoặc không hay Phải xét các từ ngữ đó trong hệ thống, tương quan với các từ ngữ khác trong câu, đoạn, toàn bài có phù hợp không, cách dùng

có mới mẻ không Hãy xem Nguyễn Du viết:

Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa giữa vời

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

Phép so sánh tu từ được sử dụng để so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa Quả là một sự so sánh khá tài tình những cung bậc của tiếng đàn khi trong veo, lúc khoan thai, khi dồn dập, lúc réo rắt người đọc có thể cảm nhận bằng cả thính giác lẫn thị giác

Trong bài thơ Ngắm trăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhân hóa ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri kỷ:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nhờ phép nhân hóa mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên gần gũi sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn

Với Nguyễn Khoa Điềm thì phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ Ẩn dụ này đã thể

hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là ánh sáng là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin ,sức mạnh của mẹ vào ngày mai

Trang 9

Hay cách sử dụng phép điệp ngữ “ Tiếng gà trưa” trong bài thơ Tiếng gà

trưa của Xuân Quỳnh đã tạo nên một hiệu ứng nghệ thuật khá đặc sắc : Vừa

như một sợi dây liên kết các hình ảnh trong bài thơ vừa như một tiếng điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình và làm nổi bật chủ đề của bài thơ

3 Câu thơ :

Câu là đơn vị để làm nên văn bản trong một bài thơ câu không chỉ có giá trị thông báo thông thường mà trong một số trường hợp câu có tác dụng nhất định trong việc biểu hiện dụng ý của tác giả Vì thế khi đi vào phân tích một bài thơ ở nhiều câu thơ, đoạn thơ nếu thấy khác thường, cần đặt ra và lí giải câu hỏi: Loại câu mà tác giả sử dụng ở đây là loại câu gì? Tại sao lại dùng loại câu này? Đặc điểm, vai trò và tác dụng của các loại câu như câu đơn, câu phức, câu chủ động, câu bị động, câu nghi vấn, câu khẳng định, câu phủ định, câu đặc biệt, câu cảm thán, v.v đều có thể giúp ta tìm hiểu tốt nội dung của văn bản

Đối với thơ một khi nhà thơ sử dụng liên tiếp một loại câu nào đó thì chắc chắn là có một dụng ý nhất định, hay đúng hơn là nhằm tập trung làm nổi bật một tâm trạng, một cảm xúc nào đó Không phải ngẫu nhiên mà Tố Hữu kết thúc bài thơ Ta đi tới (1954) bằng một loạt các câu khẳng định:

Ta đi tới không thể gì chia cắt

Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau

Trời ta chỉ một trên đầu

Bắc Nam liền một biển

Lòng ta không giới tuyến

Lòng ta chung một Cụ Hồ

Lòng ta chung một thủ đô

Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam !

Cũng cần lưu ý rằng câu trong văn bản nghệ thuật phải được hiểu một cách rộng rãi, uyển chuyển không cứng nhắc, nhất là thơ Thơ có thể chấp nhận sự

“phá quy tắc”, sự “lệch chuẩn” so với ngữ pháp thông thường

Câu thơ có thể trùng với câu ngữ pháp ( câu đủ nòng cốt):

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

( Hồ Chí Minh)

Trang 10

Trường hợp câu thiếu nòng cốt(câu rút gọn) cũng rất thường gặp Ví dụ hai câu kết trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Hay câu thơ thứ báy bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, chỉ có một từ:

Đồng chí !

và ta thấy câu này không rõ đâu là chủ ngữ đâu là vị ngữ (câu đặc biệt)

Trong nhiều trường hợp câu thơ và câu xét về mặt ngữ pháp “ chuẩn” ( tạm thời gọi là “câu ngữ pháp”) không trùng nhau Có những câu thơ chưa là

“câu ngữ pháp”, ngược lại có khi một câu thơ gồm 2,3 “ câu ngữ pháp”:

Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi

( Chế lan Viên)

Bác về Im lặng Con chim hót.

( Tố Hữu)

Có khi cả một khổ thơ (4 dòng thơ) mới đủ một “câu ngữ pháp”

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ.

( Tố Hữu)

Không phải tất cả những câu thơ không trùng với “câu ngữ pháp” đều có giá trị tu từ, nhưng gặp nó, người phân tích cần để ý, nhất là khi nó có sự bất thường đặc biệt, nó có thể có giá trị tu từ nào đó

4 Thể thơ:

Thơ có nhiều thể: lục bát, đường luật, song thất lục bát,thơ tự do chia làm các loại lớn như tự sự, trữ tình Mỗi loại và thể trên đều có những đặc điểm riêng về nội dung và nghệ thuật và có sự biến đổi qua mỗi thời đại

Thơ trữ tình là sự thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhà thơ Vì thế người đọc nên đặt mình vào tâm trạng nhà thơ trong hoàn cảnh cụ thể khi sáng tác mà phát hiện ra đặc sắc của tâm trạng Đây là tâm trạng của Viễn Phương

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w