RÈN KỸ NĂNG VIẾT KIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 9Trong nhà trường phổ thông, nghị luận văn học luôn chiếm vị trí quan trọng nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với vai trò, vị trí môn học. Kĩ năng viết các kiểu bài nghị luận văn học đã được bàn luận đến rất nhiều trong các hội thảo, trên nhiều diễn đàn. Hơn nữa bồi dưỡng học sinh giỏi không có một giáo án, một mô típ chung nào mà hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, sự nỗ lực tìm tòi không ngừng của thầy cô. Hiểu được điều ấy cá nhân tôi rất phân vân khi đi sâu vào vấn đề này. Song qua thực tế trải nghiêm tôi thấy trong khi viết bài nghị luận văn học trong mỗi kì thi học sinh giỏi các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy trong chuyên đề, tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp vấn đề “Rèn kĩ năng viết kiểu bài nghị luận văn học cho học sinh giỏi lớp 9” để mong tìm được giải pháp chung giúp học sinh viết bài tốt nhất, hiệu quả nhất trong mỗi kì thi.
Trang 1“RÌn kÜ n¨ng viÕt kiÓu bµi nghÞ luËn v¨n
häc cho häc sinh giái líp 9”
Trang 2Người viết: Lê Thị Minh Huệ - giáo viên trường THCS Thượng TrưngĐối tượng bồi dưỡng: học sinh giỏi lớp 9
Số tiết bồi dưỡng: 20 tiết
Cấu trúc chuyên đề
A Đặt vấn đề
B.Nội dung chuyên đề
Phần I: Những vấn đề chung
1 Đặc trưng của bài nghị luận văn học
2 Các dạng đề nghị luận văn học thường gặp trong đề thi HSG
3 Yêu cầu đối với học sinh giỏi khi viết bài nghị luận văn học Phần II Rèn kĩ năng viết kiểu bài nghị luận văn học cho học sinh giỏi lớp9
1 Kĩ năng chung cho các dạng đề học sinh giỏi thường gặp
2 Kĩ năng viết bài cụ thể
Phần III Một số đề luyện và đáp án gợi ý
C Kết luận
A PHẦN MỞ ĐẦU
Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghềcao quý nhất trong những nghề cao quý” Đặc biệt người giáo viên dạy Văn
Trang 3càng thấm thía hơn sự “cao quý” ấy Được mang tri thức, mang niềm vui, đượcdạy “lễ”, dạy “văn”, được khơi gợi trí tuệ, niềm yêu thích say mê…ở mỗi thế hệhọc sinh thì còn gì cao quý, hạnh phúc hơn đối với người thầy.
Quả thực, chẳng gì có thể diễn tả hết niềm vui sướng và tự hào củangười giáo viên khi thành quả lao động của mình đạt kết quả cao, nhất là chấtlượng mũi nhọn Vì vậy, trong quá trình giảng dạy học sinh nói chung, bồidưỡng học sinh giỏi nói riêng, giáo viên luôn dày công, dốc sức tìm tòi sáng tạokhông ngừng để có phương pháp và cách thức ôn luyện hiệu quả nhất Sự giannan ấy được khẳng định bằng kết quả của mỗi kì thi, mỗi điểm cao, giải cao màcác em đạt được
Những năm gần đây, hoà cùng dòng chảy đổi mới giáo dục, đổi mới kiểmtra, đánh giá nhằm phát triển toàn diện ở học sinh về kiến thức, kĩ năng, đề thimôn Văn lớp 9 nói chung, thi học sinh giỏi nói riêng có nhiều đổi mới Kiểu bàinghị luận xã hội và nghị luận văn học thường chiếm ưu thế lớn( năm 2013 -
2014 chỉ có 2 câu dạng này) Với đặc điểm đề văn như vậy, giáo viên bồi dưỡng
và nhất là học sinh gặp nhiều khó khăn Bởi lẽ đây là 2 kiểu bài đòi hỏi cao sựhiểu biết về kiến thức, kĩ năng cả về văn học và xã hội trong một bài thi Thực tế
ấy đặt ra nhiều băn khoăn, trăn trở đối với giáo viên đứng đội tuyển
Trong nhà trường phổ thông, nghị luận văn học luôn chiếm vị trí quantrọng nhất Điều này hoàn toàn phù hợp với vai trò, vị trí môn học Kĩ năng viếtcác kiểu bài nghị luận văn học đã được bàn luận đến rất nhiều trong các hộithảo, trên nhiều diễn đàn Hơn nữa bồi dưỡng học sinh giỏi không có một giáo
án, một mô típ chung nào mà hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, sự nỗ lực tìm tòikhông ngừng của thầy cô Hiểu được điều ấy cá nhân tôi rất phân vân khi đi sâuvào vấn đề này Song qua thực tế trải nghiêm tôi thấy trong khi viết bài nghịluận văn học trong mỗi kì thi học sinh giỏi các em còn nhiều hạn chế Vì vậy
trong chuyên đề, tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp vấn đề “Rèn kĩ năng viết
Trang 4kiểu bài nghị luận văn học cho học sinh giỏi lớp 9” để mong tìm được giải pháp
chung giúp học sinh viết bài tốt nhất, hiệu quả nhất trong mỗi kì thi
B NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Phần I Những vấn đề chung.
Trang 51 Đặc trưng của bài nghị luận văn học
- Văn nghị luận là dùng ý kiến lý lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để bànbạc, phân tích, đánh giá một vấn đề nào đó Vấn đề đó có thể là xã hội hoặc vănhọc
- Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận
là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…
- Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch
lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo
- Những thao tác chính của văn nghị luận văn học: giải thích, chứng minh,
phân tích, bình luận, bình giảng, so sánh,…
- Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý cácyêu cầu sau đây:
+ Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàncảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, …
+ Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bàithơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi
+ Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấutrúc, biện pháp tu từ, )
+ Đối với tác phẩm văn xuôi: chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, cácdẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,…
2 Các dạng đề nghị luận văn học thường gặp trong đề thi HSG.
Thông thường, nghị luận văn học có dạng cơ bản: nghị luận về một đoạnthơ, bài thơ và nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Tuy nhiên, đốivới học sinh giỏi đề không chỉ dừng lại ở đó mà thường gắn với các vấn đề sau:
a Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Nghị luận về một giai đoạn văn học
- Nghị luận về một vần đề mang tính lý luận được đặt ra trong tác phẩm văn học
Trang 6- Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học
b Nghị luận về một vấn đề mang tính chất so sánh đối chiếu trong văn
học
3 Yêu cầu đối với học sinh giỏi khi viết bài nghị luận văn học.
Bên cạnh những yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản về viết bài văn nghịluận văn học đối với bất kì một học sinh nào thì học sinh giỏi cần thêm những
yếu tố sau:
a Về kiến thức
- Nắm chắc, hiểu sâu, thấu đáo và toàn diện kiến thức tác phẩm: kiến
thức văn học sử, tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật… Điều nàytưởng như đơn giản và thừa đối với học sinh giỏi Song đôi khi do sự chủ quancũng có học sinh nắm chưa chắc kiến thức nên dễ hiểu sai, hiểu chưa đúngnhững nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật mà tác giả thể hiện nên dễ suydiễn lệch lạc
- Tích luỹ kiến thức về lý luận văn học trong những buổi bồi dưỡng của
thầy cô Đối với đối tượng là học sinh giỏi, được trang bị kiến thức lý luận vănhọc giúp học sinh có những bình luận, đáng giá, nhận xét chuẩn xác hơn về mộthiện tượng văn học nào đó, bài viết của các em trở nên sâu sắc hơn về ý tưởng,chặt chẽ hơn về lập luận, thuyết phục hơn khi đưa ra luận cứ
Thực tế các kỳ thi học sinh giỏi cho thấy đề thi có liên quan đến kiến thức
lý luận văn học chiếm một tỉ lệ khá lớn, dù với những dạng khác nhau
Có những đề thi yêu cầu trực tiếp kiến thức lý luận để giải quyết vấn đề,giải quyết một hiện tượng văn học Có những đề thi yêu cầu vận dụng một tỉ lệkiến thức lý luận nhất định… Vì vậy trong quá trình giải quyết vấn đề cần cókiến thức này để cho bài văn thêm vững vàng về luận điểm, chặt chẽ trong lậpluận, từ đó sẽ có sức thuyết phục hơn
- Biết so sánh đối chiếu nét tương đồng và khác biệt giữa hai tác giả, tác
phẩm ở cùng thời đại hoặc khác thời đại… Đây là kĩ năng khó Vì vậy người
Trang 7viết không chỉ cần hiểu kĩ, hiểu sâu mà cần cả độ cảm nhận sâu sắc, tinh ý đểthấy được điểm gặp gỡ tương đồng hay khác biệt ở các tác giả, tác phẩm.
b Về kĩ năng
- Tổng hợp các kĩ năng nghị luận để lập luận chặt chẽ thuyết phục
- Xác định đúng vấn đề nghị luận (luận đề) và hệ thống luận điểm, luận cứ
để có kết cấu bài rõ ràng, khoa học Biết phân tích và đưa dẫn chứng tiêu biểuphù hợp với hệ thống luận điểm để nổi bật trọng tâm bài viết, tránh trùng lặp.(Có đề thì phân tích bổ dọc tác phẩm, có đề phân tích bổ ngang tác phẩm, hoặc
có đề chỉ lựa chọn một số chi tiết, hình ảnh, câu thơ câu văn tiêu biểu)
- Kết hợp các phương pháp lập luận giải thích, chứng minh (chủ yếu) vớiđánh giá tổng hợp vấn đề, khả năng cảm thụ, khám phá các giá trị của tác phẩm
- Bài viết mạch lạc, lập luận thuyết phục, lời văn trong sáng, giàu hìnhảnh, giàu cảm xúc
c Về tâm lý
Trong mỗi kì thi, học sinh gặp bao khó khăn: một khoảng thời gian
không nhiều (150 phút cho một đề thi học sinh giói với nhiều phần kiến thức, kĩ
năng tổng hợp), một không gian căng thẳng của phòng thi, hơn nữa đề thi hằng năm lại luôn thay đổi và biến hoá không ngừng Đặc biệt hơn đốí với bài văn học sinh giỏi yếu tố biểu cảm - tình cảm, cảm xúc người viết rất quan
trọng Bởi lẽ là những rung cảm chân thành, tha thiết, những xúc động tinh tếcủa học sinh khi cảm nhận được tư tưởng, tình cảm đẹp được tác giả gửi gắmtrong tác phẩm sẽ làm bài viết sâu sắc hơn, tác động mạnh mẽ hơn tới ngườiđọc Nếu không có bản lĩnh, sự tự tin thì sẽ không làm chủ được tư duy và cảmxúc của mình Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bài thi Vì vậy ngoài việctrang bị kiến thức, kĩ năng thì việc rèn bản lĩnh và lòng tự tin để học sinh có tâm
lí ổn định khi làm bài thi là rất cần thiết
Phần II Rèn kĩ năng viết kiểu bài nghị luận văn học cho học sinh giỏi lớp 9.
1 Kĩ năng chung cho các dạng đề học sinh giỏi thường gặp.
Trang 8a Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Ý kiến bàn về văn học có thể là một nhận định về văn học, một danh ngôn
về vấn đề trong văn học Vấn đề đó có thể thuộc lý luận văn học, về văn học sử,
về tác phẩm, phong cách tác giả
Để làm tốt được kiểu bài này giáo viên hướng dẫn học sinh như sau:
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh phải nắm được kiến thức về lý luận văn
học, về văn học sử, về tác phẩm, về phong cách tác giả, quan điểm sáng tác…
Kiến thức có được là nhờ vào cả một quá trình tích luỹ, tổng hợp trong cảquá trình học tập, từ sách giáo khoa, từ các bài giảng của thầy cô…
Yêu cầu về phương pháp: Phải hiểu đúng toàn diện nội dung, tinh thần
của ý kiến, nhận định để xác định đề bài đề cập đến vấn đề gì, bản chất của vấn
đề là gì?
Khi phân tích, chứng minh nhận định, học sinh phải biết nhìn nhận xem ýkiến, nhận định đó xác đáng chưa, sâu sắc chưa, có khía cạnh nào phải bàn thêmkhông, nếu có chúng ta cũng có thể sử dụng thao tác bình luận để làm sáng rõquan điểm của mình
Kĩ năng cho từng kiểu bài:
- Nghị luận về một giai đoạn văn học( thường là dạng đề tổng hợp)
Nghị luận về một giai đoạn văn học: thường là các ý kiến bàn bạc, nhận
định, khái quát chung về văn học Việt Nam, về các giai đoạn văn học, về các tácgiả văn học,… Để lập ý và viết tốt bài văn thuộc dạng đề này, học sinh cần nắmđược các yếu tố về hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn văn học hoặc đặc điểm thờiđại và hoàn cảnh sống của tác giả, lý giải được tại sao có những đặc điểm đó,nêu những biểu hiện của đặc điểm đó trong các tác phẩm, thấy đóng góp của vấn
đề trong tiến trình phát triển của văn học Với kiểu bài này học sinh phải có kiếnthức tổng hợp về văn học, về lịch sử…Tuy nhiên, vài trở lại đây, đề học sinhgiỏi ít ra dạng đề này
Ví dụ:
Trang 9Đề: Đánh giá về thành tựu của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng
Tám - 1945 có ý kiến cho rằng:
“ Về nội dung tư tưởng, văn học thời kì này đã phát huy được những nét lớn
trong truyền thống tinh thần của dân tộc cũng là nét nổi bật trong phẩm chất của con người Việt Nam thời đại ấy, đó là chủ nghĩa yêu nước và tư tưởng nhân đạo”
Qua một số tác phẩm đã học và đọc thêm của văn học từ sau cách mạngtháng Tám -1945 đến nay, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Với đề trên, học sinh cần huy động và thể hiện được kiến thức, hiểu biếttổng hợp để thể hiện được những nội dung cơ bản:
+ Lịch sử đất nước từ sau cách mạng tháng Tám -1945 đến nay gắn liềnvới những biến động lớn:
Nhân dân ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp(1946 - 1954) vàkháng chiến chống Mĩ(1955 - 1975) trường kì với bao khó khăn gian khổ(…).Bước ra khỏi chiến tranh(từ 1975 đến nay), đất nước, nhân dân lại đối mặt vớimuôn vàn những thử thách trong công cuộc khôi phục và dựng xây đấtnước(…)
+ Tình hình lịch sử đó đã phát huy những nét lớn trong truyền thống tinhthần dân tộc, nét nổi bật trong phẩm chất con người Việt Nam là yêu nước vànhân đạo Văn học đã bám sát và thể hiện được những nội dung lớn ấy…
Từ hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử đất nước, về sự chi phối của hoàn cảnh
đó đến nội dung tư tưởng của văn học thời đại học sinh sẽ bàn bạc, đánh giá vềvấn đề nghị luận qua hệ thống luận điểm chặt chẽ, rõ ràng
- Nghị luận về một vấn đề mang tính lý luận được đạt ra trong tác phẩm
văn học
Đây là kiểu bài đưa ra các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của vănhọc, các thể loại tiêu biểu như truyện, thơ, kịch,… các vấn đề thuộc phạm vi lýluận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật,… Để viết được bàivăn hay và đúng cho kiểu bài này, học sinh cần có kiến thức lí luận sâu sắc để
Trang 10giải thích, cắt nghĩa và làm nổi bật vấn đề nghị luận Đồng thời khi lập ý cho bàiviết, học sinh cần xác định rõ vấn đề nghị luận, bàn đến vấn đề gì, thuộc phạm
vi nào? Tại sao lại nói như thế? Nội dung ấy được biểu hiện như thế nào qua tácphẩm văn học tiêu biểu?
Ví dụ:
Đề: Trong văn bản ” Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn
ở thực tại Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
( Ngữ Văn 9, Tập II, Tr 12,13- NXB GD 2005)
Qua “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, em hãy làm sáng tỏ “ điều mới
mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn đem “góp vào đời sống”.
Với đề trên, học sinh cần huy động kiến thức lí luận văn học về tác phẩm vănhọc để giải thích sơ lược tinh thần đoạn văn của Nguyễn Đình Thi từ đó rút ravấn đề nghị luận Đồng thời qua quá trình lập luận người viết dùng kiến thức lí
luận để làm sáng tỏ vấn đề trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
+ Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật là hiện thực cuộc sống và nhữngkhám phá, phát hiện riêng của người nghệ sĩ
+ Những khám phá, phát hiện ấy chính là điều mới mẻ góp phần quantrọng tạo nên giá trị của một tác phẩm nghệ thuật và mang theo thông điệp củangười nghệ sĩ
Giải thích được như vậy học sinh sẽ làm sáng tỏ “ điều mới mẻ”, “lời
nhắn nhủ” mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn đem “góp vào đời sống” trong
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- Nghị luận về vấn đề trong tác phẩm văn học:
Trang 11Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học thường là các ý kiến
đánh giá, nhận xét về một khía cạnh nào đó của tác phẩm như những giá trị nộidung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm vềđời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật,… Để lập ý, đểviết bài học sinh cần hiểu kĩ, hiểu sâu về tác phẩm, biết cách huy động kiếnthức để làm sáng tỏ vấn đề Cụ thể như: nêu xuất xứ của vấn đề (Xuất hiện ởphần nào của tác phẩm? Ai nói? Nói trong hoàn cảnh nào?,…), phân tích nhữngbiểu hiện cụ thể của vấn đề (Được biểu hiện như thế nào? Những dẫn chứng cụthể để chứng minh,…) Từ đó đánh giá ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giátrị của tác phẩm văn học
Ví dụ:
Đề: Có ý kiến cho rằng: " Từ một câu chuyện riêng, bài thơ Ánh trăng của
Nguyễn Duy cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu"
Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (SGK Ngữ Văn 9) để
làm rõ ý kiến trên
Với đề văn, trên học sinh cần giải thích được ý kiến nhận xét về bài thơ đểthấy được vấn đề nghị luận
Một câu chuyện riêng: câu chuyện có thật của cuộc đời tác giả- người đã
từng gắn bó với vầng trăng từ thuở nhỏ qua thời đi bộ đội; đến khi về sống ởthành phố "quen ánh điện cửa gương" thì " vầng trăng đi qua ngõ - ngỡ ngườidưng qua đường" Rồi một lần " Thình linh đèn điện tắt", trong phòng " tối om"nhà thơ "bật tunng cửa sổ" vầng trăng tròn" từ đó, bao cảm xúc và suy ngẫm củatác giả về những năm tháng gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nướcbình dị, hiền hậu, chợt ùa đến
Trang 12Câu chuyện riêng của Nguyễn Duy nhưng nó cũng là câu chuyện củanhiều người thời kì đó đã nhắc nhở, đã đánh thức trong mỗi người lẽ sống caođẹp ân tình thủy chung, uống nước nhớ nguồn.
Từ việc giải thích và xác định vấn đề nghị luận học sinh sẽ phân tích bàithơ theo hệ thống luận điểm để làm sáng tỏ nhận định
b Nghị luận về một vấn đề văn học mang tính chất so sánh, đối chiếu
Đây là dạng đề yêu cầu học sinh phải biết tổng hợp, khái quát so sánh, đốichiếu những vấn đề trong các tác phẩm văn học
Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiềubình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệthuật, nghệ thuật trần thuật… Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tácphẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của cáctác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những tràolưu, trường phái khác nhau của một nền văn học Mục đích cuối cùng của kiểubài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tácphẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân củatừng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đadạng muôn màu của phong cách nhà văn Đây là một kiểu bài khó đối với họcsinh giỏi THCS
Để làm tốt được kiểu bài này giáo viên phải hướng dẫn học sinh như sau:
Yêu cầu về kiến thức: Nhóm các văn bản về cùng một đề tài, một xu
hướng, một trào lưu văn học
Yêu cầu về phương pháp: Xác định được vấn đề cần phải làm sáng tỏ là
gì? Giải thích cho người đọc hiểu khái niệm của vấn đề đó; biểu hiện của vấn đề
đó trong từng tác phẩm cụ thể; so sánh để chỉ ra sự giống nhau, khác nhau củavấn đề đó trong từng tác phẩm; lý giải nguyên nhân vì sao có sự giống nhau vàkhác nhau đó
Ví dụ:
Trang 13Đề : Nét tương đồng và khác biệt trong cảm hứng trữ tình của Bằng Việt
và Nguyễn Duy qua hai bài thơ “Bếp lửa” và “Ánh trăng”.
Với đề trên cần giúp học sinh:
- Giải thích được trữ tình và cảm hứng trữ tình
- Chỉ ra và phân tích được tương đồng và khác biệt trong cảm xúc củaNguyễn Duy và Bằng Việt được thể hiện trong hai bài thơ
- Đánh giá được sự tương đồng, khác biệt ấy thể hiện tài năng, cá tính và
sự sáng tạo của các tác giả…
( Minh họa cụ thể ở phần III, đề 2)
2 Kĩ năng viết bài cụ thể.
a Tìm hiểu đề và tìm ý
Đây là một thao tác quan trọng và việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh làđiều vô cùng cần thiết để giúp học sinh không lạc đề, xa đề và làm chủ được vấn
đề nghị luận Thực ra đây là một thao tác mà các bài lý thuyết văn nghị luận đã
đề cập tới nhưng sự quan tâm của học sinh chưa nhiều và các em chưa có ý thứcrèn nó thành một kĩ năng
Hơn nữa đề học sinh giỏi bao giờ cũng gắn với một nhận định(nhận định
về tác phẩm, nhận định lý luận văn học… ) Vì vậy vấn đề nghị luận( luận đề)nằm trong nhận định ấy Nếu không tìm hiểu, phân tích kĩ đề học sinh sẽ khôngxác định đúng vấn đề nghị luận
Việc đầu tiên là giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật kĩ đề, gạch dướinhững từ ngữ quan trọng để “hiểu ý người ra đề”
Ví dụ - đề: “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật”.
Bằng những hiểu biết của em về văn bản Làng của nhà văn Kim Lân, hãy
làm sáng tỏ nhận định trên.
Trang 14Vậy vấn đề nghị luận của đề trên sẽ dễ dàng được xác định: Chứng minh sự
thành công Tình huống truyện và Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong tác
phẩm Làng.
Rõ ràng, điều quan trọng của phân tích đề là phải tìm ra được vấn đề nghịluận Nếu học sinh đoán đề sai thì toàn bộ những lập luận sẽ hướng vào vấn đềsai đó Cũng có trường hợp mở bài không nêu được vấn đề nghị luận nhưng thânbài lại làm rõ ý nêu ở đề bài Vì vậy bài văn đó không đạt yêu cầu
Về nguyên tắc phần mở bài người viết phải giới thiệu được vấn đề nghịluận và toàn bộ những nội dung ở phần thân bài là làm rõ vấn đề người viết nêu
ra Vậy nên phân tích đề và mở bài có quan hệ mật thiết với nhau
Hơn nữa, phân tích đề đúng mới giải thích đúng nhưng từ ngữ quan trọng
và xác định đúng hệ thống luận điểm, luận cứ của bài viết
Ví dụ: với đề trên khi đã xác định được vấn đề nghị luận, người viết sẽ
xác định được hệ thống luận điểm, luận cứ của bài viết như sau:
- Giải thích khái niệm:
+ Tình huống truyện là sự kiện, sự việc, hoàn cảnh xảy ra hết sức bất ngờ,
gay cấn Tác giả đặt nhân vật vào sự kiện đó nhằm bộc lộ mối quan hệ, bộc lộkhả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách nhân vật, đưa câu chuyện lêncao trào và thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng tác phẩm
+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: là thủ pháp tái hiện những ý nghĩ,
cảm xúc diễn biến tâm trạng, tâm lý của nhân vật Thủ pháp này là yếu tố quan
trọng để tạo nên một nhân vật sống động, hấp dẫn
- Chứng minh:
+ Tình huống bất ngờ khi ông Hai nghe tin cả làng theo giặc giữa lúc tâmtrạng phơi phới nghe tin thắng trận, giữa lúc ông đang ngóng vọng, tự hào về làng
+ Tâm trạng đau xót, tủi hổ dằn vặt, day dứt, lo lắng, bế tắc, tuyệt vọng
Từ chỗ yêu làng trở nên thù làng Từ chỗ không muốn xa làng đến chỗ khôngmuốn về làng… Đặt nhân vật vào tình huống đầy căng thẳng, thử thách ấy nhà
Trang 15văn muốn bộc lộ các mối quan hệ riêng chung trong con người của nhân vật.Đưa nhân vật lên cao trào để nhân vật tự bộc lộ cách ứng xử, phẩm chất, tínhcách, lòng yêu làng, yêu nước thiết tha…
+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhiều chiều, những cảm xúc, những diễnbiến tâm trạng qua các mối quan hệ, qua các sự việc, tình huống nhỏ, qua trạngthái cảm xúc trực tiếp, qua đối thoại và độc thoại nội tâm…
- Đánh giá:
Nhận xét trên đã khẳng định tài năng nghệ thuật viết truyện ngắn của nhàvăn Kim Lân trong dòng văn học hiện đại…
b Cách lập dàn ý
Tuỳ theo đối tượng và phạm vi các vấn đề được đưa ra bàn bạc mà có thể
có các cách triển khai khác nhau Tuy vậy, mục đích của bài học vẫn phải làhướng đến việc rèn luyện các kĩ năng tạo dựng một bài văn bản nghị luận nênnội dung có thể hết sức phong phú nhưng người viết vẫn phải tuân theo nhữngthao tác và các bước cơ bản của văn nghị luận Có thể khái quát mô hình chung
để triển khai bài viết như sau:
• Mở bài:
- Dẫn dắt và khái quát vấn đề nghị luận
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng
• Thân bài:
- Giải thích, làm rõ nhận định để rút ra vấn đề nghị luận:
- Chứng minh nhận định bằng một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm với
hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng
+ Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…
+ Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…
- Đánh giá chung :
+ Đánh giá về tác phẩm
Trang 16+ Đánh giá về vấn đề nghị luận
• Kết bài:
+ Khẳng định lại vấn đề nghị luận
+ Phát biểu cảm nghĩ hoặc liên hệ bản thân từ vấn đề nghị luận
c Cách viết bài văn nghị luận văn học
+ Dung lượng của phần mở bài phải tương ứng với khuôn khổ của bài viết
và phải cân đối với phần kết bài
+ Có sự liền mạch với bài viết về cả nội dung lẫn phong cách giới thiệu,diễn đạt Đây là phần phải tạo được âm hưởng chung, định hướng chung cho cảbài viết và cuốn hút, thuyết phục được người đọc Muốn vậy mở bài cần đảm
bảo được các yếu tố: ngắn gọn, đầy đủ, độc đáo và tự nhiên.
Tuy nhiên, các dạng đề trong đề thi học sinh giỏi rất đa dạng( đã trình bày
ở phần 1.II) nên trong quá trình luyện viết cần chú ý học sinh cách mở bài từngdạng đề cho phù hợp
Mở bài cho đề nghị luận về một giai đoạn văn học:
- Dẫn dắt từ hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn, của thời đại
- Khái quát vấn đề nghị luận
- Trích dẫn nhận định
- Nêu phạm vi dẫn chứng
Mở bài cho đề nghị luận về một vấn đề lý luận đặt ra trong tác phẩm
văn học:
Trang 17- Dẫn dắt từ kiến thức lí luận văn học(về truyện, thơ, )
- Khái quát vấn đề nghị luận
- Trích dẫn nhận định
- Nêu phạm vi dẫn chứng
Mở bài cho đề nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm( phong cách sáng tác, chủ đề, đề tài…)
- Khái quát vấn đề nghị luận
- Trích dẫn nhận định
Nói chung, mỗi bài, mỗi dạng đề có những đặc điểm riêng, nên khi viếtcần chú ý dẫn dắt cho khéo léo để vừa đúng vừa cuốn hút được người đọc hướngvào vấn đề nghị luận
Có thể viết mở bài cho đề trên như sau:
Thơ ca là tiếng nói tình cảm của thi nhân, là kết quả của sự thăng hoa cảm xúc, là sản phẩm tinh thần của nhà thơ Mỗi bài thơ là sự kết tinh vốn văn hoá, thể hiện cái nhìn về cuộc đời và biểu hiện những trạng thái xúc cảm của người sáng tác Một bài thơ hay là bài thơ vừa có nội dung sâu sắc, vừa có hình thức diễn đạt hài hòa, độc đáo.Vì thế nhà thơ Xuân Diệu cho rằng:“Thơ hay là
hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài” Đến với bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà
thơ Thanh Hải ta sẽ thấy rất rõ điều đó.
* Viết thân bài:
Trang 18Khi viết phần thân bài, với đặc trưng của đề thi học sinh giỏi: vấn đề nghịluận được thể hiện trong một nhận định nên hệ thống luận điểm, luận cứ phảibám sát từ ngữ, câu chữ của nhận định để làm nổi bật vấn đề nghị luận đó.
Không những thế, trong quá trình viết bài bên cạnh sự sắc bén, chặt chẽ
trong lập luận, người viết cần thể hiện những xúc động chân thành, tha thiết của
bản thân trước những hình ảnh thơ đẹp, những ý văn hay để lời văn giàu cảmxúc Bởi như đã nói ở trên, yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận tạo nên sứcngân vang rất lớn trong lòng người đọc
Cần đảm bảo được kết cấu của thân bài:
từ đó triển khai bài viết
+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nộidung của vấn đề cần bàn luận Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cậpđến vấn đề gì? Câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào?
- Chứng minh nhận định bằng một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm
với hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng
- Đánh giá, nâng cao vấn đề nghị luận
Ví dụ : (Đề thi HSG Vĩnh Phúc 2013 -2014, trích ở phần mở bài)
1 Giải thích ý kiến của Xuân Diệu
- Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: thơ là một hìnhthức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn
từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm…