Mục đích sử dụng nguồn vốn vay từ các nguồn khác nhau phản ánh rõ khả năng sử dụng vốn vay của hộ.
Bảng 4.4: Mục đích sử dụng vốn vay của hộ năm 2008 ĐVT: % Khu vực phi chính thức Chỉ tiêu Khu vực chính thức Người cho vay Bạn bè Tổng
Đầu tư sản xuất 60,0 33,3 40,0 52,1 Xây sửa nhà và mua sắm đồ
dùng 13,3 33,3 30,0 19,7 Chi tiêu dùng 2,2 0 5,0 2,8 Chi trả nợ 8,9 16,7 15,0 11,3 Chi khám chữa bệnh 2,2 16,7 10,0 5,6 Chi khác 13,3 0 0 8,5 Tổng 100 100 100 100 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu KSMS 2008
Nguồn vốn vay được từ khu vực chính thức và phi chính thức chủ yếu được dùng cho hoạt động tư sản xuất nông nghiệp của hộ, với tỷ lệ lần lượt là 60% và xấp xỉ 40%. Bên cạnh đó, mục đích sử dụng vốn vay đầu tư sản xuất và xây sửa nhà cũng chiếm tỷ lệ đáng kể từ nguồn vốn vay khu vực phi chính thức. Điều đó cho thấy một định hướng tích cực của các hộ nông dân, vì tập trung chủ yếu vào vay vốn để đầu tư sản xuất hay tích lũy tài sản làđộng lực chính để phát triển kinh tế hộ.
Do nguồn vốn từ người cho vay có đặc điểm là nhanh chóng, tiện lợi, thủ tục đơn giản nên hộ dân chủ yếu vay để chi cho những công việc cần kíp như khám chữa bệnh hay chi trả nợ với tỷ trọng chi đều là 16,7%. Các khoản vay này
để gỉai quyết những tình huống bất khả kháng hay những cú sốc trong giađình hộ nông dân. Mặc dù họ sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn nhưng nó có lợi thế là chi
phí giao dịch thấp và tính linh hoạt cao.
Nguồn vay từ bạn bè bên cạnh việc đầu tư phần lớn cho sản xuất và tích lũy tài sản thì còn được dùng để trả nợ. Đây là nguồn vốn vay có chi phí thấp nhất, vì vậy hộ đã sử dụng một cách có hiệu quả bằng việc trả nợ các khỏan vay trước, nhất là đối vớinhững khỏan vay phải chịu mức lãi suất cao.
Nội dung tiếp theo sẽ phân tích về giá trị khỏan vay của hộ có được theo trình độ của chủ hộ và thu nhập bình quân đầu người của hộ. Đối với trình độ học vấn của chủ hộ được phân tổ thành ba nhóm theo trình tự các cấp bậc phổ thông hiện hành. Thu nhập được chia theo 5 nhóm thu nhập bình quân đầu người từ thấp đến cao, trongđó nhóm 1 là thấp nhất và nhóm 5 là cao nhất.
Bảng 4.5: Giá trịkhỏan vay của hộ theo trìnhđộ học vấn chủ hộ và thu nhập năm 2008
ĐVT: 1000 đ
Khu vực phi chính thức
Chỉ tiêu Khu vực
chính thức Người cho vay Bạn bè
Phân theo trình độ học vấn chủ hộ
Trìnhđộ cấp 1 5.931 2.250 1.183
Trình độ cấp 2 12.195 13.250 12.625
Trình độ cấp 3 22.324 12.000 18.500
Phân theo thu nhập
Nhóm 1 4.535 3.250 4.833
Nhóm 2 5.000 8.650 14.250
Nhóm 3 7.192 6.000 12.750
Nhóm 4 8.125 5.800 12.600
Nhóm 5 19.278 4.350 9.190
Nguồn: Tính tóan từ số liệu KSMS 2008
Số liệu phân tổ thống kê cho thấy có sự quan hệ cùng chiều giữa trình độ của chủ hộ và giá trị khoản vay. Với những hộ mà chủ hộ có trình độ học vấn thấp thì khi vay vốn ở khu vực chính thức chỉ được 5,9 triệu đồng, trong khi đó những hộ mà chủ hộ có trình độ tương đương cấp 3 thì giá trị vay được từ thị trường này lên tới 22,3 triệu đồng, gấp 3,8 lần so với hộ có trình độ cấp 1. Điều đó cũng diễn ra tương tự ở khu vực phi chính thức, với số vốn vay được của hộ
có trình độ cấp 1 và cấp 3 lần lượt là 3,4 và 30,5 triệu đồng. Như vậy, trình độ của chủ hộ đóng vai trò quan trọng với số vốn vayđược của hộ.
Thực hiện phân loại theo mức thu nhập bình quân đầu người cho thấy, tại khu vực chính thức thì nhóm nghèo nhất cũng là nhóm có số vốn vay được thấp nhất và tăng dần theo các nhóm, và nhóm giàu nhất thì có số vốn vay được cao nhất là 19,2 triệu đồng, gấp hơn 4 lần so với nhóm 1. Điều này được lý giải như sau, khu vực chính thức hai ngân hàng cung cấp vốn chủ yếu là NHCSXH và NHNN&PTNT, đối tượng hướng đến phục vụ của của NHCSXH là người nghèo còn NHNN&PTNT là người dân nông thôn nói chung. Vì vậy có sự khác biệt về giá trị khỏan vay, bình quân 1 khoản cho vay của NHCSXH là 5,3 triệu đồng trong khi đó của NHNN&PTNT là 18,6 triệu đồng.
Tại khu vực phi chính thức thì những hộ có giá trị vốn vay cao nhất lại tập trung ở nhóm 2 và nhóm 3, nhóm hộ có mức thu nhập trung bình. Còn những nhóm có giá trị vốn vay thấp là nhóm 1 và nhóm 5, với số vốn vay lần lượt là 3,4 và 13,4 triệu đồng. Như cách phân tổ ban đầu thì nhóm 1 là những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất và thường họ chính là những người nghèo nhất, điều đó đồng nghĩa với sự hạn chế về các nguồn lực và số vốn tích lũy của hộ. Mà khi vay vốn ở khu vực phi chính thức thì chủ yếu là hình thức tín chấp, nếu vay của người cho vay thì phải chịu lãi suất cao, làm cho họ hạn chế vay vì khó có khả năng chịu được mức lãi suất đó, còn vay từ bạn bè cũng gặp nhiều khó khăn vì bản thân những người bạn bè, người thân cũng không có điều kiện kinh tế khá giả để cho vay hay họ không dám cho vay vì sợ khó thu hồi được khỏan cho vay. Đó chính là những nguyền nhân làm cho hộ nghèo khó tiếp cận được nguồn vốn vay từ thị tr ường này. Còn đối với nhóm 5, nhóm có mức thu
nhập bình quânđầu người cao nhất, do có điều kiện kinh tế khá giả nên hộ không cần đi vay vốn từ khu vực phi chính thức để tránh lãi suất cao hoặc hộ đã có đủ vốn tích lũy để đầu tư sản xuất hay chi đời sống. Bên cạnh đó, việc dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn lớn từ khu vực chính thức cũng có tác động đến quyết định vay vốn từ khu vực phi chính thức của nhóm hộ này.
Như vậy, khi xem xét ở góc độ trình độ của chủ hộ thì chủ hộ có trình độ cấp 3 vay được nhiều vốn nhất. Còn theo thu nhập thì có sự khác biệt giữa khu vực chính thức và phi chính thức. Tuy nhiên, theo hai cách phân tổ này có điểm tương đồng, đó chính là những hộ nghèo nhất hay chủ hộ có trình độ học vấn thấp thì có giá trị vay vốn thấp nhất ở cả hai khu vực.
4.3 Kết luận chương
Trong những năm qua, Thái Nguyên đã đạt được những kết quả bước đầu trong phát triển kinh tế, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2004-2008 là 10,7%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng chiếm 76% cơ cấu GDP. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên tỷ lệ người nghèo cao, mức thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt hơn 11 triệuđồng/người/năm. Vì vậy, việc phát triển kinh tế khu vực nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ nghèo đói, nâng cao đời sống người dân.
Vai trò nổi bật của khu vực chính thức được thể hiện thông qua các con số cụ thể, như, cung cấp 63,3% số khỏan vay, chiếm 70,3% tổng giá trị các khỏan vay. Giá trị bình quân khỏan vay cho hộ là 15,1 triệu đồng, cùng với đó là mức lãi suất là 0,84%/tháng và thời hạn cho vay là 33,8 tháng. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò của khu vực phi chính thức, vì nó đáp ứng nhu cầu tức thời
về vốn, giúp hộ có tiền để chi trả cho những tình huống đột xuất như chi khám chữa bệnh và chi trả nợ.
Trình độ chủ hộ đồng biến với lượng vốn vay của hộ. Những hộ có trình độ thấp nhất thì giá trị khoản vay thấp nhất ở cả khu vực chính thức và phi chính thức với giá trị là 5,9 triệu đồng và 2,2 triệu đồng. Trong khi đó, những hộ có trình độ cao nhất có giá trị vay cao hơn nhiều, với giá trị là 22,3 triệu đồng khi vay ở khu vực chính thức. Mức thu nhập của hộ cũng cho thấy những hộ nghèo nhất (nhóm 1) thì giá trị khỏan vay cũng thấp nhất với mức 4,5 triệu đồng từ khu vực chính thức, và giá trị khỏan vay tăng lên tươngứng với mức thu nhập của hộ. Tuy nhiên, ở khu vực phi chính thức có sự khác biệt, vì những hộ vayđược nhiều nhất lại ở nhóm thu nhập trung bình (nhóm 2 và nhóm 3), giá trị khỏan vay cao nhất thuộc về nhóm 2 với 8,6 triệu đồng khi vay từ người cho vay và 14,2 triệu đồng từ bạn bè. Điều đó cho thầy những hộ có trình độ thấp nhất và nghèo nhất thì khó vay vốn nhất, mà những hộ cóđặc điểm như trên lại là hộ nghèo.
CHƯƠNG 5:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA NÔNG HỘ
Đặc điểm cơ bản và sự khác biệt giữa thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức được phân tích trong nội dung chương 4. Chương này sẽ sử dụng công cụ kinh tế lượng đểxác định các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ.