Để thị trường tín dụng nông thôn tại Thái Nguyên phát triển tốt hơn, giúp người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để phục vụ mục đích đầu tư sản xuất hay chiđời sống. Tôi xin gợiý một số chính sách sau:
(1) Đơn giản hóa các thủ tục và quy định vay vốn cho hộ dân, nhất là với
hộ nghèo. Như phân tích ở trên cho thấy, những hộ nghèo nhất thường rất khó tiếp cận nguồn vốn từ cả khu vực chính thức và không chính thức. Lý do chủ yếu là họ không có tài sản thế chấp hay đủ tín nhiệm với người cho vay. Nên để
người nghèo có thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ khu vực chính thức thì (i) các ngân hàng cho vay tín chấp hay vay không cần tài sản thế chấp với các khỏan vay có giá trị vừa phải, (ii) các tổ chức chính trị tại địa phương như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…. đứng ra bảo lãnh cho các hội viên vay vốn từ ngân hàng. Như vậy sẽ đáp ứng nhu cầu cơ bản về vốn đầu tư sản xuất của hộ.
(2) Tăng cường đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho chủ hộ.
Trình độ chủ hộ trong khu vực nghiên cứu rất thấp, thậm chí có người còn chưa qua trường lớp đào tạo. Nên việc nâng cao trình độ cho chủ hộ là yêu cầu cấp thiết. Vì qua đó chủ hộ có thể xác định được phương án sản xuất hiệu quả, nâng cao uy tín của bản thân. Từ đó giúp cho việc tiếp cận vốn từ thị trường tín dụng nông thôn dễ dàng hơn.
(3) Tạo mối liên kết giữa Khu vực tín dụng chính thức và Khu vực tín
dụng phi chính thức. Mỗi khu vực đều có những điểm mạnh và có thể bổ sung cho nhau, như khu vực chính thức thì có thể cung cấp nguồn vốn lớn với lãi suất thấp, khu vực phi chính thức có tính mềm dẻo, linh hoạt. Nếu phối hợp để khai thác có hiệu quả hai khu vực tín dụng này thì sẽ tạo ra dòng vốn lớn cung ứng cho người dân khu vực nông thôn, nhất là người nghèo. Giúp đẩy nhanh mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
(4) Phát huy vai trò của quỹ tín dụng nhân dân. Như đã phân tích ở chương 4, đến nay trên chỉ có 2 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động trên địa bàn tỉnh21, và chỉ chiếm 1,4% số khoản vay của hộ. Trong khi đó khả năng hoạt động và vai trò của định chế này rất lớn. Chúngđồng thời thực hiện cả hai chức
năng huy động và cho vay. Lâu nay chúng ta “bỏ quên” việc huy động nguồn vốn từ khu vực nông thôn, vì cho rằng huy động từ đó không hiệu quả do chi phí cao. Đó là một suy nghĩ không thấu đáo, vì khi xây dựng được mạng lưới quỹ tín dụng nhân dân hay hợp tác xã tín dụng rộng khắp địa bàn nông thôn thì: (i) dễ dàng huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong hộ, đây là hình thức “gom gió thành bão”, (ii) việc thực hiện cho vay dễ dàng và thuận lợi giúp giảm chi phí. Hơn nữa, mô hình này giúp hộ giảm bớt chi phí giao dịch so với các loại hình cho vay khác từ khu vực chính thức. Đến nay đã có nhiều bài học thành công ở các nước đang phát triển như với mô hình quỹ hợp tác nông thôn ở Trung Quốc hay ngân hàng làng xã của Bank Rakyat ở Indonesia22.