Thị trường tài chính khu vực nông thôn ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển đều bao gồm hai khu vực hoạt động song song, đó chính là khu
vực tài chính chính thức và khu vực tài chính phi chính thức.
Khu vực tài chính chính thức bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng phục vụ người nghèo, các tổ chức tín dụng này đưa nguồn vốn đến trực tiếp đến tay người dân ở khu vực nông thôn. Trước đây, khu vực chính thức thường ít quan tâm đến khu vực nông thôn. Vì, (1) họ cho rằng nông hộ và nhất là người nghèo vay thì có mức độ rủi ro cao, nguồn thu chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp mà đặc trưng hoạt động nông nghiệp có tính rủi ro cao; (2) thị trường tín dụng nông thôn có chi phí giao dịch cao do địa bàn rộng lớn, mất nhiều chi phí thẩm định, giá trị khỏan vay thấp… Từ đó, họ áp dụng những tiêu chuẩn chặt chẽ thông qua hệ thống các thủ tục phức tạp, quy định nghiêm ngặt về thế chấp, nên làm cho những người có nhu cầu về vốn ở khu vực nông thôn rất khó tiếp cận. Theo Tilakaratna (1996) chỉ có chưa đến 5% nông dân ở Châu Phi, 15% nông dân ở Châu Mỹ La Tinh và 25% nông dân ở Châu Á tiếp cận được nguồn tín dụng từ khu vực tài chính chính thức13
. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động của khu vực tài chính chính thức ở cácở các nước đang phát triển đã nhận được nhiều sự quan tâm và hỗ trợ hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể tiếp cận tín dụng một cách dễ
dàng hơn. Minh chứng rõ ràng nhất chính là sự thành công của mô hình Ngân hàng cho người nghèo Grameen ở Banglades, đây là định chế tài chính nổi tiếng trên tòan thế giới, có mạng lới chi nhánh rộng khắp và phủ đến cấp làng xã, với mô hình tín dụng là cho vay theo nhóm. Bên cạnh đó, còn có những định chế hoạt động hết sức hiệu quả như Hệ thống Ngân hàng làng xã của Bank Rakyat Indonesia, Quỹ hợp tác nông thônở Trung Quốc hay dựán tín dụng sản xuất cho Phụ nữ nông thônở Nepan14.
Tại Việt Nam, hai ngân hàng cung cấp tín dụng chủ yếu cho khu vực nông thôn là NHNN&PTNT và NHCSXH. Tuy mới được thành lập từ năm 1988 và 1995, nhưng quy mô và mạng lưới hoạt động của hai ngân hàng trên đã trải rộng trên khắp địa bàn cả nước. Tính đến nay dư nợ của hai ngân hàng đã chiếm tới 85% vốn vay của nông hộ từ khu vực chính thức. Mặc d ù tăng trưởng tín dụng ở khu vực nông thôn thời gian qua tăng khá nhanh, chiếm xấp xỉ 18% d ư nợ nền kinh tế, thế nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế nông thôn và nông hộ. Nguyên nhân nông hộ khó tiếp cận nguồn vốn là do vướng mắc trong quy định về thế chấp, cách thức thu hồi nợ của ngân hàng.
Khu vực phi chính thức cũng đóng vai trò quan trọng trong thị trường tín dụng nông thôn. Những người cung cấp vốn cho khu vực này là anh em, bạn bè, láng giềng, người cho vay ở khu vực nông thôn. Đặc trưng của khu vực phi chính thức là cho vay dưới hình thức tín chấp, với những khỏan vay nhỏ, linh hoạt về thời gian vay - trả. Nên tín dụng xuất phát từ khu vực này đáp ứng được nhu cầu thiết thực của người dân trong hoạt động sản xuất vàđời sống hàng ngày
(vốn sản xuất, thời điểm giáp hạt, lễ tết..), hay các tình huống chi tiêu cấp bách (mất mùa, dịch bệnh, ma chay…). Tín dụng xuất phát từ khu vực nàyđược chia thành hai hình thức, đối với những khỏan vay mà không tính phi hay lãi suất thì được gọi là hình thức bạn bè, ngược lại với những khỏan vay có tính phí hay lãi suất thì được gọi là hình thức người cho vay. Đối với khỏan vay được cung cấp bởi người cho vay có đặc điểm lãi suất vay cao (15 – 20%/năm); giá trị khỏan vay nhỏ và thời hạn vay ngắn; có những ràng buộc nhất định với người đi vay như phải mua hàng hóa vật tư, bán sản phẩm theo thỏa thuận trước. Nhưng lại có những đặc điểm phù hợp với đặc điểm sản xuất, đặc thù sinh sống ở khu vực nông thôn, đặc biệt là đối với người nghèo. Như người vay – cho vay đều sống trong cùng khu vực (xóm/làng); tính linh hoạt của khỏan vay cao; thủ tục đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; chi phí thời gian và các chi phí khác liên quan đến khỏan vay thấp.
Từ những đặc trưng như trên, khu vực tài chính chính thức và phi chính thức đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Đó là lý do hai khu vực này luôn tồn tại song song tại thị trường tín dụng nông thôn.